Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Như vậy mạch sẻ tự dao động cho ra điện thế cao và có tần số cao làm sáng bóng đèn,vậy nếu đèn đứt dâytóc ta có thể nối tắt dây tóc cho đèn tiếp tục sáng(kiểu như đèn thắp bằng bộ dao động dùng C 1061) không ?Cảm ơn ví tất cả hồi đáp của các bạn.
1. Mạch trên của bạn không tự dao động được, cắm vào ko chạy như nhathung đã nói
2. Nối tắt được
Em giãi thích lại rõ ràng hơn :
Toàn bộ các tranistor đều định thiên chế độ AB (dẫn ở mức thềm phân cực)và hoàn toàn dẫn khi có biên độ dương.
Như hình vẽ, em có vẽ thêm pha. Vậy khi pha dương ở L1 thì ngược lại của L1 sẽ là pha âm. Biến áp xung có 2 nhiệm vụ vừa mồi cho Q1 và kích cho Q2. Khi pha âm của đầu dưới cuộn kích (vòng xuyến) thì sẽ có pha dương ở đầu bìa biến áp để Q1 dẫn ---> mối giữa thông lên nguồn 308V. Cũng chính lúc Q1 thông tạo cho thứ cấp một điện áp cảm ứng sao cho khi Q1 ngưng dẫn thì Q2 thông ở pha dương ( có nghĩa cuộn thứ có chiều quấn ngược lại sơ cấp) --->mối giữa cuộn kích nối xuống mass. R1, R2 là điện trở ổn định nhiệt khoảng 0,3~3,3ohm.
Khi đèn sáng, nội trở đèn =0 --->C3 không còn chức năng phóng, nạp.
Vậy khi đèn sáng điện cung cấp cho đèn từ tụ C5 có áp 154V/DC + L1 + sơ cấp biến áp kích + nội trở CE Q1 lên nguồn 308V/DC.
==============
Em xin lỗi Anh ky725 và Anh em khác cùng sếp Hùng do vội vã nên đã giãi thích sai mà cũng tại mấy sếp viết bài góp ý căng quá làm em mất tập trung đó.
Hihih...em tính buôn thuốc súng cơ nhưng phải ra đến tận biên giới phía bắc nên thôi đó Anh. Cám ơn Anh Hùng nhắc nhở và chỉ chổ em sai kịp thời. Hết.
Chào Anh ky725 :
Về nguyên lý hoạt động em xin nói thêm :
1/Về bóng đèn huỳnh quang : được cấu tạo gồm 2 tim đèn có sợi đốt bằng vonfram là một kim loại có điện trở rất nhỏ khi ở nhiệt độ ngoài trời hay trong phòng và điện trở tăng khi nhiệt độ tăng. Khi đèn sáng nội trở của bóng đèn sẽ bằng 0 ohm hoặc lớn hơn một chút.
2/Cuộn dây ballast L1 : là cuộn dây có điện cảm rất lớn, khi nó được ngắt, đóng mạch đột ngột nó sẽ sinh ra một sức điện động tự cảm có chiều sao cho tạo ra một dòng điện tự cảm có chiều cùng chiều với dòng điện của mạch trước lúc ngắt mạch. Điện cảm L càng lớn, hiện tượng cắt mạch càng đột ngột thì sức điện động sinh ra càng lớn. Lúc này hình thành một điện áp cao giữa 2 đầu bóng đèn .
3/Điện áp cấp cho cuộn dây ballast L1 = 220V x 1,4 = 308/2 = 154V/DC.
Mạch hoạt động như sau :
Khi đóng điện, điện áp một chiều rơi trên C5 theo hàm sin có nghĩa tăng dần và giảm dần (50Hz) đi qua tim đèn 1-2 (tim đèn lúc này có điện trở rất nhỏ) nạp điện vào tụ C3, C3 phóng điện qua tìm đèn 3-4, cuộn dây ballast L1 (nếu lúc này đặt một con chuột (starter) làm nhiệm vụ ngắt, đóng mạch liện tục ở đầu cuộn dây còn lại sẽ sinh một điện áp cao vào đèn và đèn sáng), Q1 thông -> cuộn vòng xuyến thông qua tụ C2 xuống mass (thoát dòng xoay chiều) cũng đồng nghĩa sinh ở thứ cấp một điện áp cảm ứng làm Q2 thông, lúc này chính là mối giữa của cuộn dây hình xuyến nối với ballast L1 nối trực tiếp xụống mass qua R2. Cứ như vậy sẽ sinh ra một điện áo cao áp vào bóng đèn và đèn sáng.
Trong quá trình mồi Q1 và starter Q2 cũng là lúc nung tim đèn làm khí nóng lên phát xạ điện tử, khi điện áp của ballast L1 tạo một điện trường đủ mạnh đèn sẽ sáng và nội trở của bóng đèn giảm xuống = 0ohm và tụ C3 lúc này không còn nạp, phóng điện nũa. Hết
1. Mâu thuẫn: "điện trở rất nhỏ khi ở nhiệt độ ngoài trời hay trong phòng và điện trở tăng khi nhiệt độ tăng. Khi đèn sáng nội trở của bóng đèn sẽ bằng 0 ohm hoặc lớn hơn một chút" --> kết luận: khi nhiệt độ tăng điện trở giảm?
2. Dòng điện tự cảm cùng chiều với dòng cấp ?
3. "Ballast L1 tạo một điện trường đủ mạnh" để phát sóng lên không trung ?
Hihih....Anh nsp bắt bẻ em rồi.
Em giãi thích hơi luộm thuộm (chưa quen mà ) là :
1/Đèn neon là một ống thuỷ tinh chân không có một ít khí hiếm để tạo ion hoá cũng là chất làm màu cho đèn. Hai đầu đèn có 2 sợi tim đèn bằng kim loại vonfram. Kim loại này có điện trở suất nhỏ với nhiệt độ ngoài trời hay trong phòng (25oC).
Bóng đèn nó có nội trở là điện trở của bóng đèn, khi đèn sáng do lượng ion trong đèn dẫn làm nội trở đèn thấp xuống và =0 ohm.
2/Dòng điện tự cảm sinh ra cùng chiều với dòng điện cấp ban đầu.
3/Ballast L1 khi được đóng, ngắt điện liên tục sẽ tạo ra một sức điện động và có chiều dòng điện cùng chiều khi đóng ngắt. Điện áp này tăng lên tạo ra một điện trường trong bóng đèn làm dẫn khí đã được nung nóng trong đèn và đèn sáng.
Cám ơn Anh đã nhắc nhở để em viết bài tốt hơn.
Trước đây chữ ký của em là : Hiên media viết bài khó, mod xoá bài em dễ là ý nói vụ này đó Anh. Hết.
Cái mà bạn Hiền giải thích là nguyên lý mồi đèn bằng con chuột và ballast sắt từ, chứ không phải ballast điện tử.
Ballast điện tử mồi bằng mãch cộng hưởng LC nối tiếp.
Khi đèn chưa sáng xem như nội trở lớn, hệ số phẩm chất Q của mạch cộng hưởng cao nên áp 2 đầu C rất lớn (cỡ 800Vac) nên mồi được đèn.
Khi đèn sáng rồi, hệ số Q giảm xuống, điện áp trên C cũng giảm xuống, đây là điện áp làm việc của đèn.
Như vậy mạch sẻ tự dao động cho ra điện thế cao và có tần số cao làm sáng bóng đèn,vậy nếu đèn đứt dâytóc ta có thể nối tắt dây tóc cho đèn tiếp tục sáng(kiểu như đèn thắp bằng bộ dao động dùng C 1061) không ?Cảm ơn ví tất cả hồi đáp của các bạn.
Trong 1 số ballast điện tử, người ta chỉ có 3 cực ra : 2 đầu cho 1 phía tim đèn, 1 đầu còn lại đấu vào 1 trong 2 cực của tim đèn còn lại.
Chưa thấy loại nào chỉ ra 2 cực cả.
Vài ý cho bạn tham khảo.
"Về nguyên lý hoạt động em xin nói thêm :
1/... Khi đèn sáng nội trở của bóng đèn sẽ bằng 0 ohm hoặc lớn hơn một chút.
2/
3/Điện áp cấp cho cuộn dây ballast L1 = 220V x 1,4 = 308/2 = 154V/DC.
Trong quá trình mồi Q1 và starter Q2 cũng là lúc nung tim đèn làm khí nóng lên phát xạ điện tử, khi điện áp của ballast L1 tạo một điện trường đủ mạnh đèn sẽ sáng và nội trở của bóng đèn giảm xuống = 0ohm và tụ C3 lúc này không còn nạp, phóng điện nũa. Hết"
Mâu thuẫn nặng nề: điện trở bóng đèn khi sáng nhỏ bằng 0? Vậy dòng qua nó là bao nhiêu --> Sụt áp trên nó = ? --> Công suất của bóng khi sáng = 0W, tức là không sáng!!!
Khi nói về đèn huỳnh quang, hãy xem lại lý thuyết sơ đẳng nhất về "Hiện tượng phóng điện trong khí kém", hoặc đèn điện tử chứa khí mà hồi xưa thường dùng làm đèn ổn áp.
Giải thích của hienmedia đúng là chưa ổn. Đèn huỳnh quang khi sáng có sụt áp vào khoảng 90V/m. Ví dụ đèn 20W (0,6m) thì sụt áp trên nó là khoảng 55V; đèn 1,2m: 105V
Dòng qua đèn ("béo") là khoảng 0,37-0,4A. Đèn "gầy" thì giảm được 20-30%.
Chấn lưu điện tử mồi nguội cho đèn, tức là không cần đốt tim đèn. Do đó đèn đứt tim thì có thể nối lại vẫn sáng, nhưng cần có 1 đoạn dây tóc "lơ lửng" trong đó để có diện tích bản cực đủ lớn...
Mâu thuẫn quá:
- Trở nội của đèn khi sáng = 0 ôm; vậy sụt áp trên nó =?.... Tính ra công suất =0W, tức là đèn không sáng!
- Ballast điện tử mồi nguội, tức là khg cần đốt tim đèn. Đèn đứt tim vẫn dùng được, nhưng với điều kiện phải còn lại diện tích của "bản cực" đủ lớn...
- @hienmedia: Nói về đèn huỳnh quang, chỉ cần xem lại phần kiến thức sơ đẳng về " hiện tượng phóng điện trong khí kém". Và ballast nào cũng phải làm 2 nhiệm vụ: tạo ra điện áp cao để mồi và gánh bớt điện áp khi đèn sáng.
Đèn khí kém có tính ổn áp, sụt áp trên đèn huỳnh quang thuỷ ngân (tính theo chiều dài ống đèn) là vào khoảng 90V/m, còn dòng qua đèn 0,35-0,4A. Công suất vào khoảng 33W/m. đèn "gầy" thì giảm được 20-30%
Em cám ơn Anh HTTTTH đã chỉ cho em chổ sai chết người này.
Vậy khi đèn sáng sẽ có một nội trở nhỏ làm ngắn (chập) tụ C3, chấm dứt hiện tượng nạp xả của tụ. Hết.
Kính Anh.
Cho em spam một tý,
Em ước gì diễn đàn mình có cách tranh luận thế này. Một vấn đề kỹ thuật rất nhỏ nhưng các Anh đi trước dẫn dắt với gợi ý, tranh luận nhằm giãi quyết vấn đề, bản thân thành viên sẽ học được nhiều điều trong đó có cách suy nghĩ, lập luận để thành viên tự tin hơn cho bài sau cũng như xích lại gần nhau hơn trong một cộng đồng.
Em rất vui và ước gì...
Hết.
Hihih....Anh nsp bắt bẻ em rồi.
Em giãi thích hơi luộm thuộm (chưa quen mà ) là :
1/Đèn neon là một ống thuỷ tinh chân không có một ít khí hiếm để tạo ion hoá cũng là chất làm màu cho đèn. Hai đầu đèn có 2 sợi tim đèn bằng kim loại vonfram. Kim loại này có điện trở suất nhỏ với nhiệt độ ngoài trời hay trong phòng (25oC).
Bóng đèn nó có nội trở là điện trở của bóng đèn, khi đèn sáng do lượng ion trong đèn dẫn làm nội trở đèn thấp xuống và =0 ohm.
2/Dòng điện tự cảm sinh ra cùng chiều với dòng điện cấp ban đầu.
3/Ballast L1 khi được đóng, ngắt điện liên tục sẽ tạo ra một sức điện động và có chiều dòng điện cùng chiều khi đóng ngắt. Điện áp này tăng lên tạo ra một điện trường trong bóng đèn làm dẫn khí đã được nung nóng trong đèn và đèn sáng.
Cám ơn Anh đã nhắc nhở để em viết bài tốt hơn.
Trước đây chữ ký của em là : Hiên media viết bài khó, mod xoá bài em dễ là ý nói vụ này đó Anh. Hết.
Chất khí ion hoá để thành plasma còn mầu đèn là do lớp "huỳnh quang" phủ bên trong ống
Theo tui nhớ thì đèn huỳnh quang dùng để thắp sáng dân dụng hơi khác với đèn neon sign của quảng cáo.
*Đèn neon sign : bên trong chỉ chứa khí trơ. Màu sắc ánh sáng phụ thuộc loại khí trơ (neon hay argon...).
*Đèn huỳnh quang (fluorescent): ngoài khí trơ còn có 1 ít thủy ngân. Thủy ngân bức xạ tia cực tím, gặp lớp bột sẽ chuyển thành ánh sáng trắng mà ta nhìn thấy, tức là ánh sáng ta nhìn thấy là thứ cấp, đó là bản chất của từ huỳnh quang.
Hết! (Hiền mê đĩa copyright).
Trong 1 số ballast điện tử, người ta chỉ có 3 cực ra : 2 đầu cho 1 phía tim đèn, 1 đầu còn lại đấu vào 1 trong 2 cực của tim đèn còn lại.
Chưa thấy loại nào chỉ ra 2 cực cả.
Vài ý cho bạn tham khảo.
Mình vừa thử rồi,đấu tắt dây tóc cả hai đầu đèn vẫn sáng ngon lành,thâm chí ngon hơn lúc chưa đấu(ngon hơn bởi vì bóng đã yếu rồi,khi sáng dây tóc vẫn cháy đỏ làm nóng và đen đầu đèn,bi giờ nối tắt đầu đèn không bị nóng.
Vậy đèn sáng là nhờ điện thế và tần số chứ không phải nhờ phát xạ điện tử và xung kích như cách balast cổ điển
Mạch balast này rất giống với phần công suất của nguồn máy tính(mình cũng tháo thử mấy bộ nguồn rồi),cũng có mạch phân áp bằng tụ,cũng hai transistor đấu nối tiếp nhưng trong bộ nguồn máy tính thì hai con công suất được điều khiển bằng ic có hồi tiếp ổn định diện thế,còn trong mạch này thì chỉ dùng 1 biến áp vòng xuyến duy trì dao động vậy nó có cơ chế tự động ổn định không,hay sẻ thay đổi hoạt động khi các yếu tố tác động bên ngoài thay đổi ?
Dạo này hẻo quá, tính đi buôn thuốc cãi nhau cho mau giàu... Đang thiếu quân tiếp thị thì gặp Hiền ở đây Hay em về làm cho anh nhá
Hiền ơi là Hiền! Tranh luận thì tốt thôi, nhưng trong kỹ thuật thì phải bám sát vào nguyên lý chứ!
Cái mạch ballast này nó chính là một nguồn xung dạng pushpull đấy! Hai con Transistor sẽ hoạt động theo kiểu ngắt mở (switching) đẩy kéo. Thực ra nguyên lý của nó không khác gì cái nguồn máy tính cả, chỉ có điều thay vì biến áp thì nó là một cái đèn.
Nói kỹ về cái nguồn này có mà hết cả quyển. Trong 4r nói cũng rất nhiều rồi, nhưng tổng hợp lại thì vẫn thiếu nhiều lắm.
Lắm lúc cũng muốn làm một tut về cái này, nhưng còn phải lo vỗ béo vợ con Thôi thì để dịp khác vậy.
Bạn cố gắng thêm chút nữa đi,bạn phải mất thêm công ít công sức nhưng những thành viên khác sẻ nhận được rất nhiều
Bác MOD nhathung có nói là ballast giống nguồn máy tính... là ở chỗ dao động push-pull. Tất nhiên mạch dao động trong ballast thì chỉ cần đèn sáng, khg cần độ ổn định cao, vì bản thân đèn đã là 1 phần tử ổn định rồi.
Phần tử hồi tiếp trong ballast là cuộn xuyến, trong đó cuộn 6 vòng nối tiếp với tải.
Ở chỗ "siêu âm đuổi muỗi" (lanhuong) cũng có mạch gần giống như mạch này.
@ toymaker:Trong 1 số ballast điện tử, người ta chỉ có 3 cực ra : 2 đầu cho 1 phía tim đèn, 1 đầu còn lại đấu vào 1 trong 2 cực của tim đèn còn lại.
Chưa thấy loại nào chỉ ra 2 cực cả.
Bạn thấy một số ballast như vậy, còn số còn lại họ nối cả 2 đầu tim đèn đó.
Ballast thường có 6 dây nối: 2 đầu vào 220VAC 4 đầu ra cho 2 tim đèn, trong đó có 2 đầu nối với nhau qua 1 cái tụ, đó chính là cái tụ nằm song song với đèn. Hai đầu còn lại lên 2 đầu đèn như sơ đồ bác ky5725 đã vẽ.
Trong đèn bàn (đèn chữ U) loại dùng ballast điện từ, người ta bỏ tắc-te trong đuôi đèn, còn để dùng ballast điện tử thì người ta bỏ cái tụ này ở đuôi đèn luôn. Khi đó lối ra của ballast này chỉ có 2 dây thôi.
Bác ky5725 cũng có thể ghé qua chỗ tran-phô của bác MOD Đinh Vằn để tham khảo thêm. Chúc vui vẻ.
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Comment