Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thảo luận về vấn đề UPS công nghiệp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Mạch Invertor (UPS) của anh nên có phần đảo nguồn: load on line / load on invertor.
    Cái này sẽ giải quyết được vấn đề bảo trì Invertor.

    Bộ đảo nguồn cần thiết phải dùng các contactor cao tốc (giá khá đắt). Đồng thời mạch Invertor phải có phần so pha và điều chỉnh góc pha cho đồng bộ trước khi chuyển. Như vậy việc chuyển đổi qua lại sẽ không gây ra shock trên lưới cũng như trên invertor
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #17
      à, đã làm thì tiền tấn rồi, vì làm công nghiệp mà, nên đắt rẻ coi như bỏ qua. Làm được rồi mới đắt rẻ tính sau.

      Nhưng mà nhóc có một cái tội là không nói sớm. Bây giờ hỏi nhóc tiếp, thế bây giờ nhóc có cái mạch điều khiển, thì nhóc phải có nguồn nuôi cho cái mạch điều khiển đó. Nếu lỡ cái nguồn nuôi bị hư, thì nhóc có ý tưởng nào xử lý cái chuyện đó không? Chắc nhóc biết mấy cái mainframe, nó chạy 24/24. Luôn luôn nó có nhiều nguồn nuôi, và nguồn nuôi có thể cắm nóng, thay nóng.

      Anh muốn hỏi thử ý tưởng cho cái vụ cắm nóng thay nóng đó như thế nào? Nhóc giúp nhé...

      Chúc vui.
      Falleaf
      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
        Nói đến UPS công nghiệp, QT chưa va chạm, nên chưa có kinh nghiệm.

        Nhưng nếu xem UPS như 1 tổ hợp 3 món: máy nạp, Bình Accu và Invertor thì QT xin góp một ít kinh nghiệm như sau:

        Đối với máy nạp và bình accu: cũng bình thường như máy nạp và bình accu của các hệ thống công nghiệp khác.

        Riêng đối với mạch invertor, có một số vấn đề cần lưu ý như sau:

        1/. Vấn đề dạng sóng: sóng ra có trọn vẹn hình sin? Bạn dùng phương pháp gì để cho ra hình sin? Bạn dùng bộ lọc tần số băm xung cao hoặc họa tần cao kiểu gì?
        Với công suất nhỏ và trung bình thì dùng PWM 3 pha. Công suất lớn dùng matrix converter hoặc multilevel inverter. Câu hỏi thứ 2 của bạn là không cần thiết.

        2/. Vấn đề tỏa nhiệt: Bạn tỏa nhiệt cho hệ thống như thế nào? Hiệu suất của bộ giải nhiệt ra sao? Bạn bảo vệ hệ thống khi kém giải nhiệt như thế nào?
        Tỏa nhiệt ở đây tôi hiểu là tản nhiệt cho van công suất: tính toán công suất tỏa nhiệt lớn nhất trên van --> chọn loại tản nhiệt thích hợp.

        3/. Vấn đề dòng xung kích: Dòng khởi động của Invertor? Bao gồm khởi động biến áp và các tụ lọc, tụ công hưởng, cuộn cảm lọc...
        Ý bạn là inverter - mạch nghịch lưu ? Van công suất dùng ở đây là loại điều khiển hoàn toàn, vấn đề cần quan tâm là đảm bảo điện áp điều khiển đưa vào cức điều khiển Ug, dòng điều khiển chỉ cần lớn hơn 1 trị số xác định.

        4/. Vấn đề biến động tải: Dòng tải công nghiệp phần lớn có dạng động cơ hoặc biến áp. Dòng khởi động của nó có thể gấp từ 6 đến 10 lần dòng định mức.
        Dùng các IC bảo vệ quá dòng cho van công suất, ngắt mạch nghịch lưu, dòng lấy trực tiếp từ nguồn tới tải qua đường by pass?

        5/. Vấn đề hiệu suất. Đối với những Invertor công suất nhỏ, có thể điện áp dôi dư khi chuyển mạch không quan trọng. Bạn có thể xử lý đơn giản bằng mạch xém bằng. Tuy nhiên với các Invertor công suất lớn, nên làm thế nào để năng lượng dôi dư đó nạp trở lại bình Ắc Quy. Nhờ đó sẽ nâng cao hiệu suất của mạch.
        Các thông số của linh kiện chuyển mạch, của biến áp, của bộ lọc... cũng góp phần rất nhiều vào hiệu suất của mạch, nghĩa là thay đổi đáng kể lượng nhiệt của hệ thống, và thời gian phục vụ của bình ắc quy.

        6/. Vấn đề chuyển mạch nguồn. Bạn có thể lắp theo kiểu cả 3 thiết bị cùng hoạt động (on line) hoặc Invertor chỉ hoạt động khi mất điện lưới (of line).
        hệ thống on line sẽ đơn giản cho bạn, nhưng sẽ làm tiêu tốn năng lượng và làm giảm tuổi thọ của máy không cần thiết. Nhưng khi dùng hệ thống off line, thì cần đặt ra vấn đề chuyển mạch:
        *tốc độ chuyển mạch?
        *vấn đề tần số: cố định hay biến động theo tần số lưới?
        *Vấn đề đồng bộ trước khi chuyển mạch? Đáp ứng theo tần số và theo pha???

        Tôi không hiểu ý bạn. Thực tế hiện nay toàn online UPS: khi có điện, chỉ có mạch chỉnh lưu và nghịch lưu hoạt động, ắc quy được nạp. Khi mất điện, ắc quy phóng điện qua nghịch lưu tới tải.
        Đó là một số kinh nghiệm của QT khi làm việc trên các hệ thống cũ. Hệ thống mới, thường thì đã giải quyết hầu hết các vấn đề trên. Nhưng nếu ta thiết kế mới hoàn toàn, thì nên tham khảo các cách giải quyết của các hãng sản xuất uy tín.
        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
        Với công suất 10 Kw thì nên sử dụng nhiều Acquy để có điện áp cao
        Nếu công suất 10Kw mà điện áp 12v thì dòng điện phải là .......833Ampe !!!!!!
        Nếu công suất 10 Kw mà sử dụng đện áp 220v thì dòng điện phải là 45A ???
        Như vậy điều khiển dòng 45A chắc phải dễ hơn điều khiển dòng 800A ??? Về dây dẫn cũng như linh kiện điện tử
        Thế thì thì không cần mạch nghịch lưu hay thuận lưu nào hết . Đấu nối tiếp 18>20 cái Acquy để đạt được điện áp 220>>240VDC . Tủ acquy phải to như cái Ô-tô
        Việc còn lại là lắp bộ chuyển mạch để chuyển đổi 240VDC >> AC 50Hz nữa thôi
        Còn mạch nạp điện lại bình ???? Thôi miễn bàn .
        Còn việc lắp hệ thống điều khiển , bảo vệ ????? Quá nhiều việc để làm .
        cần phải có :
        - Hệ thống theo dõi nhiệt độ trên 18>>28 bình acquy
        - Hệ thống theo dõi điện áp trên 2 cực của từng ắc quy ( 18>>20 bộ )
        - Hệ thống theo dõi dòng , áp , cảnh báo ........
        - Hệ thống vvv và vvvv.... nhiều lắm để đảm bảo cho nó hoạt động tốt và cảnh báo kịp thời
        UPS không có mạch nghịch lưu? Tức là không có chức năng biến đổi từ DC --> AC sao?

        Comment


        • #19
          @vaiduakhu, em thắc mắc lạ quá đấy ! Đọc từ đầu có lẽ sẽ hiểu hơn.

          Comment


          • #20
            xin chào các bác.
            tôi đang có dự án làm cơ sở sản xuất UPS. sản phẩm thử nghiệm thì đã có. sản phẩm này dùng cho các động công xuất nhỏ( cỡ vài KVA), nếu có thể thì trong tháng tôi sẽ bắt đầu triển khai. xin nói thêm rằng sản phẩm này không phải do tôi mà do một người bạn làm ra. chúng tôi đang có ý định đăng ký bản quyền và sản xuất hàng loạt. sản phẩm này dự kiến sẽ có giá rẻ hơn trên thị trường hiện tại. nhưng do chưa có kinh nghiệm trong sản xuất lớn hàng loạt. nên muốn hỏi các bác xem liệu có thể có khả năng cho lợi nhuận và những khó khăn sẽ gặp phải. cũng như dự trù vốn đầu tư khoảng bao nhiêu thì không

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
              Cái này sẽ giải quyết được vấn đề bảo trì Invertor.

              Bộ đảo nguồn cần thiết phải dùng các contactor cao tốc (giá khá đắt). Đồng thời mạch Invertor phải có phần so pha và điều chỉnh góc pha cho đồng bộ trước khi chuyển. Như vậy việc chuyển đổi qua lại sẽ không gây ra shock trên lưới cũng như trên invertor
              Xin cho hỏi bạn nào có sơ đồ bộ đảo nguồn có phần so pha cho đồng bộ và có thể tự làm được như vậy không? Tôi muốn tự làm một bộ đảo nguồn như vậy để dùng ngoài, nhờ mọi người giúp đỡ. Thank các bạn !!!!

              Comment


              • #22
                Tôi là thành viên mới! Muốn nhờ sự giúp đỡ của các anh. Tôi có UPS đang sử dụng 02 acquy (24V), muốn chuyển thành sử dung 01 acquy (12V) nhưng điện áp xoay chiều lấy ra vẫn không đổi. Vậy phải làm cách nào? Có thể xử lý được không? Mong mọi người chỉ giáo.

                Do phải dùng UPS với thời gian dài nên cần acquy có dung lượng lớn. Nếu phải vác cả hai acquy (60Ah) thì vất vả quá. Xin mọi người giúp đỡ. Thanks!
                Last edited by nsp; 01-04-2009, 11:29.

                Comment


                • #23
                  Thay thế nào đc? Năng lượng của ắc quy tỷ lệ với khối lượng. Nếu bạn muốn điện áp AQ thấp hơn thì dòng sẽ tăng tương ứng. Tức là dung lượng tăng=tổng 2 ắc quy kia, chưa kể tổn thất. Tóm lại, xét về mặt khối lượng mang vác là hòa.
                  Về kỹ thuật UPS được thiết kế cho 1 điện áp ắc quy cố định với linh kiện công suất, biến áp, phản hổi... trong một dải xác định. Muốn thay đổi điện áp ắc quy, cách tốt nhất và chắc chắn nhất là đi mua cái khác!
                  Sao k0 dùng máy phát?

                  Comment


                  • #24
                    chào các bác!
                    em làm ở 1 công ty chuyên nhập khẩu UPS của ý về bán em thấy nó có những con AZIBITY dùng để ngịch lưu rất độc va gia cả của nó cũng ko rẻ tí ti nào cả.muốn làm ups o vn thì bảo đảm làm ra chi có chết mà thôi.vì giá cả cạnh tranh với nước ngoài ko lại.mà dân vn minh nữa.nhất là những công ty lớn ko ai muốn bỏ 1 số tiền lớn ra mua 1 cái ups mà nghe nói đó là hàng VN đâu.mình mong bác nghĩ lại đi.hiện nay co dàn hệ thống ups lớn nhất mà mình biết đang nằm o fuzisu biên hòa.dàng ups đó công suất lên đến 2500kva.và hiện nay nó còn đang định lắp thêm 1 dành tương tự nữa đó.

                    Comment


                    • #25
                      Mình thường xuyên bảo trì, sửa chữa các UPS công suất lớn từ 5KVA->100KVA, theo như mình thấy để được xếp vào chủng loại UPS công nghiệp thì phải thỏa mãn một số điều kiện sau :
                      - Hoạt động được ở cả 02 chế độ online hoặc offline tùy vào người sử dụng setup.
                      - Dạng sóng ra phải là dạng sin tuyệt đối tần số 50/60hz.
                      - Có cơ chế bảo vệ quá áp,quá dòng một cách an toàn nhất ( dùng một số linh kiện đặc biệt không thấy bán ở thị trường VN).
                      - Khả năng chống nhiễu thật tốt vì sử dụng trong môi trường công nghiệp (sử dụng cả công nghệ DSP).
                      - Có khả năng link ngõ ra với các UPS cùng chủng loại khác để tăng công suất và khả năng lưu điện (cũng dùng công nghệ DSP luôn).
                      - Phải có chức năng cảnh báo các nguy cơ, sự cố, xuất message ra máy tính hoặc qua mạng.
                      - Có chức năng seft test để tầm soát hư hỏng, nguy cơ định kỳ.
                      - Mạch nạp không phải là nguồc áp DC mà là nguồn dòng cố định -> khả năng báo dung lượng rất chính xác.
                      Trên đây là một số kinh nghiệm mình biết được từ thực tế thao tác trên nhiều loại UPS công suất lớn nhập ngoại, mình thấy cái quan trọng không phải là mạch điện mà là linh kiện họ sử dụng là loại cực tốt sử dụng trong CN (ít có ở VN) vì vậy các DN ở VN thường gặp khó khăn khi thiết kế sản xuất UPS công nghiệp.

                      Comment


                      • #26
                        Chào các bác . Em mới ra nhập diễn đàn này . Chỗ em cũng làm thử UPS loại này rồi nhưng đang tắc ở một số điểm các bác có kinh nghiệm gì chỉ giáo .Em xin cám ơn và hậu tạ .
                        Phâm phát sung PWM và tự động em dùng PLC S7-200 con biến áp thì em dung nguyên 1 con biến áp 20k của 1 cái UPS cũ . phần công suất thì dung 4 con IGBT .
                        KHi chạy với tải nhỏ thì ok nhưng vói tải lớn thì sóng biến dạng không còn sin nữa .
                        Các bác cùng giúp em nhá. Mail cua em :anh8156@gmail.com

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi langtuabc Xem bài viết
                          Mình thường xuyên bảo trì, sửa chữa các UPS công suất lớn từ 5KVA->100KVA, theo như mình thấy để được xếp vào chủng loại UPS công nghiệp thì phải thỏa mãn một số điều kiện sau :
                          - Hoạt động được ở cả 02 chế độ online hoặc offline tùy vào người sử dụng setup.
                          - Dạng sóng ra phải là dạng sin tuyệt đối tần số 50/60hz.
                          - Có cơ chế bảo vệ quá áp,quá dòng một cách an toàn nhất ( dùng một số linh kiện đặc biệt không thấy bán ở thị trường VN).
                          - Khả năng chống nhiễu thật tốt vì sử dụng trong môi trường công nghiệp (sử dụng cả công nghệ DSP).
                          - Có khả năng link ngõ ra với các UPS cùng chủng loại khác để tăng công suất và khả năng lưu điện (cũng dùng công nghệ DSP luôn).
                          - Phải có chức năng cảnh báo các nguy cơ, sự cố, xuất message ra máy tính hoặc qua mạng.
                          - Có chức năng seft test để tầm soát hư hỏng, nguy cơ định kỳ.
                          - Mạch nạp không phải là nguồc áp DC mà là nguồn dòng cố định -> khả năng báo dung lượng rất chính xác.
                          Trên đây là một số kinh nghiệm mình biết được từ thực tế thao tác trên nhiều loại UPS công suất lớn nhập ngoại, mình thấy cái quan trọng không phải là mạch điện mà là linh kiện họ sử dụng là loại cực tốt sử dụng trong CN (ít có ở VN) vì vậy các DN ở VN thường gặp khó khăn khi thiết kế sản xuất UPS công nghiệp.
                          Chào các bạn, mình cũng đang làm việc tại văn phòng Emerson Network Power, UPS của bọn mình mang thương hiệu Liebert. Đây là thương hiệu UPS nổi tiếng nhất thế giới đấy.
                          Nếu các bạn cần tài liệu về UPS công nghiệp có thể gửi mail cho mình: vanthuan.lam@emerson.com

                          Comment


                          • #28
                            chào các bạn! Em là thành viên mới có đôi điều xin được các bạn giúp đỡ.
                            hiện nay cồng ty em đang sử dụng 2 UPS cỡ lớn. Thời gian gần đây thường xuất hiện lỗi như sau:
                            khoảng 1 tiếng thì UPS lai chuyển chế độ làm việc từ onlione sang offline khoảng 10-15 phút .đèn bao lỗi Fault (đèn đỏ) và RES (đèn vàng)
                            va hình như em nghe báo lại la UPS không còn lưu điện được nữa(do hôm cắt điện thấy phụ tải báo la mất điện)
                            em chưa tiếp xúc nhiều với UPS nên mới chỉ đặt ra 2 giả thiết là
                            1,do có lỗi ở bộ biến đổi DC-DC
                            2,Do chai acquy
                            vậy em mong các bác trong diễn đàn giúp em nguyên nhân và cách khắc phục. Em xin cảm ơn
                            A` mà UPS chỗ em la của trung quốc sản xuất màn hình hiển thị của nó toàn tiếng Trung nên em không xác định được

                            em xin lỗi còn một chi tiết nữa mà em quên. đó là khi chuyển chế độ thì ups co tiếng kêu bip kéo dài không ngắt quãng
                            Last edited by nsp; 14-04-2009, 16:23.

                            Comment


                            • #29
                              USP của bọn TQ ko chai pin mới là lạ . Ngoài ra kiểm tra các con công suất trong mạch .
                              (***T***) love (***H***)

                              Comment


                              • #30
                                Bên mình chuyên sửa chữa vào bảo hành UPS, đặc biệt của hãng APC, UPS của bạn báo lỗi vậy phần nhiều là hỏng Acqui rồi, cần thay Acqui và reset lại mạch. có vấn đề gì bạn có thể liên hệ với mình hoặc nếu cần sửa chữa bên mình qua làm cho. Thủy 0948246818

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X