Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nam châm vĩnh cửu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
    Việc nghiền khối nam châm sau đó định hình lại bằng keo thì ... có vấn đề đó
    Tạm thời không bàn đến công nghệ nghiền nữa ( mài bằng đá mài thì được bột nam châm mịn )
    Nhưng các phần tử nam châm nhỏ khi dính lại sẽ luôn xếp đặt ngược cực tính với nhau ( hút nhau ) nên .... Từ lực của cả khối đó rất nhỏ ( lý thuyết thì bằng 0 )
    Bạn chỉ có thẻ tạo dạng cho cục nam châm như ý muốn bằng máy cắt ( mài ) từ một khối nam châm lớn hơn .
    Việc nạp từ cho nam châm ngoài cuộn dây nạp từ bằng điện phải kết hợp với việc gia nhiệt ( nung nóng )
    Bác NDV thân mến, mình chưa nghe nói "nạp từ bằng điện phải kết hợp với gia nhiệt bao giờ", chỉ có xả từ, khử từ mới dùng điện hoặc nhiệt hoặc cã 2. kiến thức mình nông cạn quá xin Bác giảng giải thêm, đừng hiểu lầm mình múa rìu qua mắt sư phụ đâu nhé. Thân ái

    Comment


    • #17
      Gia nhiệt nhẹ nhàng để ổn định từ tính. Khi đó từ tính có thể bị giảm bớt chút ít, nhưng sẽ có tính ổn định cao hơn.
      Một số công nghệ còn đưa vào từ trường xoay chiều có trị số nhỏ hơn từ trường chính, cũng để ổn định từ tính. Cái này Nhóc đọc lâu lắm rồi, nhưng không nhớ là đọc ở đâu.
      Nhóc thích nghịch điện,
      Nhóc thích xì păm,
      Nhóc thích trêu mấy anh.
      Hi hi.

      Comment


      • #18
        Một trong những cách cơ bản làm nam châm vĩnh cửu

        Cách dưới đây chỉ dùng nạp từ cho vật liệu làm nam châm hoặc vật liệu có tính giữ từ tốt:

        1/ Làm chơi:
        Cuốn 1 cuộn dây điện cứng vào một cái ống, nhiều vòng (làm chơi thì 50 vòng dây đơn cứng cadivi cỡ dây 10 hoặc 12)
        Kích thước ống: đường kính lớn hơn lõi cần tạo nam châm, chiều dài vừa đủ hoặc ngắn hơn 1 chút.
        Nhét cái lõi cần tạo nam châm vào, lấy 2 đầu cuộn dâu chập vào và ngắt ra với 2 cực của 1 accu 12V60Ah (24V, 48V càng tốt) 3 ~ 5 lần là xong.


        Vật liệu thì có thể lấy nc cũ khử từ (gia nhiệt hoặc khử bằng từ trường xoay chiều), nếu bí quá thì bạn có thể lấy thép gió...

        2/Làm trong công nghiệp:
        Nguyên lí cũng tương tự như cần thiết bị chuyên dùng:

        Cuộn dây được chế tạo cách điện tốt, trên lõi thép chuyên dùng, bên trong còn có thêm rãnh giải nhiệt bằng khí hoặc nước...
        Cực từ của lõi thép này sẽ từ hóa vật liệu, hình thành cực từ trên vật liệu.
        Cuộn dây thường được gọi là YOKE

        Nguồn điện từ hóa: không còn là accu nữa.
        Đây là một hệ chỉnh lưu áp xoay chiều thành 1 chiều rồi nạp vào một đống tụ mắc nối tiếp các cụm tụ song song để đạt áp cao và dung lượng lớn.
        Đóng mở điện được thực hiện bằng SCR.
        Điện DC sau khi nắn sẽ nạp vào các tụ và cho phóng qua cuộn dây bằng SCR.
        Năng lượng tạo từ tính bằng KVA và quản lí bằng dòng điện tạo từ.
        Năng lược phát ra tức thời khi phóng qua cuo65nYOKE và vô cùng lớn. có thể lên đến trên vài trăm Ampere

        Có nhửng nguồn điện tạo từ trông như cái tủ lạng lớn rất kinh khủng

        vài nét sơ lược, không biết gì thêm nữa!!!

        Comment


        • #19
          nạp từ nam châm vĩnh cửu

          Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
          Cách dưới đây chỉ dùng nạp từ cho vật liệu làm nam châm hoặc vật liệu có tính giữ từ tốt:

          1/ Làm chơi:
          Cuốn 1 cuộn dây điện cứng vào một cái ống, nhiều vòng (làm chơi thì 50 vòng dây đơn cứng cadivi cỡ dây 10 hoặc 12)
          Kích thước ống: đường kính lớn hơn lõi cần tạo nam châm, chiều dài vừa đủ hoặc ngắn hơn 1 chút.
          Nhét cái lõi cần tạo nam châm vào, lấy 2 đầu cuộn dâu chập vào và ngắt ra với 2 cực của 1 accu 12V60Ah (24V, 48V càng tốt) 3 ~ 5 lần là xong.


          Vật liệu thì có thể lấy nc cũ khử từ (gia nhiệt hoặc khử bằng từ trường xoay chiều), nếu bí quá thì bạn có thể lấy thép gió...

          2/Làm trong công nghiệp:
          Nguyên lí cũng tương tự như cần thiết bị chuyên dùng:

          Cuộn dây được chế tạo cách điện tốt, trên lõi thép chuyên dùng, bên trong còn có thêm rãnh giải nhiệt bằng khí hoặc nước...
          Cực từ của lõi thép này sẽ từ hóa vật liệu, hình thành cực từ trên vật liệu.
          Cuộn dây thường được gọi là YOKE

          Nguồn điện từ hóa: không còn là accu nữa.
          Đây là một hệ chỉnh lưu áp xoay chiều thành 1 chiều rồi nạp vào một đống tụ mắc nối tiếp các cụm tụ song song để đạt áp cao và dung lượng lớn.
          Đóng mở điện được thực hiện bằng SCR.
          Điện DC sau khi nắn sẽ nạp vào các tụ và cho phóng qua cuộn dây bằng SCR.
          Năng lượng tạo từ tính bằng KVA và quản lí bằng dòng điện tạo từ.
          Năng lược phát ra tức thời khi phóng qua cuo65nYOKE và vô cùng lớn. có thể lên đến trên vài trăm Ampere

          Có nhửng nguồn điện tạo từ trông như cái tủ lạng lớn rất kinh khủng

          vài nét sơ lược, không biết gì thêm nữa!!!
          Xin mạng phép viết thêm cách nạp từ nửa chơi nửa công nghiệp, tạm gọi là bán công nghiệp:
          Bạn làm như sau:
          1/ AC220V>diode cầu>điện trở hạn dòng>tụ hóa_không cần SCR vì giá thành cao, khó thiết kế, nhất là với các bạn điện công nghiệp thì thường yếu về điện từ công nghiệp nên " kẹt"_bạn cấp nguồn AC220v thì ở tụ hóa sẽ xuất hiện điện áp khoãng 300v.
          2/ Bạn ngắt nguồn, dùng khởi động từ Không dùng SCR (Vì....như đã nói ở trên), đóng năng lượng điện của tụ hóa vào cuộn dây tạo từ mà trong đó đã có thanh thép mà bạn muốn nạp từ. Thế là bạn đã có thanh nam châm vĩnh cửu. Chúc các bạn toại nguyện và lý thú

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
            Xin mạng phép viết thêm cách nạp từ nửa chơi nửa công nghiệp, tạm gọi là bán công nghiệp:
            Bạn làm như sau:
            1/ AC220V>diode cầu>điện trở hạn dòng>tụ hóa_không cần SCR vì giá thành cao, khó thiết kế, nhất là với các bạn điện công nghiệp thì thường yếu về điện từ công nghiệp nên " kẹt"_bạn cấp nguồn AC220v thì ở tụ hóa sẽ xuất hiện điện áp khoãng 300v.
            2/ Bạn ngắt nguồn, dùng khởi động từ Không dùng SCR (Vì....như đã nói ở trên), đóng năng lượng điện của tụ hóa vào cuộn dây tạo từ mà trong đó đã có thanh thép mà bạn muốn nạp từ. Thế là bạn đã có thanh nam châm vĩnh cửu. Chúc các bạn toại nguyện và lý thú
            Bạn PTEL cũng khá hiểu biết về nạp từ nhỉ!

            Nhưng cách của bạn khá nguy hiểm đấy, phải hết sức cẩn thận!

            Tia lửa điện phóng ra rất mạnh nếu điện dung của tụ lớn.

            Sau khi tích điện xong là bạn có 1 cái roi điện đấy!!

            Comment


            • #21
              Tôi thì thường dùng cách sau để nạp nam châm vào các tuốc nơ vis ,dùng khi lắp ráp các mạch điện,hít các con ốc để dễ ráp ở vị trí nghiêng,.các cây vặn vis có sẵn nam châm ở đầu độI khi cũng bị yếu.
              Dùng 1 cuôn dây của khởI động từ nhỏ điện 220vac có sẵn, đưa cây vặn vis vào trong lòng cuộn dây,tìm 1, 2 miếng sắt dẹt nốI kín mạch từ lạI bên ngòai (để tăng độ mạnh cho nam châm),sau đó kich điện xoay chiều 220vac vào, đầu cây vặn vis có nam châm trong vài tuần, đủ dùng ,khi nào yếu thì nạp thêm.
              Và cũng thường khử nam châm các mũi khoan bị nhiễm từ bằng cách cho mũi khoan vào giữa cuôn dây, đóng điện 220vac vào đồng thờI rút mũi khoan ra trong khi cuôn dây vẫn có điện,mũi khoan không còn dính các mạt sắt khi khoan nữa.
              Cách khử từ này tôi học được từ các bác sửa đồng hồ xưa thường hay khử từ các đồng hồ bị dính nam châm,cuôn dây khử từ lớn bằng nắm tay dùng điện 110vac,bây giờ không thấy ai sử dụng .

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
                Bạn PTEL cũng khá hiểu biết về nạp từ nhỉ!

                Nhưng cách của bạn khá nguy hiểm đấy, phải hết sức cẩn thận!

                Tia lửa điện phóng ra rất mạnh nếu điện dung của tụ lớn.

                Sau khi tích điện xong là bạn có 1 cái roi điện đấy!!
                Viết thêm: Không giám nhận là Khá hiểu biết, vì mình cũng đang tìm học thêm đấy bạn mrgiang ơi!_ momg bạn chiếu cố. Bạn thấy đó, mình có dám đưa đề tài nào mới đâu, chỉ những đề tài sẳn có, nhưng vì lý do nào đó, tác giả viết ít quá, cao quá, mình cố gắng bồ sung, viết thấp thấp đễ các bạn tầm tầm cùng tiến. Nếu thấy mình nông cạn thì cứ sửa lưng vô tư, mình k tự ái đâu, vì dấu cái dốt thì sẽ dốt mải.
                Với DC300V thì không thể gọi là roi điện được. Với điều kiện 76cm thủy ngân của không khí thì phải có vài ngàn-vài chục ngàn vol mới có thể ion hóa KK tạo ra tia lửa điện mới gọi là roi điện. Vã lại mình đã đề xuất là dùng K động từ thì an toàn chán.... Thân ái

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                  Viết thêm: Không giám nhận là Khá hiểu biết, vì mình cũng đang tìm học thêm đấy bạn mrgiang ơi!_ momg bạn chiếu cố. Bạn thấy đó, mình có dám đưa đề tài nào mới đâu, chỉ những đề tài sẳn có, nhưng vì lý do nào đó, tác giả viết ít quá, cao quá, mình cố gắng bồ sung, viết thấp thấp đễ các bạn tầm tầm cùng tiến. Nếu thấy mình nông cạn thì cứ sửa lưng vô tư, mình k tự ái đâu, vì dấu cái dốt thì sẽ dốt mải.
                  Với DC300V thì không thể gọi là roi điện được. Với điều kiện 76cm thủy ngân của không khí thì phải có vài ngàn-vài chục ngàn vol mới có thể ion hóa KK tạo ra tia lửa điện mới gọi là roi điện. Vã lại mình đã đề xuất là dùng K động từ thì an toàn chán.... Thân ái

                  Ồ, mình không có ý nghĩ như vậy.

                  Chỉ muốn các bạn khác chú ý để không bị điện giật.
                  (chỉ sợ các bạn đam mê thực hiện mạch mà lại bất cẩn thì nguy hiểm)

                  Như bạn đã nói, nếu mắc mạch hoàn chỉnh dùng contactor hoặc relay thì không sao.
                  Nhưng cũng phải chú ý xả hết tụ, nhất là trường hợp tích điện rồi không phóng, lát sau quên, mở mạch ra thì....

                  Thân chào!

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi robotech Xem bài viết
                    Tôi thì thường dùng cách sau để nạp nam châm vào các tuốc nơ vis ,dùng khi lắp ráp các mạch điện,hít các con ốc để dễ ráp ở vị trí nghiêng,.các cây vặn vis có sẵn nam châm ở đầu độI khi cũng bị yếu.
                    Dùng 1 cuôn dây của khởI động từ nhỏ điện 220vac có sẵn, đưa cây vặn vis vào trong lòng cuộn dây,tìm 1, 2 miếng sắt dẹt nốI kín mạch từ lạI bên ngòai (để tăng độ mạnh cho nam châm),sau đó kich điện xoay chiều 220vac vào, đầu cây vặn vis có nam châm trong vài tuần, đủ dùng ,khi nào yếu thì nạp thêm.
                    Và cũng thường khử nam châm các mũi khoan bị nhiễm từ bằng cách cho mũi khoan vào giữa cuôn dây, đóng điện 220vac vào đồng thờI rút mũi khoan ra trong khi cuôn dây vẫn có điện,mũi khoan không còn dính các mạt sắt khi khoan nữa.
                    Cách khử từ này tôi học được từ các bác sửa đồng hồ xưa thường hay khử từ các đồng hồ bị dính nam châm,cuôn dây khử từ lớn bằng nắm tay dùng điện 110vac,bây giờ không thấy ai sử dụng .
                    robotech thân mến, về khử từ thì bạn hoàn toàn chính xác rồi đó, nhưng còn nạp từ cho dụng cụ thì bạn đâu cần ngâm cã tuần như vậy! Thời gian (delta T) cáng nhỏ (nhanh) thì hiệu quả càng cao. bạn cứ đưa dụng cụ của bạn vào lòng cuộn dây như thế, không cần chêm nêm gì cả, nhấp chui ghim vào ổ điện 220VAC là xong ngay. Nên nhớ là nhấp cho thật nhanh nhé, càng nhanh càng có hiệu quả cao. Đôi khi bạn không vừa ý vì từ vẩn còn yếu đó là khi nhấp, cái khe thời gian nhỏ xíu đó nằm ngay lúc biên độ của sóng sin=0, bạn cứ nhấp lại lần nửa là toại nguyện ngay Thân ái

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
                      Ồ, mình không có ý nghĩ như vậy.

                      Chỉ muốn các bạn khác chú ý để không bị điện giật.
                      (chỉ sợ các bạn đam mê thực hiện mạch mà lại bất cẩn thì nguy hiểm)

                      Như bạn đã nói, nếu mắc mạch hoàn chỉnh dùng contactor hoặc relay thì không sao.
                      Nhưng cũng phải chú ý xả hết tụ, nhất là trường hợp tích điện rồi không phóng, lát sau quên, mở mạch ra thì....

                      Thân chào!
                      Cãm ơn bạn đã chiếu cố, mình xin nói thêm nhé! Đối Với 01 sung điện, thì không có SCR nào nhanh bằng tiếp điểp mặt vít, không có SCR nào hay linh kiện nào có r (điện trở nội) nhỏ bằng mặt vít. Chỉ khổ nổi khi đóng ngắt liên tục (switching) thì tia hồ quang sẽ đốt cháy tiếp điểm>mặt vít thua ngay từ hiệp 1, do đó nhân loại mới dùng bán dẩn chế ra SCR để thế thân.
                      Mình lạc hậu lắm, Mới nhín tiền để Kết nối ADSL, đầu tiên là vào google kế là Điện tử VN cho nên mới có mặt để sạo sự với các bạn. Mình chưa biết dưa hình, bàng vẽ lên đây, nếu bạn rảnh xin hướng dản mình, chân thành đấy. Thân ái!

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
                        Ồ, mình không có ý nghĩ như vậy.

                        Chỉ muốn các bạn khác chú ý để không bị điện giật.
                        (chỉ sợ các bạn đam mê thực hiện mạch mà lại bất cẩn thì nguy hiểm)

                        Như bạn đã nói, nếu mắc mạch hoàn chỉnh dùng contactor hoặc relay thì không sao.
                        Nhưng cũng phải chú ý xả hết tụ, nhất là trường hợp tích điện rồi không phóng, lát sau quên, mở mạch ra thì....

                        Thân chào!
                        Cãm ơn bạn đã chiếu cố, mình xin nói thêm nhé! Đối Với 01 sung điện, thì không có SCR nào nhanh bằng tiếp điểp mặt vít, không có SCR nào hay linh kiện nào có r (điện trở nội) nhỏ bằng mặt vít. Chỉ khổ nổi khi đóng ngắt liên tục (switching) thì tia hồ quang sẽ đốt cháy tiếp điểm>mặt vít thua ngay từ hiệp 1, do đó nhân loại mới dùng bán dẩn chế ra SCR để thế thân.
                        Mình lạc hậu lắm, Mới nhín tiền để Kết nối ADSL, đầu tiên là vào google kế là Điện tử VN cho nên mới có mặt để sạo sự với các bạn. Mình chưa biết đưa hình, bàng vẽ lên đây, nếu bạn rảnh xin hướng dẩn mình, chân thành đấy. Thân ái!

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                          Cãm ơn bạn đã chiếu cố, mình xin nói thêm nhé! Đối Với 01 sung điện, thì không có SCR nào nhanh bằng tiếp điểp mặt vít, không có SCR nào hay linh kiện nào có r (điện trở nội) nhỏ bằng mặt vít. Chỉ khổ nổi khi đóng ngắt liên tục (switching) thì tia hồ quang sẽ đốt cháy tiếp điểm>mặt vít thua ngay từ hiệp 1, do đó nhân loại mới dùng bán dẩn chế ra SCR để thế thân.
                          Mình lạc hậu lắm, Mới nhín tiền để Kết nối ADSL, đầu tiên là vào google kế là Điện tử VN cho nên mới có mặt để sạo sự với các bạn. Mình chưa biết đưa hình, bàng vẽ lên đây, nếu bạn rảnh xin hướng dẩn mình, chân thành đấy. Thân ái!
                          Bạn tham khảo trong link này:

                          http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=1419

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                            robotech thân mến, về khử từ thì bạn hoàn toàn chính xác rồi đó, nhưng còn nạp từ cho dụng cụ thì bạn đâu cần ngâm cã tuần như vậy! Thời gian (delta T) cáng nhỏ (nhanh) thì hiệu quả càng cao. bạn cứ đưa dụng cụ của bạn vào lòng cuộn dây như thế, không cần chêm nêm gì cả, nhấp chui ghim vào ổ điện 220VAC là xong ngay. Nên nhớ là nhấp cho thật nhanh nhé, càng nhanh càng có hiệu quả cao. Đôi khi bạn không vừa ý vì từ vẩn còn yếu đó là khi nhấp, cái khe thời gian nhỏ xíu đó nằm ngay lúc biên độ của sóng sin=0, bạn cứ nhấp lại lần nửa là toại nguyện ngay Thân ái
                            Cám ơn bạn đã nhắc,thực ra do mình viết vội nên bạn hiểu lầm,xin sửa lại là
                            ...kích điện 220vac vào.Đầu cây vặn vít sẽ có nam châm trong vài tuần...
                            (mình biết rằng cuộn dây của khởi động từ nếu không có lõi của nó sẽ nóng lên trong vài phút).Ý tưởng thì giống như bạn làm vậy.
                            À mà theo bạn thì mình có thể dùng 1 cục pile 1,5v tạo xung điện khoảng 300v,nắn ,nạp vào tụ để kích điện vào cuộn dây tạo nam châm không,nếu làm được điều này mình sẽ có được 1 cái nạp nam châm gọn,nhẹ.mình chưa làm thử.Cám ơn bạn đã góp ý.

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                              Gia nhiệt nhẹ nhàng để ổn định từ tính. Khi đó từ tính có thể bị giảm bớt chút ít, nhưng sẽ có tính ổn định cao hơn.
                              Một số công nghệ còn đưa vào từ trường xoay chiều có trị số nhỏ hơn từ trường chính, cũng để ổn định từ tính. Cái này Nhóc đọc lâu lắm rồi, nhưng không nhớ là đọc ở đâu.
                              cô nhóc ơi! gia nhiệt nhẹ nhàng là gì? mình chỉ biết gia nhiệt nhanh , chậm, cao, thấp, lâu, mau, còn nhẹ nhàng mình thấy hình như Không logic. Xin cô nhốc giảng thêm tí nửa để mình học hỏi. Nhân tiện giảng thếm về tính ổn định và bất ổn định của từ tính là gì để mình tâm phục khẩu phục luôn một thể. Thân ái

                              Comment


                              • #30
                                Nạp từ nam châm vĩnh cửu

                                Nguyên văn bởi robotech Xem bài viết
                                Cám ơn bạn đã nhắc,thực ra do mình viết vội nên bạn hiểu lầm,xin sửa lại là
                                ...kích điện 220vac vào.Đầu cây vặn vít sẽ có nam châm trong vài tuần...
                                (mình biết rằng cuộn dây của khởi động từ nếu không có lõi của nó sẽ nóng lên trong vài phút).Ý tưởng thì giống như bạn làm vậy.
                                À mà theo bạn thì mình có thể dùng 1 cục pile 1,5v tạo xung điện khoảng 300v,nắn ,nạp vào tụ để kích điện vào cuộn dây tạo nam châm không,nếu làm được điều này mình sẽ có được 1 cái nạp nam châm gọn,nhẹ.mình chưa làm thử.Cám ơn bạn đã góp ý.
                                Đồng cảm rồi đó! Nhưng mình xin phép sạo sự về từ kích của bạn dùng nhé. Kích là đóng vào : Một sung, hoặc một chuổi sung (liên tục hay gián đoạn) hoặc ac, dc (gián đoạn hay liên tục) (discontinued,continuos). Vậy trong trường hợp nây mình đề xuất dùng từ "nhấp". Nhấp có nghỉa là đóng xong rồi lại ngắt, tuy thời gian không xác định nhưng ta có thể hiểu càng nhanh càng tốt. Nhấp tương đồng với từ "click" .như vậy mình thấy ổn hơn. Đây chẳng qua chỉ là ý kiến của mình, chứ các tự điển chưa thấy phân định rỏ ràng!!!
                                Còn đề tài bạn nêu ra, nạp từ bằng 01 cục pin 1v5, chắc mình trả bài không thuộc quá! nhưng chung chung thì dùng pin 1v5 tạo sung....theo lý thuyết thì có thể đấy. Nhưng Thực tế thì chúng ta không biết dung lượng pin, rồi nạp từ cho thanh NC bé tí để chế tạo sensor hay NC khổng lồ cho cần cẩu? bấy nhiêu thôi cũng đủ cho mình trả bài không nổi rồi.
                                Nói về thiết kế cuộn dây tạo từ thì mình chỉ biết công thức Lực từ F = Ampe x Vòng), Như vậy tăng tiết diện dây ư?> không ổn!, sẽ bị giảm vòng. tăng số vòng Ư> không ổn! sẽ bị tăng trở giảm dòng! chưa kể là tăng đại lượng nào cũng có nguy cơ cháy túi hết!!!! Chẳng lẻ bỏ cuộc?! Không đâu! chúng ta cố tăng trong điều kiện cho phép, sau đó cố tăng áp để tăng dòng.
                                thiết kế máy nạp từ chúng ta đừng ngại yếu tố bảo hòa, vì cứ vượt bảo hòa vô tư,càng tốt
                                Ngay trong công nghiệp, khởi đầu người ta cũng mò mẩm, chế tạo thử rồi trải nghiệm nhiều lần để có thông số, từ đó đút kết thành công thức để tính toán và sau đó thế hệ sau thừa hưởng. Riêng tôi kiến thức nông cạn, không có cơ hội tiếp cận những giáo trình này nên viết được thế này thôi. Nếu bạn nào có giáo trình về từ học viết bằng TViệt xin đưa lên đễ mình học thêm.
                                Trả bài tầm bậy thì 0 điểm còn ngậm câm thì ăn đòn, vậy mình xin trả bài: với 01 cục pin 1v5 A-AAA......nạp từ cho thanh NC bé tí thì có thể, còn nạp từ cho NC đít loa thì năng lượng cục pin không đủ ampe x vòng cho 01 lần nạp đâu. Còn về việc nạp từ cho cây vặn vít thì mình có ý thế này: bạn dùng Cục NC đít loa gắn sẳn ở bàn làm việc, bạn đưa dụng cụ đó cho hút dính vào NC rồi giật mạnh ra, nạp từ đủ dùng rồi, nếu loại thép ngẩu nhiên của dụng cụ có tính giử từ không bền thì khi cần dùng bạn cứ nạp lại. còn muốn khử từ thì bạn dùng cuộn khử từ đèn hình của thợ TV mà khử, nếu không có và muốn gọn nhẹ hơn bạn có thể dùng một ba lát Bel (rùa điện tử) đèn 0,6-1m2 trong dó có cuộn cản lỏi không khí, bạn cấp nguồn, đưa dụng cụ vào giửa rồi lấy ra từ từ, xong ngay, nhớ đừng vội chạm tay vào mủi dụng cụ, bạn có thể bị bỏng đấy nhé, nếu bạn đưa dc vào ngâm lâu dc sẽ nóng đỏ, đó chính là nung cao tần, dc sẽ non, mềm. Khi còn đỏ bạn nhanh tay nhún vào nước, dc sẽ cứng lại, đó chính là trui cao tần đấy bạn ơi. Thân ái. Chúc các bạn theo Từ thì không bao giờ Từ

                                Người Trung Quốc thấy cục nam châm hút được một số vật chất khác nên nên đặt tên là "Từ" vì "Từ" có nghỉa nôm là hiền, mà hiền thì cuốn hút những người chung quanh (đắt nhân tâm mà nị). Thú vị quá các bạn nhỉ.
                                Người Pháp nhìn cục nam châm giống như trai gái yêu nhau, cuốn hút vào nhau nên đặt là Aimant, xuất phát từ động từ Aimer nghỉa là Yêu. lẻng mẹng quá các bạn nhỉ!
                                Nam nghỉa là hướng nam; châm nghỉa là cây kim nên còn gọi là kim chỉ nam.(gốc Hán Việt). Nhưng tại sao không gọi là "bắc châm" nhỉ?...Người TQ vốn tự coi mình là cái rốn của mọi tầm nhìn nhân sinh quan, (con ông giời đấy), mà đất nước TQ thì ở bắc bán cầu nên mọi tầm nhìn đều phóng về nam. Sâu sắc quá các bạn nhỉ?
                                Last edited by ptoanel; 13-10-2008, 16:43.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thytho Tìm hiểu thêm về thytho

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X