Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch điều khiển SCR

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi vuongvanminh Xem bài viết
    vấn đề là đã lắp thử mạch này và nếu lắp rồi thì đã chạy chưa? suy nghĩ kỹ trước khi phán bừa nha! lên nhớ rằng cái mạch của mình đã và đang thương mại trên một số sản phẩm của mình rồi. không tin thì cứ alo cho mình, mua một cái mạch rồi kiểm tra. ha ha...
    Úi sorry bác nếu có gì mạo phạm. Em không làm về món công suất này. Ngày xưa chỉ cắm bo trắng chạy trên phòng thí nghiệm thôi. Hihi. Bác thương mại được nó rồi thì chắc chạy ngon rồi. Bàn nhiều làm gì. Chỉ là em thấy không đúng lý thuyết thôi. .Mạch không thấy có cách ly giữa phần công suất mà mạch điều khiển. Để kích mở chắc chắn SCR thường biến xung vuống thành 1 chùm xung kim. Biến áp xung vừa dùng để cách ly vừa dùng để nâng công suất của mạch điều khiển. Cắt bớt các phần đó thì em chưa kiểm chứng. Nay bác thương mại được rồi chắc không cần kiểm chứng nữa. Tks bác.

    Giải pháp điện tử của bạn

    Comment


    • #17
      Mạch của bạn vuongvanminh đơn giản có thể chạy được tuy còn một vài khuyết điểm như độ tuyến tính của điện áp ra khi chỉnh từ 0-max. Vấn đề dùng biến áp xung cách ly hay không là tùy theo người thiết kế. Dùng cầu 2 diode 2 SCR là đủ chứ không nhất thiết phải dùng đến 4 SCR. Vấn đề dùng chuổi xung kích cho SCR chỉ có tác dụng đối với mạch inverter sử dụng tải cảm chứ mạch nắn điều khiển một chiều không ảnh hưởng gì cả. Có lẻ bạn vuxuansyhut bị nặng về lý thuyết quá nên mới phát biểu như trên. Khi đụng thực tế nhiều rồi thì sẽ ngộ ra.

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
        Mạch của bạn vuongvanminh đơn giản có thể chạy được tuy còn một vài khuyết điểm như độ tuyến tính của điện áp ra khi chỉnh từ 0-max. Vấn đề dùng biến áp xung cách ly hay không là tùy theo người thiết kế. Dùng cầu 2 diode 2 SCR là đủ chứ không nhất thiết phải dùng đến 4 SCR. Vấn đề dùng chuổi xung kích cho SCR chỉ có tác dụng đối với mạch inverter sử dụng tải cảm chứ mạch nắn điều khiển một chiều không ảnh hưởng gì cả. Có lẻ bạn vuxuansyhut bị nặng về lý thuyết quá nên mới phát biểu như trên. Khi đụng thực tế nhiều rồi thì sẽ ngộ ra.
        chính xác! Mình biết điều này, mình đã sử lý được lâu rồi.(nó không tuyến tính được đoạn đầu- chỉnh nhỏ)
        * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
        * Tự động hóa trong công nghiệp.

        Mail: Phone: 0982006716-0984163716

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi vuxuansyhut Xem bài viết
          Mạch này đủ điểm 0 rồi. Chỉ là kích SCR như vậy không đảm bảo thôi. Mạch đồng bộ điểm 0 bằng cách ly quang. Về nguyên lý thì có thể chạy được. Con SCR thực tế thường kích bằng 1 chùm xung kim tạo bởi biến áp xung. Em có 1 mạch kiểu này các bác có thể tham khảo.
          [ATTACH=CONFIG]49271[/ATTACH]
          mạch sai ở phần BAX(phần đấu từ biến áp xung ra các con thyristor sai- 02 quận dây trên cùng một BAX phải mở 2 thy chéo nhau) có điều hơi loằng ngoằng một chút về phần đồng pha và tạo xung điều khiển. Nếu như một người chưa có kinh nghiệm nhiều về làm mạch sẽ không thể làm được.
          không biết có phải bạn cố tình vẽ sai không còn nếu không phải thì mạch này chỉ có trên thiết kế. chưa ráp chạy thử bao giờ cả. Mình cá với bạn đó.
          Last edited by vuongvanminh; 30-07-2012, 19:41.
          * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
          * Tự động hóa trong công nghiệp.

          Mail: Phone: 0982006716-0984163716

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
            Mạch của bạn vuongvanminh đơn giản có thể chạy được tuy còn một vài khuyết điểm như độ tuyến tính của điện áp ra khi chỉnh từ 0-max. Vấn đề dùng biến áp xung cách ly hay không là tùy theo người thiết kế. Dùng cầu 2 diode 2 SCR là đủ chứ không nhất thiết phải dùng đến 4 SCR. Vấn đề dùng chuổi xung kích cho SCR chỉ có tác dụng đối với mạch inverter sử dụng tải cảm chứ mạch nắn điều khiển một chiều không ảnh hưởng gì cả. Có lẻ bạn vuxuansyhut bị nặng về lý thuyết quá nên mới phát biểu như trên. Khi đụng thực tế nhiều rồi thì sẽ ngộ ra.
            Em nặng lý thuyết lắm bác ah. Em chưa làm thực tế mấy cái này. Cái mà bác nói là chỉnh lưu cầu bán điều khiển, cái mạch dùng 4 con SCR chỉ dùng khi có yêu cầu trả năng lượng về lưới. Vấn đề cách ly cần nhiều khi điện áp ra yêu cầu lớn, có thể dùng cách ly quang có thể dùng biến áp xung. Mạch với biến áp xung có những lợi thế riêng khi điều khiển cả cầu nhưng không thể hiện rõ ưu điểm khi áp dụng với điều khiển 1/2. Em từng dùng osilo đo mạch chỉnh lưu cầu 3 pha cho thiết bị thực tế thấy nó dùng chùm xung kim kích mở, cái này không lạ. Mạch em đưa lên là slide giáo trình của thày ngày trước dạy em môn điện tử công suất cái này có thể sai và không giống thực tế nên em có đề là tham khảo và đúng là nó có sai như bác vuongvanminh nói. Về lý thuyết có thể dùng scr làm inverter nhưng em chưa thấy thực tế bao giờ, chắc do việc khóa scr khó khăn với tải cảm.
            Last edited by vuxuansyhut; 30-07-2012, 20:13.

            Giải pháp điện tử của bạn

            Comment


            • #21
              không biết có phải bạn cố tình vẽ sai không còn nếu không phải thì mạch này chỉ có trên thiết kế. chưa ráp chạy thử bao giờ cả. Mình cá với bạn đó.
              Bác nói oan em quá. Có gì thì em đưa lên chứ cố tình vẽ sai làm gì. Chỉ là công việc bận không có thời gian xem kỹ, có tài liệu thì chia sẻ thôi.

              Giải pháp điện tử của bạn

              Comment


              • #22
                Kiến thức các anh chia sẻ thật bổ ích với em.

                Comment


                • #23
                  sử dụng UJT để điều khiển SCR .Trong mạch này,được nạp qua VR1 cho đến khi nào điện áp trên Emiter của UJT sẽ mở vào tụ C1 sẽ bắt đầu phóng qua Emiter và R2 .Điện áp trên tụ C1,tức là điện áp trên Emiter sụt xuống khoảng 2V thì UJT sẽ khoá lại và chu kỳ phóng nạp lại tiếp tục lặp lại.Chu kỳ giao động T phụ thuộc vào điện áp cấp và nhiệt độ UJT. Chu kỳ giao động T được tính bằng biểu thức sau:

                  [IMG]file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CADMINI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_image002.gif[/IMG]
                  Nếu n=0,63 thì T= VR1 x C1 .Điều kiện thiết kế của các mạch điều khiển sử dụng UJT rất rộng,nhưng nói chung thường giá trị VR1 được chọn trong phạm vị
                  [IMG]file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CADMINI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_image004.gif[/IMG]
                  Attached Files
                  Đời là vạn ngày sầu

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi HAI17 Xem bài viết
                    [FONT="]sử dụng UJT để điều khiển SCR .Trong mạch này,[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]được nạp qua VR1 cho đến khi nào điện áp trên Emiter của UJT sẽ mở vào tụ C1 sẽ bắt đầu phóng qua Emiter và R2 .Điện áp trên tụ C1,[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]tức là điện áp trên Emiter sụt xuống khoảng 2V thì UJT sẽ khoá lại và chu kỳ phóng nạp lại tiếp tục lặp lại.[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]Chu kỳ giao động T phụ thuộc vào điện áp cấp và nhiệt độ UJT. Chu kỳ giao động T được tính bằng biểu thức sau:[/FONT]
                    [FONT="] [/FONT]
                    [IMG]file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CADMINI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_image002.gif[/IMG][FONT="][/FONT]
                    [FONT="]Nếu n=0,63 thì T= VR1 x C1 .Điều kiện thiết kế của các mạch điều khiển sử dụng UJT rất rộng,[/FONT][FONT="] [/FONT][FONT="]nhưng nói chung thường giá trị VR1 được chọn trong phạm vị[/FONT][FONT="][/FONT]
                    [FONT="] [/FONT]
                    [IMG]file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CADMINI%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5 Cmsohtml1%5C01%5Cclip_image004.gif[/IMG]
                    mỗi một pha chỉ mở được nửa chu kỳ thôi hả bạn?
                    * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
                    * Tự động hóa trong công nghiệp.

                    Mail: Phone: 0982006716-0984163716

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi thientung87 Xem bài viết
                      anh ơi sao em làm mà mạch ko chạy a à
                      Bạn xem kỹ lại đi! có khi nào đấu nối nhầm chân con c2383 không?. Nếu đúng rồi bạn thay mới con pc817(loại này mua ngoài chợ trời để lắm)
                      còn một trường hợp nữa: có khả năng trở giữa K và G của con thyristor cao, bạn thay 02 con trở 2,2k kích vào G bằng con 100 ôm đi.(nếu chạy rồi phải kiểm tra xem con 100 ôm đó có nóng không đấy nha! trong trường hợp nóng bạn tăng dần trở lên!)
                      con 741 đã cấp nguồn cho nó chưa?
                      * Bo mạch MX(Máy hàn, mạ, điện hóa, anot, động cơ DC, điều khiển thyristor, IGBT, Triac.
                      * Tự động hóa trong công nghiệp.

                      Mail: Phone: 0982006716-0984163716

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi vuxuansyhut Xem bài viết
                        Em nặng lý thuyết lắm bác ah. Em chưa làm thực tế mấy cái này. Cái mà bác nói là chỉnh lưu cầu bán điều khiển, cái mạch dùng 4 con SCR chỉ dùng khi có yêu cầu trả năng lượng về lưới. Vấn đề cách ly cần nhiều khi điện áp ra yêu cầu lớn, có thể dùng cách ly quang có thể dùng biến áp xung. Mạch với biến áp xung có những lợi thế riêng khi điều khiển cả cầu nhưng không thể hiện rõ ưu điểm khi áp dụng với điều khiển 1/2. Em từng dùng osilo đo mạch chỉnh lưu cầu 3 pha cho thiết bị thực tế thấy nó dùng chùm xung kim kích mở, cái này không lạ. Mạch em đưa lên là slide giáo trình của thày ngày trước dạy em môn điện tử công suất cái này có thể sai và không giống thực tế nên em có đề là tham khảo và đúng là nó có sai như bác vuongvanminh nói. Về lý thuyết có thể dùng scr làm inverter nhưng em chưa thấy thực tế bao giờ, chắc do việc khóa scr khó khăn với tải cảm.
                        Vấn đề này mình đã làm cách nay hơn 30 năm rồi. Ai dám bảo rằng mạch điều khiển dùng 2 diode 2 SCR là mạch chỉnh lưu bán kỳ ? Bạn hãy xem lại sơ đồ chỉnh lưu 2 diode 2 SCR xem nó là chỉnh lưu toàn kỳ hay bán kỳ ? Về việc trả năng lượng về lưới thì chính 2 diode trong cầu này làm nhiệm vụ free-wheeling để trả năng lượng về lưới khi SCR ngắt. Khi dùng biến áp xung hoặc optocouple phải đảm bảo rằng nó đủ sức để kích SCR bởi vì đối với SCR có dòng điện lớn và điện áp thấp nếu không đủ điện áp kích và độ dốc của sườn xung thì SCR sẽ không dẫn. Trong đồ án ra trường của mình cách nay hơn 30 năm cũng đã nói đến việc dùng chuổi xung kích để kích SCR trong trường hợp tải cảm bởi vì ở những xung kích đầu dòng điện trên SCR chưa kịp đổi chiều nên nếu dùng xung đơn thì SCR không dẫn được. Ở trường hợp này thì lại khác, dòng điện trên tải không đổi chiều nên chỉ cần điện áp cấp cho mạch kích đủ ( khoảng 18V) và điện áp chỉnh lưu ở mạch điều khiển cao hơn 100V thì đủ sức kích SCR rồi. Trong trường hợp như máy hàn DC điều khiển bằng SCR ở thứ cấp ( điện áp khoảng 65V-80V) thì mới cần mạch kích phụ bằng SCR nhỏ. Vấn đề này mình đã làm thành công từ lâu khi chế tạo các bộ AVR cho máy phát điện sử dụng SCR chứ không phải là chỉ biết trên lý thuyết. Inveter dùng SCR hiện nay vẫn còn sử dụng cho các lò nung thép trung tần có công suất từ vài trăm KW trở lên, còn dưới 100KW thì người ta chuyển sang dùng IGBT.
                        Last edited by quanghien54; 31-07-2012, 12:26.

                        Comment


                        • #27
                          Bác cho em hỏi tại sao phải cần 1 chuổi xung kích vậy, 1 xung nhưng chu kỳ xung lớn (thời gian kích) cũng đc chứ phải ko bác?

                          0988467839

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi duonghoang Xem bài viết
                            Bác cho em hỏi tại sao phải cần 1 chuổi xung kích vậy, 1 xung nhưng chu kỳ xung lớn (thời gian kích) cũng đc chứ phải ko bác?
                            Để cho SCR dẫn, phương pháp tốt nhất là dùng xung kích có độ dốc sườn xung nhỏ, còn nếu dùng xung kích có độ dốc sườn xung lớn hay xung đơn có chu kỳ xung lớn thì khi kích SCR sẽ kém hiệu quả hơn. Vấn đề này đã được nêu rõ trong các giáo trình Điện tử công suất về SCR. Vì vậy các nhà thiết kế thường dùng biến áp xung hay mạch vi phân để kích SCR. Đối với tải thuần trở thì việc kích SCR rất đơn giản. Tuy nhiên đối với tải cảm mà dòng điện đổi chiều thì việc kích SCR phức tạp cũng như việc cắt nó. Khi chuyển mạch, dòng điện trong tải cảm phải mất một thời gian để trở về 0 trước khi đảo chiều. Vì vậy phải cần cung cấp cho nó một chuổi xung kích có độ dốc nhỏ. Các xung này kích liên tục cho đến khi dòng điện trên SCR thuận chiều trở lại . Đó là chưa kể đến tụ chuyển mạch để tạo nên một điện áp ngược lên SCR đối diện để cắt nó. Đối với trường hợp SCR để điều khiển tốc độ động cơ DC thì lại khác. Do dòng điện của tải cảm không đổi chiều nên chỉ cần dùng một xung kích có đủ năng lượng để kích là nó dẫn chứ nếu dùng hàng loạt chuổi xung kích mà không đủ năng lượng thì cũng không ích gì. năng lượng này tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điện áp xung kích, độ dốc sườn xung, đặc tính của SCR, dòng điện và điện áp làm việc của SCR.... Vì vậy muốn thiết kế mạch kích cho SCR phải nắm vững các yếu tố này.
                            Last edited by quanghien54; 31-07-2012, 16:10.

                            Comment


                            • #29
                              Bác quanghien54 đúng là cao thủ. Phục bác quá, em ra trường có mấy năm mà quên hết kiến thức rồi. Bác ra trường 30 năm mà thuyết chắc chắn quá, kinh nghiệm thực tế chắc khủng hơn. Cái mạch 2 scr+2 diode là mạch chỉnh lưu cầu bán điều khiển không phải chỉnh lưu bán kỳ bác ah. Cám ơn bác đã giải thích rõ vấn đề.

                              Giải pháp điện tử của bạn

                              Comment


                              • #30
                                bác quanghien giúp em với ạ

                                em chào bác ạ.Em thấy bác biết nhiều về SCR nên em mong bác giúp em với ạ.Em có nguồn một chiều 900V 0.5a tần số 50khz.Giờ em muốn dùng 1 hoặc 2 SCR băm áp đó để cho ra xung nhọn với tần số có thể điều chỉnh trong khoảng 10-120hz,độ rộng xung có thể thay đổi từ 1 đến 3ms.Tần số thay đổi bằng chiết áp ạ.Em cũng muốn thay đổi độ rộng xung bằng chiết áp nhưng mà hơi khó,nếu ko thay đổi thì em để khoảng 1.75ms
                                Em có tìm được 1 vài mạch tham khảo nhưng có nhiều điều em chưa hiểu về con SCR này.Em mong bác cho em ý kiến tham khảo về yêu cầu của em đã nêu ra được không ạ.
                                Em cảm ơn và chờ tin bác ạ

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thientung87 Tìm hiểu thêm về thientung87

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X