Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin chỉ giáo về IGBT!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin chỉ giáo về IGBT!

    Em mù tịt về IGBT, mong các bác chỉ giáo. Bác nào cho 1 tutorial thì tuyệt!


  • #2
    Gống hệt MOSFET nhưng chịu dòng lớn hơn thôi. Sự khác nhau rõ ràng nhất là giá IGBT cao hơn hẳn MOSFET. he he

    Comment


    • #3
      IGBT

      Đặc tính kĩ thuật và một số vấn đề liên quan đến IGBT để mình xem lại rối viết lên cho.

      Cái khó của IGBT là mạch điều khiển, MOSFET dễ điều khiển hơn.


      Có lẽ nếu mình có thời gian cứ viết một bài giới thiệu sơ qua về hai loại này nhỉ.

      Ai có nhiều kinh nghiệm về điện tử công suất xin cùng chia xẻ kinh nghiệm.
      Càng biết nhiều càng thấy mình biết ít.

      Comment


      • #4
        Sự giới hạn của công suất

        Để cho một linh kiện bán dẫn tồn tại và hoạt động được gồm có hai vấn đề cần quan tâm
        1 Điện áp chịu đựng tại các cực không vượt quá giới hạn
        2 Công suất tiêu tán bằng dòng điện đi qua linh kiện đó nhân với sụt áp tại hai chân linh kiện
        Công suất tiêu tán được chuẩn hóa bằng cấu tạo , kích thước , hình dáng linh kiện . Ví dụ
        Chuẩn TO92A tối đa 250mw
        Chuẩn TO92B tối đa 750mw>850mw
        Chuẩn TO126 tối đa tù 15 >25w .......
        Chỉ cần nhìn hình dáng linh kiện thuộc loại nào thì biết ngay giới hạn công suất tiêu tán trên linh kiện đó . Ví dụ
        IC 7805 ( chuẩn TO126 ) thì công suất giới hạn là 15w . Nếu I=0.5ampe thì U max=30v . Lớn hơn trong thời gian dài là toi
        Tranzito D613 B633 ( chuẩn TO 126 ) lắp trong Ampli thì giới hạn chỉ 50w thôi . Chứ nói là 200w thì là quảng cáo rồi

        Một số loại KL đóng ngắt chuyên như BT126 BT139 có tính chất sụt áp khi dẫn thông là rất nhỏ ( trở káng trong nhỏ ) chỉ tầm cỡ 0.8 > 1,2v Nên khi nó dẫn dòng 10Ampe thì công suất tiêu tán trên nó là 0,8vX10ampe=8w Đây là con số bình thường . Còn các tranzito khi dãn thông bão hòa thì vẫn còn một điện trở trong ( Điện trở của các tiếp giáp ) khoảng 10>50ôm . Nên khi dòng điện qua là 1amp thì công suất tiêu tán trên Tranzito từ 10>50w . Chính vì vậy các tranzito không cấp ra được dòng điện lớn

        Một tính chất nữa của các LK bán dẫn là có hệ số trễ . Khi tác động một điện áp ( hay dòng điện ) tức thời lên cực điều khiển thì phải sau một thời khoảng nó mới dẫn . Ngược lại khi cắt lệnh điều khiển đi thì phải sau một khoảng thời gian Linh kiện đó mới cắt hoàn toàn dòng điện . Đối với LK công suất càng lớn thì hệ số trễ cũng lớn
        Vì vậy không nên để linh kiện bán dẫn làm việc vượt qua một tần số giới hạn . Lúc này việc đóng hay mở của linh kiện không còn rõ ràng nữa . Dĩ nhiên bạn sẽ hiểu hậu quả ra sao .
        Một con công suất của TV 29" ( 180w ) khi lắp vào một cái Monito 14" ( 70w )thì nóng bỏng tay và chết lăn quay . Phải chăng nó Yếu ? Không
        TV chỉ hoạt động ở tần số 15625> 15750hz còn monito thì từ 31>48>96khz

        Các tài liệu tham khảo Kỹ thuật xung . Linh kiện điện tử cho người thiết kế mạch . ECG Elctronic ( Tra cứu lịnh kiện điện tử )

        Tôi không muốn chinh phục đỉnh Olimpia mà chỉ muốn làm chủ chân núi Fusy
        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
        nguyendinhvan1968@gmail.com

        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

        Comment


        • #5
          Re: IGBT

          Nguyên văn bởi ATYLA
          Đặc tính kĩ thuật và một số vấn đề liên quan đến IGBT để mình xem lại rối viết lên cho.

          Cái khó của IGBT là mạch điều khiển, MOSFET dễ điều khiển hơn.


          Có lẽ nếu mình có thời gian cứ viết một bài giới thiệu sơ qua về hai loại này nhỉ.
          Bác ATYLA post bài về MOSFET ,IGBT đi ! Tui thấy nhiều người đang rất quan tâm đến lĩnh vực này đấy !

          Comment


          • #6
            anh Vân nói là transistor nào công suất càngd cao thì độ trễ càng lớn
            anh có biết con bóng ngược nào chuyên sử dụng cho việc chuyển mạch có ở chợ Giời chỉ hộ em với tốc độ đóng mở càng nhanh càng tốt

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi fangia
              anh Vân nói là transistor nào công suất càngd cao thì độ trễ càng lớn
              anh có biết con bóng ngược nào chuyên sử dụng cho việc chuyển mạch có ở chợ Giời chỉ hộ em với tốc độ đóng mở càng nhanh càng tốt
              Cái phổ biến nhất là 13003 13007 17007 được dùng rộng rãi trong chấn lưu đèn ống , nguồn xung , hay máy rửa bát siêu âm ... ...
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • #8
                EM lên mạng vào Google chọn IGBT or IGBT Driver nó ra cho một đống ngồi đọc hết là lên thần ngay mà. CHúc thành công nhé.
                Lê Quang Thông EEE.PnLab Co.
                0989089601.

                Comment


                • #9
                  IGBT là viết tắt của Isolate Gate Bipolar Transistor. Kết hợp ưu điểm của MOSFET và Trans lưỡng cực.
                  MOSFET có ưu điểm điều khiển bằng áp, không tốn dòng. Nhưng nhược điểm của nó không chịu dòng quá lớn ("lớn" - dùng trong điện tử công suất - tới hàng vạn A).
                  Trans lưỡng cực thì có thể chịu dòng rất lớn, nhưng được điểm để có dòng Ic lớn thì Ib cũng phải lớn, vì hệ số khếch đại có giới hạn. Xem mấy con trans bình thường thì thấy ngay. C828,C1815,A1015 có hệ số khếch đại vài trăm trong khi TIP41 thì chỉ vài chục. Muốn dùng hết thì phải dùng thêm một trans nữa để đệm dòng.
                  Vì vậy người ta nghĩ ra cách kết hợp ưu điểm của hai loại này để cho ra IGBT.
                  Còn điều khiển thế nào thì để em về xem lại bí kíp đã, dạo này hay quên thật. Mà chưa thi học kì thì chưa nhớ được hehe...
                  Bác nào có kinh nghiệm thực tế về IGBT (dùng trong điện tử công suất) thì chia sẽ cho đàn em biết với. Nhưng gì em biết thì rất nặng mùi lý thuyết.

                  Comment


                  • #10
                    Có vấn đề không biết bạn phạm thái hòa xem lại tí. Mosfet chịu được dòng khá tốt và nhược điểm của nó là không chịu được áp. Người ta chỉ sản xuất được Mosfet điện áp 1200V là thuộc vào loại khó khăn rồi. Trong khi dòng của nó có thể từ 3000A trở xuống đấy. Đặc điểm của mostfet là chịu áp rất kém và nhạy cảm với xung điện áp. Điển trở trong nhỏ. Tần số làm việt cao.Tổn hao chuyển mạch nhỏ.Còn BJT thì ngược lại tuy nhiên cũng tùy vào bài toán thực tế mà người ta xây dựng các mô hình van bán dẫn phù hợp.
                    Có mấy cái giản đồ ứng dụng và so sánh về các loại van trong sách điện tử công suất của mấy thầy khoa điện bách khoa đấy.
                    Lê Quang Thông EEE.PnLab Co.
                    0989089601.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi BinhAnh
                      Em mù tịt về IGBT, mong các bác chỉ giáo. Bác nào cho 1 tutorial thì tuyệt!
                      Xem trong link này nè về IGBT =>www.gte.us.es/~leopoldo/Store/tsp_6.pdf

                      Comment


                      • #12
                        Chú BinhAnh có đọc được tài liệu đó không? Nếu đọc được thì post lên vài ý chính cho các bạn xem thử, ;-).

                        Thân,
                        Biển học mênh mông, sức người có hạn

                        Comment


                        • #13
                          Đây là một cái tutorial bằng tiếng Anh cho những ai không đọc được bản tiếng Tây Ban Nha kia, kể cả chú BinhAnh (just in case).

                          Chú BinhAnh và các bạn đọc tạm nó vậy, vì anh chưa có thời gian viết tutorial bằng tiếng Việt.

                          Không tải file lên diễn đàn được, upload tạm lên đây để bà con đọc vậy:
                          APT0201-IGBTTutorial.pdf

                          Thân,
                          Biển học mênh mông, sức người có hạn

                          Comment


                          • #14
                            Nếu các bạn đọc trong các trang web trên mà chưa rõ lắm, vậy tôi mời các bạn xem luồng bên này(http://dientuvietnam.net/forums/show...t=1168&page=9), tôi vừa tóm tắt và giải thích về linh kiện IGBT này, và mong các bạn đọc và giúp thêm ý kiến mới, để bổ xung . Cảm ơn!

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                              Để cho một linh kiện bán dẫn tồn tại và hoạt động được gồm có hai vấn đề cần quan tâm
                              1 Điện áp chịu đựng tại các cực không vượt quá giới hạn
                              2 Công suất tiêu tán bằng dòng điện đi qua linh kiện đó nhân với sụt áp tại hai chân linh kiện
                              Công suất tiêu tán được chuẩn hóa bằng cấu tạo , kích thước , hình dáng linh kiện . Ví dụ
                              Chuẩn TO92A tối đa 250mw
                              Chuẩn TO92B tối đa 750mw>850mw
                              Chuẩn TO126 tối đa tù 15 >25w .......
                              Chỉ cần nhìn hình dáng linh kiện thuộc loại nào thì biết ngay giới hạn công suất tiêu tán trên linh kiện đó . Ví dụ
                              IC 7805 ( chuẩn TO126 ) thì công suất giới hạn là 15w . Nếu I=0.5ampe thì U max=30v . Lớn hơn trong thời gian dài là toi
                              Tranzito D613 B633 ( chuẩn TO 126 ) lắp trong Ampli thì giới hạn chỉ 50w thôi . Chứ nói là 200w thì là quảng cáo rồi

                              Một số loại KL đóng ngắt chuyên như BT126 BT139 có tính chất sụt áp khi dẫn thông là rất nhỏ ( trở káng trong nhỏ ) chỉ tầm cỡ 0.8 > 1,2v Nên khi nó dẫn dòng 10Ampe thì công suất tiêu tán trên nó là 0,8vX10ampe=8w Đây là con số bình thường . Còn các tranzito khi dãn thông bão hòa thì vẫn còn một điện trở trong ( Điện trở của các tiếp giáp ) khoảng 10>50ôm . Nên khi dòng điện qua là 1amp thì công suất tiêu tán trên Tranzito từ 10>50w . Chính vì vậy các tranzito không cấp ra được dòng điện lớn

                              Một tính chất nữa của các LK bán dẫn là có hệ số trễ . Khi tác động một điện áp ( hay dòng điện ) tức thời lên cực điều khiển thì phải sau một thời khoảng nó mới dẫn . Ngược lại khi cắt lệnh điều khiển đi thì phải sau một khoảng thời gian Linh kiện đó mới cắt hoàn toàn dòng điện . Đối với LK công suất càng lớn thì hệ số trễ cũng lớn
                              Vì vậy không nên để linh kiện bán dẫn làm việc vượt qua một tần số giới hạn . Lúc này việc đóng hay mở của linh kiện không còn rõ ràng nữa . Dĩ nhiên bạn sẽ hiểu hậu quả ra sao .
                              Một con công suất của TV 29" ( 180w ) khi lắp vào một cái Monito 14" ( 70w )thì nóng bỏng tay và chết lăn quay . Phải chăng nó Yếu ? Không
                              TV chỉ hoạt động ở tần số 15625> 15750hz còn monito thì từ 31>48>96khz

                              Các tài liệu tham khảo Kỹ thuật xung . Linh kiện điện tử cho người thiết kế mạch . ECG Elctronic ( Tra cứu lịnh kiện điện tử )

                              Tôi không muốn chinh phục đỉnh Olimpia mà chỉ muốn làm chủ chân núi Fusy
                              nhưng anh ơi cho em hỏi:áp và dòng định mức tại các cực của con IGBT la bao nhiêu? đặc biệt là tại cực G
                              anh giúp em nhé

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              BinhAnh Tìm hiểu thêm về BinhAnh

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X