Thông báo

Collapse
No announcement yet.

mạng điện ba pha!!!helpme!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nhóc đồng ý với ý kiến của anh Bảo Sơn.

    Việc quấn lại máy phát điện để thay đổi số đôi cực là điều bất khả thi. Số đôi cực của Stator bắt buộc phải bằng số đôi cực của Stator.

    Đối với các máy phát điện chạy tốc độ cao, số đôi cực = 1 thì thường là Rotor cực ẩn. Cỏn các máy tốc độ thấp hơn thì Rotor cực lồi. Như thế không thay đổi số đôi cực của Rotor được.

    Về việc tăng kích thích để có điện áp định mức cũng không khả thi nốt. Máy phát điện được thiết kế để có thể cho phép chạy quá điện áp (quá kích thích) tối đa 10%. Nếu giảm tần số từ 60 xuống 50 đã là giảm 17% rồi. Mà nếu giữ nguyên điện áp cũng tương đương với quá kích thích 17%. Điều này không cho phép. Lõi từ của Stator sẽ đi vào vùng bão hòa, tổn thất sẽ rất lớn. Mạch từ sẽ rất nóng.

    Đối với Rotor, tỷ lệ giữa B và H không tuyến tính. Vì thế muốn từ thông tăng 17%, thì dòng điện phải tăng nhiều hơn, có thể đến 30%. Hơn nữa, khi nếu muốn phát thêm công suất vô công, còn phải tăng nhiều hơn nữa. Rotor sẽ rất nóng.

    Như vậy nếu để máy phát có thể làm việc đúng với nhiệt độ thiết kế, thì điện áp ra phải giảm tương ứng (17%). --> Công suất ra cũng sẽ giảm tương ứng 17%.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi Kekhukho Xem bài viết
      @ PhanBaoSon: Chuyện không tưởng này có thật đó Sơn ah. Việc là thế này, có ông anh ông ấy mua 1 hệ thống phát điện bằng sức gió cũ lắm rùi,về làm thử lại cho biết. Máy phát không đồng bộ 3 pha công suất 99kW, output 480V/60Hz, cái này không có pitch angle control. Định tìm cách cải tiến số đôi cực máy phát nhưng mà có vẻ không khả thi, giờ giữ nguyên tốc độ trục chính, thay đổi tỷ số truyền của hộp số để thay đổi tốc độ rotor máy phát. Vài ngày nữa máy về tại cảng TPHCM, khi nào rã toàn bộ máy ra xem, nếu làm lại được thì tôi sẽ post lên cho anh em xem.
      Còn vấn đề thay đổi tốc độ bằng cách thay đổi hộp số thì dễ nhưng rất tốn kém
      Thanks
      Máy phát điện gió thì dễ xử hơn máy phát điện diesel. Vì nó là máy phát không đồng bộ. Người ta kích thích nó không phải bằng dòng một chiều, mà bằng dòng xoay chiều tần số thấp. Tổng số giữa tần số góc của dòng điện kích từ và tốc độ quay của Rotor sẽ là tần số góc của từ trường quay. Người ta phải làm như vậy, vì tốc độ quay của máy phát gió thay đổi trong phạm vi rộng, và không điều chỉnh được, trong khi tần số của điện áp ra lại yêu cầu cố định.

      Để có thể làm được điều này, Rotor phải là loại rotor dây quấn kiểu 3 pha, giống như các động cơ rotor dây quấn. Dòng kích từ được cung cấp từ bộ biến tần. Tần số của nó thay đổi theo tốc độ quay của Rotor.

      Như vậy, nếu anh muốn thay đổi tần số, thì chỉ cần thay đổi tần số dòng điện đưa vào kích từ, nhưng vẫn phải lưu ý đến vấn đề quá kích thích.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #33
        Vẫn có nhiều người vào diễn đàn hỏi cách thực hiện một điều gì đó mà họ cho là giải pháp của vấn đề, thay vì nêu ra vấn đề gốc.

        Ở trường hợp này, mọi người thảo luận khá nhiều rồi mới xuất hiện thêm thông tin: máy phát điện gió chứ không phải máy phát điện diesel!

        Thân,
        Biển học mênh mông, sức người có hạn

        Comment


        • #34
          Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
          Vẫn có nhiều người vào diễn đàn hỏi cách thực hiện một điều gì đó mà họ cho là giải pháp của vấn đề, thay vì nêu ra vấn đề gốc.

          Ở trường hợp này, mọi người thảo luận khá nhiều rồi mới xuất hiện thêm thông tin: máy phát điện gió chứ không phải máy phát điện diesel!

          Thân,
          Xin lỗi anh Nam và mọi người. Thực tình tôi không cố ý như vậy, tất cả do tôi không biết bắt đầu từ đâu. Trong diễn đàn cũng có luồng về phát điện bằng năng lượng gió nhưng mọi người tập trung vào máy phát nhỏ dùng nam châm vĩnh cửu. Hệ thống mà tôi định cải tiến là Windmatic 17S, nhưng tài liệu thì chưa có, tôi chỉ biết các thông số cơ bản của máy thôi. Giờ tôi đang định thay thế phần điều khiển (phần cứng + phần mềm) nhưng còn một số vướng mắc : tần số 60Hz, quá dòng kích thích ...
          Một lần nữa xin lỗi mọi người
          Biển học vô bờ

          Comment


          • #35
            đấu kởi động từ 1 đi qua tiếp điểm thường đóng kdt2. và kởi động 2 đi qua tiếp điểm thường đóng kdt1 thế là được rồi

            Comment


            • #36
              Cảm ơn Cô Nhóc nhiều lắm! Nhóc giỏi quá !
              Ah Nhóc có thể nói rõ hơn điểm này không: Tổng số giữa tần số góc của dòng điện kích từ và tốc độ quay của Rotor sẽ là tần số góc của từ trường quay ?!?
              Biển học vô bờ

              Comment


              • #37
                anh hỏi cô nhóc đó sao lại hỏi em !
                ma anh định thay đổi số cặp cực của nó thi khó lăm đó.
                mà muốn thay thì phải quấn lại khó. vì số cặp cực phải là 4.5 làm sao làm được mong muốn đó! thôi thì mua một cái biến tần đi vạy anh ạ
                hoặc thay đổi tốc độ của nó vậy.việc thay đổi số cặp cực là bất khả thi lắm

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi Kekhukho Xem bài viết
                  Cảm ơn Cô Nhóc nhiều lắm! Nhóc giỏi quá !
                  Ah Nhóc có thể nói rõ hơn điểm này không: Tổng số giữa tần số góc của dòng điện kích từ và tốc độ quay của Rotor sẽ là tần số góc của từ trường quay ?!?
                  Vì tốc độ quay của cánh gió không ổn định, nên nếu anh dùng nam châm vĩnh cửu hay từ trường một chiều sẽ cho ra tần số không ổn định.

                  Để giải quyết vấn đề này, người ta có đến mấy biện pháp, nhưng mà Nhóc chỉ nhớ được có 1 biện pháp trên.

                  Giả sử anh cần nguồn có tần số 60 Hz. Như vậy anh cần tốc độ của từ trường quay là 600V/P (máy 6 đôi cực). Tuy nhiên tốc độ cánh gió lại thay đổi từ 400 đến 550 v/p tùy tốc độ của gió. Như vậy anh làm như sau:

                  Cuộn dây Rotor quấn 3 pha và cho dòng điện 3 pha vào, để tạo ra từ trường quay trong Rotor. Tần số từ trường này được tính toán sao cho tốc độ quay của nó bằng đúng hiệu số của tốc độ cần thiết (600 rpm) và tốc độ thực (giả sử 400 rpm) Trong trường hợp này là 200 rpm, tức là 16,66 Hz. Nguồn này sẽ được cung cấp từ bộ biến tần.

                  Như vậy khi cánh gió quay 400 rpm thì từ trường quay sẽ quay 600 rpm

                  Người ta sẽ nhìn tần số ra của máy phát để điều chỉnh tần số của bộ biến tần.
                  Nhóc thích nghịch điện,
                  Nhóc thích xì păm,
                  Nhóc thích trêu mấy anh.
                  Hi hi.

                  Comment


                  • #39
                    Loại máy phát này thấy lạ, tôi cũng mới nghe nói lần đầu. Tên gọi của nó là gì vậy?
                    Tên kỹ thuật, tên thông dụng?

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi duc thang Xem bài viết
                      Loại máy phát này thấy lạ, tôi cũng mới nghe nói lần đầu. Tên gọi của nó là gì vậy?
                      Tên kỹ thuật, tên thông dụng?
                      Cái này Nhóc cũng chưa thấy thực tế. Chỉ đọc sơ qua một lần trong tài liệu thôi anh à. Để Nhóc rán nhớ xem nó ở trong tài liệu nào, rồi đọc kỹ lại, và trình bày với anh sau.
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi hoangviet Xem bài viết
                        các bạn giúp mình sơ đồ sau với mình chưa nghĩ ra.
                        Mình có 3 khởi động từ 3 pha dùng để điều khiển và đảo chiều quay cho motor 3 fa, các bạn giúp mình đấu 3 KĐT này sao cho khi KĐT1 đóng thì sẽ cắt nguồn nuôi của 2 KĐT còn lại và tương tự khi KĐT2 đóng thì cắt nguồn nuôi của KĐT 1 và KĐT3... mà không dùng thêm relay trung gian nhé
                        thân
                        Mình không hiểu bạn dùng 3 KĐT làm gì nữa, nếu bạn cần đảo chiều thì chỉ dùng 2 KĐT thôi, nếu muốn an toàn thì bạn khoá liên động 2 lần về mạch điện ( khoá ở tiếp điểm thường đóng của nút nhấn và tiếp điểm thường đóng của KĐT) và khoá an toàn về cơ khí lắp ở giữa 2 KĐT. Thực ra đảo chiều ngay không qua dừng vẫn được vì nó cũng đã có quá trình dừng nếu bạn lắp khoá liên động điện ở nút nhấn. Nói chung vẫn không tốt bằng cho dừng 1 time khoảng máy S nào đó hảy dảo chiều thì dòng điện qua tiếp điểm của KĐT se nhỏ đi rất nhiều....

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi metaldetect Xem bài viết
                          Mình Đang làm các máy có liên quan đến điện 3 pha nhưng mình không biết gì về hệ tống điện này hết. Xin các bác chỉ dùm em với. thế nào gọi là pha nóng. và nếu đem các pha đó so sánh với điên một pha mình đang sài thì sao?
                          (tức là mình đo các đầu dây của 3 pha với đầu dây của một pha)sẽ có các trường hợp thế nào?xin chỉ giáo!cảm ơn các bác trước
                          Nguồn 3 pha không phải chỉ mỗi máy phát điện 3 pha là tạo ra được.
                          Người ta có thể tạo ra nguồn 3 pha từ nguồn ~1pha hay nguồn 1 chiều (đây chính là mạch nghịch lưu 3 pha, mạch này được sử dụng nhiều trong biến tần)
                          * Nói tóm lại nguồn 3 pha thì điện áp các pha lệch nhau 1 góc 120 độ
                          Ở các nước XHCN thì điện áp 3 pha là Ud= 380V, Up= 220V
                          Ở các nước TB thì điện áp 3 pha thường la Ud=220v, Up= 110v ( các cty của nhật ở các khu công nghiệp VN đa số họ dùng mạng này, theo TC của nhật mà)
                          Ở VN mình thì mạng điện là Ud=380v, Up=220v. Hệ thống truyền tải là 3 pha 4 dây ( trung tính nối đất lặp lại, trung tính nối đất tại trạm là <4 ôm, nối đất lặp lại <20 ôm)......

                          Comment


                          • #43
                            nối đất mạng điện

                            Mình có nghe nói mạng điện 110Kv và 220Kv thì có trung tính nối đất, còn mạng điện dưới 35Kv thì có trung tính cách ly phải không bạn?
                            Bạn có biết các biện pháp tiếp đất an toàn cho sửa chữa điện không vậy?

                            Comment


                            • #44
                              thế tớ có động cơ 3 pha mà mắc vào lưới 1 pha thì làm thế nào
                              các bạn jup tớ với
                              Làm sao để công suất gần bằng công suất định mức khi đấu vào lưới 3 pha nhé
                              thank

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi DuyTuanpdt Xem bài viết
                                thế tớ có động cơ 3 pha mà mắc vào lưới 1 pha thì làm thế nào
                                các bạn jup tớ với
                                Làm sao để công suất gần bằng công suất định mức khi đấu vào lưới 3 pha nhé
                                thank
                                Gắn vào cái biến tần.
                                Biến tần vào 1 pha, đầu ra 3 pha dùng điều khiển động cơ 3 pha.

                                Còn biến tần là cái gì thì tôi không biết!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                metaldetect Tìm hiểu thêm về metaldetect

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X