Thông báo

Collapse
No announcement yet.

từ UJT đến SCR sao đây ???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • từ UJT đến SCR sao đây ???

    đang nghiên cứu về SCR, có mấy thác mắc, mấy bác giải thích giúp.
    -..............................
    1 - khi góc kích bằng 0 : IG = 0
    Trong đồ thị SCR như một diod chỉnh lưu khi dùng dòng điện xoay chiều. Như lý thuyết thì khi diện thế V(AK) đủ lớn mới xảy ra hiện tượng hủy thác làm làm cho SCR dẫn; điện thế này có khi vài trăm Vol. Với dòng 220V SCR không dẫn vì điện áp chư đạt mức. Vậy thì SCR không dẫn thì lấy đâu ra đồ thị là diod chỉnh lưu chứ.
    -..............................
    2 - Có phải thắc mắc từ điều 1 dẫn đến điều 2 ??
    khi cho góc kích alpha, thì sau mỗi xung dương, SRC dẫn trong khoảng từ khi co xung cho đến hết bán kỳ dương của dòng xoay chiều. Vậy câu hỏi đặt ra:
    - Bình thường như phần 1 thì nó đã chỉnh lưu rồi, thì xung dương có vào hay không cũng đâu ý nghĩa.

    - giả sử có điện áp dặt vào nhưng SCR chưa dẫn. thì khi có xung dương ( dòng đủ lớn) SCR dẫn. Như vậy chỉ cần 1 xung ban đầu là SCR đã dẫn mãi mãi rồi, cần gì mấy xung sau.

    - nếu như điều khiển bằng xung vậy xung cũng phải có tần số nè, pha nè cũng bằng với tần số, pha với dòng xoay chiều áp vào SCR, nếu không thì sẽ có trường hợp 2 xung trong 1 bán kỳ dương của dòng xoay chiều, vậy đồ thị dòng qua SCR sẽ như thế nào.
    Xin hết.
    Nếu em trình bày khó hiểu quá thì hôm sau em chụp mấy cái đồ thị lên luôn, chứ vẽ đồ thi trên Word em không biết. (lên net ngoài tiệm mà, thông cảm heng )

  • #2
    Tốt nhất là bạn đưa các đồ thị mà bạn đang đề cập lên diễn đàn. Nếu chỉ dùng vài câu nói thì dễ dẫn đến tình trạng "thầy bói mù xem voi".

    Thân,
    Biển học mênh mông, sức người có hạn

    Comment


    • #3
      Như vậy chỉ cần 1 xung ban đầu là SCR đã dẫn mãi mãi rồi, cần gì mấy xung sau.

      Bạn nói như vậy chỉ đúng với điện một chiều mà thôi ,còn xoay chiều thì chưa chắc ,SCR sẽ ngưng dẫn ở bán kì âm ( phân cực ngược) dù có xung điện áp dương ở chân kích

      Comment


      • #4
        cảm ơn các anh đã xem bài này, mấy hôm nay em tìm hiểu đã rõ ràng hết rồi, không phiền các anh nữa. thanks
        P/S: do cái đồ thị ban đầu em thấy là sai.

        Comment


        • #5
          Hiểu rõ rồi thì bây giờ bắt tay vào làm mạch thôi, mà em không biết đặc tính của từng loại SCR. ví dụ như em cần 1 con SCR có thể chịu được dòng khoảng 3A- 5A, áp thì cỡ trên dưới 380V là OK rồi. Có cái bảng tra nào gòm mấy con SCR thông dụng không, cho em luon nhé

          Comment


          • #6
            Tìm hiểu được thì nói cho người khác biết. Cậu chỉ biết phần cho cậu thôi ah.
            Ngoài chợ bán BT137, BT145,BT151.
            ! ! you can win if you want ! !

            Comment


            • #7
              Sao lại nói thế chứ. vì em thấy thắc mắc của em còn non quá mà , mấy thắc mắc của em hỏi đều xuất phát từ vấn đề 1 , đó là em thấy đồ thị trong một giáo trình, ngôn ngữ hóa là:
              - khi cho dòng xoay chiều qua SCR trong trường hợp góc kích bằng 0 (IG=0), thì tác dụng của SCR như là một diod chỉnh lưu.
              Sau khi đọc thêm mấy tài liệu khác thì thấy không có trường hợp này. Điều 1 hiểu do đó thắc mắc điều 2 không còn.
              Anh hiểu sai ý em rồi, nhưng dù sao em cũng sẽ rút kinh nghiệm. Thanks

              Comment


              • #8
                Góc kích bằng 0 khác với IG bằng 0 chứ bác.

                Thực ra, điện áp AK để có thể kích SCR khoảng một đến vài Volt tùy loại. Vì thế ở góc kích gần bằng 0 đã có thể hoạt động được rồi. Thậm chí góc kích bằng đúng 0, nhưng độ rộng xung hơi lớn một chút cũng kích tốt.

                Một số ứng dụng quan trọng người ta kích bằng một chùm xung, hoặc một xung có độ rộng khá lớn để tránh trường hợp góc kích nhỏ quá, không kích được SCR khi Uak còn bé. Khi nó đã dẫn rồi thì các xung sau đó không có tác dụng, nhưng cũng chả có hại gì, trừ trường hợp bác sử dụng dòng kích quá lớn.

                Comment


                • #9
                  em hiểu rồi, góc kích bằng 0 tức là IG = const ( #0 )
                  còn một vấn đề nhỏ nữa là khi mình sử dụng xung để điều khiển thì xung này phải cùng pha, cùng tần số. giả sử néu xung lệch pha, tần số so với dòng xoay chièu thì sẽ có trường hợp xung kích xuất hiện vào bán kì âm; trên thực tế điều này xảy ra thì ảnh hưởng có lớn không ? Em thấy điều chỉnh cho xung cùng pha, cùng tần số là cả một vấn đề.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi quocthai Xem bài viết
                    Góc kích bằng 0 khác với IG bằng 0 chứ bác.

                    Thực ra, điện áp AK để có thể kích SCR khoảng một đến vài Volt tùy loại. Vì thế ở góc kích gần bằng 0 đã có thể hoạt động được rồi. Thậm chí góc kích bằng đúng 0, nhưng độ rộng xung hơi lớn một chút cũng kích tốt.

                    Một số ứng dụng quan trọng người ta kích bằng một chùm xung, hoặc một xung có độ rộng khá lớn để tránh trường hợp góc kích nhỏ quá, không kích được SCR khi Uak còn bé. Khi nó đã dẫn rồi thì các xung sau đó không có tác dụng, nhưng cũng chả có hại gì, trừ trường hợp bác sử dụng dòng kích quá lớn.
                    Các bác biết nhiều, các bác có thể cho em biết có loại nào khi kích nó dẫn rồi sau đó kích tiếp thì nó ngưng dẫ không?

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Multi System Xem bài viết
                      Các bác biết nhiều, các bác có thể cho em biết có loại nào khi kích nó dẫn rồi sau đó kích tiếp thì nó ngưng dẫ không?
                      Dạ, bác cho em biết cái mục đích, chứ cái này bác hỏi chắc để cho vui.
                      Còn về nguyên tắc thì đương nhiên là được, tất nhiên phải có thêm mạch phụ trợ.
                      Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                      Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi nghaiha Xem bài viết
                        Dạ, bác cho em biết cái mục đích, chứ cái này bác hỏi chắc để cho vui.
                        Còn về nguyên tắc thì đương nhiên là được, tất nhiên phải có thêm mạch phụ trợ.
                        Em lấy VD để tắt mở thiết bị điện (220V) bằng remote. Khi kích nó dẫn, kích cái nữa nó tắt. Vậy cần mạch phụ trợ gì, bác giúp em với ! Cám ơn bác.
                        Em làm đóng mở bằng Relay nó kêu khó chịu quá !

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi voduy2816 Xem bài viết
                          em hiểu rồi, góc kích bằng 0 tức là IG = const ( #0 )
                          còn một vấn đề nhỏ nữa là khi mình sử dụng xung để điều khiển thì xung này phải cùng pha, cùng tần số. giả sử néu xung lệch pha, tần số so với dòng xoay chièu thì sẽ có trường hợp xung kích xuất hiện vào bán kì âm; trên thực tế điều này xảy ra thì ảnh hưởng có lớn không ? Em thấy điều chỉnh cho xung cùng pha, cùng tần số là cả một vấn đề.
                          Góc kích bằng 0 tức là kích tại thời điểm bắt đầu của chu kỳ, tức là điện áp hình sin chuẩn bị lớn hơn 0.
                          Góc kích bằng 90 tức là kích tại thời điểm điện áp hình sin đạt giá trị lớn nhất.
                          Góc kích bằng 180 tức là kích tại thời điểm chính giữa tại chu kỳ, tức là điện áp hình sin chuẩn bị nhỏ hơn 0. (tất nhiên cách kích này là vô nghĩa).
                          Còn kích bằng Ig có độ lớn bao nhiêu là: đọc datasheet của SCR đang làm.

                          Trên thực tế thì người ta có thêm một mạch phát hiện điểm 0 để giám sát điện áp khi nó vừa qua điểm 0.
                          Ngoài ra để luôn kích chính xác tại một góc nào đó, người ta có thể dùng một mạch so sánh dùng IC thuật toán (Op-amp) so sánh điện áp hiện tại với một điện áp chuẩn. Khi bằng nhau thì phát xung kích. Tất nhiên phải thêm một mạch giám sát là đang kích ở góc lớn hơn hay nhỏ hơn 90.

                          Nói chung bạn chỉ cần nhớ: SCR đang dẫn -> kích -> chẳng có tác dụng gì, cứ dẫn thôi
                          SCR không dẫn, đang ở điện áp ngược -> kích -> sao nó dẫn được nhỉ
                          SCR không dẫn, đang ở điện áp thuận -> kích -> dẫn chớ sao không.

                          Tuy nhiên bạn cần xem thêm ton, toff của SCR.
                          Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                          Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi Multi System Xem bài viết
                            Các bác biết nhiều, các bác có thể cho em biết có loại nào khi kích nó dẫn rồi sau đó kích tiếp thì nó ngưng dẫ không?
                            cụ thể đi ! còn nếu muốn , bác có thể điều khiển như kiểu điều khiển động cơ robot ấy , kích thì role đóng --> dòng đảo chiều --> SCR ko dẫn . Nhả role + kích G thì SCR dẫn --> tải hoạt động , thế thui

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi Multi System Xem bài viết
                              Em lấy VD để tắt mở thiết bị điện (220V) bằng remote. Khi kích nó dẫn, kích cái nữa nó tắt. Vậy cần mạch phụ trợ gì, bác giúp em với ! Cám ơn bác.
                              Em làm đóng mở bằng Relay nó kêu khó chịu quá !
                              Bác Zz_Bi_zZ trả lời cho em rồi đấy ạ. Khi cần ngắt thì đơn giản nhất là dùng một cái gì cho nó ngắt ra khỏi nguồn là xong.
                              Email: - Mobil: tạm thời ngừng liên lạc 1 thời gian
                              Giới thiệu website kiếm tiền trực tuyến & tăng thứ hạng website.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              voduy2816 Tìm hiểu thêm về voduy2816

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X