Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Nghe các bác trao đổi lĩnh vực này rôm rả quá, tui cũng tham gia vào với tinh thần học hỏi. Hehehe. Tui cũng đang soạn một bài về Semiconductor Switch. Hôm nào pót lên cùng xem cho vui.
See u soon.
Chờ bài viết của anh.
Sau đây là các sơ đồ của anh Newtech gửi tặng em, được sự đồng ý của anh ấy, em post lên chia sẻ với mọi người.
Có ai đã dùng IR2103 mua ở Hàng Trống chưa? Kết quả thế nào?Mình mua mấy con ở đấy về thử (21k/con) vậy mà con nào cũng toi cả (Chắc là hàng Tầu nên mới vậy)
IR2013 khả năng tải dòng khoảng 200ma(trong khi một số MOSFET driver thường tới hàng A ), nếu thiết kế tần số cao sẽ rất không an toàn. Nhất là với MOSFET có điện dung ký sinh tại cực G lớn
thế điện dung bao nhiêu là lớn vậy, cứ chung chung thế tí mù tịt. hơn 100p là lớn hay 1000p là lớn???
Vấn đề không an toàn mà TTT nói không phải ở chuyện cái tụ ký sinh ấy lớn hay nhỏ, mà là ảnh hưởng của nó đối với mạch kích và cũng tùy thuộc vào ứng dụng. Đối với những ứng dụng nghịch lưu thì nó nguy hiểm khi bộ kích khoong cưỡng bức nổi điện dung ký sinh ở cực G. (cái này bạn tham khảo một số sơ đồ và kiểu kích MOSFET và IGBT sẽ rõ.
bạn cứ ngẫm cái sơ đồ nghịch lưu là sẽ thấy vì sao nó nguy hiểm.
AFH
vậy tí thu nhỏ phạm vi lại , driver mosfet nửa cầu để lái motor bước ấy mà. chạy áp DC dưới 100V, dòng tấm 8A , Driver = push pull = 12V , high side = p (irf9540, irf9640), low side = N(irf540, irf640) , tấn số đóng cắt dưới 200khz
Vấn đề không an toàn mà TTT nói không phải ở chuyện cái tụ ký sinh ấy lớn hay nhỏ, mà là ảnh hưởng của nó đối với mạch kích và cũng tùy thuộc vào ứng dụng. Đối với những ứng dụng nghịch lưu thì nó nguy hiểm khi bộ kích khoong cưỡng bức nổi điện dung ký sinh ở cực G. (cái này bạn tham khảo một số sơ đồ và kiểu kích MOSFET và IGBT sẽ rõ.
bạn cứ ngẫm cái sơ đồ nghịch lưu là sẽ thấy vì sao nó nguy hiểm.
AFH
hichci tí kiếm roài bi giờ lái mos hay IBGT dân chúng dùng IC cả , datasheet của IC thì chung chung ko hà, kết quả là bó tay hich hic
Ở tần số cao như vậy, bạn nên kiếm các IC driver mosfet dòng kích lớn cỡ hàng A. Các datasheet của nó nói rất kỹ cách mắc. Một số hãng như Maxim, kể cả Micrichip cũng có bán, nó ko đắt nhưng khó mua ở Việt Nam. Có những con dòng kích mosfet tới 3A đó
vậy tí thu nhỏ phạm vi lại , driver mosfet nửa cầu để lái motor bước ấy mà. chạy áp DC dưới 100V, dòng tấm 8A , Driver = push pull = 12V , high side = p (irf9540, irf9640), low side = N(irf540, irf640) , tấn số đóng cắt dưới 200khz
các bác thấy như vậy có cần diot shochley ko?
IR2103 là Haft Driver, FET high side và low side đều là loại N, không được sử dụng high side loại P. Người ta vẫn dùng loại này cho các cầu H đến khoàng 20A hoặc hơn nữa, băm ở tần số đến 30kHz (vì nó tích hợp sẵn bộ điều khiển dead-time bên trong).
Khi sử dụng cần cung cấp áp kích 15V cho nó. Cần mắc đúng datasheet, đặc biệt chú ý các tụ hóa lớn là không thể thiếu (chống sụt áp và trao đổi công suất phản kháng với động cơ, xem thêm tại http://www.4qdtec.com/pwm-01.htm).
Các diode xung (schocttky) mắc tại các van (MOSFET) là không thể thiếu được với một mạch băm xung kiểu cầu H. Điều này có thể tham khảo các giáo trình điện tử công suất phần xung áp 1 chiều.
Driver động cơ bước có nhiều loại tùy vào kiểu động cơ bước sử dụng, tham khảo thêm trong sách "Kỹ Thuật Điều Khiển Động Cơ Bước" bán rất nhiều tại BK!
À mà quên mất các bác nói đến dòng kích FET là thế nào nhỉ? em tưởng nó chỉ cần áp thôi chứ nhỉ?
PNLab
Mạch nạp/debug ULink2, Jlink ARM USB
Mạch nạp AVR, PIC, 8051, MSP430 USB
Mạch phát triển STM32, ARM9, ARM11
more...www.pnlabvn.com
Khi điều khiển mosfet ở tần số cao, nếu chỉ quan tâm đến áp không quan tâm đến xung dòng thì mosfet sẽ bị cháy. Bởi do tụ ký sinh ở cực gate, đk ở f cao ---> xung bị choãi, thậm chí áp tại chân gate ko đủ cho mosfet thông hoàn toàn. Do đó điện trở nội của mosfet lớn, dẫn tới tiêu thụ công suất lớn trên mosfet và kết quả là mosfet bị hỏng.
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Comment