Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch balast điên tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch balast điên tử

    Mình thấy balast điện tử dùng cho bóng tube dài 1 m của TQ rất nhỏ gon[IMG][/IMG] nên tò mò tìm hiểu thử.Đây là sơ đồ mình vẻ lại nhưng không hiểu nó hoạt động như thế nào,bạn nào biết giải thích dùm mình chút.Hai cái điện trở mình đánh dấu bị cháy nên không biết giá trị là bao nhiêu,bạn nào tính toán được thì chỉ dùm mình,cảm ơn trước.[IMG][/IMG]

  • #2
    Tôi thấy bạn vẽ có vẻ chưa đúng với thực tế. Xem lại điểm nối R3-R1-C2-R4-Q2

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi nsp Xem bài viết
      Tôi thấy bạn vẽ có vẻ chưa đúng với thực tế. Xem lại điểm nối R3-R1-C2-R4-Q2
      Đúng rồi. R3 là nối C-B của Q1.
      2 con R bị cháy là 10 Ohm.
      R1 và R2 không phải 33 Ohm đâu, nó khoảng 2,2 hoặc 3,3 Ohm
      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

      Comment


      • #4
        Mạch vẽ đúng với thực tế,bạn nào biết chỉ dùm phương thức hoạt động của nó như thế nào

        Comment


        • #5
          Xem kỹ lại đi bro. Con trở R3 chính là để kích mở Q1 và làm cho mạch chạy.

          Nếu đấu đúng như thế thì nó chỉ kích cho cái... tụ thôi! Và mạch của bạn sẽ chẳng bao giờ hỏng! Bởi nó có phải hoạt động đâu...
          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
            Xem kỹ lại đi bro. Con trở R3 chính là để kích mở Q1 và làm cho mạch chạy.

            Nếu đấu đúng như thế thì nó chỉ kích cho cái... tụ thôi! Và mạch của bạn sẽ chẳng bao giờ hỏng! Bởi nó có phải hoạt động đâu...
            Oh! Sorry ky5725 nhé! Không xem kỹ, vế trên không dùng tụ thì đấu như thế là đúng rồi.

            Điện áp nguồn sẽ qua R3, qua biến áp rồi kích vào B của Q1.
            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

            Comment


            • #7
              Cảm ơn nhathung1101 mình không hiểu hoạt động của mạch thôi,chứ mạch thì vẻ chính xác đó ,đang định chụp hình mạch in post lên cho các bạn xem.Vậy bạn có thể giải thích nó hoạt động như thế nào không?mình mù tịt vụ đó ,ngày xưa có đi học nghề sửa điện tử ,nhưng thời đó chỉ biết vài mạch khuếch đại dùng transistor và đèn điện tử thôi(1982 mà)bây giờ thấy những mạch này thì ..bó tay nên nhờ các bạn trên diễn đàn chỉ dẫn giùm .

              Comment


              • #8
                Anh ky725 :
                Về nguyên lý mạch này không phức tạp :
                L1 là cuộn dây ballast tạo điện áp cao thế khi khí trong đèn được nung nóng để sáng đèn.
                Q1 : làm nhiệm vụ mồi
                Q2 : nó như cái starter (con chuột á).
                Em sẽ giãi thích rõ hơn, hiện bây giờ đầu em nó đang rối tung vì mục góp ý.
                Hết.
                |

                Comment


                • #9
                  Ciao,
                  Mạch tăng phô điện tử này hoạt động dựa vào nguyên lý của một bộ dao động, với cuộn dây, 2 sợi tóc đèn và tụ song song với đèn tạo thành 1 khung cộng hưởng. Cuộn dây hình xuyến là cuộn hồi tiếp, 2 cuộn thứ cấp (4 vòng) cấp cho 2 transistor các điện áp mở ngược pha.
                  Khi mới bật nguồn, R3 cấp điện cho Q2 thông trước, khởi động cho mạch dao động. Khi đèn chưa sáng thi biên độ dao động rất lớn và mồi cho đèn sáng lên (mồi nguội).
                  Có một bài của KS Nguyễn Hoàng yến đăng trong tạp chí điện tử số 3 năm 2002 nói về chấn lưu điện tử. Tôi xin trích dẫn đoạn giải thích về chấn lưu có sơ đồ gần giống như của bạn Ky5725 (sửa lại cho phù hợp với sơ đồ của bạn)
                  "Thoạt đầu Q2 thông do có điện áp đặt vào B nhờ dòng chảy qua R3, R4... Lúc này tụ C3nạp điện qua sợi nung đèn, cuộn L1, cuộn xuyến và Q2. Do cách quấn của cuộn biến áp, Q2 chuyển rấy nhanh sang tắt. Kéo Q1 sang thông, tụ C3 phóng điện qua Q1... Mạch dao động trở về trạng thái ban đầu... Tần số dao động khoảng 50kHz"
                  Tôi cũng chưa nhất trí với lời giải thích này lắm, vì nếu vậy thì hoá ra đèn tắt rồi mồi liên tục à?
                  @Hienmedia: Q1 để mồi, còn Q2 giống stắcte (con chuột á) thế con chuột không phải để mồi sao? Mà con chuột thì khi đèn sáng rồi không cần nó nữa, bạn thử tháo Q2 khi đèn sáng xem sao? Còn L1 không để tạo cao thế thắp sáng đèn đâu bạn ạ. Nó chỉ tạo cao thế khi mồi thôi.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #10
                    @nhathung: đúng là điện trở chân E khoảng một vài Ôm thôi, 2 điện trở bị cháy là 10-22 Ôm.
                    Hai điện trở này cháy rồi, thường là to chuyện đó, nhớ kiểm tra kỹ các transistor trước khi cắm điện trở lại. 13002 của TQ rất hay bị rỉ C-E...
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #11
                      Như vậy mạch sẻ tự dao động cho ra điện thế cao và có tần số cao làm sáng bóng đèn,vậy nếu đèn đứt dâytóc ta có thể nối tắt dây tóc cho đèn tiếp tục sáng(kiểu như đèn thắp bằng bộ dao động dùng C 1061) không ?Cảm ơn ví tất cả hồi đáp của các bạn.

                      Comment


                      • #12
                        Chào Anh ky725 :
                        Về nguyên lý hoạt động em xin nói thêm :
                        1/Về bóng đèn huỳnh quang : được cấu tạo gồm 2 tim đèn có sợi đốt bằng vonfram là một kim loại có điện trở rất nhỏ khi ở nhiệt độ ngoài trời hay trong phòng và điện trở tăng khi nhiệt độ tăng. Khi đèn sáng nội trở của bóng đèn sẽ bằng 0 ohm hoặc lớn hơn một chút.
                        2/Cuộn dây ballast L1 : là cuộn dây có điện cảm rất lớn, khi nó được ngắt, đóng mạch đột ngột nó sẽ sinh ra một sức điện động tự cảm có chiều sao cho tạo ra một dòng điện tự cảm có chiều cùng chiều với dòng điện của mạch trước lúc ngắt mạch. Điện cảm L càng lớn, hiện tượng cắt mạch càng đột ngột thì sức điện động sinh ra càng lớn. Lúc này hình thành một điện áp cao giữa 2 đầu bóng đèn .
                        3/Điện áp cấp cho cuộn dây ballast L1 = 220V x 1,4 = 308/2 = 154V/DC.
                        Mạch hoạt động như sau :
                        Khi đóng điện, điện áp một chiều rơi trên C5 theo hàm sin có nghĩa tăng dần và giảm dần (50Hz) đi qua tim đèn 1-2 (tim đèn lúc này có điện trở rất nhỏ) nạp điện vào tụ C3, C3 phóng điện qua tìm đèn 3-4, cuộn dây ballast L1 (nếu lúc này đặt một con chuột (starter) làm nhiệm vụ ngắt, đóng mạch liện tục ở đầu cuộn dây còn lại sẽ sinh một điện áp cao vào đèn và đèn sáng), Q1 thông -> cuộn vòng xuyến thông qua tụ C2 xuống mass (thoát dòng xoay chiều) cũng đồng nghĩa sinh ở thứ cấp một điện áp cảm ứng làm Q2 thông, lúc này chính là mối giữa của cuộn dây hình xuyến nối với ballast L1 nối trực tiếp xụống mass qua R2. Cứ như vậy sẽ sinh ra một điện áo cao áp vào bóng đèn và đèn sáng.
                        Trong quá trình mồi Q1 và starter Q2 cũng là lúc nung tim đèn làm khí nóng lên phát xạ điện tử, khi điện áp của ballast L1 tạo một điện trường đủ mạnh đèn sẽ sáng và nội trở của bóng đèn giảm xuống = 0ohm và tụ C3 lúc này không còn nạp, phóng điện nũa. Hết
                        |

                        Comment


                        • #13
                          Dạo này hẻo quá, tính đi buôn thuốc cãi nhau cho mau giàu... Đang thiếu quân tiếp thị thì gặp Hiền ở đây Hay em về làm cho anh nhá

                          Hiền ơi là Hiền! Tranh luận thì tốt thôi, nhưng trong kỹ thuật thì phải bám sát vào nguyên lý chứ!

                          Cái mạch ballast này nó chính là một nguồn xung dạng pushpull đấy! Hai con Transistor sẽ hoạt động theo kiểu ngắt mở (switching) đẩy kéo. Thực ra nguyên lý của nó không khác gì cái nguồn máy tính cả, chỉ có điều thay vì biến áp thì nó là một cái đèn.

                          Nói kỹ về cái nguồn này có mà hết cả quyển. Trong 4r nói cũng rất nhiều rồi, nhưng tổng hợp lại thì vẫn thiếu nhiều lắm.

                          Lắm lúc cũng muốn làm một tut về cái này, nhưng còn phải lo vỗ béo vợ con Thôi thì để dịp khác vậy.
                          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                          Comment


                          • #14
                            Chào Anh Hùng,
                            Vậy em sai chổ nào. Nếu được Anh giãi thích hộ em đi.
                            Em cám ơn Anh.
                            |

                            Comment


                            • #15
                              Anh cũng chẳng biết em sai chỗ nào nữa... Giải thích được thì sau đó anh chắc phải đi "nhặt lá đá ống bơ" mất!

                              Em nói có nửa đúng về cái ballast điện từ, lại có phần đúng về ballast điện tử... Đại loại cứ như "lẩu thập cẩm" í...
                              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              ky5725 Tìm hiểu thêm về ky5725

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X