Thông báo

Collapse
No announcement yet.

1.000W / 12VDC to 220VAC converter Lan Huong.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Khi con Fet ở nguồn +310V đóng thì hai Fet ở nguồn 260v và 105v bị ..... ngược ..... âm rương . ( Trong ô màu tim tím )
    Như thế thì nó có hỏng không nhở ?????
    Các cao thủ thử tính lại xem
    Mình đang định sửa lại như trong ô màu cam cam !!
    Attached Files
    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
    nguyendinhvan1968@gmail.com

    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

    Comment


    • #92
      nhưng tôi thấy ở đầu 260v 105v đã có 2 diode nắng ,bác Vân xem thử(tạm đem lên trên)
      Mạch của LH có thể bỏ bớt 4xIRF840 + 2Xc1815 bác xem có được không?
      Attached Files

      Comment


      • #93
        Nguyên văn bởi phamkhuyen Xem bài viết
        nhưng tôi thấy ở đầu 260v 105v đã có 2 diode nắng ,bác Vân xem thử(tạm đem lên trên)
        Mạch của LH có thể bỏ bớt 4xIRF840 + 2Xc1815 bác xem có được không?
        Vấn đề không phải nó đánh về nguồn, mà nó sẽ nạp vào tụ. Nếu tụ chịu áp nhỏ thì phồng => bụp. Nếu chịu áp lớn thì chu kỳ sau sẽ sai vì áp tích ở tụ đã cao hơn.
        Tại sao nó dẫn sang? Bởi trong FET đã có 1 con diode.

        Bây giờ người ta đã sản xuất nhiều loại FET có sẵn diode "chống ngược" như kiểu bác Vân rồi.

        Tóm lại, mạch này của LH chỉ thể hiện về nguyên lý, sơ đồ khối chứ vào thực tế thì phải thay đổi nhiều lắm, rất nhiều.
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • #94
          Lan Hương cho dao động tần số 500Hz thì như vậy tần số xung kích là 50Hz và tần số dòng điện là 5Hz tôi tính vậy không biết có đúng không?
          ở mạch của LH nếu tần số của xung kích cho IRF840 là 500Hz ở tần số này có được xem là hơi thấp không, như vậy thì hiệu suất nó như thế nào các bạn có thể giải thích giùm

          Comment


          • #95
            Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
            Cái biến áp xung này chắc chắn là không có chỗ nào bán đâu, nhưng trong mạch đèn dùng accu thì có đấy.

            Để dễ thực hiện, Lan Hương xin lập lại cách quấn tuần tự như sau :

            1/. Chuẩn bị vật liệu :

            - 3 cỡ dây như đã biết (loại lớn d = 0,8 mm + loại vừa d = 0,3 mm + loại nhỏ d = 0,20 hay 0,15 mm)

            - khúc ferrite ("than" radio) dài hơn 5 Cm, không phải quan tâm tròn vát gì cả. Hihi.

            - Giấy tập học sinh hay tốt nhất là cuộn băng keo dính bằng giấy. Vernis nếu cần + cuộn chỉ vá.

            2/ Quấn cuộn dây động lực : Lót một lớp giấy tập học sinh hay quấn băng keo giấy mỏng, dùng dây cỡ lớn nhất (d= 0,8 mm) quấn một lớp ở giữa lõi ferrite, chừa hai đầu mỗi bên khoảng hơn 5mm. Nhớ quấn cho thật thằng thớm, thành lớp khít nhau, đừng quan tâm đếm số vòng dây. Ra dây ở hai đầu.

            3/. Quấn cuộn dây hồi tiếp - dao động Hartley : Lót tiếp một lớp giấy hay một lớp băng keo giấy, quấn tiếp lớp dây loại nhỏ hơn (d= 0,30 mm) , ngắn hơn lớp đây đầu tiên chút ít vừa đủ số vòng. Ra dây hai đầu.

            4/. Quấn cuộn dây cao áp thắp đèn : Lót lớp giấy hay quấn băng keo giấy che kín hai lớp dây trước, tiến hành quấn dây nhỏ nhất (d= 0,20 mm hay d = 0,15) thành lớp, chừa hai đầu khoảng 10 mm. Hết lớp này đến lớp khác không cần cách giấy, nhưng chú ý tránh quấn kiểu "rối", dễ phóng điện trong nội bộ cuộn dây làm mất dao động hay có thể làm hỏng transistor.

            5/. Bảo vệ biến áp xung : Bọc một lớp giấy hay quấn băng keo giấy ngoài cùng thật chặt tay để bảo vệ cuộn dây tránh trầy sướt, hư hỏng hay phóng điện trong quá trình sử dụng. Nếu được thì có thể tẩm vernis và hong hay sấy khô trước khi bọc lại cho chắc. Cuối cùng là quấn một lớp chỉ nọc cuối cuàng cho mọi thứ "yên chỗ".

            6/. Cấu kết mạch điện : Mối mạch điện theo như sơ đồ, Gồm các đầu dây, điện trở, tụ điện theo kiểu p2p (point to point - nối theo điểm) hay trên miếng mạch in có sẵn lỗ bán ngoài chợ + đèn 0,6 m. Cố định biến áp xung ở đâu đó bằng keo nhiệt (nướng chảy) hay cột bằng chỉ hoặc dây nhợ ni - lông. Cuối cùng là cắm dây vào Accu.

            - Nếu mạch không chạy --> đèn không phát sáng : Do chưa đúng chiều dao động.

            Xử lý : tháo nguồn accu + đảo chiều cuộn dây lớn (d= 0,8 mm) hoặc đảo chiều cuộn dây vừa (d = 0,3 mm). Hàn kỹ và thử lại như trên.

            - Nếu mạch chạy --> đèn phát sáng. Ta đã thành công rồi đó.

            Hoan hô anh em.

            Lan Hương.
            Cho em hỏi cái nào. Quấn cuộn dây động lực dùng dây cỡ lớn nhất (d= 0,8 mm) quấn một lớp ở giữa lõi ferrite, chừa hai đầu mỗi bên khoảng hơn 5mm. Thành lớp khít nhau không quan tâm đếm số vòng dây, thì nó phải đến 50 vòng chứ không phải là 25 đâu chị à.
            Điên nặng rồi học Điện! @_@

            Comment


            • #96
              Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
              Cần lắm thì em sẽ post final schematic lên chứ có khó khăn gì đâu. Thực chất là em chưa có thì giờ bổ khuyết lại thôi mà. Hihi.



              Hì, theo Lan Hương nghĩ thì nếu đã có hình sin 50Hz thì ... đưa ra luôn chứ cần gì nuôi với nấng rồi chạy cầu H cho mệt hả anh ? Mọi thứ phức tạp của mạch Lan Hương Converter là chỉ nhằm đến mục tiêu đó thôi mà.

              Anh nghĩ lại xem nhé, chúc anh thành công.





              Chúc tất cả các anh chị em trên diễn đàn http://dientuvietnam.net/forum vui vẻ, khỏe mạnh, sáng tạo.

              Lan Hương
              Mình thấy bạn ấy nói có lý đấy chứ,vẫn đùng một cầu,đưa điện áp vào theo nửa hình sin
              dientuvietnam.net

              Comment


              • #97
                Dũng hỏi Lan Hương chút đó máy biến áp Xung trong bộ 1000w của Lam Hương, bộ khung Ferit chính nâng điện áp ở tần số 22k mua ở đâu,Dũng đang muốn tìm mua để làm bộ chuyển đổi 12VDC lên 220V. Cảm ơn nhiều nhé.

                Comment


                • #98
                  Trong biến áp, bất kể loại nào đều như sau:

                  Lprim.Lsec = M.M (Mutual Induction)

                  m (transformer rate) = M/Lprim = Lsec/M

                  thus m = Lsec/Lprim
                  ................................................

                  m là hệ số biến áp, m = Nsec/Nprim (N2/N1)
                  M là độ hỗ cảm của 2 cuộn (dây - LH).
                  Lprim = Độ tự cảm của cuộn sơ cấp
                  Lsec = Độ tự cảm của cuộn thứ cấp
                  Nsec = Số vòng thứ (cấp - LH)
                  NPrim = Số vòng sơ (cấp - LH)

                  Cho mình hỏi với các lõi khác nhau thì các hệ số này là như thế nào, làm sao để xác định được các hệ số để tính một cách tương đối các mức của chúng, ví dụ: lõi Ferit, và lõi sắt silic,.... để tính ra giá trị nêut trên nhưLprim.Lsec, m, thus m, M, các bạn có tài liệu ji cụ thể về cách tính các đại lượng nói trên. Cho mình và các bạn tham khảo nhé.

                  Thank alot.

                  Comment


                  • #99
                    Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                    Vấn đề không phải nó đánh về nguồn, mà nó sẽ nạp vào tụ. Nếu tụ chịu áp nhỏ thì phồng => bụp. Nếu chịu áp lớn thì chu kỳ sau sẽ sai vì áp tích ở tụ đã cao hơn.
                    Tại sao nó dẫn sang? Bởi trong FET đã có 1 con diode.
                    Bây giờ người ta đã sản xuất nhiều loại FET có sẵn diode "chống ngược" như kiểu bác Vân rồi.
                    Tóm lại, mạch này của LH chỉ thể hiện về nguyên lý, sơ đồ khối chứ vào thực tế thì phải thay đổi nhiều lắm, rất nhiều.
                    Như vậy thì .... Chu kỳ hoạt động thứ nhất , mạch tạo ra điện áp hình sin . Còn các chu kỳ sau mạch chạy ra hình...... gần gần ..... vuông
                    Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                    nguyendinhvan1968@gmail.com

                    Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                    Comment


                    • Mình nghĩ thêm các diode 10A 400v vào cực S của irf840 như vế bên phải (hình)

                      Comment




                      • mấy anh gúp em với mấy chỗ với
                        mà em thấy mấy anh nói hay và tìm ra nhươc điểm của mạch trên vậy sao mấy anh ko thiết kế lại thành một mạch hoàn chỉnh dc không

                        Comment


                        • em moi tim duoc tren mang mot mach cong suat toi 3000w.cac huynh de cho y khien thu xem nhe
                          Attached Files

                          Comment


                          • Lan Hương trả lời ngắn ...

                            to anh phamkhuyenthangree

                            Nguyên văn bởi phamkhuyen Xem bài viết
                            giả sử tại thời điểm 2 khóa 00_04 mở thì dòng điện trong mạch là đường màu đỏ ,tôi thấy hình như nó không hoạt động bạn có thể giải thích giùm , tôi nghĩ vậy có đúng không
                            Sao không hoạt động hả anh ? Hihi.

                            1/. Anh em mình xem lại cầu Wien một chút :

                            khi một cặp khóa mở thì dòng điện sẽ chảy từ áp cao xuống áp thấp qua 2 chuyển mạch tương ứng.
                            2/. Xét điều kiện trong mạch thì :

                            * Chênh lệch điện áp : Chuyển mạch 00_04_1 nối vào điện áp cao (195V), chuyển mạch 00_04_2 nối vào điện áp thấp (115V) trong bố trí mạch đã có .

                            * Khóa 00_04 theo chu trình đã mở .

                            Do đủ điều kiện nên dòng điện chảy theo chiều qui ước từ áp cao (195V) --> qua MOSF 00_04_1 --> tải --> MOSF 00_04_2 --> xuống áp thấp (115V) theo chiều mũi tên xanh trong hình kèm theo. (hai MOSF tương ứng được vẽ thành chuyển mạch đóng).

                            Nói khác hơn, trong phương pháp đa bậc cố định điện áp của Converter Lan Hương thì chỉ quan tâm đến chu trình mở chuyển mạch, vì các điều kiện của cầu Wien đã được thiết lập "cứng" rồi.

                            Do đó có thể nói là không thể không chạy

                            Trong quá trình phân tích mạch chỉ cần "bám" lý thuyết mạch điện cơ sở thì thấy ngay thôi, đừng nên bối rối về bất cứ điều gì các anh ạ.

                            Lan Hương cho dao động tần số 500Hz thì như vậy tần số xung kích là 50Hz và tần số dòng điện là 5Hz tôi tính vậy không biết có đúng không?
                            ở mạch của LH nếu tần số của xung kích cho IRF840 là 500Hz ở tần số này có được xem là hơi thấp không, như vậy thì hiệu suất nó như thế nào các bạn có thể giải thích giùm
                            - 4017 là IC đếm hệ decimal (thập phân) nên mỗi chu kỳ đếm là 10 xung. Lan Hương lợi dụng chu kỳ đếm của nó trong một chu kỳ đa bậc. Tần số sẽ là F = Fo / dec = 500 / 10 = 50 Hz. 5 Hz ở đâu ra thế hả anh ? Hihi.

                            - Hiệu suất của mạch này quyết định bởi phương thức "chạy" của chuyển mạch chứ không phải do tần số thấp cao (đừng lẫn lộn với hiệu suất của biến áp xung lõi ferrite, thường cao ở dải một tần số nào đó tùy theo chất liệu ferrite).

                            Ở đây các MOSF chạy lớp E với hiệu suất lý thuyết 97% đó anh.

                            Về việc "chân cẳng" các linh kiện (trong đó có 4013) thì anh xem trả lời của Lan Hương cho bantoi dưới đây sẽ hiểu mà. Hihi.

                            to bantoi

                            mấy anh gúp em với mấy chỗ với
                            mà em thấy mấy anh nói hay và tìm ra nhươc điểm của mạch trên vậy sao mấy anh ko thiết kế lại thành một mạch hoàn chỉnh dc không
                            Bantoi lười thật đấy. Các pin của LM741 tìm datasheet là có ngay, thịt thà gia vị có hết thì mình cũng phải chịu khó "xào nấu" một tí chứ. Ghi chân cẳng vào có khó gì đâu, nhưng Lan Hương muốn các bạn ít nhất phải "động tay động chân" một chút nếu chưa muốn động não.

                            Cái Toroid này thì Lan Hương đã chỉ rõ là xuyến từ mua ở ngoài chợ phố Huế Thịnh Yên (HN) hay Nhật Tảo (TP HCM), thường có trong ballast điện tử, có số vòng đàng hoàng trong một bài trước đây. Bantoi chịu khó tìm lại nhé. Dễ lắm mà.

                            Mạch hoàn chỉnh chỉ có cùng với một chút xíu gia công của mình , bantoi hiểu ý Lan Hương rồi chứ ?

                            to anh Văn

                            Như vậy thì .... Chu kỳ hoạt động thứ nhất , mạch tạo ra điện áp hình sin . Còn các chu kỳ sau mạch chạy ra hình...... gần gần ..... vuông
                            Không có điều đó đâu anh Văn ạ, vì các mức điện áp của chu trình đa bậc ở đây là satable, nghỉa là đa bậc cứng sử dụng chênh lệch điện áp. Nói khác đi, mạch power-output trong Converter Lan Hương là tổng hợp động lực của 3 cầu Wien chạy trên 3 cặp chênh lệch điện áp, và chúng chạy độc lập với nhau. Em thử nhiều cách nhưng không hề thấy các mức áp "thấp bỗng dưng lên cao" để "vuông tròn vuông méo vuông" như anh nói được anh ạ. Hihi.

                            Anh chịu khó dựng mô hình toán học xíu là thấy ngay mà, cứ trêu em ...

                            to hoang_tuan

                            em moi tim duoc tren mang mot mach cong suat toi 3000w.cac huynh de cho y khien thu xem nhe
                            Mạch mà bạn tìm thấy đó, nó phát xung vuông và ăn dòng khủng hoảng với hiệu suất thấp khoảng 40 %, nhìn thấy cái cầu chì 250A đã muốn .... xỉu. Một bạn đã đưa lên trong luồng này từ trước và Lan Hương cũng có phân tích rồi. Hoang_Tuan chịu khó đọc lại nhé.

                            Thân.

                            Lan Hương.
                            =============

                            Về mạch xung cho đèn ống dùng Accu, Lan Hương sẽ trả lời riêng ở bài khác, bài này dài quá rồi. Hic.
                            Attached Files
                            Last edited by lanhuong; 21-05-2008, 06:07.

                            Comment


                            • To Lan Hương

                              1.tần số Fo =500Hz -->To=1/500 ;vào 4017 chia 10 thì thời gian 1 xung t=10 xTo=10/500;một chu kỳ sine =10 xung -->T=10x10/500=1/5-->F=5Hz
                              2.cầu Wien không có vấn đề nhưng vấn đề là con diode nắn 115v nó ngăn dòng chảy lại
                              Attached Files

                              Comment


                              • converter.

                                Theo mình nghĩ thì các bạn nên sử dụng mạch cấp áp đa mức như hình dưới. Cầu H làm nhiệm vụ đảo chiều dòng điện qua tải, các áp được cấp tuần tự trong 1/2 chu kỳ sin theo thứ tự: 50v-115v-195v-260v-310v-260v-195v-115v-50v.
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                lanhuong Lan Hương's my small sister. I'm Huyền Trang, my husband's Dr.Kim.I love him Tìm hiểu thêm về lanhuong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X