Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy đo mạch tự động !!!!!!!!!!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Đúng là vậy! Nói toẹt ra là tất cả mọi điểm đều có kim đo. Cái phần cứng nó lo vụ Switch giữa các đôi chân bất kỳ và chương trình sẽ phải viết cho mỗi loại mảng mạch cụ thể. Các giá trị sẽ bị quăng cái rẹt vào thằng máy tính. Hic! Vào đó rồi nó sẽ kết hôn với Excell nhờ bà mối là giao diện "made in ta làm lấy". Kết quả mong muốn là chúng sinh ra cái bảng Excell mang số liệu ta cần. Mạch máy nào cũng cần đo thử trước khi xuất xưởng và các nhà sản xuất đã làm thế lâu rồi. Với 1 mạch bất kỳ chúng tôi còn phải làm que đo (kim) đặt chính xác tại các TP (Test Point) chứ của bạn là cái giắc rồi thì sẽ nhàn hơn về mặt cơ khí.
    Thế là xong! Thuật toán chỉ có vậy thôi nhưng làm cũng mệt vì giao thức lằng nhằng. Đơn giản như sản xuất cái TV mà công nhân cũng hì hụi lôi đồng hồ ra đo thì ...Hic! Người ta chỉ cần ấn cả cái Board lên "bàn chông" và nhấn nút 1 phát, máy nó làm cái vèo là lên cả mớ thông số rồi. Hướng là vậy đấy, cứ thế mà làm thôi!
    Tập đoàn MIN, MOD là đao phủ của tự do ngôn luận!

    Comment


    • #17
      Hi,
      Cái vụ này thì nên bắt chước cái máy test bằng tay chỉ cần thêm một chú MCU để tự động hoá nó thôi. Thông thường một mạch có một máy đo riêng và máy đo được cấu tạo như một bàn chông (có lò xo) và cái mạch được định vị theo cái khuôn của bàn chông đó. Nếu đo bằng tay thì người ta sẽ vặn các chuyển mạch để chuyển que đo tới từng chân đo một còn nếu tự động hoá thì cho nó vài cái relay vào rồi tuỳ theo quy trình đo mà lập trình đóng ngắt relay để chuyển que đo tới vị trí cần đo thôi. Nói chung thì cái này chẳng khó khăn gì chỉ hơi căng vụ file exel (cái này có thể làm củ chuối bằng cách xuất ra file text rồi import vào exel).
      Thân ái.
      Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
      Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

      Comment


      • #18
        Nếu bây giờ có 200 cái đầu ( điểm ) phải đo thì bao nhiêu cái role cho vừa hả các bác ? Nếu một số điểm đó có điện áp lớn , tần số cao hoặc ( yêu cầu độ chính xác cao ) ( không cho phép méo dạng, làm sai lệch tín hiệu thì chuyển mạch điện tử cũng rất khó khăn !
        --- về nguyên tắc thì dùng chuyển mạch rơ le để test các mạch ( không quá nhạy cảm ) là rất OK ... nhưng khổ nỗi mạch rơ le thì rất cồng kềnh , đắt tiền, tiếng ồn lớn ( nhức đầu )

        --- mạch điện tử thì gọn gàng hơn , êm ái nhưng phải kiểm soát được độ suy hao, méo dạng, sai số đo

        Tùy từng bài toán cụ thể mà chọn phương án hoặc kết hợp cái nọ cái kia. Việc mở rộng port thì là việc đơn giản thôi.
        Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi ssgabeo Xem bài viết
          thì bạn dùng 74595 để đk các switch đó, đầu ra có thể vô biên được.
          mình vừa bảo có ý tưởng thì các bác sau cũng nói như vậy rồi
          Việc chuyển que đo tới điểm đo không tuần tự nha bạn. Mà ở 1 điểm A có thể que đen sẽ chuyển tới đó rùi qua 2,3 bước đo sau que đen lại quay về điểm A nữa, rùi có thể 2,3 bước sau nữa que đỏ sẽ tới điểm A (tùy theo yêu cầu của nsx)

          Nguyên văn bởi Hard Xem bài viết
          Hi,
          Cái vụ này thì nên bắt chước cái máy test bằng tay chỉ cần thêm một chú MCU để tự động hoá nó thôi. Thông thường một mạch có một máy đo riêng và máy đo được cấu tạo như một bàn chông (có lò xo) và cái mạch được định vị theo cái khuôn của bàn chông đó. Nếu đo bằng tay thì người ta sẽ vặn các chuyển mạch để chuyển que đo tới từng chân đo một còn nếu tự động hoá thì cho nó vài cái relay vào rồi tuỳ theo quy trình đo mà lập trình đóng ngắt relay để chuyển que đo tới vị trí cần đo thôi. Nói chung thì cái này chẳng khó khăn gì chỉ hơi căng vụ file exel (cái này có thể làm củ chuối bằng cách xuất ra file text rồi import vào exel).
          Thân ái.
          vấn đề là làm thế nào để đóng ngắt relay hiệu quả hả bạn? ít thì còn được, đằng này có tới hàng trăm cái relay lận. Còn cái file kia mình xử lý sau cũng được

          Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
          Nếu bây giờ có 200 cái đầu ( điểm ) phải đo thì bao nhiêu cái role cho vừa hả các bác ? Nếu một số điểm đó có điện áp lớn , tần số cao hoặc ( yêu cầu độ chính xác cao ) ( không cho phép méo dạng, làm sai lệch tín hiệu thì chuyển mạch điện tử cũng rất khó khăn !
          --- về nguyên tắc thì dùng chuyển mạch rơ le để test các mạch ( không quá nhạy cảm ) là rất OK ... nhưng khổ nỗi mạch rơ le thì rất cồng kềnh , đắt tiền, tiếng ồn lớn ( nhức đầu )

          --- mạch điện tử thì gọn gàng hơn , êm ái nhưng phải kiểm soát được độ suy hao, méo dạng, sai số đo

          Tùy từng bài toán cụ thể mà chọn phương án hoặc kết hợp cái nọ cái kia. Việc mở rộng port thì là việc đơn giản thôi.
          Mình dùng relay cũng được. Còn việc mở rộng port thì như thế nào hả bạn. Bạn cứ nói cách mở rộng cụ thể cho mọi người cùng tham khảo
          (]-[@]\[(-, |3i]< ]\[(-,@¥` ]v[@i Pv@ $@o ]\[µ@...
          |)µ` (o' Pv@ $@o (µ]\[(-, (]-[@]\[(-, $@o

          MỌI NGƯỜI CÙNG CHIA SẺ NÀO!!!!!!!!!

          Comment


          • #20
            Mở rộng thì anh Dương đã bảo ko khó mà và sự thật nó ko khó. VIệc mở rộng port tỏ ra rất hiệu quả khi dùng các IC dịch 595. DÙng role/switch điện tử thì ưu nhược điểm đã đc mấy anh nói rõ, mình ko replay lại. Giờ là quyết định của bạn.


            Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
            Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

            Comment


            • #21
              @nhidaigia : Ô hay, mở rộng port bằng giao tiếp SPI với 74595 đấy thôi
              Vậy thì để tối ưu theo cách của bác Quế Dương thì ta sẽ kết hợp dùng switch điện tử hay relay cho các chỗ khác nhau, thế là có vẻ ngon đấy, xuất ra excel thì những phần mềm mình từng biết là xuất thẳng được là VB và Labview

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi nhidaigia Xem bài viết
                Xin chào các cao thủ...
                Em đang làm một đề tài này cho công ty nhằm giảm thời gian thao tác của công nhân.
                Thay vì công nhân phải đưa kim đo đến từng chân linh kiện, đọc giá trị và ghi lại lên giấy. (cách này rất lâu)
                Thì bây giờ em mún máy sẽ tự đo và ghi lại giá trị (xuất ra file excel lun)bằng cách đặt sẵn nhiều kim đo vào vị trí cần đo trước. vấn đề là làm sao mà chuyển 2 kim đo của máy đo tới vị trí mà mình đo 1 cách hiệu quả nhất
                Em sử dụng máy đo Keithley 2000 (có giao tiếp RS232 với máy tính)
                Mong được các cao thủ giúp đỡ !!!


                trước hết mạch của bác phải được thiết kế theo chuẩn và tiêu chuẩn để các điểm test được gom vào những vị trí tiện lợi cho chắm chân test
                bác sử dụng MCU và thiết kế phần mềm phù hơp với yêu cầu cần test của bác , MCU sẽ nhận biết như thế nào là khối tốt thế nào là khối lỗi

                nếu khối tốt có nghĩa là các linh kiện trong khối đó không sai sót ji
                nếu khối lỗi có nghĩa là trongb khối đó có linh kiện lỗi lúc này ta mới đo đến từng linh kiện như bác đang làm

                mạch phải thiết kế theo chuẩn để gom các điểm test nhằm thuận lợi trong quá trình test các điểm test được cắm theo thứ tự , vận hành phần mềm để chuyển mạch đến các điểm test theo ý muốn " có thể dùng chuyển mạch điện tử hay chuyển mạch cơ khí tùy đặc điểm và yêu cầu "

                phần mềm sẽ hiện thị các giá trị đo được lên màn hình đồng thời xuất ra excel , tạo các tool công cụ để có thể thao tác thay đổi vị trí quét theo ý muốn thật tiện lợi

                VT
                http://baohanhbeptu.vn
                Công Ty Điện Tử Công Nghiệp Và Thiết Bị Xây Dựng Hà Thành
                Số 01 Ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh - HN
                ĐT: 0967 403 123

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi nhidaigia Xem bài viết
                  Xin chào các cao thủ...
                  Em đang làm một đề tài này cho công ty nhằm giảm thời gian thao tác của công nhân.
                  Thay vì công nhân phải đưa kim đo đến từng chân linh kiện, đọc giá trị và ghi lại lên giấy. (cách này rất lâu)
                  Thì bây giờ em mún máy sẽ tự đo và ghi lại giá trị (xuất ra file excel lun)bằng cách đặt sẵn nhiều kim đo vào vị trí cần đo trước. vấn đề là làm sao mà chuyển 2 kim đo của máy đo tới vị trí mà mình đo 1 cách hiệu quả nhất
                  Em sử dụng máy đo Keithley 2000 (có giao tiếp RS232 với máy tính)
                  Mong được các cao thủ giúp đỡ !!!
                  Trong các nhà máy lắp ráp người ta sử dụng một cái bàn tess . Trên bàn tess có một cái bảng gắn một loạt các kim đo . Vị trí của các kim đo được gắn chính xác với từng vị trí của bảng mạch PCB cần tess . Thông thường để cho nhanh , ta dùng luôn chĩnh bảng mạch PCB của sản phẩm . Thay vì lắp linh kiện , ta lắp luôn các kim đo lên trên bảng mạch đó . Vì thiết kế bảng mạch PCB sẽ trùng khít vị trí của từng đường mạch với sản phẩm .
                  Bảng kim đo tess đó được định vị chính xác lên bàn máy đo có cữ can chuẩn . Khi đặt bảng mạch sản phẩm lên bàn tess thì tất cả các điểm tess sẽ đều được tiếp xúc với các đường mạch cần tess trên sản phẩm theo cữ can chuẩn .
                  Trên bàn máy tess có hệ thống cơ khí giúp cho sản phẩm được giữ chặt vàm bàn tess . Hệ thống này có thể được sử dụng bằng thủy lực hoặc cơ tay , Thực tế nó chỉ là bàn ép để sản phẩm không bị cập kênh trên bàn tess , giúp các que đo tiếp xúc tốt với bảng mạch sản phẩm .
                  Các kim đo đến một mạch xử lý analog để chuyển dạng điện áp của sản phẩm thành một thang đo duy nhất phù hợp .Sau đó các điện áp này được đưa đến một bộ ADC chuyển thành dạng số đưa vào máy tính .
                  Như vậy Cty có bao nhiêu sản phẩm cần sản xuất , sẽ cần có bấy nhiêu bảng tess và từng ấy bộ chuyển đổi thang đo . Trên bảng tess có thể có thêm một khối nguồn để cung cấp cho sản phẩm .
                  Về số lượng các kênh của máy tess . Người ta có công thức 4-6-8 . Theo công thức đó , trong công nghiệp người ta quy định mỗi công nhân không làm một việc quá các con số đó .
                  Một CN không được lắp ráp quá 4 giá trị linh kiện . Không quá 6 hoặc 8 số lượng linh kiện . Như vậy một nhân viên Tess sẽ không được quản lý quá 8 giá trị của sản phẩm .
                  Nếu bạn thiết kế một máy tess với 200 giá trị thì quá hoang tưởng ????? Trong công nghiệp người ta quy định , tốc độ sản xuất thấp nhất không quá 1 phút cho một sản phẩm . Người kỹ sư phụ trách tess sẽ hoa mắt khi phân tích tới 200 giá trị trong vòng 1 phút . Một phút có 60 giây , vậy mỗi giây phải đọc là 200/60=3.3 giá trị ????? Có lẽ người kỹ sư tess đó phải có con mắt của Đại bàng và một bộ óc của Pentium 9 ???? . Tôi không biết sản phẩn của Cty bạn là thứ gì cao cấp tới mức mà cần tới 200 điểm tess .
                  Thực tiễn mỗi người tess chỉ phụ trách khoảng 6 tới 10 giá trị là cực điểm . Cho nên chỉ cần thiết kế loại máy đo có 10 kênh là quá đủ .
                  Nhưng với một sản phẩm cần tess nhiều điểm hơn thì sao ? Sẽ cần phải có 2 hoặc 3 máy đo với 2 hoặc 3 nhân viên tess . Một nhà máy sản xuất main Tivi cần tới 4 công đoạn tess . Trong khi một main TV có khoảng 30 điểm tess ( số điểm TP , tùy theo từng loại Tivi ) . Mỗi nhân viên Tess chỉ được phép quản lý một phần số liệu của sản phẩm thôi .
                  Chiếc máy đo Keithley 2000 của bạn chỉ nên trang bị cho Phòng thí nghiệm , phòng thiết kế . Nếu đưa vào sản xuất thì không hợp lý . Chắc nó có mỗi một kênh nên phải chuyển que đo liên tục tới các điểm trên sản phẩm . Nếu tự viết phần mềm thì cũng mệt mỏi đó . Vì phần mềm vừa ghi chép số liệu vừa phải điều khiển chuyển mạch que đo tới các điểm tự động .
                  Nếu Cty bạn có nhu cầu thì bên Cty của tôi có thể trợ giúp trong việc này . Một phần mềm đơn giản và hiệu dụng ( xem hình ) Có 10 kênh tín hiệu vào , hệ số phân giải 12 bit sẽ kiểm tra đồng thời 10 giá trị điện áp DC hoặc AC hoặc đếm xung hoặc deciben . Việc khai báo giá trị thang đo dễ dàng . Tốc độ đo được khai báo từ 1mili giây tới 1 giờ . Trong sản xuất thì đặt ở giá trị 1 giây một lần đo ( sampling ) . Như vậy trong 1 phút , máy sẽ đo 60 lần . Ta có thể khai báo tốc độ nhanh hơn hay chậm hơn cũng được .
                  Phần mềm cho phép lưu trữ 1 triệu giá trị đo trong một file . Giả sử bạn đặt 1 giây một giá trị , thì một ngày bạn sẽ có 86400 giá trị . Hoặc 28800 giá trị trong một ca 8 giờ . Hoặc nếu bạn đặt tốc độ đo ở 0.1 giây bạn sẽ có số lượng giá trị gấp 10 lần . Giá trị đó cũng chưa vượt qua được 1 triệu giá trị .
                  File lưu trữ số liệu bạn có thể setup trở thành file chuyên dụng của máy đo hoặc dịnh dạng Exel hoặc dạng TXT . Số liệu ghi chép có thể ở dạng mặc định , có thể khai báo ở chế độ chọn lọc . Ví dụ khi giá trị bằng 0 thì phần mềm không lưu số liệu đó .
                  Trong file đó có lưu luôn giá trị thời gian của phép đo . Như vậy sẽ biết được thời gian nào Nhân viên tess có làm việc , thời gian nào nghỉ giải lao , thời gian nào không làm việc , Tốc độ làm việc của nhân viên tess ......
                  Nếu phần mềm được khai báo ở giá trị đo theo số thứ tự thì ta sẽ biết được số lượng sản phẩm đã được tess theo đùng thời gian thực .
                  Hệ thống các máy tính tess nếu được ghép nối mạng thì từ văn phòng ta có thể biết chính xác quá trình sản xuất dưới phân xưởng tại thời điểm hiện tại ( số lượng sản phẩm , tình trạng bị lỗi , tốc độ sản xuất .... )


                  ( Những giá trị trên hình vẽ hiện tại không lắp bộ chuyển đổi nên giá trị hơi lạ kỳ ).
                  Attached Files
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment


                  • #24
                    Hiện tại mình đã làm xong phần mềm gồm:
                    - Giao tiếp Keithley 2000 với máy tính
                    - Xử lý dữ liệu và xuất kết quả ra file text (hoặc excel)
                    - Thiết kế giao diện người dùng
                    Nhưng khi mình quay lại vấn đề phần cứng thì không sao tối ưu phần chuyển mạch được.
                    Nếu mở rộng port VDK để đóng từng cái relay thì tốn quá nhiều IC.
                    Mình có ý tưởng là sử dụng LED ma trận (đèn nào sáng thì relay tương ứng sẽ đóng) nhưng không sao lấy được áp để kick cho relay[IMG]7b5dcf1a04a8c2d0e_41413712.untitled.bmp[/img][/url][/IMG]
                    Mong các bạn giúp đỡ!!!!!!
                    (]-[@]\[(-, |3i]< ]\[(-,@¥` ]v[@i Pv@ $@o ]\[µ@...
                    |)µ` (o' Pv@ $@o (µ]\[(-, (]-[@]\[(-, $@o

                    MỌI NGƯỜI CÙNG CHIA SẺ NÀO!!!!!!!!!

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi nhidaigia Xem bài viết
                      Hiện tại mình đã làm xong phần mềm gồm:
                      - Giao tiếp Keithley 2000 với máy tính
                      - Xử lý dữ liệu và xuất kết quả ra file text (hoặc excel)
                      - Thiết kế giao diện người dùng
                      Nhưng khi mình quay lại vấn đề phần cứng thì không sao tối ưu phần chuyển mạch được.
                      Nếu mở rộng port VDK để đóng từng cái relay thì tốn quá nhiều IC.
                      Mình có ý tưởng là sử dụng LED ma trận (đèn nào sáng thì relay tương ứng sẽ đóng) nhưng không sao lấy được áp để kick cho relay
                      Mong các bạn giúp đỡ!!!!!!
                      E kè khè khè ! anh đây tên là Giản , họ Đơn . tức là Đơn văn Giản .
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                        E kè khè khè ! anh đây tên là Giản , họ Đơn . tức là Đơn văn Giản .
                        Bác này spam j thế?
                        Nếu số relay là 640 cái thì bác cũng mở rộng port cho VDK ah?
                        Nếu có cao kiến thì mong cao thủ giúp đỡ chứ cứ nói úp mở thế nay thì sao e hiểu j dc.
                        (]-[@]\[(-, |3i]< ]\[(-,@¥` ]v[@i Pv@ $@o ]\[µ@...
                        |)µ` (o' Pv@ $@o (µ]\[(-, (]-[@]\[(-, $@o

                        MỌI NGƯỜI CÙNG CHIA SẺ NÀO!!!!!!!!!

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi nhidaigia Xem bài viết
                          Hiện tại mình đã làm xong phần mềm gồm:
                          - Giao tiếp Keithley 2000 với máy tính
                          - Xử lý dữ liệu và xuất kết quả ra file text (hoặc excel)
                          - Thiết kế giao diện người dùng
                          Nhưng khi mình quay lại vấn đề phần cứng thì không sao tối ưu phần chuyển mạch được.
                          Nếu mở rộng port VDK để đóng từng cái relay thì tốn quá nhiều IC.
                          Mình có ý tưởng là sử dụng LED ma trận (đèn nào sáng thì relay tương ứng sẽ đóng) nhưng không sao lấy được áp để kick cho relay[IMG]7b5dcf1a04a8c2d0e_41413712.untitled.bmp[/img][/url][/IMG]
                          Mong các bạn giúp đỡ!!!!!!
                          Bạn nên dùng nguyên lý truy nhập dữ liệu của IC nhớ ấy. Mỗi relay là 1 ô nhớ, mỗi ô nhớ sẽ có 1 địa chỉ, số bít của bus địa chỉ phụ thuộc vào số relay (2 relay cần 1 bít, 4 relay cần 2 bít...). Khi cần đóng relay nào thì trên bus địa chỉ MCU sẽ gửi ra dữ liệu địa chỉ của relay ấy. Bộ giải mã địa chỉ bạn có thể dùng IC 74hc138 (giải mã địa chỉ vào 3 bít ra 8 kênh) hoặc 74hc154 (vào 4 bít, ra 16 kênh), nếu số relay lớn thì thiết kế nhiều tầng IC giải mã. Con MCU sẽ điều khiển việc đo, thứ tự đo không nhất thiết phải tuần tự 1,2,3,.. mà có thể theo 1 trình tự bất kỳ ta có thể lập trình cho MCU.
                          Chuyên thiết kế mạch điều khiển, lắp đặt cơ khí, ĐT: 0913059995.

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi nhidaigia Xem bài viết
                            Bác này spam j thế?
                            Nếu số relay là 640 cái thì bác cũng mở rộng port cho VDK ah?
                            Nếu có cao kiến thì mong cao thủ giúp đỡ chứ cứ nói úp mở thế nay thì sao e hiểu j dc.
                            Hi, bạn làm được chưa ? ý tưởng dùng led ma trận rất hay , tuy nhiên phần mạch kích sẽ phức tạp hơn, dùng transistor thay led chẳng hạn ?!

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi nhidaigia Xem bài viết
                              Hiện tại mình đã làm xong phần mềm gồm:
                              - Giao tiếp Keithley 2000 với máy tính
                              - Xử lý dữ liệu và xuất kết quả ra file text (hoặc excel)
                              - Thiết kế giao diện người dùng
                              Nhưng khi mình quay lại vấn đề phần cứng thì không sao tối ưu phần chuyển mạch được.
                              Nếu mở rộng port VDK để đóng từng cái relay thì tốn quá nhiều IC.
                              Mình có ý tưởng là sử dụng LED ma trận (đèn nào sáng thì relay tương ứng sẽ đóng) nhưng không sao lấy được áp để kick cho relay
                              Mong các bạn giúp đỡ!!!!!!
                              Ma trận LED được hiển thị với hiệu ứng lưu ảnh trên võng mạc mắt.
                              Bạn định dùng hiện tượng quán tính cơ khí của rơ-le để quét rơ-le à?

                              Tại sao lại cần nhiều điểm đo thế? 640 dây đo cắm trên một board là điều không thể tưởng tượng được với tớ.

                              Bạn thử hình dung một mô hình thế này nhé:
                              - Bạn cần chọn 2 dây đo bất kì đưa vào 2 đầu vào của ADC (hay đồng hồ đo), do đó bạn cần hệ thống chọn 1/n tín hiệu cho đầu vào 1, 1/n cho đầu vào 2 (2 cái hoàn toàn giống nhau).
                              - 2 cái này có thể tích hợp trên một board chung (cần phải làm thế nếu không nối dây giữa 2 board cũng chết)
                              - Mỗi đầu dây tín hiệu sẽ có 1 trong 3 trạng thái (nối đầu vào 1, nối đầu vào 2, hoặc chả nối đâu)
                              - Mỗi đầu dây tín hiệu trên board coi như có 1 địa chỉ (0 đến n-1)
                              - Đầu dây tín hiệu kết nối với đầu vào 1 được chỉ bởi dãy bit A (địa chỉ A) (giống như truy xuất RAM, có bạn đã nói)
                              - Đầu dây tín hiệu kết nối với đầu vào 2 được chỉ bởi dãy bit B (số bit cần thiết là ln(n)/ln(2), thường chọn là 8)

                              Bây giờ giải quyết phần cứng:
                              - Tại mỗi đầu tín hiệu bạn cần 1 relay để chọn kết nối với đầu vào 1, 1 relay để chọn kết nối với đầu vào 2, mỗi relay được điều khiển bởi 1 tín hiệu riêng (relay có thể là relay cơ hoặc relay bán dẫn, tóm lại nó là linh kiện cho phép cắt/nối 2 điểm và thỏa mãn yêu cầu sử dụng)
                              - Tín hiệu điều khiển kết nối sẽ được tạo từ bảng giải mã địa chỉ. Nếu giải mã bằng IC giải mã 3-bit (8 đầu ra) thì bạn cần 92 IC cho 640 đầu ra, nếu giải mã bằng IC giải mã 4-bit (16 đầu ra) thì bạn cần 43 IC cho 640 đầu ra.
                              - Bạn cần 10-bit địa chỉ để chọn được 1/640. Bạn cần 22 chân vdk để điều khiển được 2 bộ chọn 1/640

                              Chúc bạn thành công!

                              Comment


                              • #30
                                Tham khảo mấy cái máy ICT của dây chuyền gắn linh kiện mounter ấy!

                                Nó chuyển mạch bằng PLC còn phần đo thì do PC đảm nhận.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                nhidaigia Tìm hiểu thêm về nhidaigia

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X