Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tắt động Cơ Khi điện Lưới Bị Mất Pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Mấy em gái giỏi quá! Làm anh sợ quá đi mất...

    Nhưng các em sao không vác Oscillo ra kiểm tra thực tế rồi vẽ lại nhỉ?

    Ờ mà anh thấy trong một số biến tần, nó có kiểu bảo vệ rất cổ lỗ mà lại rất tin cậy. Đại loại là 2 trong số 3 phase vào nó sẽ qua mạch R/C để làm sớm pha, trễ pha 60 độ. Thế rồi trộn nhau qua mạch đảo để rồi đầu ra bị triệt tiêu (=0). Tóm lại là toàn dùng Analog.

    Em nào thử phân tích ra hộ cái nhỉ?
    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi chị Lan Huong Xem bài viết
      Nguyên văn của cô nhóc đó, và Lan Hương đã chứng minh là "không bằng không". bây giờ cô nhóc lại nói :
      ........
      Là sao nhỉ ?
      À, cái này lại là chuyện khác. Bài cũ của Nhóc nói về cái mạch cộng điện áp ở đầu ra các biến dòng. Còn trong bài này Nhóc muốn nói đến điện áp đặt vào tải. Do không hiểu nhau. Cái này Nhóc xin lỗi.

      Nguyên văn bởi chị Lan Huong Xem bài viết
      Sai cơ bản : dòng điện trên hai dây pha trong hệ 3 pha luôn lệch nhau 120 độ. Không có ngoại lệ.
      Đây chỉ là vấn đề bình thường thôi mà, chị Lan Hương? Đâu có cái gì hay quy luật nào bắt buộc dòng phải lệch 120º đâu? Sử dụng điện áp dây 1 pha thì dòng lệch 180º là chuyện đương nhiên. Dòng vào bắt buộc phải bằng dòng ra. Nó cũng tương đương như sử dụng điện 1 pha 1 trung tính vậy.

      Cái này lớp 10 và 12 không thể biết được, vì lớp 12 chưa học đến định luật Kirchhoff 1.
      Nguyên văn bởi chị Lan Huong Xem bài viết
      Lớp 10 Lan Hương đã biết kẹp máy đo ampere cảm ứng vào để đo mất pha. Và kể cả ngay bây giờ nó cũng không bằng không. Ráng phân tích cho kỹ sẽ thấy tại sao lớp 10 vẫn biết được điều này.

      Năm lớp 10 thì Lan Hương đã biết rằng khi dòng thứ cấp chỉ dùng như một nguồn tín hiệu hiển thị điện áp với tổng trở lớn và rất lớn --> Io ~ 0.

      Làm gì có bão hòa từ ở đây mà đặtvấn đề, có cần phải tính toán bung xung thế không ?.

      Lan Hương
      Nguyên tắc cơ bản của bất cứ thợ điện (không cần là kỹ sư) nào khi sử dụng biến dòng là cấm không được để hở mạch biến dòng. Trong hệ thống, nếu biến dòng nào không sử dụng, bắt buộc phải nối ngắn mạch lại. Các rơ le bảo vệ, công tơ đo đếm, mạch biến dòng luôn phải thiết kế bộ phận để nối ngắn mạch biến dòng trước khi thao ra khỏi vị trí. Bộ phận đó có thể là dạng Knife Switch, có thể là dạng lưỡi gà tự nối khi rút rơ le ra, có thể là các bộ Test plug, tự động nối tắt khi cắm plug vào. Có thể là các bộ Domino có thêm các con vis phụ để siết thanh dẫn xuống đất. Các Ampere switch để đảo vị trí đo pha (dùng 1 đồng hổ để đo dòng 3 pha) luôn nối tắt các pha không đo lại. Thí dụ như khi chuyển sang đo pha A thì biến dòng pha B và pha C phải nối tắt.

      Điều này rõ ràng học sinh lớp 10 hoặc lớp 12 vẫn không thể biết được. Đa số các anh chị học điện tử chưa hẳn đã biết, vì chưa từng được học. Nhưng một người thợ điện công nghiệp bậc 2 nếu làm đúng nghề bắt buộc phải biết.

      Nếu chị Lan Hương chỉ dùng lý luận lớp 10 để nói chuyện, thì Nhóc sẽ xin phép chị, Nhóc không dám tiếp tục tranh luận nữa. Nhóc chỉ trình bày quan điểm của riêng mình mà thôi.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
        Mấy em gái giỏi quá! Làm anh sợ quá đi mất...

        Nhưng các em sao không vác Oscillo ra kiểm tra thực tế rồi vẽ lại nhỉ?

        Ờ mà anh thấy trong một số biến tần, nó có kiểu bảo vệ rất cổ lỗ mà lại rất tin cậy. Đại loại là 2 trong số 3 phase vào nó sẽ qua mạch R/C để làm sớm pha, trễ pha 60 độ. Thế rồi trộn nhau qua mạch đảo để rồi đầu ra bị triệt tiêu (=0). Tóm lại là toàn dùng Analog.

        Em nào thử phân tích ra hộ cái nhỉ?
        Mạch đó của anh là mạch lọc thứ tự nghịch.

        Trong trường hợp anh nói, có lẽ là mạch đo điện áp thứ tự nghịch. Còn mạch đo dòng thứ tự nghịch cũng tương tự như thế, nhưng phải có bộ phận biến dòng thành áp, rồi áp dụng mạch lọc này.

        Mạch lọc thứ tự nghịch làm việc như sau:
        Nếu 3 pha điện áp cân bằng, và đúng thứ tự pha, thì điện áp ra của mạch lọc =0.
        Nếu 3 pha sai thứ tự pha, mà 3 pha vẫn cân bằng, thì điện áp ra sẽ bằng U ra max.
        Nếu vẫn đúng thứ tự pha, nhưng các pha không cân bằng, hoặc mất hẳn 1 pha thì áp ra sẽ ≠ 0, nhưng vẫn nhỏ hơn U ra max.

        Một số rơ le điện áp bảo vệ mất pha sử dụng loại này. Máy phát điện cũng có rơ le bảo vệ dòng thứ tự nghịch, để bảo vệ mất cân bằng pha khi phân bố tải không đều, hoặc khi ngắn mạch 2 pha.

        Đây là 1 phần trong catalog của 1 rơ le bảo vệ đa chức năng, trong đó nếu dùng bảo vệ động cơ thì có thành phần quá dòng thứ tự nghịch Negative sequence current :
        Last edited by cô nhóc; 11-06-2008, 01:31. Lý do: Thêm hình.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #64
          Bảo vệ mất pha cho motor kỳ thực quả là khó.
          Đặc trưng motor khi mất pha:
          1- I = 0 , nếu mất pha cục bộ.
          2- I >0 và có chiều ngược lại (khi đó motor là nguồn), nếu điểm mất pha bao gồm nhiều tải.
          Bộ bảo vệ ráp sao cho đúng.
          Hoặc còn cách nào để phát hiện mà không bị lầm.

          Comment


          • #65
            Cảm ơn cô Nhóc nhé ,đã có một bài rất hay về biến dòng ,mình chỉ biết sơ sơ là phải ngắn mạch biến dòng khi sơ cấp có tải . Chứ không có khả năng phân tích cách hoạt động ( đúng ) của biến dòng . Tiện thể cho mình hỏi luôn PCT theo mình thấy nó lớn gấp đôi MCT ( cùng một lỏi thép nếu MCT quấn 1 vòng thì PCT cũng vậy nhưng quấn chập đôi lại ) Vậy cách hoạt động có gì khác nhau .Nếu có gì sai nhờ các bạn đính chính lại nhé.Cám ơn các bạn ( XIN LỖI MOD NẾU EM POST SAI CHỦ ĐỀ)

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi duc thang Xem bài viết
              Bảo vệ mất pha cho motor kỳ thực quả là khó.
              Đặc trưng motor khi mất pha:
              1- I = 0 , nếu mất pha cục bộ.
              2- I >0 và có chiều ngược lại (khi đó motor là nguồn), nếu điểm mất pha bao gồm nhiều tải.
              Bộ bảo vệ ráp sao cho đúng.
              Hoặc còn cách nào để phát hiện mà không bị lầm.
              Cám ơn anh Đức Thắng đã nêu vấn đề.

              Nhóc sẽ trình bày tiếp về các trường hợp mất pha khác.

              Trường hợp Nhóc vừa nêu là trường hợp mất pha ngay tại động cơ. Mất pha ngay dưới cầu dao cấp điện cho động cơ hay khởi động từ, máy cắt... cũng sử dụng lý luận tương tự. Bây giờ, Nhóc sẽ nói tiếp đến trường hợp mất pha tại đầu nguồn.

              Mất pha tại đầu nguồn, nếu không có tải nào khác sử dụng động cơ, thì cũng lý luận như trên. Nhưng nếu có nhiều động cơ cùng sử dụng chung nguồn đó, thì tình hình sẽ khác.

              Như Nhóc đã có nói về sức điện động cảm ứng phát sinh khi động cơ quay, hay còn gọi là phản ứng phần ứng. Khi mất pha ở đầu nguồn, do sức điện động cảm ứng này làm cho điện áp của pha bị mất không trở về 0, mà vẫn còn một số trị số nào đó. Sức điện động này phụ thuộc vào hệ số trượt s của động cơ, nghĩa là phụ thuộc vàotốc độ quay, công suất tải, đặc tính tải và đặc tính động cơ. Vì vậy khi mất pha toàn hệ thống, các động cơ sẽ có sdđ khác nhau. Như vậy trong hệ thống, sẽ có một số động cơ đóng vai trò vừa là động cơ (nếu tính ở 2 pha còn lại)vừa là máy phát (ở pha bị mất). Máy phát điện này sẽ cung cấp pha còn lại cho một số động cơ khác. Vì thế khi bị mất pha toàn hệ thống, sẽ có nhiều động cơ bị ảnh hưởng nặng nề, trong khi một số động cơ khác ảnh hưởng ít hơn.

              Do tác động này mà các rơ le bảo vệ mất pha kiểu điện áp thường không phát hiện được. Nó chỉ phát hiện được lúc động cơ chưa quay thôi. Mà đại đa số trường hợp mất pha sự cố là mất lúc động cơ đang vận hành.
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #67
                Một trường hợp khác nữa mà các anh chị cũng cần quan tâm:

                Mất pha ở cấp điện áp cao hơn.

                Thí dụ mất pha ở thanh góp 6 kV, hay mất pha phía 15 kV.

                Tùy thuộc vào tổ nối dây của máy biến áp, mà điện áp 3 pha sẽ khác nhau.
                Thí dụ nếu máy biến áp đấu tam giác - sao, mất pha B
                Phía cao áp, điện áp hai pha AC còn nguyên. Điện áp giữa hai pha AB sẽ bằng 1/2 UAC và ngược pha với UAC. điện áp giữa hai pha BC cũng bằng 1/2 và ngược pha với UAC.

                Như vậy phía thứ cấp Uan sẽ còn đủ, thí dụ 380V. Trong khi Ubn và Ucn sẽ bằng 110V, và hai pha này trùng pha với nhau, lệch 180 độ so với Uan. Điện áp Uac và Uab sẽ bằng nhau, bằng 330V, trong khi Ucb =0.

                Các máy biến áp nối sao - sao, hay tam giác - tam giác thì khác. Phía thứ cấp sẽ phản ánh đúng góc và điện áp phía sơ cấp. Thí dụ mất pha B, thì phía cao áp UAC=15 kV, UAB = 7,5 kV, UBC =7,5 kV.
                Phía hạ áp Uac = 380V, U ab = Ubc = 190V.

                Tuy nhiên, nếu mất pha lúc có 1 hay nhiều động cơ trên hệ thống đang chạy, thì sức điện động cảm ứng cũng làm cho điện áp thực tế không giảm đi nhiều lắm. Đó là lý do như anh Đức Thắng có nói bên một mạch khác, là các rơ le điện áp không phát hiện được.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #68
                  Cô Nhóc phân tích vấn đề rất chính xác,như vậy có thể dùng 1 mạch đện tử kiểm soát tốc độ của 1 động cơ 3 pha,khi mất điện 1 pha,động cơ quay chậm lại,mạch điện tử phát hiện sự thay đổi tốc độ,lập tức cắt điện vào động cơ này (thông qua cuộn dây của KĐT),không tùy thuộc vào điện áp khi động cơ này đang quay.điều này thì phải dùng điện tử thôi

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi cuongaz Xem bài viết
                    Cảm ơn cô Nhóc nhé ,đã có một bài rất hay về biến dòng ,mình chỉ biết sơ sơ là phải ngắn mạch biến dòng khi sơ cấp có tải . Chứ không có khả năng phân tích cách hoạt động ( đúng ) của biến dòng . Tiện thể cho mình hỏi luôn PCT theo mình thấy nó lớn gấp đôi MCT ( cùng một lỏi thép nếu MCT quấn 1 vòng thì PCT cũng vậy nhưng quấn chập đôi lại ) Vậy cách hoạt động có gì khác nhau .Nếu có gì sai nhờ các bạn đính chính lại nhé.Cám ơn các bạn ( XIN LỖI MOD NẾU EM POST SAI CHỦ ĐỀ)
                    Anh có thể giải thích CT loại M và loại P là gì không ạ?
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #70
                      Các phương pháp bảo vệ mất pha.

                      Các phương pháp bảo vệ mất pha:

                      Như Nhóc đã đề cập trước đây, bảo vệ mất pha bằng phương pháp đo điện áp 3 pha sẽ không có tác dụng khi động cơ đang chạy. Nhưng nó lại cực kỳ quan trọng để không cho phép khởi động động cơ khi mất pha hệ thống.

                      Thông thường, người ta có các cách sau:

                      1/. Đo điện áp dây: Chỉ cần 2 rơ le điện áp (rơ le thấp áp) nối theo kiểu hình V. Thí dụ 1 rơ le nối vào pha A và pha B. Một rơ le nối vào pha B và pha C. Các rơ le này chỉnh điện áp tác động là 85 % định mức. Khi có mất một pha bất kỳ trên hệ thống, sẽ có ít nhất 1 trong 2 rơ le có điện áp xuống dưới hoặc bằng 50% định mức. Đầu ra của rơ le này cho vào mạch chọn lọc logic "Hoặc" để kéo 1 rơ le khác. Rơ le ấy sẽ cấm không cho khởi động động cơ.

                      2/. Đo điện áp thứ tự nghịch. Dùng rơ le điện áp thứ tự nghịch. Mạch lọc thứ tự nghịch như anh Nhật Hùng đã đề cập. Rơ le này khi đặt vào 3 pha như sai thứ tự pha thì sẽ tác động ngay. Phải lắp đúng thứ tự pha. Khi bị mất pha, điện áp 3 pha sẽ không cân bằng, sẽ xuất hiện thành phần thứ tự nghịch, rơ le sẽ tác động, và đi cấm các động cơ khởi động.
                      Last edited by nhathung1101; 13-06-2008, 00:01. Lý do: Sửa chính tả.
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • #71
                        Các phương pháp bảo vệ mất pha (tt)

                        Như vậy, để bảo vệ mất pha cho các động cơ đang chạy, thì chỉ có cách đo dòng 3 pha.

                        Đối với những động cơ nhỏ, và không quan trọng, thì cách đơn giản nhất là dùng khởi động từ. Trong khởi động từ có 1 rơ le nhiệt 3 pha, hay 2 rơ le nhiệt 1 pha. Các rơ le nhiệt này được chỉnh định để dòng tác động của nó từ 115 đến 130% dòng định mức của động cơ. Khi bị mất pha, dòng của 2 pha còn lại sẽ tăng khá cao, hơn trị số này, động cơ sẽ bị cắt ra khỏi hệ thống.

                        Đối với rơ le nhiệt 3 pha hợp bộ, nó còn có chức năng so sánh dòng 3 pha. Nếu dòng 3 pha mất cân bằng nghiêm trọng, thì dù chưa đến định mức, rơ le cũng sẽ tác động để cắt động cơ ra.

                        Rơ le nhiệt 3 pha, là biện pháp rẻ tiền nhất, nhưng lại tin cậy nhất để bảo vệ các động cơ bị mất pha. Chúng ta không nên xem thường biện pháp này.

                        Đối với các động cơ lớn, động cơ quan trọng hoặc động cơ sử dụng điện áp cao (> 1000V), người ta sẽ dùng các rơ le bảo vệ.

                        Các rơ le bảo vệ đời cũ thường là rơ le kiểu điện từ, hay điện động, sắt điện động. Các bộ phận quá dòng có thời gian trì hoãn (được mã hóa = số 51, trong ngành Điện gọi luôn là rơ le 51) cũng sẽ được chỉnh định ở 115 đến 130 % định mức, thời gian tác động có thể là độc lập, không phụ thuộc dòng, có thể là phụ thuộc. Dòng càng cao thì tác động càng nhanh. Ngoài ra còn phải có bộ phận quá dòng tác động tức thời (rơ le 50)thường được chỉnh định với dòng cao hơn dòng lock rotor(khoảng 700% đến 900% dòng định mức. Rơ le này làm nhiệm vụ bảo vệ ngắn mạch.

                        Với các rơ le bảo vệ đời sau, sử dụng loại điện tử. Mạch dòng được đưa qua 1 bộ biến dòng phụgiảm dòng xuống rất thấp và đưa vào mạch chuyển dòng thành áp. Cách chỉnh định cũng tương tự rơ le điện cơ.
                        Các rơ le đời mới nhất sử dụng kỹ thuật số, cho phép tích hợp rất nhiều chức năng vào 1 rơ le. Trong các chức năng như 50, 51, còn có các chức năng khác, như 50n, 51n, bảo vệ quá dòng thứ tự không, hay dòng trung tính, trong trường hợp với động cơ, đó là dòng chạm đất.

                        Tuy nhiên, thành phần quan trọng nhất có dính đến bảo vệ mất pha, đó là bảo vệ quá dòng thứ tự nghịch (rơ le 46). Khi dòng 3 pha không cân bằng, sẽ xuất hiện thành phần dòng thứ tự nghịch (I2). Thành phần rơ le 46 sẽ phát hiện dòng này để cắt máy cắt, ngưng cấp điện cho động cơ.

                        Biện pháp bảo vệ của rơ le đa chức năng này rất tin cậy, bảo đảm. Nhược điểm lớn của nó là giá thành rất cao. Một chiếc rơ le vài nghìn USD. Chỉ có các hệ thống rất quan trọng trong dây chuyền sản xuất, hoặc động cơ công suất rất lớn (hàng nghìn kW) rất đắt tiền người ta mới sử dụng biện pháp này.

                        Biện pháp đo tốc độ của anh Robotech cũng là một biện pháp cần quan tâm. Tuy nhiên, tốc độ động cơ thể hiện rõ nét trên dòng điện. Chỉ cần tốc độ giảm chút ít là dòng tăng lên đáng kể rồi. Do đó biện pháp đo dòng vẫn là biện pháp tối ưu.
                        Nhoc Post lại cái hình này các anh chị xem lại:
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #72
                          3 pha ...

                          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                          Như vậy, để bảo vệ mất pha cho các động cơ đang chạy, thì chỉ có cách đo dòng 3 pha.

                          Với các rơ le bảo vệ đời sau, sử dụng loại điện tử. Mạch dòng được đưa qua 1 bộ biến dòng phụ giảm dòng xuống rất thấp và đưa vào mạch chuyển dòng thành áp.
                          - Mạch bảo vệ mất pha mà Lan Hương đưa lên đây cũng là một cách chuyển dòng thành áp và xử lý các điện áp đó, xem nó là thông tin về dòng. Và điện áp này sẽ bằng không (0) khi motor được cấp đủ 3 pha.

                          - Sẽ rất không cần thiết khi nói đến bão hòa từ đối với các biến dòng ở đây vì điện áp thông tin về dòng trong vùng bão hòa từ "sâu" không được sử dụng :

                          Trường hợp 1/. Khi có chập chạm ở một pha thì điện áp thông tin về dòng sẽ cao đột ngột ở pha cụ thể --> điện áp chỉ thị V > 5V ở cổng so sánh (+) của 741 --> relay ngắt điện.

                          Nghĩa là chưa đi sâu vào vùng bão hòa từ thì đã được xử lý --> không sử dụng thông tin ở sâu trong vùng bão hòa từ.

                          Trường hợp 2/. Khi bị mất 1 hay cả 2 pha thì điện áp thông tin dòng V > 5V ở cổng so sánh (+) của 741 --> relay ngắt.
                          Mọi thông tin trong vùng bão hòa từ sâu cũng không được sử dụng trong trường hợp này.

                          - Dĩ nhiên là mua một thiết bị đắt tiền "của ngoại" có vẻ yên tâm hơn nhưng đâu cứ phải "nhiều tiền" hay của ngoại thì chắc chắn hơn được những cái đầu năng động Việt Nam ? Hiển nhiên là đưa cái có sẵn của "người ta" thì dễ hơn tự nghiên cứu thiết kế, nhưng đó không phải là việc làm của một Việt Nam đang tri thức và hành động.

                          Mạch này đã được sử dụng nhiều năm và phát huy hiệu quả tại CTy Nghi Gia, Thủ Thừa, Long An + CTy Đồng Tâm, Nguyễn Văn Quá, Q Tân Bình TP HCM + CTy Phương Nam, Q.12, TP HCM và vài nơi khác. Động cơ mà nó bảo vệ thường dùng trong khoảng 5 KVA đến 50 KVA, cho đến nay chưa hề có "tác dụng phụ" nào.

                          Việc "tổng điện áp so sánh bằng không khi mất pha" là không có căn cứ như Lan Hương đã phân tích trước đây.

                          - Một "biến tấu" từ mạch trên đây là mạch 3 Op-Amp so sánh riêng 3 pha + một NAND 3 input, có tác dụng tương tự.

                          Lan Hương sẽ post lên trong một bài tới đây.

                          Lan Hương.
                          Attached Files

                          Comment


                          • #73
                            lanhuong có thể cho biết một số chi tiết sau hay không:

                            - Nếu dây pha chỉ xuyên qua "xuyến từ" 1 lần thì cuộn dây lấy "thông tin về dòng" sẽ khoảng bao nhiêu vòng? Giả sử dòng điện định mức của dây pha là 10 A.

                            - Xuyến từ được làm bằng vật liệu gì?

                            - Có phải nút nhấn Start có một tiếp điểm phụ thường hở của contactor 3 pha mắc song song với nó (xác nhận lại thông tin)

                            Thân,
                            Biển học mênh mông, sức người có hạn

                            Comment


                            • #74
                              chi tiết ...

                              Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
                              lanhuong có thể cho biết một số chi tiết sau hay không:

                              - Nếu dây pha chỉ xuyên qua "xuyến từ" 1 lần thì cuộn dây lấy "thông tin về dòng" sẽ khoảng bao nhiêu vòng? Giả sử dòng điện định mức của dây pha là 10 A.

                              - Xuyến từ được làm bằng vật liệu gì?

                              - Có phải nút nhấn Start có một tiếp điểm phụ thường hở của contactor 3 pha mắc song song với nó (xác nhận lại thông tin)

                              Thân,
                              1/. Cuộn dây này với dây pha 10 A là 150 vòng.

                              2/. Xuyến từ làm bằng ferro-silicone (sắt từ mềm) gồm 10 lá dầy 1 mm hình vành khăn ghép lại, nhúng keo epoxy. Hiện nay người ta làm hai "nửa vầng trăng" mở ra khép lại được theo kiểu máy đo "ampe kẹp". Mình quấn rồi kẹp vào dây pha.

                              Thực chất đây là máy đo dòng bằng điện thế cảm ứng thấp áp mà thôi.

                              3/. Nút nhấn Start có một tiếp điểm phụ thường hở của contactor 3 pha mắc song song với nó : Đúng anh ạ. Đôi khi em thay con transistor trong mạch bằng SCR loại 1A và kèm theo công tắc thường đóng nối tiếp với nó để "reset".

                              4/. Xin chú ý là nguồn 24V cấp từ ngoài.

                              Kính.

                              Lan Hương.

                              Comment


                              • #75
                                Cám ơn chị Lan Hương đã có bài trả lời.

                                Qua bài của chị, Nhóc biết là chị không dùng bộ biến dòng kinh điển, mà dùng bộ tự chế. Với kết cấu 2 nửa vầng trăng, mà lại nhúng Epoxi như thế, khi ghép lại chắc chắn khe hở mạch từ sẽ rất lớn. Do đó bộ biến dòng không tiến đến bão hòa, vì từ trở mạch từ rất lớn.

                                Điều này Nhóc đồng ý với chị.

                                Còn vấn đề sử dụng đồ ngoại hay không, thì tùy thuộc vào việc sử dụng như thế nào, vì cái gì, chị à.

                                Giả sử cái động cơ của chị có công suất vài nghìn HP. Giá của nó lên đến vài trăm nghìn USD. Thì việc lựa chọn một thiết bị tin cậy để sử dụng là điều cần thiết.

                                Giả sử như một máy phát điện hoàn toàn có thể lắp đặt những thiết bị do ta tự chế tạo để bảo vệ nó. Nhưng người ta vẫn yêu cầu sử dụng thiết bị của ngoại. Độ tin cậy và uy tín của nhà chế tạo vẫn là điều quan trọng nhất. Việc ngừng máy trong 1 ngày có thể làm giảm doanh thu của nhà máy điện hàng vài tỷ trở lên. Nếu thiết bị bảo vệ không tin cậy, dẫn đến hư hỏng máy phát điện, thì trách nhiệm của người lắp đặt máy như thế nào? có gì ràng buộc họ với chủ đầu tư không?

                                Cụ thể thêm một chút. Với trình độ các anh chị trên diễn đàn hoàn toàn có thể chế ra cái công tơ điện tử để bán cho EVN. Nhưng đợt vừa rồi, chỉ vì hàng chính hãng và hàng không chính hãng (cũng hãng đó, nhưng lắp ráp tại.. Hồ Văn Huê) mà đã có rất nhiều người phải ra tòa. Chưa nói đến chất lượng thật sự của nó.

                                Nếu chị có một cơ sở sản xuất lớn, với những yêu cầu cao và bên ngành công an buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ... Khi bên bảo hiểm đến khảo sát, họ thấy chị sử dụng những mạch điện tử không rõ nguồn gốc, họ sẽ nâng giá mua bảo hiểm lên bao nhiêu? Và khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong tủ điện, họ có chấp nhận bồi thường không?

                                Tất nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta không nghiên cứu và chế tạo. Nhưng những chế tạo và nghiên cứu của chúng ta cần có tính kế thừa những tiến bộ khoa học của những nước khác. Nhóc đưa ra nguyên lý bảo vệ và các thiết bị ngoại nhập không phải để chúng ta nhắm mắt tốn tiền mua mọi lúc mọi nơi, mà để chúng ta thấy rõ các đại gia trong ngành (như GE, ABB, Siemen, Schneider...), họ đặt vấn đề này quan trọng như thế nào. Và khi chúng ta thiết kế thì cũng cần phải nghiên cứu thấu đáo ra sao.

                                Nhóc biết chị là người có rất nhiều kinh nghiệm. Nhóc tin rằng mạch điện của chị đã và đang được sử dụng nhiều nới. Nhóc cũng hiểu vì vấn đề kinh doanh, chị chưa thể đưa hết những chi tiết cần thiết của mạch lên được. Nhưng nếu đơn giản hóa vấn đề đến mức như thế, e rằng có lạc quan quá hay không?

                                To everyone:

                                Dựa vào những ý tưởng Nhóc đã trình bày ở trên, Nhóc sẽ lần lượt Post từng phương án để chúng ta có thể thiết kế các mạch bảo vệ lên. Các anh chị có thể giúp phát triển các mạch cho hoàn thiện. (Cho Nhóc 1 thời gian để Nhóc vẽ vời vài cái sơ đồ, rồi post lên sau.)
                                Nhóc thích nghịch điện,
                                Nhóc thích xì păm,
                                Nhóc thích trêu mấy anh.
                                Hi hi.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamkhuyen Tìm hiểu thêm về phamkhuyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X