Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều chỉnh điện áp máy phát điện.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nguyên văn bởi muitenxanh87 Xem bài viết
    15s là thời gian hết các dao động và đạt trạng thái ổn định, còn Ti thì đúng là càng nhỏ đáp ứng càng nhanh tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào đặc tính động học của hệ vì nào nhanh quá sẽ hệ sẽ đáp ứng k kịp như quán tính lớn chẳng hạn , với máy lớn thì 15s cũng k quá nhiều tuy nhiên bây giờ chỉnh xuống 5s đc rồi mình đã nhầm vấn đề là công suất cấp cho máy phát điện từ turbin chẳng hạn phải giữ k đổi thực ra là phải đảm bảo tần số hay tốc độ cấp cho máy phát là k đổi, sorry mấy hôm nay cứ đợi mail thông báo , nên k để ý. Nhóc tìm hộ mình thì tốt quá mình chỉ cày mấy đặc tính trong sách máy điện và quyển power system stability and control của kundur và 1 cuốn tương tự của Machowski, mấy vấn đề trên mình chỉ dựa vào lý thuyết cũng chưa kiểm chứng mình cũng chỉ giải thích theo công thức thôi điều này cũng có lúc k chính xác. nhoc cứ nói những điều mình biết cũng đc vì học thuật rộng lắm, mình thì chẳng có kinh nghiệm j đâu chỉ có một đống lý thuyết kế thừa từ thầy truyền cho... mình giải quyết tạm ổn mô phỏng bằng PI rồi bây giờ chuyển sang chỉnh định, co j lại tranh luận sau
    Thực ra, anh nên quan tâm đến chu kỳ dao động của hệ thống. Khi có quá độ, hệ thống sẽ dao động tắt dần. Và thông thường, mức độ dao động từ 3 nửa chu kỳ đến 5 nửa chu kỳ trước khi tắt hẳn được xem là hệ thống tốt. Nếu ngắn hơn, hệ thống sẽ cứng quá. Nếu dài hơn, hệ thống sẽ mất ổn định.

    thường chu kỳ dao động riêng của hệ thống trong vòng 0,2 giây đến 1 vài giây. Tùy thuộc vào loại kích từ, công suất của hệ, hệ số tự cảm của các khâu...

    Nếu anh có thời gian ổn định khoảng 5 giây, ứng với 5 nửa chu kỳ dao động, chắc là chu kỳ sẽ trong khoảng 2 giây. Như thế thì hơi lớn. Anh xem lại xem cái gì đã làm tăng thời hằng lên như thế?

    Riêng phần hồi tiếp vi phân, hệ quả của nó đúng là tăng thời gian trễ như anh nói. Nhưng cái ý của nhóc lại ở chỗ khác. Với hồi tiếp vi phân, cụm khuếch đại trong vòng hồi tiếp đó từ một khâu khuếch đại thông thường sẽ biến thành một khâu tích phân (PI). Khi đó không chỉ thời gian trễ, mà còn ảnh hưởng đến góc pha...

    Xin lỗi, vì những lý thuyết, công thức Nhóc được học rất ít mà lại quên rất nhiều, nên không bàn luận gì với anh về mảng đó được
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #92
      các bác tư vấn dùm em với
      Em có có con máy phát hàng Mao Trạch Đông 3 KVA nhưng ko hiểu tại sao ko dùng dc cái máy nén khí 750W là sao ah
      NẾU CÓ TIỀN BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC NHIỀU VIÊC HƠN!!!!!!!!!!!!!

      Comment


      • #93
        Nguyên văn bởi nhiquanchu Xem bài viết
        các bác tư vấn dùm em với
        Em có có con máy phát hàng Mao Trạch Đông 3 KVA nhưng ko hiểu tại sao ko dùng dc cái máy nén khí 750W là sao ah
        3 KVA = 3 KW = 4 em 750 W vậy mà không dùng được, tại sao?
        - Động cơ không kéo nổi.
        - Vòng tua không đủ => Tần số thấp quá.

        Xem lại thế nào!

        Chúc vui.

        Comment


        • #94
          Đầu tiên xin gửi lời chúc m8t3 muộn tới nhóc chúc mọi điều tốt đẹp luôn đến gặp nhóc hôm qua mải đi chơi nên k vào luồng đọc, Vấn đề về hệ thống ổn định trong khoảng 3 đến 5 nửa chu kỳ hoàn toàn chuẩn men trong các mô phỏng trước đây như điều khiển bằng phương pháp FOC DTC U/f cho động cơ không đồng bộ trong đồ án môn học nhưng thường với các tính toán ở một điều kiện tải cụ thể và coi ý tưởng là không thay đổi vi dụ mô men J = hằng số , còn với máy phát hiện điều đó chỉ đúng khi tải chỉ có thuần P , mình chưa giải thích được tại sao cũng có thể mình tính toán sai, còn thực dự minh chưa hiểu tại sao P lại biến thành khâu tích phân, K chỉ có thể khuếch đại còn nếu là khâu tích phân thì phải có hằng số thới gian tích phân kiểu 1/Ti*s ,tức là nó sẽ sấp xỉ tín hiểu để khử sai lệch nêu k có 1/s thì k làm đc điều này đâu ??? nhóc có thể nói lại cho mình vấn đề này đc k? trong mô phỏng kích từ của mathlab họ cũng dùng tương tự nhóc là hồi tiếp vi phân tín hiệu phản hồi so sánh với chuẩn + thêm khâu khuếch đại bạn mình cũng làm thế và nó còn mò được Kp= [15 ,25] cho trường hợp máy phát 8kva nhưng thử thay đổi tải bằng tăng Q vào thì Vf Et dao động mạnh mình nghĩ sẽ k dùng để điều khiển Q đc 1 vấn đề nữa aici nói tải 3kva làm sao = 3kw đc nhỉ mình nghĩ không đúng vì P và S khác nhau , nhoc có thể nói theo bản chất vật lý hoặc theo nguyên lý hoặc theo ý hiểu của nhoc không cần đưa ra công thức mà giải thích được thì pro còn j , mình nghĩ rằng khi hiểu sâu vấn đề rồi thì không cần dùng công thức để giải thích .nhóc đã bao giờ chú ý tới điện áp kích từ (Vf) không tải chưa ,mình nhận thấy mô phỏng với tải cực nhỏ P = 1W và Q=1W ( giống chạy không tải ) thì Vf =1 pu (đơn vị tương đối) nhưng khi thêm tải vào thì Vf tăng lên 2,5pu trong khi điện áp đầu cực luôn ổn định ở định mức Et=1pu, theo như mình hỏi thì thường chỉ lên gấp 1,8 đến 2 lần k hiểu tại sao lại lên cao thế ví dụ một máy phát điện có dòng kích từ 100A thì khi có tải chỉ lên tầm 180A( không rõ thục tế có đúng thế k) không hiểu sao của mình lên tận 2,5 đến 3 pu, nhóc có nhận xét j về ảnh hưởng của góc roto đối với hệ qui chiếu quay ( delta ) tới sự ổn định của Vf và điện áp phát ra đầu cực không

          1. Góc tải ( trong đặc tính góc công suất hay thấy kí hiệu là \theta ) trong phạm vi nào là phù hợp ( vấn đề này thấy nhóc có nhắc đến ở bên trên ) ứng với phạm vi đó có giới hạn nào về P và Q của tải không? mình đọc đc điều này nhưng không hiểu rõ lắm đó là : nhận xét đi kèm cùng độ thị đặc tính góc công suất trong các tài liêu hay nói : máy làm việc ổn định trong khoảng từ 0-90 độ , khi tải định mức là 20-30 độ , mình cũng không hiểu tải định mức là bằng bao nhiêu so với công suất máy phát , có quan hệ nào giữa Q và góc tải đó không? có phải nó cũng là đường đặc tính theo cos \theta và cos 2\theta ? ????
          2.Điều chỉnh công suất phản kháng phát ra của máy phát cần chú ý những vấn đề j, khi nào người ta yêu cầu điều chỉnh công suất phản kháng của máy phát?

          gửi nhóc và mọi người : có thể cung cấp cho mình một bộ thông số của một máy phát điện hoặc một tổ máy phát điện cụ thể để mình thử tính toán và mô phỏng đc k ? ví dụ Ra điện trở phần ứng một pha , điện trở kích từ rf các giá trị điện kháng Xd X'd X''d Xq X'q X''q Xt , các hằng số quán tính H thành phần masat F số cặp cực nếu chi tiết hơn thì càng tốt mình rất muốn một bộ thông số thực tế, hiện mình chỉ biết dùng bộ thông số của mathlab thôi
          Last edited by nsp; 10-03-2010, 12:55.

          Comment


          • #95
            Em có câu hỏi ngớ ngẩn này mong các bác giải thích hộ:
            Khi mình nối máy phát vào lưới thì điện áp đầu cực là điện áp của một nút hay một hệ thống nào đó.
            Vậy khi đó hệ thống điều chỉnh kích từ sẽ điều chỉnh theo độ lệch điện áp như thế nào ? Vì em biết khi đó nó chỉ điều chỉnh công suất phản kháng thôi.
            Mà việc yêu cầu nhà máy phát hay tiêu thụ Q bao nhiêu là do điều độ họ quyết định
            Vậy, khi điều độ yêu cầu tăng Q hay giảm Q thì can thiệp vào giá trị chỉnh định dòng kích từ ....
            Tức là phải đặt lại giá trị nào đó ( tương ứng It nào đó ) và bộ tự động lúc này tự động duy trì nó .
            Híc, không hiểu, mớ bòng bong ...
            Vậy khi điều độ yêu cầu tăng hoặc giảm Q xuống nhà máy thì các bước thực hiện ở nhà máy sẽ như thế nào ?? ........

            Comment


            • #96
              Nguyên văn bởi exp123 Xem bài viết
              Em có câu hỏi ngớ ngẩn này mong các bác giải thích hộ:
              Khi mình nối máy phát vào lưới thì điện áp đầu cực là điện áp của một nút hay một hệ thống nào đó.
              Vậy khi đó hệ thống điều chỉnh kích từ sẽ điều chỉnh theo độ lệch điện áp như thế nào ? Vì em biết khi đó nó chỉ điều chỉnh công suất phản kháng thôi.
              Mà việc yêu cầu nhà máy phát hay tiêu thụ Q bao nhiêu là do điều độ họ quyết định
              Vậy, khi điều độ yêu cầu tăng Q hay giảm Q thì can thiệp vào giá trị chỉnh định dòng kích từ ....
              Tức là phải đặt lại giá trị nào đó ( tương ứng It nào đó ) và bộ tự động lúc này tự động duy trì nó .
              Híc, không hiểu, mớ bòng bong ...
              Vậy khi điều độ yêu cầu tăng hoặc giảm Q xuống nhà máy thì các bước thực hiện ở nhà máy sẽ như thế nào ?? ........
              Những điều anh nói rất đúng.

              Khi anh thay đổi kích từ, nếu lưới vô cùng lớn thì anh chỉ thay đổi được công suất phản kháng thôi, chứ làm thay đổi điện áp rất ít.

              Với các bộ kích từ máy phát luôn có 2 chế độ:

              Chế độ chạy độc lập, điều khiển điện áp cứng. Chế độ này luôn giữ vững điện áp đầu ra không đổi. Như vậy khi áp thấp, nó sẽ tự tăng dòng kích từ lên cho đến khi nào đủ thì thôi. Áp cao sẽ giảm lại. δ U giữa U máy phát và U điều khiển -->' 0

              Chế độ chạy hòa lưới. (droop hoặc compensated). Khi hòa với lưới, máy phát không điều chỉnh được điện áp bao nhiêu. Nếu điện áp lưới thấp, máy sẽ tăng kích từ, nhưng tăng hết cỡ cũng không khôi phục được điện áp. Vì thế mạch kích từ có nguy cơ quá tải, hoặc mất điều khiển. Vì thế, nên bộ điều áp phải có thêm bộ phận đo lường dòng kháng I sin φ.

              Người ta đưa mạch dòng kháng cộng vào (hoặc trừ bớt) với điện áp hồi tiếp. Như vậy bộ điều áp sẽ không giữ ổn định điện áp theo kiểu U= U ref nữa, mà là U +k I sin φ = U ref.

              Như vậy khi tăng điện áp chuẩn U ref, mà U không đổi thì Q sẽ thay đổi.

              Điều này giúp cho máy được ổn định.

              Đặc tuyến U theo I sin φ sẽ là 1 đường thẳng. Nếu dốc xuống gọi là droop. Dốc lên gọi là compensated.

              Giả sử khi anh set độ droop là 4% (k I sin φ max = - 4% U ref) thì nếu U - Uref = - 4%, thì máy phát sẽ phát Q bằng định mức. Như vậy nếu U thấp hơn định mức chưa đến 4% thì máy phát chưa phát hết Q.

              Như vậy, khi A0 gọi tăng Q phát của máy phát, vận hành viên chỉ cần tăng Uref lên là được.

              Tuy nhiên đa số máy phát trên lưới đều có máy biến áp hợp bộ. MBA này có tổng trở ngắn mạch tối thiểu cũng từ 8% . Nó tương đương với 1 độ droop 8%. Nếu anh muốn có độ droop 4% thì mạch điều thế phải dốc lên (k>0). trong trường hợp này gọi là compensated.
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #97
                Nguyên văn bởi muitenxanh87 Xem bài viết
                nhóc có thể nói lại cho mình vấn đề này đc k? trong mô phỏng kích từ của mathlab họ cũng dùng tương tự nhóc là hồi tiếp vi phân tín hiệu phản hồi so sánh với chuẩn + thêm khâu khuếch đại bạn mình cũng làm thế và nó còn mò được Kp= [15 ,25] cho trường hợp máy phát 8kva nhưng thử thay đổi tải bằng tăng Q vào thì Vf Et dao động mạnh mình nghĩ sẽ k dùng để điều khiển Q đc 1 vấn đề nữa aici nói tải 3kva làm sao = 3kw đc nhỉ mình nghĩ không đúng vì P và S khác nhau , nhoc có thể nói theo bản chất vật lý hoặc theo nguyên lý hoặc theo ý hiểu của nhoc không cần đưa ra công thức mà giải thích được thì pro còn j , mình nghĩ rằng khi hiểu sâu vấn đề rồi thì không cần dùng công thức để giải thích .nhóc đã bao giờ chú ý tới điện áp kích từ (Vf) không tải chưa ,mình nhận thấy mô phỏng với tải cực nhỏ P = 1W và Q=1W ( giống chạy không tải ) thì Vf =1 pu (đơn vị tương đối) nhưng khi thêm tải vào thì Vf tăng lên 2,5pu trong khi điện áp đầu cực luôn ổn định ở định mức Et=1pu, theo như mình hỏi thì thường chỉ lên gấp 1,8 đến 2 lần k hiểu tại sao lại lên cao thế ví dụ một máy phát điện có dòng kích từ 100A thì khi có tải chỉ lên tầm 180A( không rõ thục tế có đúng thế k) không hiểu sao của mình lên tận 2,5 đến 3 pu, nhóc có nhận xét j về ảnh hưởng của góc roto đối với hệ qui chiếu quay ( delta ) tới sự ổn định của Vf và điện áp phát ra đầu cực không

                1. Góc tải ( trong đặc tính góc công suất hay thấy kí hiệu là \theta ) trong phạm vi nào là phù hợp ( vấn đề này thấy nhóc có nhắc đến ở bên trên ) ứng với phạm vi đó có giới hạn nào về P và Q của tải không? mình đọc đc điều này nhưng không hiểu rõ lắm đó là : nhận xét đi kèm cùng độ thị đặc tính góc công suất trong các tài liêu hay nói : máy làm việc ổn định trong khoảng từ 0-90 độ , khi tải định mức là 20-30 độ , mình cũng không hiểu tải định mức là bằng bao nhiêu so với công suất máy phát , có quan hệ nào giữa Q và góc tải đó không? có phải nó cũng là đường đặc tính theo cos \theta và cos 2\theta ? ????
                2.Điều chỉnh công suất phản kháng phát ra của máy phát cần chú ý những vấn đề j, khi nào người ta yêu cầu điều chỉnh công suất phản kháng của máy phát?
                Một mạch khuếch đại có K vô cùng lớn nếu có hồi tiếp vi phân sẽ trở thành mạch tích phân. Ngược lại nếu hồi tiếp tích phân sẽ trở thành mạch vi phân. Vấn đề này anh xem lại trong phần feed back control. Nhóc chỉ quen dùng khi ráp các mạch vi - tích phân bằng opamp thôi.

                Góc tải, gần như là góc lệch giữa E và U. Khi góc này nằm trong phạm vi 0 đến 90 º thì góc tăng ứng với P tăng. Như vậy khi tăng P cơ, sẽ làm tăng tốc máy phát, làm tăng tải, nên máy được ổn định.

                Khi góc này vượt quá 90 º thì Góc tăng P sẽ giảm. Khi đó nếu tăng P cơ, làm tăng góc, lại làm giảm P điện. Phần P dư đó sẽ làm máy bị lồng tốc, gây mất đồng bộ, mất ổn định lưới.

                Mỗi máy phát có 1 đặc tính PQ.

                Ở trong khoảng từ góc φ từ -30 º đến +60 º,giới hạn của máy là đường tròn S = const. Đường này ứng với I máy phát = I max cho phép. Nó đại diện cho giới hạn phát nóng của cuộn dây stator. Như vậy nếu thêm P thì phải giảm Q và ngược lại.

                Trong đoạn từ 60% đến 90%, giới hạn này bị giảm xuống, vì khi đó dòng kích từ quá cao có thể làm phát nóng Rotor.

                Trong đoạn từ -30 º đến - 90 º, Giới hạn này giảm nhiều hơn nữa, với các máy cực ẩn, vì khi đó sẽ có phát nóng cục bộ phần lõi thép đầu bối dây Stator. TRong phần này còn một giới hạn đặc biệt có dạng 1 cung tròn, ứng với độ mất ổn định của máy phát và của lưới khi dòng kích từ quá bé.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #98
                  "Chế độ chạy độc lập, điều khiển điện áp cứng. Chế độ này luôn giữ vững điện áp đầu ra không đổi. Như vậy khi áp thấp, nó sẽ tự tăng dòng kích từ lên cho đến khi nào đủ thì thôi. Áp cao sẽ giảm lại. δ U giữa U máy phát và U điều khiển -->' 0

                  Chế độ chạy hòa lưới. (droop hoặc compensated). Khi hòa với lưới, máy phát không điều chỉnh được điện áp bao nhiêu. Nếu điện áp lưới thấp, máy sẽ tăng kích từ, nhưng tăng hết cỡ cũng không khôi phục được điện áp."
                  Nếu hòa vào lưới rồi thì coi lưới là nguồn vô cùng lớn ví dụ một tổ máy phát có thể phát ra 240MVA nhưng lưới điện ví dụ có thể là 15000MVA vô cùng lớn, có thể kéo máy phát chạy thỏa mái mà vẫn ổn định, như vậy có thể cắt hoàn toàn bộ điều khiển cứ để tự máy phát chạy ổn định được, tuy nhiên khi xảy ra sự cố ví dụ sự cố ngắn mạch ở xa thì bộ điều khiển phải nhảy vào, một nguyên nhân nữa là tăng công suất phản kháng của hộ tiêu dùng dẫn đến Q quá cao tổn thất điện áp trên lưới lớn --> mất ổn định điện áp đầu cực sụt áp chẳng hạn, mạch kích từ phải cường hành kích thích để tăng nhanh dòng kích từ lên bội số lần nhằm đưa điện áp đầu cực về ôn định ---> đây có phải là bộ UEL ( chống mất kích từ) , thế còn trường hợp quá kích từ thì sao (OEL). thế còn tổ máy chạy để bù công suất phản kháng cho lưới có tham gia k?, còn nữa bộ PSS (power system stabilty) có giúp làm tắt nhanh dao động k nó k tham gia ah? bộ này trong thực tế mắc lắm thì phải??

                  Comment


                  • #99
                    Nhóc gởi anh một số đặc tuyến của máy phát để anh tham khảo. các đặc tuyến này xin của anh bạn làm ở nhà máy Điện Thủ Đức.

                    Đây là đặc tuyến giới hạn PQ chung cho các loại máy phát:


                    Đặc tuyến PQ của loại máy phát Tua bin hơi, làm mát bằng Hydro, của nhà máy Điện Phú Mỹ:


                    Đặc tuyến PQ của máy phát Tua bin hơi, làm mát bằng Hydro nhà máy điện Thủ Đức:


                    Đặc tuyến V máy phát tua bin hơi, nhà máy điện Thủ Đức:


                    Đặc tuyến không tải, ngắn mạch và có tải máy phát tua bin hơi, nhà máy Điện Thủ Đức:
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                      Nhóc gởi anh một số đặc tuyến của máy phát để anh tham khảo. các đặc tuyến này xin của anh bạn làm ở nhà máy Điện Thủ Đức.

                      Đây là đặc tuyến giới hạn PQ chung cho các loại máy phát:


                      Đặc tuyến PQ của loại máy phát Tua bin hơi, làm mát bằng Hydro, của nhà máy Điện Phú Mỹ:


                      Đặc tuyến PQ của máy phát Tua bin hơi, làm mát bằng Hydro nhà máy điện Thủ Đức:
                      Cô Nhóc và mọi người giải thích giùm mình Nhiều thắc mắc này với nhé :
                      - Theo mình nghĩ, S = sqrt ( P2 + Q2) . Tức là nếu lý tưởng máy có thể phát P bằng với S, tương đương lúc đó Q =0 , hay là vận hành với Cos = 1 . Cái này còn phụ thuộc vào công suất của Tuabin . Vậy tình trạng làm việc của máy phát sẽ như thế nào ? Kích từ sẽ điều chỉnh ra sao ? Có phải nó duy trì dòng
                      - Nếu vận hành với Cos = 0, tương đương máy phát sẽ phát hay nhận Q , tùy vào dòng kích từ . Theo lý thuyết nó có thể phát hay nhận = +-S đúng không nhỉ ? Nhưng theo đặc tính của máy phát, nó chỉ phát được gần 0,8 % và nhận về lại bị giới hạn ít hơn. Có phải lúc phát, do khả năng đem dòng kích từ qua các chổi than kém ( đánh lửa ) nên chỉ giới hạn đến mức đó để không xẩy ra dao động dòng trong cuộn Roto,
                      Còn khi nhận về tại sao nó lại bị giới hạn như vậy ? - Hay do giới hạn thấp của Kích Từ không cho phép mình điều chỉnh vượt ra ( khi đó nó hiểu giống mất kích từ ??) , Nhưng bản chất của nó là ntn ?
                      ( Theo như Cô Nhóc nói là do giới hạn nhiệt độ của cuộn dây Stato và Roto )
                      - Trên đường đặc tính, các vùng quá tải ( dòng, áp ), vùng tải không đối xứng được xác định như thế nào ?
                      ( Cô Nhóc bảo là nó nằm trong khoảng góc - 30 đến 60 độ ? )

                      Hi, cảm ơn mọi người . Đừng chửi mình hỏi nhiều và ngớ ngẩn ... !!
                      Last edited by exp123; 21-04-2010, 19:10.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi exp123 Xem bài viết
                        Cô Nhóc và mọi người giải thích giùm mình Nhiều thắc mắc này với nhé :
                        - Theo mình nghĩ, S = sqrt ( P2 + Q2) . Tức là nếu lý tưởng máy có thể phát P bằng với S, tương đương lúc đó Q =0 , hay là vận hành với Cos = 1 . Cái này còn phụ thuộc vào công suất của Tuabin . Vậy tình trạng làm việc của máy phát sẽ như thế nào ? Kích từ sẽ điều chỉnh ra sao ? Có phải nó duy trì dòng
                        Nhóc sẽ trình bày chỗ này rõ hơn một tý:
                        1/. Thông thường cong suất của động cơ sơ cấp sẽ nhỏ hơn S. Nghĩa là khi tua bin đã phát hết công suất, thì máy vẫn có thể phát thêm Q, ứng với cos φ khoảng 0,8..0,85.

                        Thí dụ như tua bin nhà máy điện Thủ Đức có công suất 66MW, nhưng máy phát 85 MVA. Tua bin khí nhà máy điện Bà Rịa 37,5 MW máy phát 50 MVA.Máy phát sẽ thay đổi cong suất phản kháng Q bằng cách thay đổi dòng kích từ. Đặc tính droop của bộ điều áp sẽ xác định giữa Q máy phát, điện áp đặt của bộ điều áp (Uref) và điện áp đo lường của đầu cực máy phát. Thường theo hàm:

                        U ref = Ump + K1 I sin φ + K2 I cos φ

                        Đối với các bộ điều áp của các máy nhỏ, thành phần K1 I sin φ và K2 I cos φ được thêm vào bằng cách cho dòng điện từ thứ cấp của biến dòng máy phát chảy qua một tổng trở gồm R và L thay đổi được. Điện áp này sẽ được nối tiếp với điện áp hồi tiếp của máy phát điện.

                        Đối với các bộ điều áp của máy lớn, thì các thành phần này được đưa vào mạch phân tích bằng điện tử, hoặc các bộ P, Q transducer.
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi exp123 Xem bài viết
                          - Nếu vận hành với Cos = 0, tương đương máy phát sẽ phát hay nhận Q , tùy vào dòng kích từ . Theo lý thuyết nó có thể phát hay nhận = +-S đúng không nhỉ ? Nhưng theo đặc tính của máy phát, nó chỉ phát được gần 0,8 % và nhận về lại bị giới hạn ít hơn. Có phải lúc phát, do khả năng đem dòng kích từ qua các chổi than kém ( đánh lửa ) nên chỉ giới hạn đến mức đó để không xẩy ra dao động dòng trong cuộn Roto,
                          Còn khi nhận về tại sao nó lại bị giới hạn như vậy ? - Hay do giới hạn thấp của Kích Từ không cho phép mình điều chỉnh vượt ra ( khi đó nó hiểu giống mất kích từ ??) , Nhưng bản chất của nó là ntn ?
                          Anh lưu ý giúp là các hình vẽ trên được vẽ với thang tọa độ là PU (per unit) chứ không phải % (Percent). Như vậy 0,8 PU nghĩa là 80%.

                          Khi máy phát làm việc trên đoạn AB sẽ tương ứng với chế độ dòng kích từ cao, vì phải phát Q và P. Cos φ càng thấp, dòng kích từ càng cao, Do đó sẽ gây phát nóng Rotor. Vì thế S không thể giữ nguyên mà phải giảm bớt 1 trong 2 thành phần P, Q. Khi Cos phi =0, thậm chí cả khi giảm xuống 0, mà Q cũng thấp hơn S đáng kể.

                          Đoạn BC thì dòng kích từ còn chưa cao quá, nên nhiệt độ của Rotor chưa đến mức giới hạn. Khi đó giới hạn của máy phát hoàn toàn tùy thuộc vào mức độ phát nhiệt của cuộn dây Stator , nghĩa là vào dòng điện Stator, hay cụ thể hơn là S.

                          Đoạn CD phân tích phức tạp hơn. Nhóc sẽ viết một bài riêng về đoạn này.

                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • Giới hạn của máy phát khi làm việc ở đoạn CD:

                            Trong máy phát Tua bin hơi và tua bin khí, Rotor là loại cực ẩn, 2 cực, vì tốc độ cao. Với tốc độ cao như thế, lực ly tâm của các đầu cuộn dây quán trên rotor rất lớn.Để bảo vệ các cuộn dây này không bị lực ly tâm làm biến dạng hoặc phá hủy, hai đầu rotor có lắp các vòng kiềng bảo vệ bằng thép rất chắc chắn, gọi là retaining ring, hay đai kiểng Rotor.

                            Tuy nhiên, vòng thép này lại là chỗ để gây ra từ thông tản đầu cực của máy phát khi mang tải. Từ thông này móc vòng từ đầu của lõi từ stator ra đai kiềng Rotor. Do từ thông này thẳng góc với lõi từ nên tạo ra dòng điện xoáy mà việc phân lớp lõi từ bằng lá thép không hạn chế được. Từ đó dẫn đến phát nóng các lá thép phần đầu của lõi từ Stator.

                            Khi có dòng kích từ, dòng này sẽ từ hóa đai kiềng, làm cho đai kiềng bão hòa từ. Nhờ vậy, nó khó có khả năng dẫn từ thêm, làm cho từ thông tản giảm đi rất nhiều.

                            Đoạn CD là đoạn tương ứng với dòng điện từ hóa của máy phát rất thấp, ứng với từ thông tản đầu cực rất cao, làm phát nóng cục bộ đầu lõi thép Stator. Vì vậy đoạn này máy phát phải giảm bớt dòng tải.

                            Đối với Tua bin nước, tốc độ thấp, kích thước rotor lớn, nên không có đai kiềng rotor. Vì vậy đoạn CD rất gần với vòng tròn S.

                            Riêng sự khác biệt giữa Tua bin hơi và tua bin khí, thì Nhóc chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân khác biệt, vì cả 2 máy đều có đai kiềng.





                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment



                            • hi, cô nhóc giỏi thiệt đó .
                              Mình đồng ý , theo đặc tính thì đoạn OA trên trục ảo là đoạn giới hạn phát Q do giới hạn nhiệt của Roto còn đoạn nhận Q là OD thì do ổn định và phát nóng trên các đầu nối dây Stator. Nhưng với nhà máy nhiệt điện thì sao chứ với Thủy Điện, do điều kiện xâm thực và độ đảo, độ rung tăng cao của Tuabin khi làm việc ở Chế độ không ổn định nên thực tế không cho phép vận hành với khoảng < 0,6PF ( mình ước lượng tương đối, tùy nhà máy ) . Cho nên việc nhận, phát Q tối đa theo đường đặc tính chỉ thực hiện được khi chuyển qua chế độ bù. Đó là trường hợp vận hành với hệ số Cosphi =0 .
                              Và cũng do giới hạn công suất của Tuabin ( Có lẽ người ta thường chọn công suất của Tuabin nhỏ hơn công suất của máy phát thì phải ) , cho nên việc phát công suất tương ứng với 1,0PF cũng sẽ bị giới hạn . Như vậy khi vận hành ở Cosphi = 1 , nếu Tuabin làm việc với định mức ( không quá tải ) thì ý nghĩa của việc P = S là không có .
                              Hay tương ứng với Pdm thì sẽ phát hay nhận tương ứng với 1 lượng Q nữa .
                              Giới hạn của nó tới điểm E ( mình vẽ tạm ) . Trong trường hợp này, muốn tăng P > Pdm thì chỉ có cách là mở thêm độ mở cánh hướng ---> Quá tải Tuabin --> không cho phép vận hành .

                              Vậy cho mình hỏi, khi Cos = 1 --> Q =0 ,Theo đặc tính hình V của máy điện đồng bộ thì lúc này dòng kích từ nó điều chỉnh theo hàm Ikt = f(I) phải không - và điều chỉnh theo đường kích từ không tải ? . Vì lúc này, điện áp đầu cực là điện áp nút nên việc thay đổi điện áp của máy phát dựa vào dòng kích từ là không có ý nghĩa với hệ thống vô cùng lớn, và xem như U = const .
                              Vấn đề này mình cũng đang đau đầu . Cảm ơn mọi người !!!
                              ------------------
                              Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua

                              Comment


                              • Khi làm việc với Cos φ =1, máy phát sẽ không làm việc với đường không tải nữa. Như trong đặc tuyến không tải Nhóc đưa lên, thì khi đủ điện áp đã cần 354A rồi. Lúc đó muốn tăng tải với PF=1 thì phải theo các đặc tuyến trong họ đặc tuyến V. Trong trường hợp này là điểm nối giữa trị số không tải [354, 0] (tứ dòng I stator =0, dòng I kích thích =354A) đến các điểm thấp nhất của các đặc tuyến V. Đó chính là đường có ghi chú 1.0.
                                Các đường có ghi chú khác (0.9, o.8, 0.7...) lead hay lag và đường 1 sẽ giao nhau ở điểm không tải [0, 354]
                                Nhóc thích nghịch điện,
                                Nhóc thích xì păm,
                                Nhóc thích trêu mấy anh.
                                Hi hi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                quocthai Tìm hiểu thêm về quocthai

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X