Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tắt động Cơ Khi điện Lưới Bị Mất Pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi nkcantho Xem bài viết
    Bạn nên nói rõ hơn là mất pha ở phía nguồn hay phía tải (lấy contactor) làm ranh giới.
    Cái mạch ngắt động cơ khi mất pha từ nguồn này tôi có làm và cho đến bây giờ nó vẫn chạy. Nếu phân tích bằng lý thuyết thì có thể nó không thõa đáng ở một chổ nào đó. giải pháp của tôi rất đơn giản: Dùng 2 cái Relay 380VAC. lấy 2 đầu Relay số 1 mắc vào 2 dây pha a,b. Relay thứ 2 mắc 1 đầu vào pha c, đầu kia mắc vào dây pha bất kỳ (a hoặc b). lấy 2 tiếp điểm thường mở của Relay mắc nối tiếp với nhau và nối tiếp vớ nguồn nuôi cuộn hút của Contactor. Nếu mất một pha bất kỳ từ nguồn, ít nhất 1 Relay sẽ mất điện làm cho tiếp điểm thường mở mở ra và như vậy cuộn hút của Contactor sẽ mất điện dẫn đến mở Contactor tắt động cơ. cái này bảo vệ được khi mất nguồn. còn đứt dây phía sau Contactor thì coi như thua nhé.
    Chỉ cần một cái contactor 380VAC là đủ rồi bro ạ. Mình luôn dùng cái này để cấp nguồn điều khiển chính cho một tủ điện.

    Hai đầu cuộn dây của contactor được đấu vào 2 pha (tỉ dụ pha A và C), thì pha còn lại (pha B) cho đi vào một đầu của cặp tiếp điểm NO. Đầu ra của tiếp điểm NO này lấy làm nguồn điều khiển cho contactor đóng cắt điện motor. Kết hợp cái này với Relay bảo vệ nhiệt nữa là tương đối thỏa đáng. Cái hay của nó là chỉ cần 1 contactor 380VAC mà ta sử dụng được cho cả một tủ điện (dù tủ điện đó là đơn giản hay phức tạp) trong vấn đề mất pha lưới

    @all: zippo không phủ nhận các đóng góp của anh chị ở phía trên

    Comment


    • #47
      Tóm lại, từ trước đến giờ để giải quyết việc này thì người ta đã làm và vẫn làm là kết hợp 2 phương pháp:
      1/ Mất pha ở nguồn (trước contactor): dùng contactor bảo vệ 220v hoặc 380v(tất cả các kiểu mà các bạn đã đưa ra) để ngắt nguồn điều khiển(cái này rất rẻ). Sau này có mốt số hãng (omron,siemen,...) có bán module điện tử làm công việc này cũng rất gọn, chỉ to bằng cái timer, tích hợp luôn earth fault( cái này đắt hơn chút nhưng hiện đại, đẹp, và tin cậy)
      2/ Mất pha ở sau contactor: dùng relay nhiệt dạng lưỡng kim(cái này rẻ mà hiệu quả ra phết đấy, các bạn đừng xem thường!)
      Các motor dùng Inverter thỉ không cần dùng gì cả vì đã có tích hợp trong inverter rồi.
      Vài lời chia sẽ!

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi quangthuong
        chào các ban.hiện nay tôi cần một sơ đồ đấu tủ điện máy bơm 3pha,có điều khiển bằng tay và tự động.ai có thể giúp tôi ko ?cám ơn nhiều.
        Bạn cần nói rõ yêu cầu, công dụng của bơm. Ví dụ bơm nước tưới tiêu, vào giờ nào tự động bơm hoặc bơm nước lên bồn, bồn hết nước bơm tự động lại v.v.

        Comment


        • #49
          Chưa cần xem cũng biết, Nhóc xinh là cao thủ về món này đó, các bạn đừng cãi. May có bác Cuội qua đây thì mới là sư phụ thôi.

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
            .
            Mạch điện tử 1 : Cảm ứng - So dòng.

            - Ta dùng cảm ứng trên 3 xuyến từ áp trên dây pha, số vòng quấn làm thế nào để có điện thế cảm ứng là 6,3 V. Áp so pha 3 x 120 độ qua 3 điện trở tải 2,2 K là dưới 2V khi độ lệch điện áp pha không quá 50%. Thực chất đây là mạch so dòng chỉ thị bằng so áp.

            - Dùng OP-Amp LM741 để khuếch đại so áp với 5V từ Zenner. Lúc bình thường thì điện áp ở điểm so áp luôn luôn dưới 2V--> điện áp DC so không quá 2 x 1,732 = 3,464 V ---> ngã ra LM 741 là 0V ---> relay thường đóng không hoạt động ---> cho phép start.

            - Khi mất một trong các pha, hay điện áp của 1 pha còn dưới 50% (nguy hiểm cháy motor) thì điện áp AC tại điểm so là trên 3V x 1,732 = 5,196 V trở lên --> ngã ra Op-Amp ---> 15V ---> D468 hoạt động ---> relay TĐ ngắt TH khỏi nguồn ---> cắt nguồn 3 pha của Motor ---> hoàn thành việc bảo vệ mất pha (Miss Phase Protect).

            Lan Hương.
            Xin lỗi người đẹp phát nhớ. Ý tưởng của người rất hay và đẹp đẽ. Tiếc rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng mầu hồng như thế. Đặc biệt dính đến điện lưới, lại là công suất lớn thì nó lại càng u ám hơn nhiều.

            Kinh nghiệm xương máu từ bản thân, một lần đã chế đo dòng kiểu dùng xuyến từ như này, và cũng dùng chính thằng 741 để so sánh (---> đóng cắt, đảo chiều motor v v ). Nhìn sơ đồ nàng vẽ mà anh thấy xúc động nhớ lại thủa xưa khói lửa. Sao mà ý tưởng trùng nhau thế. Hay mình có duyên nhở

            1. Vấn đề chọn xuyến từ và cuốn cuộn dây cảm ứng không hề dễ, điện áp cảm ứng có thể xê dịch trong khoảng nào đó, vì nhà mình đã dùng biến trở trong mạch so sánh để tiện đường cân chỉnh mức so sánh sau này (tớ rất hiểu mình mà ). Vấn đề khó khăn ở đây là, để đo được dòng cần phải đảm bảo cho xuyến từ không bị bão hòa trong vùng hoạt động của Motor (bão hòa là khi từ trường tăng nhưng cảm ứng từ không tăng, thậm chí còn hơi giảm ---> dòng cảm ứng có xu hướng giảm một chút, trong khi dòng điện thực tế đang tăng).

            2. Dùng OpAmp để so sánh áp kiểu đặt ngưỡng trực tiếp như trên làm cho mạch hết sức không ổn định. Thông thường nên mắc mạch trễ kiểu trigger D để tránh tình trạng này. Nếu không đôi lúc rơ le sẽ tạch tè đóng cắt liên lục ---> cháy mô tơ, mà chưa cần phải phải bị mất pha.

            Một điều nhỏ nữa là mạch trên chưa tính đến vấn đề khi khởi động mô tơ dòng khởi động sẽ lớn khoảng vài chục lần dòng lúc hoạt động bình thường ---> điện áp cảm ứng trên xuyến đo dòng sẽ lớn ---> chết OpAmp. Tất nhiên điều này sẽ được nhà mình khắc phục dễ dàng bằng cách mắc một con Zener bảo vệ lối vào.

            Nói chung dùng so sánh kiểu đó khá là không ổn định, đặc biệt trong môi trường công nghiệp. Hoặc sẽ phải cân chỉnh rất mất thì gian. Chưa tính đến những vấn đề về pha phung gì đó, mình chưa nghĩ kỹ lắm đâu. Đọc bài của chị nhóc ý. :P

            --------------------------
            Thông cảm nhé người đẹp, khi nào gặp nhau mình đền sau, đừng giận mình, đừng thù mình, và đừng thầm trách mình

            Comment


            • #51
              giở lại ... chuyện cổ tích opendoor2507

              Nguyên văn bởi opendoor2507 Xem bài viết
              Xin lỗi người đẹp phát nhớ. Ý tưởng của người rất hay và đẹp đẽ. Tiếc rằng cuộc đời không phải lúc nào cũng mầu hồng như thế. Đặc biệt dính đến điện lưới, lại là công suất lớn thì nó lại càng u ám hơn nhiều.

              Kinh nghiệm xương máu từ bản thân, một lần đã chế đo dòng kiểu dùng xuyến từ như này, và cũng dùng chính thằng 741 để so sánh (---> đóng cắt, đảo chiều motor v v ). Nhìn sơ đồ nàng vẽ mà anh thấy xúc động nhớ lại thủa xưa khói lửa. Sao mà ý tưởng trùng nhau thế. Hay mình có duyên nhở

              1. Vấn đề chọn xuyến từ và cuốn cuộn dây cảm ứng không hề dễ, điện áp cảm ứng có thể xê dịch trong khoảng nào đó, vì nhà mình đã dùng biến trở trong mạch so sánh để tiện đường cân chỉnh mức so sánh sau này (tớ rất hiểu mình mà ). Vấn đề khó khăn ở đây là, để đo được dòng cần phải đảm bảo cho xuyến từ không bị bão hòa trong vùng hoạt động của Motor (bão hòa là khi từ trường tăng nhưng cảm ứng từ không tăng, thậm chí còn hơi giảm ---> dòng cảm ứng có xu hướng giảm một chút, trong khi dòng điện thực tế đang tăng).

              2. Dùng OpAmp để so sánh áp kiểu đặt ngưỡng trực tiếp như trên làm cho mạch hết sức không ổn định. Thông thường nên mắc mạch trễ kiểu trigger D để tránh tình trạng này. Nếu không đôi lúc rơ le sẽ tạch tè đóng cắt liên lục ---> cháy mô tơ, mà chưa cần phải phải bị mất pha.

              Một điều nhỏ nữa là mạch trên chưa tính đến vấn đề khi khởi động mô tơ dòng khởi động sẽ lớn khoảng vài chục lần dòng lúc hoạt động bình thường ---> điện áp cảm ứng trên xuyến đo dòng sẽ lớn ---> chết OpAmp. Tất nhiên điều này sẽ được nhà mình khắc phục dễ dàng bằng cách mắc một con Zener bảo vệ lối vào.

              Nói chung dùng so sánh kiểu đó khá là không ổn định, đặc biệt trong môi trường công nghiệp. Hoặc sẽ phải cân chỉnh rất mất thì gian. Chưa tính đến những vấn đề về pha phung gì đó, mình chưa nghĩ kỹ lắm đâu . Đọc bài của chị nhóc ý. :P
              Chờ 5 tháng trời để anh thoát khỏi tình trạng chưa suy nghĩ kỹ , Lan Hương mới quay lại "tính sổ" với anh opendoor đây.

              1. Vấn đề chọn xuyến từ và cuốn cuộn dây cảm ứng không hề dễ : Đúng, nhưng chỉ đúng với ... anh opendoor thôi.

              Vì rõ ràng là anh chưa biết chọn xuyến từ và cuốn cuộn dây cảm ứng , thế thôi. Nhưng khi anh không biết thì không có nghĩa là ... mọi người phải không biết như anh.

              2. Dùng OpAmp để so sánh áp kiểu đặt ngưỡng trực tiếp như trên làm cho mạch hết sức không ổn định ... rơ le sẽ tạch tè đóng cắt liên tục ...

              Làm sao có điều đó, Anh đọc lại chỗ này đi :

              Khi mất một trong các pha, hay điện áp của 1 pha còn dưới 50% (nguy hiểm cháy motor) ... ---> cắt nguồn 3 pha của Motor ...
              3/. Chưa tính đến những vấn đề về pha phung gì đó , mình chưa nghĩ kỹ lắm đâu .

              Chưa nghĩ kỹ thì hãy nghĩ đi, có ai dí súng bắt ép anh phải ... phát biểu mà không suy nghĩ đâu nhỉ ?

              4/. Đọc bài của chị nhóc ý ... : Bài về pha của chị Nhóc thì Lan Hương đã có phản biện nghiêm túc rồi. Anh mới là người cần phải đọc những điều sau đây :

              Khi dòng trên 1 pha bị mất, thì dòng trên 2 pha còn lại sẽ tăng, nhưng vẫn luôn bằng nhau và trái chiều. Do đó mạch cộng của chị Lan Hương sẽ vẫn cho ra điện áp bằng 0.
              -cô nhóc-


              Hình bên phải, khi mất một pha F3 thì hợp áp của pha 1 và pha 2 sẽ là F12 (khác không). Mất 2 pha thì F12 bằng pha còn lại. Trên giản đồ lượng giác, F12 khác không trong mọi trường hợp có ít nhất một dòng pha của 2 pha đó, dù phân tích trên bất cứ nền tảng lý thuyết nào. F12 chỉ thực sự bằng không khi :

              1/. Ba pha bằng nhau hoàn toàn.
              2/. Mất cả 3 pha.

              Tài liệu là một chuyện, phân tích logic để thực sự thấu hiểu, để ứng dụng thực tiễn là một chuyện khác.
              Lan Hương
              Kể ra thì anh opendoor nói chuyện cổ tích khá phết.

              Lan Hương.

              Comment


              • #52
                mạch chống mất pha bang reley

                Nói chung em thì không rành về điện tử, nhưng cái vấn đề mất pha này, cho dù mất pha của lưới điện hay mất pha do truc trặc khởi động từ hoặc CB thì em vẫn có 1 cách dùng Rờle. Trong trường hợp dứt dây từ KĐT đến máy nếu đấu bộ chống mất pha này ngay chỗ đấu dây của máy vẫn có tác dụng. Bác nào có nhu cầu về mạch có thể liên hệ em ngay. Bảo hành đến lúc hỏng! Hehehe
                Mạch vẽ sơ bộ em gửi kèm, bác nào có cao kiến cho em với, tại vì em cay cú, cơ wan em xài 5 cái máy bơm 3 pha, em nao cũng tầm 5,5kw trở lên. Đã bị cháy 2 con cách đây hơn 1 năm do hư KĐT. Đau wá đành cắn răng mua relay về mày mò ráp mạch, rồi chạy thử. Đến h la okie rùi.
                Đây là mạch đấu dây :
                Attached Files

                Comment


                • #53
                  có ai có sơ đồ mạch báo mất pha sử dụng contcator và rơle ko?cho tôi xin được ko?

                  Comment


                  • #54
                    Trả lời kỹ hơn về bài viết:

                    Thấy chị Lan Hương và anh Mở Cửa tranh cãi nhau ghê quá.

                    Thôi thì để Nhóc phân tích kỹ hơn về vấn đề này nhé. Các anh chị cứ tự nhiên phản biện. Chúng ta sẽ cùng tranh luận.

                    1/. Tải thuần trở 3 pha nối vào 3 pha, nhưng bị mất một pha:



                    Giả sử như tải nối sao, và không dùng dây trung tính. Thí dụ như các lò sấy. Nếu pha b bị mất, thì dòng điện qua pha b sẽ giảm xuống 0. Điện trở nối từ điểm giữa với pha b xem như không có tác dụng gì trong mạch. Hai điện trở pha a và pha c sẽ coi như nối tiếp với nhau,

                    Rtd= Ra + Rc = 2 Ra.

                    Rtd này được nối vào nguồn giữa Ua và Uc.
                    Giả sử

                    Ua = Uan = 220V<90 º (như hình vẽ)
                    Uc = Ucn = 220V<90 º + 120 º = 220V<210 º

                    Uac = Uc - Ua = 380V<60 º

                    Như vậy nếu quy ước dòng điện pha a và pha c đều đi từ ngoài vào, thì
                    Ia = - Ic = (380/2R)<60 º

                    So với trường hợp có đủ 3 pha thì dòng điện I đủ pha = 220/R thì dòng đã giảm đi 2/√3 lần
                    I mất pha = I đủ pha * 0.866. Góc pha cũng sẽ thay đổi từ lệch nhau 120 º thành lệch nhau 180 º hay chính xác ra là đồng pha với nhau nếu chúng ta quy ước lại chiều của 1 trong 2 pha.

                    Hai dòng này bắt buộc phải cùng hướng với nhau, để tồng dòng vào bằng tổng dòng ra. Định luết Kiếc Khốp.



                    Chi Lan Hương quên mất một điểm, là đo điện áp có nghĩa là chúng ta làm phép trừ, chứ không phải phép cộng. Điện áp có nghĩa là hiệu số điện thế. Như thế khi mất pha b thì 2 pha còn lại chỉ tương đương với một pha. Vì hiệu của 2 pha lệch nhau 120 º chính là 1 pha điện áp dây, có trị số = √3 điện áp pha. Các giản đồ F1. F2 của chị là vẽ phép cộng Véc tơ.



                    Và một điểm nữa là dòng điện bây giờ không phụ thuộc vào góc của pha (90º) và pha c (210º) nữa, mà phụ thuộc vào 2 dây ac (60º).

                    Đây là bài cơ bản về lý thuyết mạch của năm thứ nhất, nếu chị học khoa điện BK hoặc bài kỹ thuật điện cũng năm thứ nhất dành cho công nhân kỹ thuật ở bất kỳ trường nào.

                    Nhóc sẽ tiếp tục phân tích các phần tiếp theo trong các bài kế tiếp.
                    Last edited by cô nhóc; 10-06-2008, 20:21.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                      Thấy chị Lan Hương và anh Mở Cửa tranh cãi nhau ghê quá.

                      Thôi thì để Nhóc phân tích kỹ hơn về vấn đề này nhé. Các anh chị cứ tự nhiên phản biện. Chúng ta sẽ cùng tranh luận.

                      ....................................

                      Như vậy nếu quy ước dòng điện pha a và pha c đều đi từ ngoài vào, thì
                      Ia = - Ic = (380/2R)<60 º

                      ................................

                      Hai dòng này bắt buộc phải cùng hướng với nhau, để tồng dòng vào bằng tổng dòng ra. Định luết Kiếc Khốp.



                      Chi Lan Hương quên mất một điểm, là đo điện áp có nghĩa là chúng ta làm phép trừ, chứ không phải phép cộng. Điện áp có nghĩa là hiệu số điện thế. Như thế khi mất pha b thì 2 pha còn lại chỉ tương đương với một pha. Vì hiệu của 2 pha lệch nhau 120 º chính là 1 pha điện áp dây, có trị số = √3 điện áp pha. Các giản đồ F1. F2 của chị là vẽ phép cộng Véc tơ.



                      Và một điểm nữa là dòng điện bây giờ không phụ thuộc vào góc của pha (90º) và pha c (210º) nữa, mà phụ thuộc vào 2 dây ac (60º).

                      Đây là bài cơ bản về lý thuyết mạch của năm thứ nhất, nếu chị học khoa điện BK hoặc bài kỹ thuật điện cũng năm thứ nhất dành cho công nhân kỹ thuật ở bất kỳ trường nào.

                      Nhóc sẽ tiếp tục phân tích các phần tiếp theo trong các bài kế tiếp.
                      Mọi tính toán trên mọi nền tảng lý thuyết đều không cho kết quả điện áp bằng không khi bị mất pha.

                      dòng điện bây giờ không phụ thuộc vào góc của pha (90º) và pha c (210º) nữa, mà phụ thuộc vào 2 dây ac (60º). cô nhóc
                      Dù lệ thuộc gì đi nữa (2 dây ac) thì tổng điện áp vẫn không bằng không. Chính lý luận của chị Nhóc đã phản biện chị đấy thôi.

                      Có lẽ chị Nhóc thiếu cơ sở thực nghiệm nên tính toán lòng vòng mãi. Và đó mới là lời giải đủ mạnh. Cứ làm một thực nghiệm nhỏ sẽ thấy ngay thôi mà.

                      Theo Lan Hương thì phương pháp phân tích vector đối với hệ 3 pha rất là trực quan. Chị Nhóc xem hình của chính mình sẽ thấy sự "trôi" điểm quy chiếu khỏi hệ qui chiếu khi chị cho hai vector đối xứng, do đó không bảo toàn lượng giác cho phép tính.

                      Đó chính là điểm sai căn bản của chị Nhóc.

                      Đây là bài cơ bản về lý thuyết mạch của năm thứ nhất, nếu chị học khoa điện BK hoặc bài kỹ thuật điện cũng năm thứ nhất dành cho công nhân kỹ thuật ở bất kỳ trường nào.
                      Hihi, ngay lớp 10 Phổ Thông thì Lan Hương đã thừa sức giải quyết "vụ" này, cần gì tới năm này, năm kia chứ nhỉ. Có cần phải tệ thế không ?

                      Chi Lan Hương quên mất một điểm, là đo điện áp có nghĩa là chúng ta làm phép trừ, chứ không phải phép cộng.
                      Cô Nhóc không hiểu được rằng mọi phép trừ đại số học đều là phép cộng với một số âm hay sao nhỉ.

                      Lạ thật.

                      Lan Hương.
                      Last edited by lanhuong; 10-06-2008, 21:37.

                      Comment


                      • #56
                        Đối với tải là động cơ điện 3 pha nối vào nguồn ba pha. Bị mất 1 pha.

                        Giả sử động cơ đã khởi động được trước khi bị mất pha.

                        Khi động cơ quay, từ trường quay luôn quây nhanh hơn tốc độ của Rotor. Vì thế nó quét lên các thanh dẫn lồng sóc một sức điện động cảm ứng. Sức điện động cảm ứng này sẽ tạo ra dòng ngắn mạch trên các thanh dẫn lồng sóc. Tương tác giữa dòng ngắn mạch này với từ trường quay sẽ sinh ra moment quay để quay động cơ. Đồng thời khi các thanh dẫn này quay, quét qua các cuộn dây Stator, nó sẽ sinh ra sứ điện động cảm ứng trên cuộn dây 3 pha, đối kháng với điện áp đặt vào. Tác động này gọi là phản ứng phần ứng.

                        Dòng điện trên mỗi pha sẽ bằng điện áp của pha đó trừ đi sức điện động cảm ứng này chia cho tổng trở của cuộn dây.

                        Khi động cơ đang chạy bị mất pha, điện áp đưa đến động cơ sẽ không có, nhưng sức điện động cảm ứng vẫn còn, nên pha bị mất không phải điện áp giảm xuống không, mà chỉ giảm phần nào thôi. Nhưng điều chắc chắn là dòng điện pha đó sẽ = 0, vì hở mạch với bên ngoài.

                        Do đó, các rơ le điện áp khi đó vẫn chưa thể tác động được, vì áp còn khá lớn, có thể đến 80, 90 % áp nguồn.

                        2 cuộn dây còn lại sẽ có dòng ngược pha nhau 180 độ (Định luật bảo toàn dòng điện Kỉếc Khốp 1; Kirchhoff law No 1). Vì 2 cuộn dây này có dòng đồng pha, nên động cơ sẽ hành xử như 1 động cơ 1 pha, đã được khởi động. Nó sẽ tiếp tục quay bằng từ trường 1 pha đập mạch. Tuy nhiên do các quan hệ về công suất, moment quay và tốc độ, tốc độ của động cơ sẽ giảm đi một chút, dẫn đến công suất giảm đi một chút. Động cơ sẽ hoạt động dạng thiếu điện áp và 1 pha nên dòng sẽ tăng lên hơn √ 3 lần, đồng thời Cos φ bị giảm thấp, nên dòng sẽ cao hơn nữa. Mời các anh chị xem quan hệ dòng như sau:

                        Lúc đủ 3 pha:
                        P=√ 3 U I Cos φ1
                        I đủ pha = P/√ 3/U/Cos φ1

                        Dòng điện này của 3 pha sẽ có biên độ bằng nhau, và lệch nhau 120 º. Do đó tổng của chúng bằng nhau. Nếu các anh chị dùng đồng hồ ampe kềm kẹp một lúc cả 3 dây, sẽ cho thấy dòng tổng = 0.

                        Khi mất pha, giả sử P giảm rất ít, Cos φ2 < Cos φ1

                        I mất pha = P/ U Cos φ 2
                        I mất pha = I đủ pha * √3 * Cos φ1 / Cos φ2

                        Vậy khi mất một pha dòng 2 pha còn lại sẽ ngược pha nhau, và tăng lên ít nhất là 1,732 lần.

                        Lúc ấy nếu ta đo bằng am pe kềm thì dòng sẽ cao hon, nhưng nếu kẹp cùng lúc 2 dây của 2 pha còn lại thì dòng sẽ bằng 0. Nếu kẹp cả 3 dây thì dòng vẫn = 0, vì dòng trong pha bị mất cũng = 0.



                        Những lý luận này tương đối hơi khó với các anh chị mới học. Phải nắm vững giáo trình Máy điện và giáo trình bảo vệ rơ le của bộ môn hệ thống điện mới cảm thấy dễ dàng
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #57
                          Cám ơn chị Lan Hương đã góp lời phản biện.

                          Nhóc cũng xin phản biện với chị một chút.
                          Nguyên văn bởi chị Lan Hương
                          Mọi tính toán trên mọi nền tảng lý thuyết đều không cho kết quả điện áp bằng không khi bị mất pha.
                          Chị nói đúng. Nhưng Nhóc chưa bao giờ nói rằng U = 0. Nhóc chỉ nói rằng 2 điện trở đó bây giờ không nối vào 2 pha rời rạc nữa, mà nối vào 2 sợi dây pha, nghĩa là nguồn điện áp 1 pha điện áp dây.

                          U mỗi pha 220V. U giữa 2 pha 380V. Chị thử lấy 2 bóng đèn 220V nối tiếp với nhau, rồi nối vào 2 pha A và C như hình vẽ 1 của bài trước, (bỏ bóng đèn pha B, và nguồn điện áp pha B). Chị quan sát xem bóng đèn có sáng bình thường hay không? Hay sẽ mờ hơn một chút. (Chị lưu ý là không dùng dây trung tính nhé).

                          Sau đó chị đo áp ở mỗi bóng đèn. Nó là 220V hay 190V? Nếu là 220V thì điện áp mỗi bóng đèn vẫn còn là điện áp pha, v2 áp của 2 bóng đèn lệch nhau 120º. Nếu nó là 190V thì nó là 1/2 điện áp hiệu giữa 2 pha Ua và Uc (= 380V / 2). và khi đã là 1/2 thì áp của mỗi bóng dứt khoát là lệch nhau 180º rồi.

                          Nguyên văn bởi chị Lan Hương
                          Dù lệ thuộc gì đi nữa (2 dây ac) thì tổng điện áp vẫn không bằng không. Chính lý luận của chị Nhóc đã phản biện chị đấy thôi.

                          Có lẽ chị Nhóc thiếu cơ sở thực nghiệm nên tính toán lòng vòng mãi. Và đó mới là lời giải đủ mạnh. Cứ làm một thực nghiệm nhỏ sẽ thấy ngay thôi mà.
                          Hiệu điện áp (chứ không phải tổng) chính là đáy của tam giác cân có 2 cạnh bên là 2 pha, lệch nhau 120 º đó chị à. Nó bằng cạnh bên nhân với căn bậc 2 của 3.
                          Udây = √3 U pha.
                          Uac = √3 Uan = √3 Ucn.

                          Trong khi tổng điện áp lại là véc tơ có biên độ bằng 2 điện áp đó, nhưng nằm ở đường phân giác của 2 diện áp đó, đúng như hình chị vẽ.

                          Tất cả những hư hỏng theo kiểu này đều đã được sửa chữa nhiều lần trong phân xưởng của Nhóc. Không phải là thiếu cơ sở thực nghiệm đâu chị à.

                          Nguyên văn bởi chị Lan Hương
                          Theo Lan Hương thì phương pháp phân tích vector đối với hệ 3 pha rất là trực quan. Chị Nhóc xem hình của chính mình sẽ thấy sự "trôi" điểm quy chiếu khỏi hệ qui chiếu khi chị cho hai vector đối xứng, do đó không bảo toàn lượng giác cho phép tính.

                          Đó chính là điểm sai căn bản của chị Nhóc.
                          Nếu chị xét về véc tơ dòng điện, thì không có điểm gốc chung. Nó rất khác với véc tơ điện áp, thường chọn một điểm nào đó, điểm trung tính hoặc điểm đất chẳng hạn, làm điểm gốc chung. Khi so sánh pha các vec tơ dòng với nhau, người ta vẫn luôn dời các gốc véc tơ lại trùng với nhau. Để dễ hình dung, thì đúng ra 2 véc tơ dòng màu đỏ (Ia mất pha và Ic mất pha) sẽ trùng phương với véc tơ áp Uac màu đỏ (nếu chị thích cho nó nằm trên trục của véc tơ đó luôn thì càng dễ hình dung. Còn về áp. Chị làm lại thí nghiệm với 2 bóng đèn lúc nãy, rồi đo điện áp giữ giao điểm 2 bóng với đất, hoặc với dây trung tính, chị sẽ thấy nó hoàn toàn ≠ 0
                          Nguyên văn bởi chị Lan Hương
                          Cô Nhóc không hiểu được rằng mọi phép trừ đại số học đều là phép cộng với một số âm hay sao nhỉ.

                          Lạ thật.
                          Ở đây, chúng ta không phải làm phép trừ đại số, mà là trừ véc tơ, chị à. Mà trừ Véc tơ có nghĩa là cộng với véc tơ nghịch đảo của nó. Kết quả sẽ rất khác với phép cộng.
                          Nguyên văn bởi chị Lan Hương
                          Hihi, ngay lớp 10 Phổ Thông thì Lan Hương đã thừa sức giải quyết "vụ" này, cần gì tới năm này, năm kia chứ nhỉ. Có cần phải tệ thế không ?
                          Lớp 10, thậm chí lớp 12 không thể nào giải quyết được vấn đề này, vì chưa đủ cơ sở lý luận. Các anh chị Đại học nhưng nếu không học kỹ lưỡng cũng không thể giải quyết được. Nhưng chị chỉ cần kẹp ampe kìm vào cả 3 dây pha lúc bị mất 1 pha, chị sẽ thấy ngay, dù tải động cơ hay tải trở.
                          Last edited by nhathung1101; 10-06-2008, 23:32. Lý do: Sửa chính tả.
                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • #58
                            Trích cô nhóc :
                            ...Lớp 10, thậm chí lớp 12 không thể nào giải quyết được vấn đề này, vì chưa đủ cơ sở lý luận. Các anh chị Đại học nhưng nếu không học kỹ lưỡng cũng không thể giải quyết được...
                            Hoàn toàn chính xác với bài toàn này.
                            |

                            Comment


                            • #59
                              Nhóc xin tiếp tục về vấn đề biến dòng.

                              Xin lỗi chị Lan Hương, vì Nhóc không dùng từ Xuyến từ như chị. Nhóc dùng đúng tên của nó là Biến Dòng (current transformer).
                              Máy biến dòng CT là một máy biến áp đặc biệt, dùng để:

                              1/. cách ly giữa dòng điện cần đo và mạch đo.
                              2/. Giảm dòng cần đo xuống với một tỷ lệ nào đó, gọi là mở rộng thang đo.

                              Thí dụ: bộ biến dòng 300/5 là một bộ gồm có 1 lõi từ, đối với hạ thế thường là hình xuyến, trên đó có dây quấn sao cho khi có 1 dòng điện 300A chảy qua 1 thanh dẫn xuyên lõi, thì nó sẽ tạo ra 1 dòng điện 5 A chạy ở phía ngoài.

                              300A là dòng định mức phía sơ cấp.
                              5A là dòng định mức phía thứ cấp.
                              Tỷ số biến 300/5.

                              Các biến dòng hạ thế thường có cấu trúc đơn giản, độ chính xác thấp, khả năng cung cấp tải không cao. Vì thế tải của biến dòng thường phải có điện trở rất nhỏ.

                              Phương trình dòng điện trong biến dòng như sau:
                              Hsơ cấp + H thứ cấp = H0

                              I1n1 + I2n2 = Io (phương trình Véc tơ)
                              Trong đó:

                              Hsc là sức từ động phía sơ cấp, do dòng sơ cấp chảy trong cuộn dây sơ cấp sinh ra.
                              Htc là sức từ động phía thứ cấp, do dòng thứ cấp chảy trong cuộn dây thứ cấp sinh ra.
                              Ho là sức từ động tổng, là thành phần sẽ từ hóa lõi thép để sinh ra sức điện động phía thứ cấp.

                              I1 là dòng điện sơ cấp,
                              n1 là số vòng sơ cấp, thường trong trường hợp này là 1 vòng.
                              I2 là dòng điện thứ cấp,
                              n2 là số vòng cuộn thứ cấp. Như trong trường hợp này là 60 vòng (300/5=60)
                              I0 là dòng điện để từ hóa lõi thép của biến dòng (ứng với 1 vòng dây sơ cấp).

                              Thông thường Ho rất bé so với H1 và H2.
                              H1 và H2 sẽ có biên độ gần bằng nhau, và góc pha xấp xỉ gần 180º

                              Như vậy ta thấy nếu Io rất bé, thì
                              |I1n1|=|I2n2|.
                              Nghĩa là tỷ số biến rất chính xác.

                              Trong thực tế, Io phải ≠ 0 thì mới có thể cảm ứng qua phía thứ cấp được.

                              I0 chính là dòng để từ hóa lõi thép sao cho có B tương ứng với sức điện động để có thể tạo ra dòng I2.

                              Nếu tải phía thứ cấp =0 thì sức điện động cần để tạo dòng I2 rất bé, Io sẽ = Io min.
                              Nếu tải phía thứ cấp tăng lên dần, thì I0 sẽ tăng theo. Điện áp trên 2 đầu ra biến dòng sẽ tăng theo. Và sai số giữa I1n1 và I2n2 sẽ tăng lên.

                              Khi R tải của biến dòng tăng đến một lúc nào đó, thì lõi từ sẽ tiến dần đến vùng bão hòa. Khi đó quan hệ giữa B và H sẽ không còn tuyến tính. H vẫn còn hình sin, nhưng B sẽ bị bẹt đầu do bão hòa. Nếu bão hòa quá sâu, thì nó sẽ có dạng hình thang. Điện áp cảm ứng giữa 2 đầu biến dòng không còn hình sin nữa, mà là các xung nhọn đầu ứng với các cạnh lên và cạnh xuống của B. (e = dφ /dt) mà φ = BS cos alpha.

                              Thông thường người ta thiết kế sao cho ở dòng định mức và R tải định mức, cảm ứng từ B của lõi thép xấp xỉ 0,1 Testla (khoảng 1000 gauss) trong khi lõi thép có thể bắt đầu bị bào hòa ở 12000 gauss hoặc 15000 gauss nếu thép tốt. Một số nhà chế tạo còn sử dụng thép bão hòa ở 20000 gauss.

                              Như vậy khi ở R tải định mức, dòng điện sơ cấp có thể tăng lên đến 12 hoặc 15 lần dòng định mức, mà chưa bị bão hòa.
                              Tương tự nếu ở dòng định mức, R tải có thể cho phép tăng lên đến 12 lần.

                              Tuy nhiên cả 2 trường hợp, mặc dù chưa làm bão hòa lõi thép, nhưng cũng làm tăng tổn hao trong mạch từ, và làm tăng sai số. Vì thế người ta cố gắng sử dụng trong định mức thôi.

                              Trong trường hợp hở mạch, dòng thứ cấp bằng 0. Ho = H1. Lõi từ sẽ đi rất sâu vào bão hòa. Đối với biến dòng hạ thế công suất nhỏ, thì không có vấn đề gì. Nhưng các biến dòng cao thế có công suất lớn sẽ rất nguy hiểm. Điện áp xung nhọn trên 2 đầu thứ cấp sẽ rất cao. Nhóc đã từng thấy một anh bị té nhào vì làm hở mạch biến dòng. Tia lửa điện kéo dài đến 3 cm. Không ai dám ra đấu lại cả, phải cắt máy cắt đấu lại rồi mới đóng máy cắt vào.

                              Trong trường hợp biến dòng hạ thế, thì tình hình không đến nỗi. Nhưng chắc chắn một điều là áp ra sẽ không phải là hình sin. Và cũng không tỷ lệ bậc nhất với dòng điện sơ cấp.
                              Nhóc thích nghịch điện,
                              Nhóc thích xì păm,
                              Nhóc thích trêu mấy anh.
                              Hi hi.

                              Comment


                              • #60
                                Khi dòng trên 1 pha bị mất, thì dòng trên 2 pha còn lại sẽ tăng, nhưng vẫn luôn bằng nhau và trái chiều. Do đó mạch cộng của chị Lan Hương sẽ vẫn cho ra điện áp bằng 0.

                                Đây là nguyên lý của định luật Kiếc Khốp 2 bảo toàn dòng. cô nhóc
                                Nguyên văn của cô nhóc đó, và Lan Hương đã chứng minh là "không bằng không". bây giờ cô nhóc lại nói :

                                Chị nói đúng. Nhưng Nhóc chưa bao giờ nói rằng U = 0. Nhóc chỉ nói rằng 2 điện trở đó bây giờ không nối vào 2 pha rời rạc nữa, mà nối vào 2 sợi dây pha, nghĩa là nguồn điện áp 1 pha điện áp dây
                                Là sao nhỉ ?

                                Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                                2 cuộn dây còn lại sẽ có dòng ngược pha nhau 180 độ
                                Sai cơ bản : dòng điện trên hai dây pha trong hệ 3 pha luôn lệch nhau 120 độ. Không có ngoại lệ.

                                Lớp 10, thậm chí lớp 12 không thể nào giải quyết được vấn đề này, vì chưa đủ cơ sở lý luận. Các anh chị Đại học nhưng nếu không học kỹ lưỡng cũng không thể giải quyết được. Nhưng chị chỉ cần kẹp ampe kìm vào cả 3 dây pha lúc bị mất 1 pha, chị sẽ thấy ngay, dù tải động cơ hay tải trở.
                                Lớp 10 Lan Hương đã biết kẹp máy đo ampere cảm ứng vào để đo mất pha. Và kể cả ngay bây giờ nó cũng không bằng không. Ráng phân tích cho kỹ sẽ thấy tại sao lớp 10 vẫn biết được điều này.

                                ......................................
                                .........................................
                                Nếu tải phía thứ cấp =0 thì sức điện động cần để tạo dòng I2 rất bé, Io sẽ = Io min.
                                Nếu tải phía thứ cấp tăng lên dần, thì I0 sẽ tăng theo. Điện áp trên 2 đầu ra biến dòng sẽ tăng theo. Và sai số giữa I1n1 và I2n2 sẽ tăng lên.

                                Khi R tải của biến dòng tăng đến một lúc nào đó, thì lõi từ sẽ tiến dần đến vùng bão hòa. Khi đó quan hệ giữa B và H sẽ không còn tuyến tính. H vẫn còn hình sin, nhưng B sẽ bị bẹt đầu do bão hòa. Nếu bão hòa quá sâu, thì nó sẽ có dạng hình thang. Điện áp cảm ứng giữa 2 đầu biến dòng không còn hình sin nữa, mà là các xung nhọn đầu ứng với các cạnh lên và cạnh xuống của B. (e = dφ /dt) mà φ = BS cos alpha.
                                ...............................
                                ...............................
                                Năm lớp 10 thì Lan Hương đã biết rằng khi dòng thứ cấp chỉ dùng như một nguồn tín hiệu hiển thị điện áp với tổng trở lớn và rất lớn --> Io ~ 0.

                                Làm gì có bão hòa từ ở đây mà đặtvấn đề, có cần phải tính toán bung xung thế không ?.

                                Lan Hương
                                Last edited by lanhuong; 11-06-2008, 00:03.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamkhuyen Tìm hiểu thêm về phamkhuyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X