Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tắt động Cơ Khi điện Lưới Bị Mất Pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #76
    Trước hết, Nhóc xin phép nhắc lại về các thành phần thứ tự trong dòng điện 3 pha.

    Khái niệm về dòng thứ tự nghịch có được do chúng ta phân tích và mô phỏng mạch 3 pha. Mạch ba pha có thể xem là kết hợp của 3 mạch một pha.

    Dòng điện trong máy điện một pha sẽ tạo thành từ trường đập mạch. Từ trường này có thể phân tích thành : 1 vec tơ quay theo chiều kim đồng hồ. Một vec tơ quay ngược chiều kim đồng hồ, và một véc tơ đứng im.

    Trong hệ thống 3 pha, sự kết hợp giữa lệch nhau 120 º về không gian và 120 º về điện, sẽ làm cho 1 trong 3 thành phần luôn quay đống thời với nhau. Thành phần đó gọi là thành phần thứ tự thuận. Thành phần quay ngược lại sẽ vẫn lệch nhau 120 º , nên tổng hợp lại sẽ = 0.

    Thành phần thứ tự thuận sẽ hình thành từ trường quay để quay rotor.

    Khi 3 pha cân bằng về biên độ, và góc lệch đúng như thiết kế, thì thành phần thứ tự nghịch và thành phần thứ tự không luôn = 0.

    Khi 3 pha mất cân bằng, người ta tìm ra phương trình của các thành phần như hình vẽ dưới đây: (Các anh chị lưu ý các số này là số phức).



    Ở đây các anh chị thấy a là 1 số phức có biên độ = 1 và góc = 120 º. Nhân với a nghĩa là dời vec tơ điện áp đó đi 120 º ngược chiều kim đồng hồ. Nhân với a bình phương cũng có nghĩa là giữ nguyên biên độ và làm lệch 240 º ngược chiều kim đồng hồ, cũng tương đương với làm lệch 120 º theo chiều kim đồng hồ.

    Giả sử khi dòng điện không còn lệch nhau 120 º và biên độ cũng khác nhau, người ta sẽ tính ra các thành phần như sau.



    Đối với các hệ thống không có dây trung tính hoặc dây trung tính không nối trực tiếp từ nguồn đến tải, thì dòng thứ tự không cũng luôn bằng 0.

    Như vậy chúng ta có thể thấy, khi 3 pha mất cân bằng, thì sẽ xuất hiện dòng điện thứ tự nghịch. Thành phần này lớn hay nhỏ, tùy thuộc vào mức độ mất cân bằng.

    Khi mất 1 pha, không có dòng trung tính, nên dòng tổng 3 pha cũng luôn bằng 0, nghĩa là thành phần thứ tự không = 0.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #77
      Mạch của Lan Hương trong thực tế có một số "biến tấu" (lời của Lan Hương) nhưng cơ bản vẫn là như thế. Mẫu gần đây Lan Hương dùng IC số và Tiny13 chứ không đơn giản như trong hình trên.

      Ở CTy Phương Nam (568 Lê Văn Việt - Q 12, TP HCM - Giàm đốc là chú Võ Công Hòa, chủ tịch hội Cơ Điện Máy TP HCM) sử dụng hoàn toàn mạch của Lan Hương cho hàng trăm mô tơ, từ vài KW đến 50 KW, đặc biệt có cái cỡ >100 KW. CTy của mình cũng vậy.

      Trước đây thì Siemen và một vài "đại gia" có đến chào hàng nhưng so với mạch của Lan Hương không nổi cả về giá lẫn về độ tin cậy, chạy mất dép cả.

      Chuyến này Lan Hương vào TP HCM, CTy của mình và một vài CTy bạn tiếp tục mua của Lan Hương vài trăm chiếc nữa, trong đó có những chiếc dành cho mô tơ 450 KW trong máy cắt rác 50 tấn - giờ.

      Theo mình thì rõ ràng là mạch bảo vệ mất pha của Lan Hương hoàn toàn có thể thay thế đồ ngoại nhập.
      Hôm nay phải hơn hôm qua và thua ngày mai!

      Comment


      • #78
        Nhân có một số bạn đang làm việc trong các công ty sử dụng động cơ không đồng bộ 3 pha, tôi xin hỏi:

        - Các động cơ đó thường có dây quấn stator nối dạng hình sao (Y) hay tam giác (delta)? (Việc này chỉ nhìn name plate của động cơ là có thể xác định)

        - Với các động cơ có dây quấn stator nối dạng hình sao, điểm giữa của hình sao có được nối với trung tính của lưới điện (qua điện trở hay trực tiếp) hay không?

        Thân,
        Biển học mênh mông, sức người có hạn

        Comment


        • #79
          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
          Trước hết, Nhóc xin phép nhắc lại về các thành phần thứ tự trong dòng điện 3 pha.
          ...
          Đối với các hệ thống không có dây trung tính hoặc dây trung tính không nối trực tiếp từ nguồn đến tải, thì dòng thứ tự không cũng luôn bằng 0.

          Như vậy chúng ta có thể thấy, khi 3 pha mất cân bằng, thì sẽ xuất hiện dòng điện thứ tự nghịch. Thành phần này lớn hay nhỏ, tùy thuộc vào mức độ mất cân bằng.

          Khi mất 1 pha, không có dòng trung tính, nên dòng tổng 3 pha cũng luôn bằng 0, nghĩa là thành phần thứ tự không = 0.
          Nếu hệ thống có dây trung tính nguồn nối với trung tính tải (trực tiếp hay qua tổng trở) thì thế nào, khi mất 1 pha, mất 2 pha?

          Nhóc nêu cho đủ các trường hợp đi.

          Lan Hương đã nêu trước đó, post #25, trong công nghiệp luôn có dây trung tính.

          Thân,
          Biển học mênh mông, sức người có hạn

          Comment


          • #80
            dây trung tính với mạng 3

            Đối với các hệ thống không có dây trung tính...
            cô Nhóc
            Có hệ thống điện công nghiệp 3 pha kiểu đó không vậy ?

            Lan Hương.
            Last edited by lanhuong; 15-06-2008, 09:17.

            Comment


            • #81
              dây trung tính với mạng điện 3 pha ...

              Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
              Nếu hệ thống có dây trung tính nguồn nối với trung tính tải (trực tiếp hay qua tổng trở) thì thế nào, khi mất 1 pha, mất 2 pha?

              Nhóc nêu cho đủ các trường hợp đi.

              Lan Hương đã nêu trước đó, post #25, trong công nghiệp luôn có dây trung tính.

              Thân,
              Theo tham khảo sách "Cung cấp điện" của Nguyễn Xuân Phú (trường ĐHSPKT) hoặc sách "Hệ thống điện" của trường đại học bách khoa TPHCM, TCVN về dây trung tính, tiêu chuẩn của IEC (Schneider) và QĐKT-09/2000 thì lưới 3 pha công nghiệp phải có tiếp đất dây trung tính "lặp lại" và tiếp đất thiết bị đúng tiêu chuẩn.

              Dù là thiết bị có cách điện cao bao nhiêu đi nữa thì vẫn cần tiếp đất thật tốt, mất trung tính hay mất tiếp đất đối với thiết bị điện - động lực là một thảm họa, mà những tai nạn thương tâm do mất trung tính là không phải hiếm.

              ... dây trung tính, nối đất và sơ đồ kết nối của mạng hạ áp khá phức tạp: có thể là mạng 3 pha 4 dây, hoặc 3 pha 5 dây; và có rất nhiều kiểu kết nối khác nhau, dưới đây là một số sơ đồ phổ biến:
              1. Sơ đồ TT:
              Trung tính-đất, vỏ kim loại-đất (vỏ kim loại nối thẳng xuống đất): nó thích hợp cho lưới có sự kiểm tra hạn chế hay lưới có thể mở rộng hoặc cải tạo vì sơ đồ này đơn giản cho lưới công cộng hoặc khách hàng. tuy nhiên do sử dụng 2 điện cực nối đất riêng biệt nên cần lưu ý bảo vệ quá áp, và đòi hỏi phải đặt bộ chống sét, và cũng phải có RCD với dòng >500mA để chống hỏa hoạn.
              2. Sơ đồ TN-C:
              Dây trung tính và dây bảo vệ nối đất được dùng chung và gọi là PEN. Mạng này ko cho phép sử dụng cho các dây <10mm2 với Cu và <16mm2 với AL và thiết bị xách tay.TN-C đòi hỏi phải có lưới đẳng áp hiệu quả và chức năng bảo vệ của dây PEN được đặt lên hàng đầu. Hệ này ko được dùng nơi có khả năng cháy nổ cao (vì khi nối các vật dẫn của tòa nhà với dây PEN sẽ tạo nên dòng chạy trong công trình gây hiẻm họa cháy và nhiễu điện từ).
              3. Sơ đồ TN-S:
              Đây là hệ 3 pha 5 dây quen thuộc, dây bảo vệ và dây trung tính là riêng biệt. Hệ này là bắt buộc với mạch có tiết diện nhỏ hơn 10mm2 (dây Cu) và 16mm2 (với dây Al) và các thiết bị di động.
              4. Sơ đồ TN-C-S
              hai sơ đồ TN-C và TN-S có thể dùng chung trong một lưới. Cần lưu ý là TN-C (hệ 4 dây) ko bao giờ được sử dụng sau sơ đồ TN-C. Có thể sử dụng sơ đồ TN-C-S như sau: phía nguồn (có thể là cáp tổng từ MBA đến trước tủ tổng) sử dụng TN-C còn phía sau khi vào thiết bị sử dụng TN-S; điểm phân dây PE tách hỏi dây PEN thường là điểm đầu của lưới.
              5. Sơ đồ IT
              Đây là sơ đồ trung tính cách ly hay nối đất qua điện trở. Ở hệ này cách điện thiết bị phải chịu được điện áp dây nên tốn kém về kinh tế. IT được dùng khi có yêu cầu bức thiết về liên tục cung cấp điện. Nhưng nó đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng và cầ tổ chức thử nghiệm quá áp và dòng dung rò.
              Trong thực tế ko có sơ đồ nào là đa dụng cả và vì vậy sự lựa chọn tốt nhất thường bao gồm nhiều sơ đồ nối đất khác nhau cho các phần khác nhau của lưới (như các bạn đã thấy trong thực tế). Để chọn sử dụng sơ đồ nào thì cần nghiên cứu tính toán, phân tích kỹ lưỡng và phải tuân theo các tiêu chẩn quy phạm một các nghiêm ngặt (tiêu chuẩn quốc gia, hoặc IEC,...) và thường đưa ra các tiêu chí lựa chọn và so sánh như:
              - Khả năng bảo vệ chống điện giật;
              - Chống hỏa hoạn;
              - Cung cấp điện liên tục;
              - Bảo vệ chống quá áp;
              - Khả năng mở rộng và cải tạo lưới...
              - Bảo vệ chống nhiễu điện từ.
              Việc tính toán dây nối đất và dây trung tính cũng được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong IEC

              HOANGSA1902
              (http://bkeps.com/forum/archive/index.php?t-416.html)

              Qua những tài liệu nói trên ta có thể thấy rằng việc cô Nhóc đặt vấn đề về "mạng 3 pha công nghiệp không trung tính" là không tưởng + thoát ly thực tiễn + sai qui định an toàn điện ở khắp mọi nơi trên thế giới, trong đó có Qui Định An Toàn Điện Việt Nam.

              Lan Hương.
              Last edited by lanhuong; 15-06-2008, 09:39.

              Comment


              • #82
                Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết


                Đối với các hệ thống không có dây trung tính hoặc dây trung tính không nối trực tiếp từ nguồn đến tải, thì dòng thứ tự không cũng luôn bằng 0.

                Như vậy chúng ta có thể thấy, khi 3 pha mất cân bằng, thì sẽ xuất hiện dòng điện thứ tự nghịch. Thành phần này lớn hay nhỏ, tùy thuộc vào mức độ mất cân bằng.

                Khi mất 1 pha, không có dòng trung tính, nên dòng tổng 3 pha cũng luôn bằng 0, nghĩa là thành phần thứ tự không = 0.
                Điều này thậI hợp lý,có những hệ thống tiêu thụ điện 3pha dùng cho động cơ trong các máy cưa đá của Ý,chỉ riêng vớI động cơ chánh 50HP,sử dụng đấu dây theo kiểu khi chạy khởI động là Ngôi Sao,chạy bình thường là Tam giác,không có dây trung tính trực tiếp cho động cơ này,nên không có dòng trung tính.,và chỉ có dây trung tính nốI vỏ động cơ xuống đất cho an toàn về điện,như vậy những trường hợp động cơ 3 pha đấu kiểu Tam Giác có thể coi như không có dây trung tính( trực tiếp).

                Comment


                • #83
                  Nguyên văn bởi robotech Xem bài viết
                  ... và chỉ có dây trung tính nốI vỏ động cơ xuống đất cho an toàn về điện,như vậy những trường hợp động cơ 3 pha đấu kiểu Tam Giác có thể coi như không có dây trung tính( trực tiếp).
                  Đây là hệ thống 3 pha trung tính kiểu TT Trung tính-đất, vỏ kim loại-đất chứ không trung tính chỗ nào ?

                  Trong hệ thống điện công nghiệp 3 pha tại Việt Nam, đã nối đất vỏ thiết bị thì đều là trung tính kiểu TT cả. Đừng hỏi vì sao nhé ... Nhưng cần biết rằng dù không có dây trung tính nối thẳng vào tải thì mạng 3 pha vẫn có trung tính được nối đất "ở đâu đó", và còn được nối đất "lặp lại" ở ngay đơn vị sử dụng nếu tổng trở trung tính không đạt chuẩn của TCVN.

                  Nên đọc sách "Cung cấp điện" của Nguyễn Xuân Phú (trường ĐHSPKT) hoặc sách "Hệ thống điện" của trường đại học bách khoa TPHCM, hay TCVN về dây trung tính, tiêu chuẩn của IEC (Schneider) và QĐKT-09/2000 để biết dùng từ và xử lý như thế nào cho đúng trong các kiểu trung tính.

                  Dùng từ Việt Nam có cần tối nghĩa và mâu thuẫn đến thế đâu nhỉ ?

                  Lan Hương.
                  Last edited by lanhuong; 15-06-2008, 15:10.

                  Comment


                  • #84
                    Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                    Đây là hệ thống 3 pha trung tính kiểu TT Trung tính-đất, vỏ kim loại-đất chứ không trung tính chỗ nào ?

                    Trong hệ thống điện công nghiệp 3 pha tại Việt Nam, đã nối đất vỏ thiết bị thì đều là trung tính kiểu TT cả. Đừng hỏi vì sao nhé ...

                    Nên đọc sách "Cung cấp điện" của Nguyễn Xuân Phú (trường ĐHSPKT) hoặc sách "Hệ thống điện" của trường đại học bách khoa TPHCM, hay TCVN về dây trung tính, tiêu chuẩn của IEC (Schneider) và QĐKT-09/2000 để biết dùng từ như thế nào cho đúng trong các kiểu trung tính.

                    Dùng từ Việt Nam có cần tối nghĩa và mâu thuẫn đến thế đâu nhỉ ?

                    Lan Hương.

                    Cám ơn Lan Hương đã chỉ cho các sách để đọc,khi nào rảnh tôi sẽ mua về đọc thêm,chắc là sách viết hay lắm.Tuy nhiên tôi sẽ xem xét lai coi trong sách có chỗ nào thiếu thực tế không
                    Và thật ra thì trong thực tế,sự phân cách giới hạn giữa trung tính và không trung tính chỉ là một sự tương đối,vì vậy mới chia ra làm nhiều loại như Lan Hương đã gởi ở cac bài trước.
                    1/ tuy vậy đối với hệ thống điện 3 pha vào động cơ đấu kiểu tam giác,động cơ này không có nút trung tính để đấu dây trung tính vào,do đó không có dòng điện trung tính,Không trung tính là ở chỗ này đấy.(Điều này chắc không có ở trong sách,vì nếu có thì Lan hương đã hiểu rồi,phải không)
                    2/Và đây là diễn đàn,có người đọc sách nhiều,kiến thức nhiều,có người làm nhiều,kinh nghiệm và thực tế nhiều.có người mới vào ,có cần phải chỉ trích một người không biết một từ chuyên môn nào đó ,phát biểu ý tưởng theo cách riêng của họ không ?
                    3/ví dụ như tôi chưa có dịp đọc các sách của Anh nguyễn Xuân Phú mà Lan Hương giới thiệu,nên dùng từ không đúng với trong sách là phải.Nhưng cũng cần xem xét lại sự phân chia từ vựng chuyên môn ở một khâu nào đó,có làm rối trí học trò mình không?từ vựng có dễ gây sự hiểu lầm với các từ khác không?vì không phải cứ phân ra nhiều loại rồi đánh vài chữ tắt vào là tốt đâu(vấn đề này sẽ bàn ở 1 diễn đàn khác)
                    4/Tiếng Việt ta xưa nay vẫn trong sáng và súc tích,một câu văn khi đọc cũng cần phải liên kết với ý của toàn bài,nếu ta chi li chỉ xét net từng từ thì lại thành một ý khác.vì vậy mâu thuẫn và tối nghĩa là do người đọc,chẳng lẽ có mình Lan Hương không hiểu mà bắt những người khác không hiểu theo ?.

                    Comment


                    • #85
                      Nguyên văn bởi robotech Xem bài viết
                      Cám ơn Lan Hương đã chỉ cho các sách để đọc,khi nào rảnh tôi sẽ mua về đọc thêm,chắc là sách viết hay lắm.Tuy nhiên tôi sẽ xem xét lai coi trong sách có chỗ nào thiếu thực tế không
                      Và thật ra thì trong thực tế,sự phân cách giới hạn giữa trung tính và không trung tính chỉ là một sự tương đối,vì vậy mới chia ra làm nhiều loại như Lan Hương đã gởi ở cac bài trước.
                      1/ tuy vậy đối với hệ thống điện 3 pha vào động cơ đấu kiểu tam giác,động cơ này không có nút trung tính để đấu dây trung tính vào,do đó không có dòng điện trung tính,Không trung tính là ở chỗ này đấy.(Điều này chắc không có ở trong sách,vì nếu có thì Lan hương đã hiểu rồi,phải không)

                      ............................

                      4/Tiếng Việt ta xưa nay vẫn trong sáng và súc tích,một câu văn khi đọc cũng cần phải liên kết với ý của toàn bài,nếu ta chi li chỉ xét net từng từ thì lại thành một ý khác.vì vậy mâu thuẫn và tối nghĩa là do người đọc,chẳng lẽ có mình Lan Hương không hiểu mà bắt những người khác không hiểu theo ?.
                      Người ta trưng nhiều tài liệu để diễn đạt, kể cả Tiêu Chuẩn Việt Nam lẫn IEC chứ đâu chỉ sách của thầy Nguyễn Xuân Phú mà không hiểu là sao ? Hay là mạng 3 pha trung tính mẫu TT "ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu ..."

                      Nên nhớ rằng dù không có dây trung tính nối trực tiếp vào tải thì trung tính trong mẫu TT vần tồn tại và vẫn có toàn vẹn hiệu ứng của nó trong mạng điện 3 pha trung tính mẫu TT như Lan Hương đã chứng minh.

                      CTy của mình dùng vài chục mô tơ 3 pha đấu tam giác và vẫn sử dụng bộ bảo vệ mất pha dùng trung tính TT của Lan Hương cả năm nay rồi. GĐ Cty mình quyết định tiếp tục mua rồi đó.

                      Đừng tự ái vặt mà hãy chú ý vào nội dung kỹ thuật.

                      Comment


                      • #86
                        Nguyên văn bởi phong25_2 Xem bài viết
                        Người ta trưng nhiều tài liệu để diễn đạt, kể cả Tiêu Chuẩn Việt Nam lẫn IEC chứ đâu chỉ sách của thầy Nguyễn Xuân Phú mà không hiểu là sao ? Hay là mạng 3 pha trung tính mẫu TT "ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu ..."


                        Nên nhớ rằng dù không có dây trung tính nối trực tiếp vào tải thì trung tính trong mẫu TT vần tồn tại và vẫn có toàn vẹn hiệu ứng của nó trong mạng điện 3 pha trung tính mẫu TT như Lan Hương đã chứng minh.


                        CTy của mình dùng vài chục mô tơ 3 pha đấu tam giác và vẫn sử dụng bộ bảo vệ mất pha dùng trung tính TT của Lan Hương cả năm nay rồi. GĐ Cty mình quyết định tiếp tục mua rồi đó.
                        Đừng tự ái vặt mà hãy chú ý vào nội dung kỹ thuật.


                        Vấn đề là động cơ 3 pha đấu tam giác ,không có dây trung tính,cho dù có dẫn chưng tài liệu nào đi nữa ,thì động cơ này ,trong thực tế,không có dây dẫn thứ tư trung tính,và do đó không có dòng điện trung tính.
                        Trung tính mẫu TT chỉ có hiệu ứng an toàn về điện,khi có sự cố điện mô tơ rò rỉ qua vỏ máy,vì vỏ máy được nối xuống đất.
                        không thể chưng tài liệu về một sự kiện về TT mẫu trung tinh có tác dụng An toàn lao động-(vỏ máy nối xuống đất)để phủ nhận 1 sự kiện kỹ thuật thực tế là động cơ 3 pha đấu tam giác không có dòng điện qua dây trung tính khi mô tơ đang chạy bình thường,và cả khi mất pha nữa.
                        vì khi đấu kiểu tam giác thi không có nút trung tính.chỉ đấu kiểu ngôi sao mới có nút trung tính để nối dây điện vào

                        Đúng vậy,trung tính TT vẫn có toàn vẹn hiệu ứng của nó trong mạng trung tính,và hiệu ứng này chỉ là vấn đề an toàn về điện khi động cơ bị mát điện,nó không có tác dụng dẫn dòng trong động cơ 3 pha đấu kiểu tam giác khi chay bình thường(vì có chỗ nào nối dây điện vào ngoài việc nối vào vỏ máy của động cơ?)


                        Chúc mừng công ty của phong_25/2 sắm thêm được một số thiết bị bảo vệ mất pha,điều này thì tôi quan niệm :với những cty sử dụng hàng nội đia chất lượng cao,vừa ủng hộ nhân tài đất nước,vừa tạo dịp cho các thương hiệu điện tử VN vươn lên,bộ bảo vệ mất pha dùng dòng phát sinh từ các TI 3 pha
                        chắc là nghiên cứu công phu lắm,xin chúc mừng thành công của Lan Hương


                        .

                        Comment


                        • #87
                          Đồng ý với robotech về trường hợp động cơ 3 pha đấu tam giác. cô nhóc đã không nêu điều kiện này khi phát biểu mục 'thứ nhì' trong post #29.

                          Trong các động cơ 3 pha đấu tam giác thì không có trung tính của dây quấn stator để nối vào trung tính của lưới, do đó không lợi dụng dây trung tính từ tải về lưới để dẫn dòng thứ tự không được.

                          Không rõ lanhuong đã thử nghiệm mạch bảo vệ của mình với một động cơ 3 pha đấu tam giác hay chưa? Nên giả lập hiện tượng mất 1 pha bằng cách dùng cầu chì có định mức thấp hơn cho pha cần bị ngắt, và tăng tải dần đến khi xảy ra mất pha (đứt cầu chì yếu nhất).

                          Ở đây đang bàn về việc phát hiện mất pha điện lưới để bảo vệ cho động cơ.

                          Thân,
                          Biển học mênh mông, sức người có hạn

                          Comment


                          • #88
                            mạng điện công nghiệp 3 pha luôn có dây trung tính ...

                            Nguyên văn bởi robotech Xem bài viết
                            Vấn đề là động cơ 3 pha đấu tam giác ,không có dây trung tính,cho dù có dẫn chưng tài liệu nào đi nữa ,thì động cơ này ,trong thực tế,không có dây dẫn thứ tư trung tính,và do đó không có dòng điện trung tính.
                            ...........................................
                            to Robotech : nghĩa là dù có dòng trung tính hay không thì mạng điện công nghiệp 3 pha luôn có dây trung tính , là qui chuẩn ở khắp mọi nơi trên thế giới, đúng như tài liệu của IEC, của TCVN và phát biểu của Lan Hương ở post #25.

                            Xuất phát từ thực tế kỹ thuật này mà Lan Hương thành công với mạch bảo vệ mất pha của mình. Trên nhiều thực nghiệm cả năm nay, mọi trường hợp mất pha đều làm lệch dòng 3 pha của mô tơ (nối sao và/ hay tam giác) --> điện áp so sánh dòng 3 pha lệch khỏi điện áp dây trung tính. Đó là cơ sở để bộ bảo vệ mất pha của Lan Hương phát huy hiệu quả.

                            Từ TP HCM mua thiết bị của Lan Hương tận Hà Nội, sao mà thuận tiện bằng mua hàng Siemen hay GE ngay tại gần nhà ? Lại được cái "mác ngoại" nữa chứ ? Nhưng thiết bị của Lan Hương rất tin cậy, đã thuyết phục được CTy của mình và cả chục CTy khác ...

                            Mình cũng nghĩ như bạn :

                            ... sử dụng hàng nội đia chất lượng cao, vừa ủng hộ nhân tài đất nước,vừa tạo dịp cho các thương hiệu điện tử VN vươn lên,bộ bảo vệ mất pha dùng dòng phát sinh từ các TI 3 pha chắc là nghiên cứu công phu lắm, xin chúc mừng thành công của Lan Hương

                            Robotech
                            Hôm nay phải hơn hôm qua và thua ngày mai!

                            Comment


                            • #89
                              Nguyên văn bởi stone_fman Xem bài viết
                              ...
                              Trên nhiều thực nghiệm cả năm nay, mọi trường hợp mất pha đều làm lệch dòng 3 pha của mô tơ (nối sao và/ hay tam giác) --> điện áp so sánh dòng 3 pha lệch khỏi điện áp dây trung tính. Đó là cơ sở để bộ bảo vệ mất pha của Lan Hương phát huy hiệu quả.
                              ...
                              Thực nghiệm như thế nào mới là vấn đề. Nếu vào xưởng có nhiều động cơ đấu theo cả hai kiểu hình sao và tam giác, cùng với một số tải 1 pha khác, thì không phản ánh được hiện tượng đang được bàn luận ở đây: chỉ có duy nhất 1 động cơ nối vào nguồn và lợi dụng dòng thứ tự không để phát hiện mất pha. Nếu động cơ được đấu tam giác thì chắc chắn không có dòng thứ tự không.

                              Thực tế ứng dụng mạch bảo vệ của lanhuong có lẽ không giống với trường hợp đang được xét ở đây, do đó việc mạch đã làm việc tốt nhiều năm nay ở những công ty, nhà máy không liên quan đến việc nguyên tắc này không dùng được cho duy nhất 1 động cơ đấu tam giác.

                              Thân,
                              Biển học mênh mông, sức người có hạn

                              Comment


                              • #90
                                mạch bảo vệ mất pha &quot;Lan Hương&quot; ...

                                Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
                                Thực nghiệm như thế nào mới là vấn đề. Nếu vào xưởng có nhiều động cơ đấu theo cả hai kiểu hình sao và tam giác, cùng với một số tải 1 pha khác, thì không phản ánh được hiện tượng đang được bàn luận ở đây: chỉ có duy nhất 1 động cơ nối vào nguồn và lợi dụng dòng thứ tự không để phát hiện mất pha. Nếu động cơ được đấu tam giác thì chắc chắn không có dòng thứ tự không.

                                Thực tế ứng dụng mạch bảo vệ của lanhuong có lẽ không giống với trường hợp đang được xét ở đây, do đó việc mạch đã làm việc tốt nhiều năm nay ở những công ty, nhà máy không liên quan đến việc nguyên tắc này không dùng được cho duy nhất 1 động cơ đấu tam giác.

                                Thân,
                                Rốc cuộc thì em đã thấy ra những chỗ hiểu nhầm của anh chị em.

                                1/. Xuyến từ so sánh dòng : em dùng xuyến từ có từ trở lớn mà không dùng biến dòng như "người khác" và vấn đề bão hòa từ làm sai lệch kết quả so sánh là không có.

                                2/. Dòng thứ tự không : em cũng không hề "đụng" đến dòng thứ tự không làm gì cho "rách việc", mà chỉ dùng dây trung tính như một điểm nền so sánh. Em trình bày vắn tắt như sau :

                                - 3 cuộn dây của 3 xuyến từ giống nhau đặt trên 3 dây pha dẫn vào motor hợp thành một nguồn điện áp 3 pha hoàn chỉnh mô phỏng dòng trên 3 pha , hợp pha của nó là bằng không (O) volt. 3 đầu nối chung chính là điểm trung tính của hệ so sánh này.

                                - Khi mất 1 pha thì dòng trên pha --> 0 tuy điện áp vẫn rất cao (có trường hợp ~ 85% điện áp pha). Hệ so sánh 3 xuyến từ lập tức phản ảnh tình trạng lệch pha này và điện áp so sánh lệch khỏi điện áp 0v. Chiết áp 10K chọn điểm ngắt cho hệ thống và diễn biến điện tử tiếp theo của mạch là rất dễ hiểu.

                                - Mạch bảo vệ mất pha của Lan Hương độc lập với dòng thứ tự không --> bảo vệ mất pha cho motor đấu tam giác hay đấu sao cũng ... như nhau thôi, không có gì khác.

                                Nói tóm lại, những tranh luận về dây trung tính ở trên là nói đến qui định về mạng điện khắp mọi nơi trên thế giới và thật sự không có hệ thống mạng điện 3 pha nào không có dây trung tính (thậm chí còn có hệ 3 pha 4 dây và 3 pha 5 dây với 1 và 2 dây trung tính nữa kia).

                                Mất dây trung tính (và dây tiếp đất) là thảm họa, một bài báo ngắn dưới đây cho thấy không thể có mạng 3 pha không trung tính :

                                Công trường Nhà máy lọc dầu Dung Quất liên tiếp bị kẻ gian cắt trộm dây trung tính và dây tiếp đất, làm mất điện. Hàng nghìn công nhân tạm dừng việc, tiến độ thi công dự án bị ảnh hưởng lớn.>Rót 300 triệu USD cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất
                                http://www.pc2.evn.com.vn
                                http://tim.vietbao.vn/d%C3%A2y_trung_t%C3%ADnh/

                                Lan Hương.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamkhuyen Tìm hiểu thêm về phamkhuyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X