Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mạng điện ba pha!!!helpme!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Xem sơ đồ này có giúp gì được không.

    Comment


    • #17
      Hi! Tôi xin phân tích sơ đồ bạn cung cấp. Đây là sơ đồ đấu dây để điều khiển đảo chiều động cơ xoay chiều 3 pha bằng vdk (nguyên lý giống sơ đồ Cô Nhóc cung cấp)
      A, B là 2 khởi động từ 3 pha. x1, x2 là 2 role trung gian. a, b là 2 tiếp điểm thường đóng của KDT.
      Khi x1 đóng, x2 mở thì A đóng, 3 pha theo thứ tự 1-2-3 cung cấp cho động cơ, đcơ quay thuận. Khi x2 đóng, x1 mở thì B đóng, 3 pha theo thứ tự 3-2-1 cung cấp cho đcơ, đcơ đảo chiều. Khi x1,x2 cùng đóng hoặc cùng mở thì đcơ dừng.
      Lấy 1 pha cung cấp cho cuộn hút của 2 KDT
      Biển học vô bờ

      Comment


      • #18
        Khi x1 và x2 cùng đóng thì hoặc A đóng hoặc B đóng, tùy thuộc x1 hay x2 cái nào đóng trước.

        Comment


        • #19
          Bác Thắng nói đúng :Khi x1 và x2 cùng đóng thì hoặc A đóng hoặc B đóng, tùy thuộc x1 hay x2 cái nào đóng trước.
          Nhân đây cho tôi hỏi tôi có một máy phát tần số 60Hz. Giờ tôi muốn cải tiến để điện áp ra có tần số 50Hz. Tôi không muốn giảm tốc độ rotor, bạn nào chỉ cho tôi cách thay đổi số cặp cực p của máy phát ?
          Last edited by Kekhukho; 14-06-2008, 23:08.
          Biển học vô bờ

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi Kekhukho Xem bài viết
            ...
            Nhân đây cho tôi hỏi tôi có một máy phát tần số 60Hz. Giờ tôi muốn cải tiến để điện áp ra có tần số 50Hz. Tôi không muốn giảm tốc độ rotor, bạn nào chỉ cho tôi cách thay đổi số cặp cực p của máy phát ?
            60*f1/p1 = 60*f2/p2 (giữ nguyên tốc độ rotor)

            Do đó 60/p1 = 50/p2, tức là p2 = (5*p1)/6. Khả thi hay không còn tùy vào số cặp cực hiện có p1 của máy, cấu trúc của bộ dây quấn 3 pha (vì p2 phải là số tự nhiên).

            Thân,
            Biển học mênh mông, sức người có hạn

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi Kekhukho Xem bài viết
              tôi có một máy phát tần số 60Hz. Giờ tôi muốn cải tiến để điện áp ra có tần số 50Hz. Tôi không muốn giảm tốc độ rotor, bạn nào chỉ cho tôi cách thay đổi số cặp cực p của máy phát ?
              Trong máy phát điện 1 pha,,nếu muốn chuyển đổi tần số điện 60hz thành 50hz mà vẫn giữ nguyên tốc độ quay của rotor,và bằng cách thay đổI số cặp cực của của startor,thì bạn cần xác định trước số cặp cực hiện có xem có khả thi không,tỷ lệ số cặp cực của máy phát 50hz / 60hz là 5/6 vớI cùng tốc độ quay cơ khí của rotor,
              Ví dụ nếu máy phát 60hz có sẵn 6 cặp cực,thì khi chuyển qua 50hz,cần 5 căp cực,như vậy số rãnh hay khe để quấn dây của phần startor phảI là 1 bộI số của 2x5x6=60 khe đó là số khe tốI thiểu phảI có vì vừa chia chẵn cho 6 và vừa chia chẵn cho 5 và cũng phảI chia chẵn cho 2 (tính theo 1 cặp cực)
              Bứơc của 1cực trong trường hợp này ở trường hợp 60hz là 5 khe nhân cho 6 cặp cực=60,
              trong trường hợp 50hz là 6 khe nhân cho 5 cặp cực =60
              Trong máy phát điện 3 pha,khi chuyển từ 60 hz qua 50 hz,ngoài các điều kiện trên,cần số khe của mỗI cặp cực là 1 số chia chẵn cho 6,trong ví dụ trên,số khe của cặp cực ở 50 hez là 6,như vậy là có thể chuyển được 3 pha 50hz

              Comment


              • #22
                Tần số máy phát là do tốc độ & số cặp cực quyết định. Giữ tốc độ + giãm tần số > tăng cặp cực. (Bỏ qua phần ứng & điều áp)
                Mà cặp cực thì tăng theo bội số 2 (thành cực giả), TD: 1>2, 2>4, 3>6 không thể 3>5 được.
                Tỉ lệ chọn là 5/6 không khả thi.
                Cụ thể là máy phát bạn thuộc loại gì (Nhãn, công suất, kéo trực tiếp hay gián tiếp qua bu li), lý do gì mà không giãm tốc độ được?
                Nếu cụ thể, tôi nghĩ nhiều có thể giúp bạn giải pháp tốt nhất. Thân.

                Comment


                • #23
                  Hiện giờ máy phát tôi mua đang trên đường về, tôi cũng chưa biết cụ thể nó có jì trong đó. Tôi hiện được giao nhiệm vụ lên tất cả các phương án cải tiến có thể (60Hz->50Hz). Cho tôi hỏi thêm giả sử tôi có thể thay đổi số cặp cực của máy phát theo tỉ lệ 5/6 như Robotech thì công suất phát có ảnh hưởng không ?
                  Biển học vô bờ

                  Comment


                  • #24
                    Không biết nổi giả sử. Nhưng có điều, cùng công suất máy nhiều cực to xác hơn máy ít cực, giá thành cũng đắt hơn.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi Kekhukho Xem bài viết
                      Hiện giờ máy phát tôi mua đang trên đường về, tôi cũng chưa biết cụ thể nó có jì trong đó. Tôi hiện được giao nhiệm vụ lên tất cả các phương án cải tiến có thể (60Hz->50Hz). Cho tôi hỏi thêm giả sử tôi có thể thay đổi số cặp cực của máy phát theo tỉ lệ 5/6 như Robotech thì công suất phát có ảnh hưởng không ?
                      Nếu từ thông trong máy không đổi, dòng điện phát ra cũng không thay đổi độ lớn, thì công suất máy sẽ giảm tỷ lệ với tần số. Sức điện động của máy phát tỷ lệ với từ thông và tần số. Ở tần số thấp hơn, bạn có thể tăng từ thông (tăng kích từ) lên một chút để nâng sức điện động lên, nhưng mức độ tăng từ thông tùy thuộc vào vật liệu chế tạo mạch từ, và giá trị từ thông danh định so với từ thông bão hòa, là những thứ mà chúng ta thường không biết. Do đó, bạn phải có máy thật và thử nghiệm thôi.

                      Thân,
                      Biển học mênh mông, sức người có hạn

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi robotech Xem bài viết
                        Trong máy phát điện 1 pha,,nếu muốn chuyển đổi tần số điện 60hz thành 50hz mà vẫn giữ nguyên tốc độ quay của rotor,và bằng cách thay đổI số cặp cực của của startor,thì bạn cần xác định trước số cặp cực hiện có xem có khả thi không,tỷ lệ số cặp cực của máy phát 50hz / 60hz là 5/6 vớI cùng tốc độ quay cơ khí của rotor,
                        Ví dụ nếu máy phát 60hz có sẵn 6 cặp cực,thì khi chuyển qua 50hz,cần 5 căp cực,như vậy số rãnh hay khe để quấn dây của phần startor phảI là 1 bộI số của 2x5x6=60 khe đó là số khe tốI thiểu phảI có vì vừa chia chẵn cho 6 và vừa chia chẵn cho 5 và cũng phảI chia chẵn cho 2 (tính theo 1 cặp cực)
                        Bứơc của 1cực trong trường hợp này ở trường hợp 60hz là 5 khe nhân cho 6 cặp cực=60,
                        trong trường hợp 50hz là 6 khe nhân cho 5 cặp cực =60
                        Trong máy phát điện 3 pha,khi chuyển từ 60 hz qua 50 hz,ngoài các điều kiện trên,cần số khe của mỗI cặp cực là 1 số chia chẵn cho 6,trong ví dụ trên,số khe của cặp cực ở 50 hez là 6,như vậy là có thể chuyển được 3 pha 50hz
                        Trong việc chuyển đổi tần số của máy phát từ 60Hz - 50Hz : Từ công thức f = P.n/60; ta thấy hoặc thay đổi n (rất dễ và khả thi, không tốn kém!) hoặc thay đổi số cặp cực P (rất khó, coi như = quấn lại máy phát điện)
                        Không ai mua máy phát về rồi đem đục ra quấn lại để có số cực 2P tương ứng cả (Điều không tưởng)!."Cho tôi hỏi thêm giả sử tôi có thể thay đổi số cặp cực của máy phát theo tỉ lệ 5/6 như Robotech"
                        Vì vậy chỉ một cách và cách duy nhất mà thôi là thay đổi n (đơn giản, dễ dàng, không tốn kém, hiệu quả cao - khả thi).
                        @ robotech: Không có ai làm như thế này bao giờ? !!! (Trong máy phát điện 3 pha,khi chuyển từ 60 hz qua 50 hz,ngoài các điều kiện trên,cần số khe của mỗI cặp cực là 1 số chia chẵn cho 6,trong ví dụ trên,số khe của cặp cực ở 50 hez là 6,như vậy là có thể chuyển được 3 pha 50hz).
                        @ namqn: Công suất thì có ăn nhập vào điều đó đâu? Vì P = U.I.cos(phi) mà ??? (Nếu từ thông trong máy không đổi, dòng điện phát ra cũng không thay đổi độ lớn, thì công suất máy sẽ giảm tỷ lệ với tần số. Sức điện động của máy phát tỷ lệ với từ thông và tần số. Ở tần số thấp hơn, bạn có thể tăng từ thông (tăng kích từ) lên một chút để nâng sức điện động lên, nhưng mức độ tăng từ thông tùy thuộc vào vật liệu chế tạo mạch từ, và giá trị từ thông danh định so với từ thông bão hòa, là những thứ mà chúng ta thường không biết. Do đó, bạn phải có máy thật và thử nghiệm thôi).

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi duc thang Xem bài viết
                          Không biết nổi giả sử. Nhưng có điều, cùng công suất máy nhiều cực to xác hơn máy ít cực, giá thành cũng đắt hơn.
                          Máy phát điện ba pha công nghiệp và dân dụng hiện nay (Loại dùng cho động cơ đốt trong) Chỉ có hai loại là:
                          1. Máy phát 2P = 2 tương ứng n = 3000v/phút.
                          2. Máy phát 2P = 4 tương ứng n = 1500v/phút.
                          Vậy chỉ có loại hai cực và bốn cực thôi!

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi betraihn Xem bài viết
                            Bạn Phan Bao Son trả lời hay quá ! Bạn ơi cho tôi hỏi cách xác định pha góc của điện ba pha nơi tiêu dùng như thế nào (để có một góc 120 o)? Giả sử tôi đấu AX; CZ; BY (đối với động cơ ba pha sẽ bị quay ngược) Cái điều này tôi hay bị va vấp khi phải lắp máy với nhiều nguồn ( nhiều trạm biến áp) cung cấp khác nhau. Khi thay đổi nguồn dẫn đến sai pha góc=> máy chạy ngược => hỏng thiết bị.
                            Cách đơn giản và khả thi nhất là : Lấy động cơ KĐB ba pha nối vào lưới điện nếu thấy quay đúng chiều thì ok! Nối vào tải; Nếu thấy quay không đúng chiều thì đảo một trong ba pha với nhau = động cơ quay đúng chiều rồi mới nối vào tải! Được chứ bạn! Đơn giản quá phải ko?

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi phanbaoson Xem bài viết
                              ...
                              @ namqn: Công suất thì có ăn nhập vào điều đó đâu? Vì P = U.I.cos(phi) mà ??? (Nếu từ thông trong máy không đổi, dòng điện phát ra cũng không thay đổi độ lớn, thì công suất máy sẽ giảm tỷ lệ với tần số. Sức điện động của máy phát tỷ lệ với từ thông và tần số. Ở tần số thấp hơn, bạn có thể tăng từ thông (tăng kích từ) lên một chút để nâng sức điện động lên, nhưng mức độ tăng từ thông tùy thuộc vào vật liệu chế tạo mạch từ, và giá trị từ thông danh định so với từ thông bão hòa, là những thứ mà chúng ta thường không biết. Do đó, bạn phải có máy thật và thử nghiệm thôi).
                              Bạn vừa đưa ra đấy thôi. Với máy phát thì điện áp bằng sức điện động trừ đi điện áp rơi trên tổng trở tản của dây quấn stator, sức điện động giảm thì điện áp cũng giảm, tức là công suất cũng giảm.

                              Thân,
                              Biển học mênh mông, sức người có hạn

                              Comment


                              • #30
                                @ PhanBaoSon: Chuyện không tưởng này có thật đó Sơn ah. Việc là thế này, có ông anh ông ấy mua 1 hệ thống phát điện bằng sức gió cũ lắm rùi,về làm thử lại cho biết. Máy phát không đồng bộ 3 pha công suất 99kW, output 480V/60Hz, cái này không có pitch angle control. Định tìm cách cải tiến số đôi cực máy phát nhưng mà có vẻ không khả thi, giờ giữ nguyên tốc độ trục chính, thay đổi tỷ số truyền của hộp số để thay đổi tốc độ rotor máy phát. Vài ngày nữa máy về tại cảng TPHCM, khi nào rã toàn bộ máy ra xem, nếu làm lại được thì tôi sẽ post lên cho anh em xem.
                                Còn vấn đề thay đổi tốc độ bằng cách thay đổi hộp số thì dễ nhưng rất tốn kém
                                Thanks
                                Last edited by Kekhukho; 17-06-2008, 08:56.
                                Biển học vô bờ

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                metaldetect Tìm hiểu thêm về metaldetect

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X