Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kỹ thuật bơm nước sâu >100m.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kỹ thuật bơm nước sâu >100m.

    Anh bạn tôi có cái giếng khoan sâu 120m và tôi có thắc mắc không giải đáp được như sau:

    1-Theo thí nghiệm của ông "Tối rồi sinh lỳ",áp suất âm tuyệt đối chỉ hút được 76cm Hg,đổi ra đơn vị nước tính tròn 10m.Cái máy bơm đâu có đạt áp suất âm tuyệt đối,nên phải dùng van 1 chiều để mồi nước,và nối tiếp 3 máy bơm như sau:
    -Đầu hút bơm 1 xuống giếng.
    -Đầu hút bơm 2 nối đầu thoát bơm 1.
    -Đầu hút bơm 3 nối đầu thoát bơm 2.
    -Đầu thoát bơm 3 quay trở lại đầu hút bơm 1.Nối vào van áp suất
    -Van áp suất đưa lên hồ nước cao 20m.
    Thắc mắc thứ 1:Theo ông "Tối rồi sinh lỳ" áp suất âm tuyệt đối chỉ hút được tròn 10m,tại sao máy bơm hút được >100m? Sai sót của công thức này ở đâu?

    2-Dùng ống phi 34 để hút nước,tổng trọng lượng cột nước 100m tính tròn là 70kg.
    Thắc mắc thứ 2:Cách tính công suất tổng các bơm nước,để mở được van 1 chiều bắt đầu hút nước bơm lên cao 20m?

    Rất mong các cao nhân giúp đỡ.

  • #2
    Em thấy người ta hay sử dụng bơm chìm thả xuống dưới giếng luôn bác ah!

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
      Anh bạn tôi có cái giếng khoan sâu 120m và tôi có thắc mắc không giải đáp được như sau:

      1-Theo thí nghiệm của ông "Tối rồi sinh lỳ",áp suất âm tuyệt đối chỉ hút được 76cm Hg,đổi ra đơn vị nước tính tròn 10m.Cái máy bơm đâu có đạt áp suất âm tuyệt đối,nên phải dùng van 1 chiều để mồi nước,và nối tiếp 3 máy bơm như sau:
      -Đầu hút bơm 1 xuống giếng.
      -Đầu hút bơm 2 nối đầu thoát bơm 1.
      -Đầu hút bơm 3 nối đầu thoát bơm 2.
      -Đầu thoát bơm 3 quay trở lại đầu hút bơm 1.Nối vào van áp suất
      -Van áp suất đưa lên hồ nước cao 20m.
      Thắc mắc thứ 1:Theo ông "Tối rồi sinh lỳ" áp suất âm tuyệt đối chỉ hút được tròn 10m,tại sao máy bơm hút được >100m? Sai sót của công thức này ở đâu?

      2-Dùng ống phi 34 để hút nước,tổng trọng lượng cột nước 100m tính tròn là 70kg.
      Thắc mắc thứ 2:Cách tính công suất tổng các bơm nước,để mở được van 1 chiều bắt đầu hút nước bơm lên cao 20m?

      Rất mong các cao nhân giúp đỡ.
      Vẫn rất khoa học bác ơi! Nhà em đang dùng 1 máy bơm hút từ giếng khoan sâu khoảng 28 m, đẩy cao 4 m.
      Theo em, vấn đề là ở chỗ: van 1 chiều ở đầu hút và giếng khoan là 1 ống kín rồi. Khi ta dẫn đầu ra của máy bơm vào đầu vào của máy qua 1 van để "bơm" trở lại giếng, tại điểm miệng van 1 chiều sẽ có chênh lệch áp suất (khá nhỏ) so với đầu ra van áp suất (chính là miệng giếng). Chênh áp này làm cho nước ở bên ngoài ống hút (nhưng ở trong ống giếng kín) dâng dần lên phía miệng giếng, khi cách máy bơm khoảng 10m thì bắt đầu có nước ở đầu ra (giải thích cho việc cắm bơm chạy, 1 lúc sau mới có nước). Người ta phải cân chỉnh van "hồi" nước xuống ống hút cẩn thận và tuỳ theo mực nước để đạt hiệu suất tốt nhất. Ở nhà em, em chỉ cần vặn nhẹ nhàng đến khi nước phun ra đầu ống mạnh nhất là được. Vì áp suất chênh nhỏ nên hiệu suất của bơm khá nhỏ, theo em là khoảng 30%. Khi cần lưu lượng lớn, người ta phải đấu nối tiếp vài bơm nhưng lợi ích của việc này lại rất lớn.
      Cách tính bơm rất khó nhưng có thể tính được nếu thạo về cơ học chất lỏng. Hiện nay, em đang dùng 1 bơm 740W với cột nước -20 -> +4 = 24m bơm khoảng 1h/1m3.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
        Vẫn rất khoa học bác ơi! Nhà em đang dùng 1 máy bơm hút từ giếng khoan sâu khoảng 28 m, đẩy cao 4 m.
        Theo em, vấn đề là ở chỗ: van 1 chiều ở đầu hút và giếng khoan là 1 ống kín rồi. Khi ta dẫn đầu ra của máy bơm vào đầu vào của máy qua 1 van để "bơm" trở lại giếng, tại điểm miệng van 1 chiều sẽ có chênh lệch áp suất (khá nhỏ) so với đầu ra van áp suất (chính là miệng giếng). Chênh áp này làm cho nước ở bên ngoài ống hút (nhưng ở trong ống giếng kín) dâng dần lên phía miệng giếng, khi cách máy bơm khoảng 10m thì bắt đầu có nước ở đầu ra (giải thích cho việc cắm bơm chạy, 1 lúc sau mới có nước). Người ta phải cân chỉnh van "hồi" nước xuống ống hút cẩn thận và tuỳ theo mực nước để đạt hiệu suất tốt nhất. Ở nhà em, em chỉ cần vặn nhẹ nhàng đến khi nước phun ra đầu ống mạnh nhất là được. Vì áp suất chênh nhỏ nên hiệu suất của bơm khá nhỏ, theo em là khoảng 30%. Khi cần lưu lượng lớn, người ta phải đấu nối tiếp vài bơm nhưng lợi ích của việc này lại rất lớn.
        Cách tính bơm rất khó nhưng có thể tính được nếu thạo về cơ học chất lỏng. Hiện nay, em đang dùng 1 bơm 740W với cột nước -20 -> +4 = 24m bơm khoảng 1h/1m3.
        Anh bạn của tôi cũng nói như NSP.Tôi không hài lòng (dù lập luận đúng) vì chỉ mô tả hiện tượng mà không phân tích khoa học. Tôi phản biện bằng lập luận hiện tượng hồi nước về ống hút chỉ để tạo áp suất âm gần tuyệt đối.Nhưng dù áp suất âm tuyệt đối vẫn chỉ hút được 10 m mà thôi.


        Tôi cho rằng muốn bơm sâu >10m cần có máy bơm có sức ly tâm lớn,nước mồi có sẳn sẽ được "nén" xuống giếng---->nhờ đó bơm hút nước đẩy lên cao. Van áp suất chỉ để hiệu chỉnh sức "nén" thế nào cho có lợi nhất mà thôi.Do đó muốn bơm sâu >100m cần phải lựa chọn bơm có sức ly tâm lớn (đường kính bơm lớn,tốc độ 3000v/phút),công suất bơm lớn v.v.Vì vậy chúng ta sẽ dùng nhiều bơm có công suất nhỏ hay một bơm 2 đầu có đường kính lớn, cái nào lợi hơn?
        Tôi suy diễn như thế không biết đúng hay sai,các bạn cho ý kiến.
        Last edited by vi van pham; 21-02-2011, 16:29. Lý do: thêm ý

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Anh bạn của tôi cũng nói như NSP.Tôi không hài lòng vì chỉ mô tả hiện tượng mà không phân tích khoa học. Tôi phản biện bằng lập luận hiện tượng hồi nước về ống hút chỉ để tạo áp suất âm gần tuyệt đối.Nhưng dù áp suất âm tuyệt đối vẫn chỉ hút được 10 m mà thôi.


          Tôi cho rằng muốn bơm sâu >10m cần có máy bơm có sức ly tâm lớn,nước mồi có sẳn sẽ được "nén" xuống giếng---->nhờ đó bơm hút nước đẩy lên cao. Van áp suất chỉ để hiệu chỉnh sức "nén" thế nào cho có lợi nhất mà thôi.Do đó muốn bơm sâu >100m cần phải lựa chọn bơm có sức ly tâm lớn (đường kính bơm lớn,tốc độ 3000v/phút),công suất bơm lớn v.v.
          Tôi suy diễn như thế không biết đúng hay sai,các bạn cho ý kiến.
          Em đã nói là: nước trong ống giếng sẽ dâng lên do bơm cấp vào dẫn tới cột nước hút đạt tới -10m. Bơm đóng 2 vai trò: bơm nước vào giếng và bơm ra ngoài. Nếu bơm từ hồ ao lên thì không thể được vì áp suất = 1, trong khi hệ thống của ta, áp suất trong ống giếng <1 nên nước mới lên được.

          Comment


          • #6
            Thế thì theo NSP dùng 1 bơm đường kình lớn, có lợi hay dùng nhiều bơm có lợi hơn?
            Last edited by vi van pham; 21-02-2011, 16:50.

            Comment


            • #7
              Đúng là thắc mắc của mod.Chúng em thắc mắc thỉ mod trả lời,còn mod thắc mắc thì hỏi ai>

              Comment


              • #8
                Các bạn của tôi đâu hết rồi?

                Bqviet,Nsp,HTTTTH,Cô nhóc,Nhathung,Ptoanel,Quanghien góp ý cho tôi gấp,trưa mai tôi phải quyết định "Xù" hay "Xử lý" cái công trình này.Hiện nay mấy cái máy bơm này quá tải,cháy liên tục,dòng hoạt động 20A,dòng đề 80A.Yêu cầu cải tạo hoạt động mấy cái máy bơm cho an toàn,1 bơm hay nhiều bơm ?ít hao điện nhất.

                Cám ơn toàn thể các bạn.
                Last edited by vi van pham; 21-02-2011, 18:19.

                Comment


                • #9
                  Nhà em cũng xài một cái giếng khoan nên cũng có chút kinh nghiệm về máy bơm. Trước tiên ta cần phân biệt chiều sâu của giếng và chiều sâu mực nước. Giếng nhà em khoan sâu 36m ( 9 cây nhựa 4 m) Nhưng khi thả dây xuống đo thì thấy mực nước chỉ cách mặt đất có 6m.

                  Đối với bơm hút thì chiều sâu tối đa theo lý thuyết là khoảng 10m . Nếu sâu hơn thì sẽ tạo ra những "bọt bong bóng chân không" nên cánh quạt mất tác dụng. Thực tế thì trong nước có không khí hoà tan nên chỉ tối đa 8m là xuất hiện các bọt khí rồi.

                  Đối với các bơm cánh quạt thông thường thì độ sâu được tính từ cửa hút. Đối với các bơm có đường hồi về thì nó hoạt động theo nguyên lý khác. Nó không tạo lực hút bằng cánh quạt mà tạo lực hút nhờ "ống tiêu" theo nguyên lý bécnuli. Vì "ống tiêu" có thể đưa sâu vào trong giếng nên nó có thể hút nước ở độ sâu >10m, thậm chí 20m, 30m... Thực ra thì nó cũng chỉ hút được nước sâu không quá 10m tính từ ống tiêu. Vì vậy công thức của ông Tối-Lỳ vẫn luôn đúng.

                  Đối với các giếng tầng sâu thì người ta còn một cách khác để bơm nước đó là dùng máy nén (bơm bánh xe) sục khí xuống đáy giếng. Các bọt không khí nổi lên sẽ đẩy nước lên theo.

                  Comment


                  • #10
                    Bác VVP thông báo là đã nghỉ hưu rồi mà ?
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                      Bác VVP thông báo là đã nghỉ hưu rồi mà ?
                      Ngủ không được lúc nào cũng thấy cái máy bơm của anh bạn.Tôi nghỉ hưu không làm việc ở cơ quan,nhưng nhớ nghề làm giúp anh bạn.Người ta tin cậy, vợ chồng đến nhờ không giúp ngại quá,mà giúp thì chẳng biết làm thế nào?cứ suy luận như thầy bói xem voi vậy.

                      Comment


                      • #12
                        bơm nước sâu&gt; 100m

                        xin cho tôi mạo muội đóng góp chút tí hiểu biết, nếu bác cảm thấy khả quan thì ứng dụng, kog thì coi như là 1 góp ý.
                        theo như bác trình bày thì : giả thiết Bơm 1+Bơm 2+Bơm 3 >= 1,8 triệu vnd. kinh phí này bằng bác mua 1 con bơm Hỏa Tiễn chuyên dùng cho giếng khoan, vả lại còn giảm được sự cố wa tải dẫn đến "bốc khói động cơ điện", lý do: bơm hỏa tiễn có đi kèm theo 1 tủ điều khiển chống wa tải, thứ 2 sức đẩy cực mạnh và cao - nhanh, thứ 3 = 1/3 tiền điện của 3 máy bơm theo như dự kiến ban đầu. bơm này cũng phổ biến, tỉ lệ "bốc khói" thấp hơn, vì bên trong thân bơm có dầu cách điện nó là 1 phần giải nhiệt cho bơm.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                          Các bạn của tôi đâu hết rồi?

                          Bqviet,Nsp,HTTTTH,Cô nhóc,Nhathung,Ptoanel,Quanghien góp ý cho tôi gấp,trưa mai tôi phải quyết định "Xù" hay "Xử lý" cái công trình này.Hiện nay mấy cái máy bơm này quá tải,cháy liên tục,dòng hoạt động 20A,dòng đề 80A.Yêu cầu cải tạo hoạt động mấy cái máy bơm cho an toàn,1 bơm hay nhiều bơm ?ít hao điện nhất.



                          Cám ơn toàn thể các bạn.
                          Làm gì mà gấp quá vậy ông bạn. Theo mình nghĩ là có cách này vừa tiện lợi vừa ít tốn công suất nhưng không biết đúng trong trường hợp của bác không ? Cách đây hơn 25 năm mình thấy người ta dùng một compressure khoảng 10 HP để bơm nước từ cây nước có độ sâu khoảng trên 100m.. Nguyên tắc của nó là bơm hơi vào túi khí của mạch nước ngầm nơi đào cây nước để tạo áp lực đẩy nước lên. Đường ống từ trên xuống dưới sẽ gồm 2 ống : Ống đưa áp lực hơi xuống và ống để nước trào lên. Tùy theo mình điều chỉnh áp lực khí của compressure mà ta sẽ có lưu lượng nước đưa lên nhiều hay ít. Cách làm này phổ biến ở vùng có nhiều mạch nước ngầm nhất là ở Cà Mau vốn thiếu nước ngọt. Tuy nhiên nước này có độ cứng cao nên pha trà để uống thì rất dở, chỉ dùng để tắm giặt mà thôi còn nấu ăn thì dùng nước mưa. Hiện nay một số nhà sản xuất nước tinh khiết dùng chiêu này để lấy nước từ mạch nước ngầm vì giá nước máy mắc quá. Dĩ nhiên là sau đó họ sẽ lọc để loại các chất như carbonat natri , carbonat calci... để giảm độ cứng và pha thêm vào một số chất khoáng để giả làm nước khoáng.
                          Thân chào.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi namphuongbg Xem bài viết
                            xin cho tôi mạo muội đóng góp chút tí hiểu biết, nếu bác cảm thấy khả quan thì ứng dụng, kog thì coi như là 1 góp ý.
                            theo như bác trình bày thì : giả thiết Bơm 1+Bơm 2+Bơm 3 >= 1,8 triệu vnd. kinh phí này bằng bác mua 1 con bơm Hỏa Tiễn chuyên dùng cho giếng khoan, vả lại còn giảm được sự cố wa tải dẫn đến "bốc khói động cơ điện", lý do: bơm hỏa tiễn có đi kèm theo 1 tủ điều khiển chống wa tải, thứ 2 sức đẩy cực mạnh và cao - nhanh, thứ 3 = 1/3 tiền điện của 3 máy bơm theo như dự kiến ban đầu. bơm này cũng phổ biến, tỉ lệ "bốc khói" thấp hơn, vì bên trong thân bơm có dầu cách điện nó là 1 phần giải nhiệt cho bơm.
                            Phương án này không sử dụng được vì đường kính giếng là ống phi 34.

                            Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                            Làm gì mà gấp quá vậy ông bạn. Theo mình nghĩ là có cách này vừa tiện lợi vừa ít tốn công suất nhưng không biết đúng trong trường hợp của bác không ? Cách đây hơn 25 năm mình thấy người ta dùng một compressure khoảng 10 HP để bơm nước từ cây nước có độ sâu khoảng trên 100m.. Nguyên tắc của nó là bơm hơi vào túi khí của mạch nước ngầm nơi đào cây nước để tạo áp lực đẩy nước lên. Đường ống từ trên xuống dưới sẽ gồm 2 ống : Ống đưa áp lực hơi xuống và ống để nước trào lên. Tùy theo mình điều chỉnh áp lực khí của compressure mà ta sẽ có lưu lượng nước đưa lên nhiều hay ít. Cách làm này phổ biến ở vùng có nhiều mạch nước ngầm nhất là ở Cà Mau vốn thiếu nước ngọt. Tuy nhiên nước này có độ cứng cao nên pha trà để uống thì rất dở, chỉ dùng để tắm giặt mà thôi còn nấu ăn thì dùng nước mưa. Hiện nay một số nhà sản xuất nước tinh khiết dùng chiêu này để lấy nước từ mạch nước ngầm vì giá nước máy mắc quá. Dĩ nhiên là sau đó họ sẽ lọc để loại các chất như carbonat natri , carbonat calci... để giảm độ cứng và pha thêm vào một số chất khoáng để giả làm nước khoáng.
                            Thân chào.
                            Phương án này nước bơm lên từng đợt, có lẫn không khí .Ống nước rung chuyển bần bật,rơi cả móc ống nước,rất ồn.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Thế thì theo NSP dùng 1 bơm đường kình lớn, có lợi hay dùng nhiều bơm có lợi hơn?
                              Em vẫn giữ quan điểm về "chênh áp" tức là nhiều bơm nối tiếp sẽ có cột áp lớn hơn. Cánh bơm to thường chỉ làm lưu lượng lớn hơn. Cánh bơm nhiều sẽ làm cột áp tăng lên. Trong trường hợp các ống nhựa kích thước có sẵn (ống giếng, ống hút) như vậy thì tăng lưu lượng không giải quyết được vấn đề gì.
                              Nói chung là vụ này hơi khoai vì em cũng là amateur trong lĩnh vực này thôi....

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              vi van pham Tìm hiểu thêm về vi van pham

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X