Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch điều khiển 4 động cơ chạy luân phiên.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch điều khiển 4 động cơ chạy luân phiên.

    Chào các bạn, mình có một bài toán về động cơ, các bạn giúp mình giải bài toán này với, có thể bằng mạch điện tử hoặc bằng các loại rơle điện công nghiệp thông dụng:

    Nội dung bài toán như vầy nè:

    - Có 4 động cơ ba pha
    - Mỗi lần chạy chỉ được 1/4 động cơ.
    - Thời gian chuyển luân phiên từ động cơ này sang động cơ kia có thể điều chỉnh được (thông qua rơle thời gian). Ví dụ khi cấp điện cho mạch, động cơ 1 chạy, khống chế 3 động cơ còn lại, sau 15' động cơ 2 được khởi động, động cơ 1 ngưng, động cơ 2 khống chế các động cơ còn lại...tiếp tục đến động cơ 4, sau 15',động cơ 1 được khởi động, động cơ 4 ngưng...lặp đi lặp lại như vậy.
    - Khi có động cơ nào hỏng thì mạch tự động chuyển đến động cơ sau nữa. Ví dụ đc 1 đang hoạt động, sau 15' khởi động đc2 nhưng đc 2 hỏng, mạch khởi động đc3. Nếu có tới 2-3 đc bị hỏng thì các động cơ còn lại chạy luân phiên với nhau.

    Mình có thiết kế bằng thiết bị điều khiển công nghiệp nhưng quá nhiều thiết bị ==>Không có tính kinh tế.

    Chúc các bạn nhiều may mắn.

  • #2
    Mạch thì dễ rồi nhưng mà làm sao biết được động cơ nào hư? Dựa vào dòng tiêu thụ hay tốc độ động cơ?

    Comment


    • #3
      Hỏng thì có hai trường hợp.
      1. Nếu quá dòng, là role nhiệt nhảy, tiếp điểm sự cố thường đóng sẽ hở ra để bảo vệ động cơ và tiếp điểm sự cố thường hở sẽ đóng để kết nối đèn báo hay còi...để thông báo hỏng, ở đây ta tận dụng tiếp điểm thường hở này để xử lý vấn đề.
      2. Trường hợp role nhiệt không nhảy, nhưng ta tháo động cơ để bảo dưỡng thì ta ngắt mạch của máy bơm đó bằng cách dùng công tắc 3 cực, cực chính 1 nối sau khởi động từ của động cơ, cực thứ 2 nối tiếp với tiếp điểm thường đóng của rơle nhiệt (vì rơle không nhảy nên vẫn ở chế độ đóng), còn một cực 3 ta nối với tiếp điểm ngoài rồi nối với đèn hoặc còi báo. Vậy khi tháo động cơ ta sẽ bật công tắc từ vị tri 1-2 sang 1-3 thay cho việc rơle nhiệt nhảy. Rồi ta tận dụng tiếp điểm này để xử lý vấn đề.

      Lưu ý. Hai trường hợp mà tôi nêu trên là nằm trong mạch cơ điều khiển động lực và coi như là cung cấp thông tin tín hiệu đầu vào cho mạch điện tử xử lý.

      Comment


      • #4
        dùng PLC hoặc Vi điều khiển thôi, chứ mạch điện tử thường không đỡ được thuật toán như thế, khéo to bằng cái bàn

        Comment


        • #5
          E nghĩ dùng mấy con số như 4017 cũng vẫn thực hiện được như ý của chủ thớt, đâu cần tới VXL
          Thất nghiệp :(

          Comment


          • #6
            Em nghĩ mạch nó sẽ như này

            các đầu vào trống của các cổng AND là tín hiệu báo lỗi
            xung clock ở U7 cho khoảng 1Hz nếu có lỗi thì 1s sẽ chuyển động cơ

            Comment


            • #7
              Mạch điện công nghiệp mình thiết kế để các bạn tham khảo!!!

              Tối qua mình thức đêm, thiết kế được cái mạch theo yêu cầu của bài toán nhưng nhìn lại thấy tính kinh tế không hiệu quả lắm dù tính kỹ thuật đáp ứng cực kì tốt. Mình gữi cho các bạn tham khảo. Các bạn cứ bình luận nhiệt tình nhé. nếu các bạn rành về điều khiển điện công nghiệp sẽ hiểu mạch điện của mình thiết kế, chứ mình không tiện thuyết minh mạch điện này.

              Lưu ý: Trong mạch có một mạch vi xứ lí về nhận tín hiệu từ xa để tác động mạch điều khiể̉n bằng tin nhắn di động, tức là còn một mạch nửa, mạch đó là mạch phát tín hiệu cho mạch mình đưa lên đây. Mạch đó điều khiển hai động cơ bơm cho một đài nước, khi bể nước trung gian của đài nước này hết nước thì sẽ tự động gửi tin nhắn tới mạch 2 (ghi chú trong bản vẽ) và mạch 2 sẽ tác động cho mạch 4 động cơ mà mình nêu ở đây hoạt động. 4 động cơ này là bốn máy bơm của một trạm bơm nước, cách vị trí đài nước 3km.

              Bản vẽ mình gửi lên các bạn tham khảo là bản vẽ 4 máy bơm, file autocad được nén dạng *.rar, các bạn tải về rồi giải nén để xem nhé.

              Link download: http://www.mediafire.com/?bjvc2blvu82kb8f

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi tanirac Xem bài viết
                Tối qua mình thức đêm, thiết kế được cái mạch theo yêu cầu của bài toán nhưng nhìn lại thấy tính kinh tế không hiệu quả lắm dù tính kỹ thuật đáp ứng cực kì tốt. Mình gữi cho các bạn tham khảo. Các bạn cứ bình luận nhiệt tình nhé. nếu các bạn rành về điều khiển điện công nghiệp sẽ hiểu mạch điện của mình thiết kế, chứ mình không tiện thuyết minh mạch điện này.
                Chỉ sau 1 đêm đã thiết kế được mạch điện không cần chạy thử đã biết tính kỹ thuật cực kỳ tốt.
                Trình độ như thế không cần bình luận, đóng luồng lại được rồi.

                Comment


                • #9
                  Đầu tiên bạn tanirac đưa ra đề bài khá đơn giản, sau đó cứ bổ sung yêu cầu cho phức tạp dần. Cuối cùng lại tòi ra thêm phần truyền tin không dây từ xa. Diễn đàn cảm ơn cái thiết kế bạn làm trong một đêm. Nhưng việc này phức tạp đấy, không thể chỉ nhờ bàn luận ở diễn đàn theo kiểu "đẽo cày giữa đường" mà chạy được thực tế đâu.

                  Nếu cảm thấy cần thiết, vui lòng sử dụng chuyên mục Đặt hàng thiết kế. Luồng đóng tại đây.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  tanirac Tìm hiểu thêm về tanirac

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X