Nhóc không hiểu tại sao chị Lan Hương lại cho rằng không hề có nguồn công nghiệp không có dây trung tính?
Những tài liệu chị đưa ra chỉ nói đến mạng điện hạ thế. Chỉ có trong lưới điện hạ thế dân dụng, người ta mới dùng dây trung tính để tải dòng. Và chỉ có trong mạng lưới hạ thế dân dụng, dòng trung tính hay còn gọi là dòng thứ tự không mới là dòng tải bình thường của hệ thống.
Nhưng trong hệ thống còn biết bao nhiêu cấp điện áp khác nữa? Đối với cấp điện áp trên 1000V, thì không ai sử dụng dây trung tính để dẫn dòng cả. Chị thấy tất cả đường dây 15 kV chỉ chạy ngoài đường 3 pha, bất kể là khoảng cách bao nhiêu sao? Các đường dây 110kV, 220kV, 500kV luôn luôn đi bằng 3 dây, chứ không ai đi bằng 4 dây cả. 2 sợi dây đi trên đỉnh trụ không phải là dây trung tính, mà là dây chống sét. Không hề có dòng điện đi qua nó, nên người ta không dùng dây nhôm hay dây đồng, mà dùng dây thép, kích thước rất nhỏ so với dây pha.
Trong hệ thống điện cao thế, dây trung tính chỉ có mục đích là để ổn định điện áp 3 pha so với đất, để làm tăng dòng sự cố chạm đất cho rơ le dễ tác động. Chứ dây trung tính hoàn toàn không dùng để dẫn dòng thứ tự không. Dòng thứ tự không trên nguyên tắc phải =0, và khi xuất hiện có nghĩa là có sự cố chạm đất.
Trong các trạm điện sử dụng biến áp nối sao / tam giác, thì bên phía tam giác chắc chắn không có dây trung tính? các máy phát lớn trong hệ thống điện mặc dù có dây trung tính, nhưng người ta luôn nối nó với tải là cuộn hạ áp biến áp nối tam giác. Dây trung tính không dắt đi đâu cả, mà chỉ nối xuống đất qua 1 tổng trở khá lớn, sao cho dòng chạm đất tối đa chỉ cỡ 5 đến 10 A thôi, dù điện áp máy phát lên đến 11 kV hoặc hơn.
Trong hệ thống tự dùng của các nhà máy điện một số máy tự dùng trung áp (6kV, 3kV hay 2.4 kV) và hạ áp (416V) cũng nối tam giác, không có dây trung tính. Hệ thống này bảo đảm nếu có chạm đất 1 pha thì toàn hệ thống vẫn có thể tiếp tục vận hành mà không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Người ta còn nhiều thời gian để dò tìm điểm chạm đất, cô lập nó ra trước khi xảy ra chạm đất điểm thứ 2.
Bây giờ quay lại mạng hạ thế dân dụng. Có dây trung tính. Dây trung tính dùng để tải dòng thứ tự không khi vận hành bình thường.
Nhưng khi xét về mất pha trong những bài phân tích của Nhóc, Nhóc vẫn luôn loại trừ dây trung tính ra. Vì một lý do rất đơn giản: không ai nối dây trung tính của nguồn vào điểm trung tính nối sao của động cơ điện cả. Như vậy một động cơ nối sao hay nối tam giác cũng đều phân tích như nhau. Khi không sử dụng dây trung tính, một mạch tam giác luôn có thể biến đổi thành một mạch sao tương đương hoàn toàn, và ngược lại.
Một động cơ nối sao người ta vẫn chỉ đưa ra 3 đầu dây thôi. Và điểm trung tính của cuộn dây vẫn phải cách điện thật tốt với vỏ máy, tức là với đất. Như vậy khi mất pha, vẫn không thể có dòng nào từ động cơ đi ra đất cả. Vì thế, dòng thứ tự không của động cơ bắt buộc phải bằng 0. Đối với các động cơ ra 6 đầu dây, để có thể đổi nối sao / tam giác, cũng không ai điên rồ mà nối điểm trung tính của sao xuống đất cả.
Như vậy không chỉ riêng động cơ nối tam giác không có dòng thứ tự không, mà động cơ nối sao cũng hoàn toàn không có dòng thứ tự không. Dòng thứ tự không chỉ xuất hiện khi cách điện bị hỏng, gây sự cố chạm đất. Vì vậy các rơ le 50n, 51n là rơ le bảo vệ chạm đất.
Những tài liệu chị đưa ra chỉ nói đến mạng điện hạ thế. Chỉ có trong lưới điện hạ thế dân dụng, người ta mới dùng dây trung tính để tải dòng. Và chỉ có trong mạng lưới hạ thế dân dụng, dòng trung tính hay còn gọi là dòng thứ tự không mới là dòng tải bình thường của hệ thống.
Nhưng trong hệ thống còn biết bao nhiêu cấp điện áp khác nữa? Đối với cấp điện áp trên 1000V, thì không ai sử dụng dây trung tính để dẫn dòng cả. Chị thấy tất cả đường dây 15 kV chỉ chạy ngoài đường 3 pha, bất kể là khoảng cách bao nhiêu sao? Các đường dây 110kV, 220kV, 500kV luôn luôn đi bằng 3 dây, chứ không ai đi bằng 4 dây cả. 2 sợi dây đi trên đỉnh trụ không phải là dây trung tính, mà là dây chống sét. Không hề có dòng điện đi qua nó, nên người ta không dùng dây nhôm hay dây đồng, mà dùng dây thép, kích thước rất nhỏ so với dây pha.
Trong hệ thống điện cao thế, dây trung tính chỉ có mục đích là để ổn định điện áp 3 pha so với đất, để làm tăng dòng sự cố chạm đất cho rơ le dễ tác động. Chứ dây trung tính hoàn toàn không dùng để dẫn dòng thứ tự không. Dòng thứ tự không trên nguyên tắc phải =0, và khi xuất hiện có nghĩa là có sự cố chạm đất.
Trong các trạm điện sử dụng biến áp nối sao / tam giác, thì bên phía tam giác chắc chắn không có dây trung tính? các máy phát lớn trong hệ thống điện mặc dù có dây trung tính, nhưng người ta luôn nối nó với tải là cuộn hạ áp biến áp nối tam giác. Dây trung tính không dắt đi đâu cả, mà chỉ nối xuống đất qua 1 tổng trở khá lớn, sao cho dòng chạm đất tối đa chỉ cỡ 5 đến 10 A thôi, dù điện áp máy phát lên đến 11 kV hoặc hơn.
Trong hệ thống tự dùng của các nhà máy điện một số máy tự dùng trung áp (6kV, 3kV hay 2.4 kV) và hạ áp (416V) cũng nối tam giác, không có dây trung tính. Hệ thống này bảo đảm nếu có chạm đất 1 pha thì toàn hệ thống vẫn có thể tiếp tục vận hành mà không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Người ta còn nhiều thời gian để dò tìm điểm chạm đất, cô lập nó ra trước khi xảy ra chạm đất điểm thứ 2.
Bây giờ quay lại mạng hạ thế dân dụng. Có dây trung tính. Dây trung tính dùng để tải dòng thứ tự không khi vận hành bình thường.
Nhưng khi xét về mất pha trong những bài phân tích của Nhóc, Nhóc vẫn luôn loại trừ dây trung tính ra. Vì một lý do rất đơn giản: không ai nối dây trung tính của nguồn vào điểm trung tính nối sao của động cơ điện cả. Như vậy một động cơ nối sao hay nối tam giác cũng đều phân tích như nhau. Khi không sử dụng dây trung tính, một mạch tam giác luôn có thể biến đổi thành một mạch sao tương đương hoàn toàn, và ngược lại.
Một động cơ nối sao người ta vẫn chỉ đưa ra 3 đầu dây thôi. Và điểm trung tính của cuộn dây vẫn phải cách điện thật tốt với vỏ máy, tức là với đất. Như vậy khi mất pha, vẫn không thể có dòng nào từ động cơ đi ra đất cả. Vì thế, dòng thứ tự không của động cơ bắt buộc phải bằng 0. Đối với các động cơ ra 6 đầu dây, để có thể đổi nối sao / tam giác, cũng không ai điên rồ mà nối điểm trung tính của sao xuống đất cả.
Như vậy không chỉ riêng động cơ nối tam giác không có dòng thứ tự không, mà động cơ nối sao cũng hoàn toàn không có dòng thứ tự không. Dòng thứ tự không chỉ xuất hiện khi cách điện bị hỏng, gây sự cố chạm đất. Vì vậy các rơ le 50n, 51n là rơ le bảo vệ chạm đất.
Comment