Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tắt động Cơ Khi điện Lưới Bị Mất Pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Khi dòng trên 1 pha bị mất, thì dòng trên 2 pha còn lại sẽ tăng, nhưng vẫn luôn bằng nhau và trái chiều. Do đó mạch cộng của chị Lan Hương sẽ vẫn cho ra điện áp bằng 0.

    Đây là nguyên lý của định luật Kiếc Khốp 2 bảo toàn dòng.

    Nếu mạch cho ra áp <> 0 có lẽ do các biến dòng khi quấn không được thiết kế kỹ lưỡng, hoặc khi ráp mạch dùng R tải lớn quá nên khi đó gây ra xung nhọn do bão hòa từ, áp ra không sin, và có sai số. Nếu lợi dụng sai số đó để ráp mạch thì Nhóc không dám.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #32
      ... dòng trên 2 pha còn lại ... bằng nhau và trái chiều ... cô nhóc
      Bằng nhau thì có lý, nhưng góc lệch lượng giác giữa hai pha là 120 độ mà trái chiều thì thật là .... bó chiếu.

      Lan Hương.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
        Bằng nhau thì có lý, nhưng góc lệch lượng giác giữa hai pha là 120 độ mà trái chiều thì thật là .... bó chiếu.

        Lan Hương.
        Lúc ấy chỉ còn 2 pha, nghĩa là xem như điện một pha, điện áp dây. Như thế góc sẽ là 180 độ, vì chị không sử dụng dây trung tính.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #34
          Cô Nhóc! Anh thấy hình như cô có nhầm lẫn chỗ này một chít thì phải? Tuy LH không dùng dây trung tính của nguồn, nhưng 3 xuyến từ giống như biến áp 3 pha. Trong đó, đầu ra mắc hình sao. Vậy là có trung tính để so sánh rồi chứ.

          PT.
          Núi cao bởi có đất bồi
          Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
          Muôn dòng sông đổ biển sâu
          Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

          Comment


          • #35
            Co nhoc nói các vấn đề rất đúng đo.
            Vấn đề mà bạn nsp nêu trên hoàn toàn đúng trong điều kiện hiện nay của nước ta hiện nay.
            Mình đã từng làm như thế đối với các động cơ của cty mình. Mình thấy nó rất hiệu quả đó các bạn.
            Chỉ cần 1 Contactor 220V + 2 relay hoặc 1 Contactor 380V + 1 relay. Các bạn mắc nối tiếp các thiết bị này là OK.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi phanta Xem bài viết
              Cô Nhóc! Anh thấy hình như cô có nhầm lẫn chỗ này một chít thì phải? Tuy LH không dùng dây trung tính của nguồn, nhưng 3 xuyến từ giống như biến áp 3 pha. Trong đó, đầu ra mắc hình sao. Vậy là có trung tính để so sánh rồi chứ.

              PT.
              Nhóc không nhầm đâu anh Phanta à. Nghề chính của Nhóc là thiết bị điện. Điện tử chỉ là học thêm. Vì thế Nhóc có thể tự tin vào những gì mình viết ra.

              Dòng điện sơ cấp không phụ thuộc vào cách đấu biến dòng của anh. nó chỉ phụ thuộc vào nguồn và tải. Bộ biến dòng đấu sao, nhưng trong tường hợp này, mất 1 pha, nó coi như hai cuộn đấu với nhau như hình dưới đây:
              Attached Files
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #37
                Nhân tiện, Nhóc cũng xin phân tích tại sao khi điện trở tải quá lớn sẽ sinh ra áp xung nhọn ở phía thứ cấp.

                Biến dòng được thiết kế ở trị số B rất thấp, từ 1/10 đến 1/20 trị số bão hòa từ, tức là khoảng 0,1 Testla. Khi có dòng sơ cấp, luôn xuất hiện sức điện động cảm ứng để tạo ra dòng thứ cấp. Từ trường của 2 dòng này sẽ ngược nhau, và tổng của nó phải bằng với từ thông thiết kế. Như vậy từ thông thiết kế phải nhỏ hơn nhiều so với từ thông của dòng sơ cấp lẫn dòng thứ cấp.

                Nếu tải của biến dòng quá lớn, xem như hở mạch, sẽ không có dòng thứ cấp. Từ thông của dòng sơ cấp sẽ làm cho lõi từ bị bão hòa. Từ trường không còn là hình sin nữa, mà là hình thang. Điện áp cảm ứng ra sẽ không còn là hình sin, mà là những xung xuất hiện ở 2 cạnh xiên của hình thang đó.

                Như vậy nếu dòng 3 pha cân bằng, thì mạch của chị Lan Hương sẽ luôn cho ra một áp <> 0, cụ thể như chị nói là khoảng dưới 2 V. Vì 3 pha không sin nên cộng với nhau sẽ không thể bằng 0.

                Chứ nếu mạch trên đấu đúng nguyên tắc, nghĩa là phải có điện trở để tải dòng, có trị số đủ nhỏ, thì áp ra sẽ sin, và tổng 3 pha sẽ luôn =0 trong mọi trường hợp, dù 3 pha có cân bằng hay không, hay mất pha. Áp ra chỉ khác 0 khi có dòng thứ tư, tức là dòng không chạy qua biến dòng nào. Vì thế sơ đồ này dùng để bảo vệ chạm đất là chủ yếu.

                Anh có thể mượn giáo trình "Bảo vệ rơ le" của các anh chị học bên hệ thống điện, hoặc giáo trình "Máy điện" hay giáo trình "Thiết kế biến dòng" của các anh chị học bên bộ môn Thiết bị điện sẽ thấy vấn đề rất rõ.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #38
                  3 pha ...

                  .
                  to các anh và chị nhóc.

                  ... LH không dùng dây trung tính của nguồn, nhưng 3 xuyến từ giống như biến áp 3 pha. Trong đó, đầu ra mắc hình sao. Vậy là có trung tính để so sánh rồi... -phanta-
                  Anh phanta nói rồi, Lan Hương không nhắc lại, nhưng nói rõ thêm là hệ thống 3 xuyến từ là một nguồn 3 pha biểu thị dòng 3 pha trên motor.

                  ... tải của biến dòng quá lớn, xem như hở mạch, sẽ không có dòng thứ cấp. Từ thông của dòng sơ cấp sẽ làm cho lõi từ bị bão hòa. Từ trường không còn là hình sin nữa ... -cô nhóc-
                  Trong mạch này, tải của biến dòng đủ nhỏ, và dạng của nó là hình sin thuần túy.



                  Trong hình trên, bên trái, đã biểu thị rõ rằng trong mọi trường hợp mà 3 pha cân bằng thì điểm hợp áp sẽ bằng 0. Trường hợp không bằng không là do các pha thường bị mất cân bằng do sụt áp chứ không phải ... có lẽ do các biến dòng khi quấn không được thiết kế kỹ lưỡng, hoặc khi ráp mạch dùng R tải lớn quá nên khi đó gây ra xung nhọn do bão hòa từ, áp ra không sin, và có sai số như chị Nhóc nói đâu.

                  Hình bên phải, khi mất một pha F3 thì hợp áp của pha 1 và pha 2 sẽ là F12 (khác không). Mất 2 pha thì F12 bằng pha còn lại. Trên giản đồ lượng giác, F12 khác không trong mọi trường hợp có ít nhất một dòng pha của 2 pha đó, dù phân tích trên bất cứ nền tảng lý thuyết nào. F12 chỉ thực sự bằng không khi :

                  1/. Ba pha bằng nhau hoàn toàn.
                  2/. Mất cả 3 pha.

                  Tài liệu là một chuyện, phân tích logic để thực sự thấu hiểu, để ứng dụng thực tiễn là một chuyện khác.

                  Ngày trước tôi có biết 1 mạch điện bảo vệ của Nga khoảng năm 1990 bảo vệ mất pha bằng cách dùng tín hiệu của 3 cuộn Ti (loại biến dòng dùng cho đồng hồ đo dòng gián tiếp) sau khi nắn 1 nửa (từ AC ra DC) rồi đưa vào 3 đầu vào của con IC 4051. con này có đạc điểm là sẽ đóng 1 trong 7 cổng ra tuỳ thuộc vào tình trạng của 3 đầu vào (+ hay -). -pumanew-
                  Có lẽ là có điểm tương đồng về ý tưởng của mạch điện tử ông xã em thiết kế ở đây.

                  to anh pumanew : không chỉ Nga, mà bộ bảo vệ mất pha của (MIC)Munchengladback Industrial Company cũng có dạng tương tự.

                  Lan Hương.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi Haha1+1=3
                    NSP là con ếch ngồi đáy giếng.
                    [Xin phép mod]

                    Không nên coi thường nhau như thế !!!
                    Ở đời, ông giỏi hơn tôi (có thể lắm) nhưng sẽ có người giỏi hơn ông!
                    Đây là diễn đàn, già có, trẻ có đừng xúc phạm nhau.
                    Cách viết bài kiểu "ị 1 bãi" như thế này hoặc post #25:
                    http://dientuvietnam.net/forums/show...6147#post76147
                    thì đánh giá ông là con người như thế nào rồi.
                    Ông chắc còn "trẻ" vì ông chê "bọn già" ở đây post #9:
                    http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=9659
                    nhưng "bọn già" đó đẻ ra ông đó và mấy lon gạo cho ông ăn để ông nói được, biết được cái chữ gõ vào diễn dàn này là "bọn già" trồng lúa đấy.
                    Xin phép!

                    namqn: Rất xin lỗi bạn là hôm nay tôi mới thấy post trên, tôi đã xóa. Nếu bạn không muốn post này tồn tại xin PM cho tôi, tôi sẽ xóa nó.
                    Last edited by namqn; 11-06-2008, 03:48.

                    Comment


                    • #40
                      tôi muốn làm 1 mạch khi điện lưới bị mất 1 pha thì nó sẽ tắt động cơ 3 pha 380v 50Hz
                      ở đây tôi không dùng 3 relay để làm công tắt mắc nối tiếp
                      tôi căn cứ vào cường độ của 3 pha
                      khi điện lưới bị mất 1 pha thì tại pha bị mất tôi không biết cường độ lúc đó nó như thế nào liệu nó bằng bao nhiêu ? mong các bạn chỉ giúp

                      --------------------------------------------------------------------------------
                      Tôi mới tham gia diễn đàn này, có đọc về các cáh bảo vệ động cơ khi bị mất pha của các Bác, Tôi thấy một số cách rất hay. Hiện Tôi có mạch điện tử, đã ráp và chạy rất tốt. Liên hệ vietblpc2evn@yahoo.com

                      Comment


                      • #41
                        Cám ơn Nhóc, sơ đồ em vẽ vậy là anh rõ rồi. Nhưng, trong trường hợp vẫn muốn dùng = điện tử và biến dòng thì anh dùng thế này nhé: Độc lập 3 biến dòng lấy đầu ra mỗi biến dòng nắn, lọc, khuếch đại (nếu cần thiết) rồi đưa vào cổng AND 3 input để điều khiển rơ le hay khởi động từ.

                        Anh nghĩ chắc là ổn.

                        PT.
                        Núi cao bởi có đất bồi
                        Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                        Muôn dòng sông đổ biển sâu
                        Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                          Các biện pháp để bảo vệ:

                          BIện pháp đơn giản nhất và hiệu quả nhất: như anh Am_IC và anh NPS nói:

                          Dùng khởi động từ. Trong khởi động từ, đương nhiên có rơ le nhiệt. Các rơ le nhiệt đời cũ chỉ là rơ le 1 pha, nên không bảo vệ được. Các rơ le nhiệt đời sau này là rơ le tích hợp 3 pha. Khi quá tải, dòng tăng lên, rơ le sẽ tác động. Thường trị số này được set từ 115 đến 130% dòng điện định mức của động cơ.

                          Trong truờng hợp mất pha, hoặc vì lý do gì đó mà dòng 3 pha không cân bằng, thì nếu độ lệch dòng giữa 3 pha khoảng 30% dòng định mức, rơ le cũng sẽ tác động.

                          Các rơ le này làm việc dựa trên nguyên tắc đốt nóng của dòng điện, và thay đổi độ cong theo nhiệt của thanh lưỡng kim.
                          Ngay xua khi chưa có role nhiệt :

                          Comment


                          • #43
                            Vậy bảo vệ quá dòng bằng điện tử (EOC) có sử dụng được hay không ( bảo vệ mất pha) loại này của hàn Quốc chỉ có hai ct cho pha A, C ,pha b đi trực tiếp sử dụng nguồn cung cấp 220 có 1 cặp tiếp điểm

                            Comment


                            • #44
                              xin chao,theo toi bit mach bao mat pha dien ap vao 380 v se duoc dua wa mot bien the ngo vao 380 v va ngo ra 220 v va tu do trong mach ta thiet ke va ta tao ra duoc mot dien ap 24 v cap noi tiep cho mot replay va lay mat vit thuong dong cua no lam duoc an toan cho mach bao ve dong co ,do do chi can khi mot trong ba pha khi bi mat pha thi trong mach se so sanh va khong cung cap duoc ap 24 v cap cho replay thi duong an toan chac chan se mat va dong co se khong hoat dong .theo toi nghi vay ,con viec thiet ke mach thi toi chua nghi ra hiiii.. de hom nao toi se suu tam them va noi tiep ha .mong chi dan them ha .cam on !

                              Comment


                              • #45
                                Bạn nên nói rõ hơn là mất pha ở phía nguồn hay phía tải (lấy contactor) làm ranh giới.
                                Cái mạch ngắt động cơ khi mất pha từ nguồn này tôi có làm và cho đến bây giờ nó vẫn chạy. Nếu phân tích bằng lý thuyết thì có thể nó không thõa đáng ở một chổ nào đó. giải pháp của tôi rất đơn giản: Dùng 2 cái Relay 380VAC. lấy 2 đầu Relay số 1 mắc vào 2 dây pha a,b. Relay thứ 2 mắc 1 đầu vào pha c, đầu kia mắc vào dây pha bất kỳ (a hoặc b). lấy 2 tiếp điểm thường mở của Relay mắc nối tiếp với nhau và nối tiếp vớ nguồn nuôi cuộn hút của Contactor. Nếu mất một pha bất kỳ từ nguồn, ít nhất 1 Relay sẽ mất điện làm cho tiếp điểm thường mở mở ra và như vậy cuộn hút của Contactor sẽ mất điện dẫn đến mở Contactor tắt động cơ. cái này bảo vệ được khi mất nguồn. còn đứt dây phía sau Contactor thì coi như thua nhé.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamkhuyen Tìm hiểu thêm về phamkhuyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X