Lõi cao tần ...
Nói về lõi cao tần, có khá nhiều điều mà nếu không quen "đụng chạm" với nó thì khó mà nghĩ ra được :
1/. Dòng xung phải đủ biên độ và cường độ bão hòa từ, nhưng tránh bão hòa quá "sâu" gây tốn hao năng lượng, nóng và có thể gây biến động hệ số từ thẩm của lõi do can nhiệt --> bức xạ năng lượng vào môi trường dưới dạng nhiệt và từ ---> càng thêm nóng và tăng tổn hao, giảm hệ số biến đổi. Nói nôm na là bão hòa nhưng chạy càng nguội càng tốt.
2/. Mỗi một loại lõi có một khoảng tần số mà ở đó nó đạt hiệu suất tối đa. Ví dụ, cũng trên cái lõi ferrite EI 40 - 35 - 18 Ball, em dùng tần số 18 KHz thì nó chỉ đạt ... 200W, nhưng ở 22KHz thì nó đạt 1000W. Em thử lên 25 KHz thì nó chỉ còn 350W. Có nghĩa là tổn hao nhiệt, tổn hao từ v.v... của lõi thấp nhất ở một dải tần số riêng.
Điều này có thể được nhà sản xuất mặt hàng lõi từ đó cung cấp manual. Còn nếu dùng đồ "xào đi nấu lại" như chúng ta thì chỉ còn cách đo lường thực nghiệm, lập bàng rồi theo đó mà tính toán thiết kế. Cách đo lường thực nghiệm cũng có rất nhiều cái hay mà Lan Hương sẽ đề cập khi có dịp.
3/. Khi ghép các phần của lõi (nếu là lõi ghép) phải chú ý khe hở của nó. Phải chủ động khe hở theo dạng xung đưa vào mạch biến năng mà lõi biến áp đang làm việc cho phù hợp.
Theo kinh nghiệm thì xung càng nhọn, khe hở biến áp càng lớn (như biến áp flyback chẳng hạn). Xung càng vuông thì càng cần ghép sát.
Riêng về chuyện ghép sát thì cũng có "vấn đề", vì nhiều lần Lan Hương thấy đã ghép "quá sát", dùng dây thắt rất chặt muốn bể lõi mà vẫn ... chưa ăn thua. Xin nói một chút kinh nghiệm của Lan Hương là lấy lõi cũ hư (thanh sắt bụi từ radio) giã nát thành bột, trộn với keo epoxy dán các phần của lõi lại thì nó mới "chịu sát".
Nói chung thì cuộn dây có lõi là một thứ cần nghiên cứu và thực nghiệm nhiều, "ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu" là gay go rồi ... Hihi. Đừng trách oan cho ... cái lõi, tội nghiệp nó.
Mong là bài viết này cung cấp được cho anh MrBean và các bạn "một chút xíu" lợi ích.
Lan Hương.
Nguyên văn bởi MrBean
Xem bài viết
1/. Dòng xung phải đủ biên độ và cường độ bão hòa từ, nhưng tránh bão hòa quá "sâu" gây tốn hao năng lượng, nóng và có thể gây biến động hệ số từ thẩm của lõi do can nhiệt --> bức xạ năng lượng vào môi trường dưới dạng nhiệt và từ ---> càng thêm nóng và tăng tổn hao, giảm hệ số biến đổi. Nói nôm na là bão hòa nhưng chạy càng nguội càng tốt.
2/. Mỗi một loại lõi có một khoảng tần số mà ở đó nó đạt hiệu suất tối đa. Ví dụ, cũng trên cái lõi ferrite EI 40 - 35 - 18 Ball, em dùng tần số 18 KHz thì nó chỉ đạt ... 200W, nhưng ở 22KHz thì nó đạt 1000W. Em thử lên 25 KHz thì nó chỉ còn 350W. Có nghĩa là tổn hao nhiệt, tổn hao từ v.v... của lõi thấp nhất ở một dải tần số riêng.
Điều này có thể được nhà sản xuất mặt hàng lõi từ đó cung cấp manual. Còn nếu dùng đồ "xào đi nấu lại" như chúng ta thì chỉ còn cách đo lường thực nghiệm, lập bàng rồi theo đó mà tính toán thiết kế. Cách đo lường thực nghiệm cũng có rất nhiều cái hay mà Lan Hương sẽ đề cập khi có dịp.
3/. Khi ghép các phần của lõi (nếu là lõi ghép) phải chú ý khe hở của nó. Phải chủ động khe hở theo dạng xung đưa vào mạch biến năng mà lõi biến áp đang làm việc cho phù hợp.
Theo kinh nghiệm thì xung càng nhọn, khe hở biến áp càng lớn (như biến áp flyback chẳng hạn). Xung càng vuông thì càng cần ghép sát.
Riêng về chuyện ghép sát thì cũng có "vấn đề", vì nhiều lần Lan Hương thấy đã ghép "quá sát", dùng dây thắt rất chặt muốn bể lõi mà vẫn ... chưa ăn thua. Xin nói một chút kinh nghiệm của Lan Hương là lấy lõi cũ hư (thanh sắt bụi từ radio) giã nát thành bột, trộn với keo epoxy dán các phần của lõi lại thì nó mới "chịu sát".
Nói chung thì cuộn dây có lõi là một thứ cần nghiên cứu và thực nghiệm nhiều, "ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu" là gay go rồi ... Hihi. Đừng trách oan cho ... cái lõi, tội nghiệp nó.
Mong là bài viết này cung cấp được cho anh MrBean và các bạn "một chút xíu" lợi ích.
Lan Hương.
Comment