Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hỏi về ký hiệu biến áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Cảm ơn bạn đã kiên trì giải thích. Còn có điều mình thắc mắc là nếu mạch đèn pin sạc hoạt động như mô tả là dựa trên nguyên lý bão hoà từ thì lõi BAX của nó có cần khe hở không? hay chỉ Playback mới cần để chống bão hoà từ? Thắc mắc này vì thực tế là các lõi của mạch dạng này có khe từ rất lớn, các mạch mình xử lý cho pin sạc 6V/T836W dùng lõi EE25 có khe hở 1.5mm, thậm chí dạng mạch này nhưng chỉ dùng một transistor như các đèn bình T4/8W dùng H1061 tung hoành một thời( giờ vẫn còn) sử dụng lõi ferit như của radio là hình trụ tròn hở hai đầu, như thế rất khó bão hoà từ. Mình từng thí nghiệm bỏ hẳn một E25, chỉ dùng một E25 thôi nó vẫn dao động được.
    Dù sao cũng cảm ơn bạn, nhưng mình không tán đồng với giải thích nó là mạch hồi tiếp dương vì R 220 ôm kia đã đủ cho Q dẫn mạnh tới hơn Ampe rồi. Theo mình nguyên lý nó là hồi tiếp âm, cuôn hồi tiếp phải ráp sao cho khi cuộn chính dẫn thì lập tức có xung cảm ứng từ hồi tiếp có chiều phân cực nghịch để ngắt Q.

    Comment


    • #47
      2 bác đều cao thủ phân tích mạch, em nghe đâu cũng thấy có lý chắc tẩu hỏa nhập ma mất thôi.
      Chốt lại là cái đỏ đỏ dưới này là đúng hay sai, đúng thì bác dinhthuong80 có suy nghĩ lại không. Em thì k giải thích đc chi tiết cái đỏ đỏ đó theo chiều và cực tính cuộn thứ(phản hồi) nên băn khoăn quá Nguyên văn bởi vinamil Xem bài viết
      Hiện tượng tiếp diễn cho đến khi dòng trên 1 tran đủ lớn để làm bão hòa lõi. Đến khi này dòng tăng nhưng từ thông không tăng. Từ thông không biến thiên thì không có điện áp cảm ứng. Do vậy, điện áp trên cuộn phản hồi giảm về 0, làm giảm dòng của trans đang dẫn. Dòng giảm dẫn đến từ thông giảm, làm đảo chiều điện áp phản hồi: Tran đang dẫn sẽ bị khóa cấm bằng 1 điện áp âm, trans đang cấm sẽ chuyển sang dẫn. Từ thông đổi dấu và hiện tượng lặp lại từ đầu.



      Đời bể khổ :

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi thanhfdc
        Yếu về tư duy logic, thiếu kiến thức căn
        Chân lý bao giờ cũng đơn giản, hiểu ra thì thấy rất đơn giản, hiển nhiên nó phải là vậy. Quả thật em thiếu 2 cái kia nên gặp vấn đề gì dù nhỏ cũng thấy vật vã. Ngày xưa học sách vở nó khô khan nên có hiểu bản chất hay nhớ đc cơ bản gì đâu, cứ thuộc như vẹt rồi áp dụng công thức mà phịch thôi là điểm cao rồi, giờ bí kíp võ công thì nhiều nhưng tự luyện thì khổ nỗi giác ngộ thấp k hiểu nỗi triết lý sâu xa của văn tự, k hiểu đc bản chất tự nhiên của âm dương ngũ hành.

        Một lần nữa cảm ơn 2 bác đã nhiệt tình và rất nhiệt tình.

        Bác dinhthuong80 có lẽ cứ nhầm lẫn giữa cảm và ứng nên cũng khó có thể thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó đc.
        Cũng như em mãi vẫn lạc trong đám mây mù k lối thoát ở luồng này, mặc dù đc chỉ điểm nhưng chưa sáng đc
        http://www.dientuvietnam.net/forums/...%C3%A0-g%C3%AC
        Đời bể khổ :

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
          ...Mình nhớ hồi học phổ thông thày giáo có nói, và có khá nhiều bạn quá cứng nhắc nên nhầm lẫn về cực tính dương âm trong cuộn cảm, ta xét nó như một nguồn điện có sức điện động chứ không phải chỉ nhìn dòng điện đi vào nó gây ra bởi nguồn ngoài.

          Giả sử cấp điện cho một cuộn cảm như mạch phía trên thì pin là nguồn phát, L là máy thu nên với chiều dòng điện 1-2 thì 1 là cực dương, 2 mang cực âm theo luật dòng điện đi từ dương qua âm. Nhưng khi xét riêng về cuộn cảm để xác định pha thì phải cô lập nó với nguồn cấp ngoài, tức là xoá phần pin đi và xem nó như một nguồn phát có một sức điện động. Thế thì dòng điện trong bản thân nó có chiều 1-2 được xem là do nó có một sức điện động cảm ứng nào đó gây ra và như thế cực tính phải là dương tại 2 và âm tại 1, vì dòng điện đi ra từ cực dương và đi vào cực âm kia mà! Nói cách khác, tại cuộn cảm L này có pha dương ở 2 và pha âm tại 1.
          Cái này hoàn toàn đúng
          Đời bể khổ :

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
            Bạn thưởng mình câu này liệu có quá lời chăng? Đúng là về kiến thức căn bản trong điện tử mình thiếu nhiều lắm, nhất là không biết tí gì về vi điều khiển, nhưng bạn thử nhìn lại cái sơ đồ rất căn bản của nguồn xung playback TNY mà bác bqviet giới thiệu xem, cũng như datasheet của nó nữa, chẳng lẽ theo bạn cũng đều là thực tế lệch lạc hay sao? Bạn thử phân tích hoạt động của mạch đó theo lý luận của bạn ở #23 xem?

            Để mình giúp bạn nhé: khi TNY thông thì dòng điện sẽ đi từ chân 1 BAX tới chân 2, như vậy chân 1 mang áp dương và chân 6 sẽ có áp dương vì cùng pha. Thế là khi TNY mở thì sẽ không có áp ra vì bị D chỉnh lưu cản rồi. Và tiếp theo TNY ngưng dẫn sẽ mất đi dòng điện từ chân 1 qua 2. Tôi áp dụng định luật của ông Faraday gì đó vào đây có được không: Sẽ xuất hiện dòng điện tự cảm có chiều từ 1-2 để chống lại sự biến thiên từ thông qua mạch( vì dòng ban đầu chiều 1-2 yếu đi, thì phải xuất hiện dòng 1-2 cảm ứng để giảm sự yếu đi đó).
            Và dòng điện vẫn đi từ 1-2, tức 1 vẫn mang cực dương, nên chân 6 cùng pha vẫn là cực dương.

            Như vậy phải chăng tôi đã sai về logic
            , vì cả khi TNY dẫn hay ngưng đều không có điện áp thứ cấp ra, hay thực tế bác bqviet đã vẽ mạch này và ráp chạy được đèn led( có áp ra) là một sai lầm vậy bạn?

            Đúng là mình quá thiếu kiến thức căn bản để hiểu được vấn đề quá dơn giản này rồi, xin bạn tận tình chỉ bảo cho!
            Nhưng cái này có vấn đề, bác dinhthuong80 xem lại, em ban đầu cũng nghĩ như thế nên bế tắc trong giải thích các mạch điện chuẩn
            Đời bể khổ :

            Comment


            • #51
              Chết rồi, hai cái BAK EE16 của hai người có điểm khác nhau, đó là một cái chân 1 chung và một cái chân 5 chung. Có thể mình nhầm lẫn, để mai mình phá tung 2 cái ra xem chân nào chung cho 1-4 và 1-5 thì sẽ giải quyết được khúc mắc. Hi vọng mình đã nhầm lẫn trường hợp này để cuộn 1-5 là hồi tiếp dương là đúng.

              Comment


              • #52
                Còn khúc mắc về mạch playback như sau: mạch sạc điện thoại trên thị trường dùng tansistor (một hoặc 2 con) nếu như bạn thanhfdc phân tích là lấy áp ra từ xung ứng khi Q ngưng dẫn thì không hợp lý lắm.
                Tương tự như phân tích TNY, khi Q ngưng sẽ có dòng tự cảm chiều 1-2, 2 dương, đi từ 2 qua mạch snube, dòng này không sinh áp ra. Tiếp đến có dòng ứng chiều 2-1đi từ 2 qua 1 qua tụ lọc nguồn về mass qua diot chống ngược cho Q( hay diot S-D) về chân 2. Chính dòng này sinh áp ra. Nhưng thực tế nếu bỏ diot chống ngược này đi( thực tế các mạch sạc DT trôi nổi và cà Nokia chính hiệu) thì mạch vẫn hoạt động cho áp ra. Lúc đó không có diot chống ngược thì xung ứng chiều 2-1 đi qua đâu để tạo thành mạch kín mà gây ra từ trường để ứng qua cuộn 5-6 lấy áp ra?! Mình đang đau đầu về điều này.
                Và điểm nữa, ở mạch playback dùng PWM, khi Q ngưng, nếu áp ra bị sụt do tải trị nhỏ thì IC PWM làm cách nào để tăng dòng ứng ra ngay lập tức? Chả lẽ nó phải mất đúng một chu kì như sau: xuất xung D lớn hơn cho Q dẫn mạnh ( lúc này Vo=0) rồi mới ngưng dẫn trong thời gian ít hơn để có dòng ứng ra mạnh lên? Như thế rất vô lý với PWM!

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi thanhfdc
                  Mạch gốc: [ATTACH=CONFIG]n1653532[/ATTACH]




                  Mạch sửa: [ATTACH=CONFIG]n1653533[/ATTACH]



                  Bạn ko đo cuôn 2-3 để tiện so sánh. Mình ko nhầm thì cuộn 2-3 có giá trị 167.3uH.
                  đầu dây 1-5 sơ đồ mạch sửa lại là đúng đó bác.

                  Comment


                  • #54
                    Báo cáo các bạn là sau ngày CN nghiền ngẫm và phá thêm mấy cái BAK ATX thì mình đã...thông mạch rồi! Bây giờ chốt lại cho chủ đề Ký hiệu biến áp này là: cái dấu chấm đó là "dấu pha", kí hiệu đồng pha của các cuộn dây trong cùng một biến áp. Nó chỉ là kí hiệu pha chứ không phải chung cho cả kí hiệu về chiều dòng điện như mình đã nhầm lẫn gây tốn giấy mực diễn đàn như vừa rồi, do đó chiều dòng điện trong các cuộn dây đi từ điểm pha qua đầu kia hay ngược lại là tuỳ vào cuộn đó là "máy thu" hay "máy phát"!
                    Cuối cùng, sơ đồ đúng cho nguồn ATX Noname như dưới đây, tức khi Q7 mở thì Q2 dẫn, và mạch là hồi tiếp dương như bạn thanhfdc mô tả.

                    Vấn đề giải thích hoạt động nguồn dao động nghẹt:
                    Nguyên văn bởi vinamil Xem bài viết
                    Mạch này sao không chạy nhỉ? Nó là mạch dao động nghẹt đấy mà.
                    Đối với mạch dao động, yếu tố quan trọng nhất là phải tạo dao động dương, đồng pha, đủ lớn, ở tần số cộng hưởng. Tất cả những điều đó mạch này có rồi.
                    Ban đầu, do có thiên áp nên cả 2 trans đều dẫn, ở vùng tuyến tính.
                    Do 2 trans hơi khác nhau một chút, nên 1 trans sẽ dẫn hơn trans kia, do vậy, từ thông trên lõi sẽ biến thiên hơi nhanh hơn, dẫn đến điện áp ở cuộn phản hồi khác không.
                    Tiếp theo, điện áp này sẽ ép cho trans đang dẫn nhiều dẫn nhiều hơn và trans đang dẫn ít dẫn ít hơn. (Bạn để ý dòng trên cuộn phản hồi sẽ làm tăng dòng 1 tran và giảm dòng trans đối diện)
                    Hiện tượng tiếp diễn cho đến khi dòng trên 1 tran đủ lớn để làm bão hòa lõi. Đến khi này dòng tăng nhưng từ thông không tăng. Từ thông không biến thiên thì không có điện áp cảm ứng. Do vậy, điện áp trên cuộn phản hồi giảm về 0, làm giảm dòng của trans đang dẫn. Dòng giảm dẫn đến từ thông giảm, làm đảo chiều điện áp phản hồi: Tran đang dẫn sẽ bị khóa cấm bằng 1 điện áp âm, trans đang cấm sẽ chuyển sang dẫn. Từ thông đổi dấu và hiện tượng lặp lại từ đầu.


                    thì ý màu đỏ là chưa thuyết phục vì lõi khe hở lớn hay hở cả hai đầu rất khó bão hoà nhưng vẫn hoạt động tốt. Điều đó chứng tỏ là không phải Q dẫn dòng lớn đến độ bão hoà lõi mà là Q dẫn tới chế độ bão hoà( tức dòng Ib tăng nhưng Ic vẫn không đổi).
                    Attached Files

                    Comment


                    • #55
                      Kaka...cuối cùng cũng có tiếng nói chung thế chứ, mà cái đo đỏ bên trên em nghe thiên hạ đồn rằng những mạch kiểu thế người ta thiết kế Bax không có khe hở từ nên rất dễ bão hòa như vậy dòng IC chưa cao lắm thì đã bão hòa và chuyển trạng thái rồi. Thank bác cái góp ý bên luồng sóng âm sóng điện khác tần, em nghĩ mãi mới thông, vì xem trên osilo nó lừa mắt mình nên khó hiểu, dùng phần mềm phân tích ra mới nhìn rõ bản chất
                      Đời bể khổ :

                      Comment


                      • #56
                        Kaka...cuối cùng cũng có tiếng nói chung thế chứ, mà cái đo đỏ bên trên em nghe thiên hạ đồn rằng những mạch kiểu thế người ta thiết kế Bax không có khe hở từ nên rất dễ bão hòa như vậy dòng IC chưa cao lắm thì đã bão hòa và chuyển trạng thái rồi. Thank bác cái góp ý bên luồng sóng âm sóng điện khác tần, em nghĩ mãi mới thông, vì xem trên osilo nó lừa mắt mình nên khó hiểu, dùng phần mềm phân tích ra mới nhìn rõ bản chất
                        Đời bể khổ :

                        Comment


                        • #57
                          lại cá mập cắn cáp quang rồi mạng với chả mẽo, gửi phát thành mấy bài spam, mod nào đi qua xóa giúp em với.

                          Mất bao thời gian suy nghĩ 1 vấn đề sửa mạch cũng chẳng thấy nhanh , khá hơn.
                          Nhưng đúng là nhìn mạch nó thông thoáng hơn cũng khoái thật
                          Đời bể khổ :

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          laptrinhc++ Tìm hiểu thêm về laptrinhc++

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X