Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tắt động Cơ Khi điện Lưới Bị Mất Pha

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Nhóc không hiểu tại sao chị Lan Hương lại cho rằng không hề có nguồn công nghiệp không có dây trung tính?

    Những tài liệu chị đưa ra chỉ nói đến mạng điện hạ thế. Chỉ có trong lưới điện hạ thế dân dụng, người ta mới dùng dây trung tính để tải dòng. Và chỉ có trong mạng lưới hạ thế dân dụng, dòng trung tính hay còn gọi là dòng thứ tự không mới là dòng tải bình thường của hệ thống.

    Nhưng trong hệ thống còn biết bao nhiêu cấp điện áp khác nữa? Đối với cấp điện áp trên 1000V, thì không ai sử dụng dây trung tính để dẫn dòng cả. Chị thấy tất cả đường dây 15 kV chỉ chạy ngoài đường 3 pha, bất kể là khoảng cách bao nhiêu sao? Các đường dây 110kV, 220kV, 500kV luôn luôn đi bằng 3 dây, chứ không ai đi bằng 4 dây cả. 2 sợi dây đi trên đỉnh trụ không phải là dây trung tính, mà là dây chống sét. Không hề có dòng điện đi qua nó, nên người ta không dùng dây nhôm hay dây đồng, mà dùng dây thép, kích thước rất nhỏ so với dây pha.

    Trong hệ thống điện cao thế, dây trung tính chỉ có mục đích là để ổn định điện áp 3 pha so với đất, để làm tăng dòng sự cố chạm đất cho rơ le dễ tác động. Chứ dây trung tính hoàn toàn không dùng để dẫn dòng thứ tự không. Dòng thứ tự không trên nguyên tắc phải =0, và khi xuất hiện có nghĩa là có sự cố chạm đất.

    Trong các trạm điện sử dụng biến áp nối sao / tam giác, thì bên phía tam giác chắc chắn không có dây trung tính? các máy phát lớn trong hệ thống điện mặc dù có dây trung tính, nhưng người ta luôn nối nó với tải là cuộn hạ áp biến áp nối tam giác. Dây trung tính không dắt đi đâu cả, mà chỉ nối xuống đất qua 1 tổng trở khá lớn, sao cho dòng chạm đất tối đa chỉ cỡ 5 đến 10 A thôi, dù điện áp máy phát lên đến 11 kV hoặc hơn.

    Trong hệ thống tự dùng của các nhà máy điện một số máy tự dùng trung áp (6kV, 3kV hay 2.4 kV) và hạ áp (416V) cũng nối tam giác, không có dây trung tính. Hệ thống này bảo đảm nếu có chạm đất 1 pha thì toàn hệ thống vẫn có thể tiếp tục vận hành mà không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng. Người ta còn nhiều thời gian để dò tìm điểm chạm đất, cô lập nó ra trước khi xảy ra chạm đất điểm thứ 2.

    Bây giờ quay lại mạng hạ thế dân dụng. Có dây trung tính. Dây trung tính dùng để tải dòng thứ tự không khi vận hành bình thường.

    Nhưng khi xét về mất pha trong những bài phân tích của Nhóc, Nhóc vẫn luôn loại trừ dây trung tính ra. Vì một lý do rất đơn giản: không ai nối dây trung tính của nguồn vào điểm trung tính nối sao của động cơ điện cả. Như vậy một động cơ nối sao hay nối tam giác cũng đều phân tích như nhau. Khi không sử dụng dây trung tính, một mạch tam giác luôn có thể biến đổi thành một mạch sao tương đương hoàn toàn, và ngược lại.

    Một động cơ nối sao người ta vẫn chỉ đưa ra 3 đầu dây thôi. Và điểm trung tính của cuộn dây vẫn phải cách điện thật tốt với vỏ máy, tức là với đất. Như vậy khi mất pha, vẫn không thể có dòng nào từ động cơ đi ra đất cả. Vì thế, dòng thứ tự không của động cơ bắt buộc phải bằng 0. Đối với các động cơ ra 6 đầu dây, để có thể đổi nối sao / tam giác, cũng không ai điên rồ mà nối điểm trung tính của sao xuống đất cả.

    Như vậy không chỉ riêng động cơ nối tam giác không có dòng thứ tự không, mà động cơ nối sao cũng hoàn toàn không có dòng thứ tự không. Dòng thứ tự không chỉ xuất hiện khi cách điện bị hỏng, gây sự cố chạm đất. Vì vậy các rơ le 50n, 51n là rơ le bảo vệ chạm đất.
    Last edited by cô nhóc; 15-06-2008, 21:13.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #92
      Truyền tải và cung cấp điện là hai ngành khác nhau ...

      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
      Nhóc không hiểu tại sao chị Lan Hương lại cho rằng không hề có nguồn công nghiệp không có dây trung tính?
      ....................

      ... tất cả đường dây 15 kV chỉ chạy ngoài đường 3 pha, bất kể là khoảng cách bao nhiêu sao? Các đường dây 110kV, 220kV, 500kV luôn luôn đi bằng 3 dây, chứ không ai đi bằng 4 dây cả ...
      Chú ý :

      1/. Truyền tải điện : Trong truyền tải điện người ta có nhiều lý do để không có dây trung tính (cái này IEC nói rất kỹ, đọc biết liền).

      2/. Cung cấp điện : Trong 3 pha công nghiệp thì dây trung tính và (tiếp đất) là bắt buộc (TCVN + ICE + "cung cấp điện" ...). Vì thế mà :

      các trạm hạ thế đều có dây trung tính và dây tiếp đất đủ tiêu chuẩn bắt buộc cho mọi cấp điện áp.
      theo http://www.pc2.evn.com.vn (website của CTy Điện Lực 2, Tổng cục điện lực VN)

      Nói khác đi, điện 3 pha công nghiệp là sử dụng điện , cần phân biệt với sản xuất và truyền tải điện . Đừng lẫn lộn giữa hai chuyên ngành của ngành điện . Quan điểm, phương tiện và tiêu chuẩn của hai ngành có những cái rất khác mà phải học mới biết.

      Ở đây chúng ta bàn về bảo vệ mất pha cho motor, mà cái đó thuộc về sử dụng điện , không thể có sự lẫn lộn qui chuẩn nào.

      Lan Hương.

      Comment


      • #93
        Nhóc xin tiếp tục về đề tài này.

        Như anh Nam đã lưu ý Nhóc, về cái diode có nhiệm vụ làm peak detector.

        Đó là điều Nhóc lưu ý ngay từ đầu. Vì cái không hợp lý tập trung ở chỗ đó.

        Mạch của chị Lan Hương bán trên thực tế chắc chắn không phải như mạch này. Sơ hở của mạch ở chỗ chị Lan Hương công 3 dòng điện với nhau, rồi mới đưa ra bộ peak detector. Như vậy phân tích sơ đồ sẽ thấy như sau:

        Đo dòng --> biến dòng thành áp --> Cộng áp 3 pha (coi như công tín hiệu dòng 3 pha) --> chỉnh lưu peak.

        Trong đó có khâu công áp 3 pha, tức là cộng 3 tín hiệu xoay chiều tương ứng với dòng 3 pha, cũng có nghĩa là mạch lấy tín hiệu dòng thứ tự không. Vì I0 = (Ia + Ib + Ic )/3.

        Như vậy, thứ tự mạch của chị Lan Hương sẽ là:

        Đo dòng --> biến dòng thành áp --> tách tín hiệu dòng thứ tự không --> chỉnh lưu peak....

        Với thứ tự này thì mạch không có chức năng bảo vệ mất pha hay quá dòng. Nó chỉ có chức năng bảo vệ chạm đất.

        Trong khi nếu để bảo vệ quá dòng thì phải theo một thứ tự khác:

        Đo dòng --> Biến dòng thành áp --> chỉnh lưu (peak hay average cũng đều được, để trị số ra thành một chiều, để không phụ thuộc vào góc pha) --> Mạch lựa chọn cao nhất ( có thể là một mạch so dùng Diode hay mạch peak detector khác) So sánh với U chuẩn --> xuất tín hiệu...

        Nhóc chắc chắn rằng mạch của chị Lan Hương sử dụng được đã đi theo thứ tự này. Có lẽ vì để dơn giản hóa sơ đồ khi vẽ lên cho các anh chị trên diễn đàn, mà chị vẽ giản lược hóa 3 mạch chỉnh lưu của 3 pha thành 1 diode duy nhất.

        Tuy nhiên sự giản lược hóa đó đã khiến cho nguyên tắc của cả hệ thống đã bị hiểu sai đi một cách nghiêm trọng.

        Còn mạch sử dụng 3 bộ phận quá dòng dùng 3 mạch so dòng, và mạch logic hoặc mà chị Lan Hương nhắc đến chắc chắn sẽ hoạt động tốt, vì nó không dính dáng gì đến dòng thứ tự không cả.
        Nhóc thích nghịch điện,
        Nhóc thích xì păm,
        Nhóc thích trêu mấy anh.
        Hi hi.

        Comment


        • #94
          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
          ........................

          Có lẽ vì để dơn giản hóa sơ đồ khi vẽ lên cho các anh chị trên diễn đàn, mà chị vẽ giản lược hóa 3 mạch chỉnh lưu của 3 pha thành 1 diode duy nhất.

          Tuy nhiên sự giản lược hóa đó đã khiến cho nguyên tắc của cả hệ thống đã bị hiểu sai đi một cách nghiêm trọng.

          Còn mạch sử dụng 3 bộ phận quá dòng dùng 3 mạch so dòng, và mạch logic hoặc mà chị Lan Hương nhắc đến chắc chắn sẽ hoạt động tốt, vì nó không dính dáng gì đến dòng thứ tự không cả.
          Đúng rồi, quả là cô Nhóc.

          Lan Hương.

          Comment


          • #95
            Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
            ...
            2/. Dòng thứ tự không : em cũng không hề "đụng" đến dòng thứ tự không làm gì cho "rách việc", mà chỉ dùng dây trung tính như một điểm nền so sánh. Em trình bày vắn tắt như sau :

            - 3 cuộn dây của 3 xuyến từ giống nhau đặt trên 3 dây pha dẫn vào motor hợp thành một nguồn điện áp 3 pha hoàn chỉnh mô phỏng dòng trên 3 pha , hợp pha của nó là bằng không (O) volt. 3 đầu nối chung chính là điểm trung tính của hệ so sánh này.

            - Khi mất 1 pha thì dòng trên pha --> 0 tuy điện áp vẫn rất cao (có trường hợp ~ 85% điện áp pha). Hệ so sánh 3 xuyến từ lập tức phản ảnh tình trạng lệch pha này và điện áp so sánh lệch khỏi điện áp 0v. Chiết áp 10K chọn điểm ngắt cho hệ thống và diễn biến điện tử tiếp theo của mạch là rất dễ hiểu.
            ...
            Dù lanhuong cho rằng mình không dùng dòng thứ tự không, nhưng nguyên tắc vừa được mô tả ở trên chính là sử dụng dòng thứ tự không (tổng 3 vectơ điện áp đại diện cho 3 dòng thứ cấp của 3 biến dòng "sửa đổi"). Ba dòng điện thứ cấp của 3 biến dòng "sửa đổi" phải phản ánh tình trạng thực tế của 3 dòng điện bên phía sơ cấp, mà những dòng điện sơ cấp này chỉ phụ thuộc vào nguồn và tải. Nếu không có dòng điện thứ tự không, tổng của ba dòng điện sơ cấp này phải bằng 0 khi lưới điện 3 pha là cân bằng, không cân bằng, hay mất 1 pha.

            Việc dùng 3 dòng sơ cấp như 3 tín hiệu logic ở ngõ vào của một mạch NAND lại là chuyện khác, vì trạng thái dòng điện của mỗi pha được xét như 1 ngõ vào độc lập.

            Xin hiểu rằng những tranh luận ở đây không có ý làm mất uy tín của lanhuong, cũng không hề phủ nhận những thành công của những mạch bảo vệ mất pha "Lan Hương" đã và đang được sử dụng trong các công ty, nhà máy. Tôi tin rằng những hệ thống thực tế là khác với những gì đang được bàn luận ở đây: chỉ một nguồn và duy nhất một động cơ 3 pha.

            Thân,
            Biển học mênh mông, sức người có hạn

            Comment


            • #96
              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
              Chú ý :

              1/. Truyền tải điện : Trong truyền tải điện người ta có nhiều lý do để không có dây trung tính (cái này IEC nói rất kỹ, đọc biết liền).

              2/. Cung cấp điện : Trong 3 pha công nghiệp thì dây trung tính và (tiếp đất) là bắt buộc (TCVN + ICE + "cung cấp điện" ...). Vì thế mà :



              theo http://www.pc2.evn.com.vn (website của CTy Điện Lực 2, Tổng cục điện lực VN)

              Nói khác đi, điện 3 pha công nghiệp là sử dụng điện , cần phân biệt với sản xuất và truyền tải điện . Đừng lẫn lộn giữa hai chuyên ngành của ngành điện . Quan điểm, phương tiện và tiêu chuẩn của hai ngành có những cái rất khác mà phải học mới biết.

              Ở đây chúng ta bàn về bảo vệ mất pha cho motor, mà cái đó thuộc về sử dụng điện , không thể có sự lẫn lộn qui chuẩn nào.

              Lan Hương.
              Chị Lan Hương có vẻ như không thích phân biệt việc nối dây trung tính nhằm mục đích an toàn và việc nối dây trung tính nhằm mục đích tải dòng thứ tự không.

              Nối dây trung tính vào vỏ của động cơ không bao giờ nhằm để tải dòng tải thứ tự không cả. Nó chỉ làm nhiệm vụ tải dòng thứ tự không do chạm đất, để làm tăng dòng sự cố chạm đất, để các thiết bị bảo vệ như cầu chì, CB có thể tác động cắt động cơ ra khi có chạm đất. Nó cũng bảo đảm điện áp ở vỏ động cơ sẽ gần bằng với điện áp của đất, tạo an toàn cho nếu có ai nhỡ đụng cham vào vỏ động cơ trong thời gian đó. Trường hợp này gọi là nối không an toàn.

              Nối không vỏ máy (nối trung tính vào vỏ máy) không tải được dòng mất cân bằng 3 pha khi mất pha.

              Sử dụng điện và truyền tải điện xét về mặt nguồn và tải là hai lĩnh vực giống nhau. Nếu trong mạng điện công nghiệp và dân dụng, nguồn là thứ cấp của biến áp, tải là các động cơ... thì đối với truyền tải, tải là các trạm biến điện ở xa, là cuộn sơ cấp của chính biến áp đó.

              Sự khác nhau lớn (xét trên quan điểm của vấn đề chúng ta đang thảo luận) là truyền tải không dùng dây trung tính, vì trên lưới cao áp không hề có tải 1 pha. Và khi mất cân bằng pha trong hệ thống, thì chỉ xuất hiện thành phần thứ tự nghịch, chứ cũng không xuất hiện thành phần thứ tự không.

              Trong khi trong mạng lưới dân dụng luôn luôn có tải 1 pha. Vì thế dây trung tính trong mạng lưới dân dụng để tải dòng tải thứ tự không là chủ yếu.

              Và trong công nghiệp, nếu ta sử dụng tải là 3 pha, dù nối sao hay tam giác, nhưng không dùng dây trung tính, thì một hệ thống ba pha ba dây không trung tính hoàn toàn có thể đáp ứng được. Rất nhiều nhà máy nhập của Nhật Bản, sử dụng hệ 220V 3 pha, đầu phía 220V của biến áp cấp nguồn được nối tam giác. Do không có trung tính, nên người ta nối đất 1 trong 3 pha, thường là pha B. Rất nhiều anh chị đã hỏi về vấn đề này trên các diễn đàn tự động hóa, hiện đại hóa, diễn đàn hệ thống điện của BKHN.

              Nếu chị xem sơ đồ tự dùng của các nhà máy điện, thì rất nhiều nhà máy điện trong phần sử dụng điện (hệ thống tự dùng cấp cho các động cơ) vẫn sử dụng mạng 3 pha 3 dây, với nguồn là các máy biến áp nối tam giác. Vấn đề nối đất tùy thuộc nhà chế tạo. Nhưng đa số tạo trung tính giả và nối đất qua tổng trở lớn bằng 1 bộ biến áp nối đất đấu kiểu sao - tam giác hở. Bộ biến áp này ngoài việc tạo điểm trung tính giả để nối đất, còn dùng để phát hiện chạm đất. Tuy nhiên, trung tính giả này không bao giờ được dùng để tải dòng thứ tự không. Riêng các tải một pha phải dùng bộ biến áp khác chuyển từ 416V tam giác thành 416 V sao, có trung tính nối đất trực tiếp.

              Nhưng nói chung, dù sử dụng trong mạng nào, có trung tính hay không, nhưng động cơ 3 pha không bao giờ dẫn dòng thứ tự không về dây trung tính cả, trừ trường hợp sự cố chạm đất.
              Last edited by cô nhóc; 15-06-2008, 22:55.
              Nhóc thích nghịch điện,
              Nhóc thích xì păm,
              Nhóc thích trêu mấy anh.
              Hi hi.

              Comment


              • #97
                Hi hi. cám ơn chị Lan Hương rất nhiều. Như vậy là chỉ do không hiểu ý nhau mà chị em mình tranh luận hơi bị nhiều.

                Nhưng cũng nhờ có sự tranh luận như vậy m2 mọi người mới có dịp cùng nhau trình bày quan điểm của mình.

                Bây giờ mọi việc đã sáng tỏ, thì Nhóc xin được phép đơn phương dừng cuộc tranh luận ở đây. Chúc chị Lan Hương và ông xã luôn thành đạt trong công việc kinh doanh.
                Nhóc thích nghịch điện,
                Nhóc thích xì păm,
                Nhóc thích trêu mấy anh.
                Hi hi.

                Comment


                • #98
                  Tôi nhận thấy:
                  Bộ bảo vệ mất pha cho motor của lanhuong sử dụng có điều kiện:
                  1- Phải nối dây trung tính vào điểm rún của motor.
                  2- Phải sử dụng xuyến từ do lanhuong chế tạo(không phải CT theo chuẩn thông thường __/5A hay ___/1A).
                  Các bạn thấy đúng không ?

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                    ...

                    Dựa vào những ý tưởng Nhóc đã trình bày ở trên, Nhóc sẽ lần lượt Post từng phương án để chúng ta có thể thiết kế các mạch bảo vệ lên. Các anh chị có thể giúp phát triển các mạch cho hoàn thiện. (Cho Nhóc 1 thời gian để Nhóc vẽ vời vài cái sơ đồ, rồi post lên sau.)
                    Hôm nay Nhóc đã vẽ vời xong mấy cái hình, nên post lên đây, các anh chị xem thử.

                    Đầu tiên, Nhóc đề nghị các anh chị sử dụng các bộ biến dòng sẵn có trong hệ
                    thống. Các động cơ lớn và quan trọng thường có lắp đặt sẵn bộ biến dòng này rồi. Trong trường hợp chưa có, thì các anh chị nên mua.

                    Giả sử các anh chị có 1 động cơ 200 HP
                    Tính ra dòng điện là:

                    P=1.732 U I Cos φ
                    Cho U=380V, Cos φ =0.85.
                    I = 200*750/380/1.732/.85 =260A.

                    Giả sử các anh chị dùng bộ biến dòng 300A/5A. Dòng ra của biến dòng khi động cơ có tải định mức sẽ là 4.3A

                    Mạch của chúng ta cần biến đổi dòng chuyển thành dòng nhỏ hơn, và có áp cao hơn. Do đó chúng ta cần 1 bộ biến dòng phụ. Bộ biến dòng này sẽ chuyển từ 5A thành 0,1A, với công suất sao cho :
                    +Khi có dòng định mức đi qua thì điện áp ra là 1Vrms.
                    +Khi dòng tăng gấp 10 định mức, thì biến dòng phụ bắt đầu bão hòa, khoảng 12000 gauss.

                    Vậy ta phải đặt tải cho thứ cấp biến dòng là 10 Ω, tính cuộn thứ cấp biến dòng tương đượng với tính 1 biến áp U=10V, 10VA, 12000 gausse. Số vòng cuộn sơ cấp tính theo tỷ số biến dòng, =1/50 số vòng thứ cấp.

                    Trong trường hợp các anh chị muốn giảm công suất của biến dòng, thì tăng tỷ số biến dòng lên, và tăng điện trở tải. Thí dụ 5A/0.05A. Điện trở tải 20 Ω công suất biến dòng phụ 5VA.
                    Attached Files
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • Bảo vệ ngắn mạch: quá dòng tức thời.

                      Khi động cơ khởi động, dòng có thể lên gấp 5 đến 7 lần dòng định mức. Nếu sử dụng các biện pháp khởi động khác để giảm dòng khởi động, thì vẫn có thể lớn gấp 3 lần dòng định mức. Bộ bảo vệ ngắn mạch phải được chỉnh định cao hơn trị số này.

                      Dòng ngắn mạch tính toán: chọn = 8 lần dòng định mức động cơ, = 8*260=2080A.
                      Dòng ra của bộ biến dòng: 2080/300*5=34,67A
                      Điện áp ra của bộ biến dòng phụ: 34,67A/5A*1V =6,93V
                      Với điện áp này, chúng ta có thể chỉnh lưu trực tiếp, mà không sợ suy giảm trên diode.
                      Điện áp ra sau bộ chỉnh lưu: 6,93*1,4142 = 9.8V.
                      Mạch điện được vẽ đính kèm.

                      Nếu so sánh với điện áp chuẩn 5V, thì biến trở 100k phải chỉnh ở: [(9.8/5)-1]*10K =9,6K (Trong trường hợp này nên chọn biến trở 20KΩ)
                      Attached Files
                      Nhóc thích nghịch điện,
                      Nhóc thích xì păm,
                      Nhóc thích trêu mấy anh.
                      Hi hi.

                      Comment


                      • Bộ bảo vệ quá tải.

                        Phần đo lường dòng.
                        Khi dòng điện động cơ = dòng định mức điện áp ra của bộ biến dòng phụ là:
                        V = 260/300*1V=0.86Vrms.

                        Với điện áp này, nếu chỉnh lưu thông thường để thành dòng một chiều, thì sai số do điện áp giáng trên diode sẽ rất lớn. Do đó, cần bộ chỉnh lưu chính xác. Nguyên lý của mạch chỉnh lưu chính xác đã được mô tả kỹ trong các tài liệu về Op amp. Điện áp một chiều ngõ ra tỷ lệ 1x1 với điện áp xoay chiều ngõ vào. Nhóc xài sang, dùng thêm mạch đệm đầu vào và đầu ra.

                        Phần so sánh và tạo thời gian trễ:

                        Giả sử ta đặt dòng điện tác động của rơ le = 115 % dòng định mức. Rơ le phải tác động ở U = 0.86*115/100 =0.99V .
                        Mạch so sánh 3 diode sẽ lựa dòng lớn nhất (áp âm nhất) để so sánh với áp chuẩn *5V bằng 1 mạch cộng tín hiệu.

                        Biến trở 100K được chỉnh sao cho:
                        0.99V/10K =5V/Rvar

                        Rvar = 50.5 kΩ.

                        Khi dòng bắt đầu tăng hơn dòng này, sẽ có 1 dòng bằng sai số. Dòng sai số này sẽ nạp vào tụ tích phân. Điện áp ra sẽ tăng lên từ 0V. Khi điện áp tăng đến trên 5V, mạch Schmitt triger sẽ chuyển trạng thái. Khi đó, đèn Led sẽ sáng.
                        Attached Files
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • Bộ bảo vệ chạm đất và mất cân bằng pha:

                          Phần đo lường dòng thứ tự không:
                          Phần này dùng bảo vệ chạm đất cho động cơ.

                          Điện áp ba pha ở đầu ra 3 bộ biến dòng phụ sẽ được cộng với nhau để cho ra dòng tỷ lệ với 3 lần dòng thứ tự không. Sau đó áp này sẽ được chỉnh lưu chính xác, so sánh và tạo thời gian trễ giống như mạch bảo vệ quá tải. Lưu ý tín hiệu ra tỷ lệ với 3 x In chứ không phải tỷ lệ với In

                          Phần đo lường dòng thứ tự nghịch:

                          Phần này để xác định tình trạng mất cân bằng pha, bảo vệ mất pha cho động cơ.
                          Pha c được làm lệch 120º bằng cách dùng 1 mạch khuếch đại đảo, với mạch hồi tiếp là 1 khâu lệch 60º.
                          Pha b được làm lệch 240º (-120º) bằng cách làm lệch đi 60º rồi qua mạch khuếch đại đảo.
                          Hai tín hiệu này và tín hiệu pha a cộng với nhau sẽ thành tín hiệu tỷ lệ với dòng thứ tự nghịch.

                          Tín hiệu dòng thứ tự nghịch sẽ được chỉnh lưu chính xác, trước khi đưa qua mạch so sánh và tạo trễ.

                          Cách tính toán cho mạch so sánh và tạo trễ giống như mạch bảo vệ quá dòng. Lưu ý là tín hiệu điện áp ra của mạch tỷ lệ với 3 x I2 chứ không tỷ lệ với I2
                          Attached Files
                          Last edited by cô nhóc; 18-06-2008, 20:50.
                          Nhóc thích nghịch điện,
                          Nhóc thích xì păm,
                          Nhóc thích trêu mấy anh.
                          Hi hi.

                          Comment


                          • Mạch tổng hợp

                            Tổng hợp tất cả các khối, Nhóc vẽ tạm thành 1 sơ đồ như sau. Các anh chị có thể thay đổi đi cho hoàn hảo, và kiểm lại xem có gì sai sót. Nếu có gì sai sót, các anh chị thông bào giúp cho.

                            Các tín hiệu bảo vệ được đưa qua một mạch logic Hoặc, dùng 4 diode để kéo 1 rơ le. Nhóc dùng Thyristor để bảo đảm dù sự cố thoáng qua, mạch vẫn phải bảo vệ được.

                            Nhóc gởi lên tập tin gif và tập tin bản vẽ Visio. Các anh chị có thể sử dụng tùy thích.
                            Attached Files
                            Last edited by cô nhóc; 18-06-2008, 20:51.
                            Nhóc thích nghịch điện,
                            Nhóc thích xì păm,
                            Nhóc thích trêu mấy anh.
                            Hi hi.

                            Comment


                            • cãm ơn Cô Nhóc nhiều!

                              Comment


                              • Mình mới tham gia diễn đàn , có gì sơ sót xin chỉ thêm !
                                Theo phân tích của chị Lan Hương và Cô Nhóc , mình đã làm xong một mạch bảo vệ mất pha cho motor rất đơn giản theo nguyên tắc :
                                _ Dò dòng trên một pha duy nhất : nếu mất pha đó dòng sẽ bằng 0, nếu mất pha khác dòng của pha đó sẽ tăng trên 30 % .không đụng đến điện áp ...
                                Bản thân chân lý bao giờ cũng rất đơn giản, cám ơn Chị Lan Hương và Cô Nhóc nhiều !

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamkhuyen Tìm hiểu thêm về phamkhuyen

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X