Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch balast điên tử

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi toymaker Xem bài viết
    Trong 1 số ballast điện tử, người ta chỉ có 3 cực ra : 2 đầu cho 1 phía tim đèn, 1 đầu còn lại đấu vào 1 trong 2 cực của tim đèn còn lại.
    Chưa thấy loại nào chỉ ra 2 cực cả.
    Vài ý cho bạn tham khảo.
    Mình nghỉ người ta đấu như vậy không phải hổ trợ cho mạch làm việc mà do tính an toàn khi sử dụng,nếu chập 2 dây ở mổi đầu dèn thành 1 dây thì đèn vẫn sáng nhưng sẻ dể làm hỏng balast trong quá trình sử dụng vì nếu bạn lắp đèn chưa tiếp xúc hoặc chưa lắp mà tiếp điện cho balast thì nó vẫn chạy,thậm chí chạy mạnh thì dể bốc khói !!!còn lắp 2 dây mổi đầu thì khi tháo bóng đèn balast ngừng hoạt động ngay do hở mạch

    Comment


    • #32
      Em đang có một số đèn sự cố ( emergency exit sign light model EM 701) dùng loại den T5, 8W không hiểu sao bị hiện tượng không sáng nhưng nếu ấn nút test thì lại sáng mờ. Em không hiểu về loại mạch đèn này lắm. Bác nào biết xin chỉ dẫn hoặc cung cấp sơ dồ mạch ballast điện tử đèn huỳnh quang giúp với? Xin cảm ơn các bác trước.

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
        "Về nguyên lý hoạt động em xin nói thêm :
        1/... Khi đèn sáng nội trở của bóng đèn sẽ bằng 0 ohm hoặc lớn hơn một chút.
        2/
        3/Điện áp cấp cho cuộn dây ballast L1 = 220V x 1,4 = 308/2 = 154V/DC.
        Trong quá trình mồi Q1 và starter Q2 cũng là lúc nung tim đèn làm khí nóng lên phát xạ điện tử, khi điện áp của ballast L1 tạo một điện trường đủ mạnh đèn sẽ sáng và nội trở của bóng đèn giảm xuống = 0ohm và tụ C3 lúc này không còn nạp, phóng điện nũa. Hết"

        Mâu thuẫn nặng nề: điện trở bóng đèn khi sáng nhỏ bằng 0? Vậy dòng qua nó là bao nhiêu --> Sụt áp trên nó = ? --> Công suất của bóng khi sáng = 0W, tức là không sáng!!!
        Khi nói về đèn huỳnh quang, hãy xem lại lý thuyết sơ đẳng nhất về "Hiện tượng phóng điện trong khí kém", hoặc đèn điện tử chứa khí mà hồi xưa thường dùng làm đèn ổn áp.
        Giải thích của hienmedia đúng là chưa ổn. Đèn huỳnh quang khi sáng có sụt áp vào khoảng 90V/m. Ví dụ đèn 20W (0,6m) thì sụt áp trên nó là khoảng 55V; đèn 1,2m: 105V
        Dòng qua đèn ("béo") là khoảng 0,37-0,4A. Đèn "gầy" thì giảm được 20-30%.
        Chấn lưu điện tử mồi nguội cho đèn, tức là không cần đốt tim đèn. Do đó đèn đứt tim thì có thể nối lại vẫn sáng, nhưng cần có 1 đoạn dây tóc "lơ lửng" trong đó để có diện tích bản cực đủ lớn...
        Đúng ! Chấn lưu điện tử mồi nguội cho đèn.Khi đèn chưa sáng thì nội trở vô cùng lớn,coi như không dẫn điện .Khi đó dây tóc đèn,tụ và cuộn cảm tạo thành mạch RLC cộng hưởng.Điện áp trên 2 đầu bóng là điện áp của tụ điện.Khi cộng hưởng thì điện áp trên tụ rất lớn.Thêm vào đó thì 2 tóc đèn là tải của mạch RLC nên cũng có công suất lớn và nóng lên làm bức xạ electron.Điện áp trên 2 đầu bóng rất lớn và sự bức xạ electron của dây tóc sẽ tạo ra sự phóng điện qua đèn.Khi có sựn phóng điện thì nội trở đèn giảm xuống và đèn dẫn điện.Sơ đồ mạch RLC đã thay đổi làm mất đi sự cộng hưởng do đó điện áp trên tụ cũng giảm xuống và đèn sáng bình thường.

        Comment


        • #34
          Khi đèn sáng, trở nội của đèn giảm xuống nhưng không giảm xuống mức gần 0R đâu. Chẳng hạn, đối với bóng đèn T5-28W, khi sáng bình thường trở nội là 981R đấy.
          Còn theo định luật cảm ứng điện từ, dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cấp cho nó để chống lại sự tăng của từ thông khi dòng điện này đi qua.

          Comment

          Về tác giả

          Collapse

          ky5725 Tìm hiểu thêm về ky5725

          Bài viết mới nhất

          Collapse

          Đang tải...
          X