Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp đỡ về xe lăn điện!!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    àh còn 1 chi tiết nữa mình chưa cung cấp! trong mạch củ của nó có 2 con BUV18A 28844 và 2 con BUW38 C8845 và có thêm 9 rơ-le nữa, xe có thể chạy tới và lùi

    Comment


    • #32
      mạch PWM ...

      Nguyên văn bởi mrgiang99 Xem bài viết
      ................
      Nên dùng mạch ổn áp switching, hiệu suất cao và nhỏ gọn!

      Nhưng coi chừng lạc đề sang thiết kế nguồn rồi đấy nhé!
      1/. Nếu tihonphaphac dùng mạch trên điều khiển motor thì chắc chắn không nên.

      2/. Mạch điện điều khiển motor mà Lan Hương thấy phù hợp duy nhất vẫn là PWM. Mạch đề nghị trong hình kèm theo dưới đây.



      - Mạch thiết kế cho accu 24VDC, xung điều khiển PWM được LM555 tạo ra ở tần số ~2000 Hz, R1 điều khiển tốc độ từ 0% đến 100% với hiệu suất ~98%. Trong mạch nên có thêm các tụ 0.1 uF nối // với tụ hóa để chống nhiễu nguồn mà Lan Hương không vẽ ra đây.

      - Nếu dùng accu 12VDC thì bỏ R3 + Dz + 7815 (thay 7815 bằng cuộn dây L = 450mH).

      - Tiến lùi là ... chuyện nhỏ, nếu cần thì Lan Hương sẽ vẽ sau vậy.

      Lan Hương.
      Attached Files

      Comment


      • #33
        Nguyên văn bởi tihonphaphac Xem bài viết
        Mình cứ nghĩ mạch nay là mạch điều khiển động cơ DC chứ! vì điện áp ngã vào là DC và ngã ra cũng là DC và có thể biến thiên từ 0~28volt! Vì kiến thức về điện tử của mình chỉ là cháo thôi nên cần xự giúp đỡ của AE nhiều để mình có thể giúp bạn của mình có được chiếc xe mà đi lại với người ta nha! Mình có up lên cái hình của chiếc xe mình đang sửa nó chạy bằng 2 motơ 24volt 150watt, lái bằng 2 bánh xe sau bằng 1 motơ

        Điều khiển bằng 1 cái joystic (hình như là viết sai chính tả) trong đó có 2 biến trở 2k, 1 cái cho việc chạy tới chạy lui, 1 cái cho viec lái sang trái sang phải, ngoài ra trên cái motơ lái của bánh sau có gắn thêm 1 biến trở 2k hình như là để cân bằng khi bẽ lái thì phải!

        Mong các AE tren diển đàn sớm có hồi âm để mình giúp được bạn mình
        Nếu bác muốn tự làm mạch để hiểu biết thêm thì khỏi bàn .còn nếu bác muốn làm chiếc xe cho mau để bạn bác có xe mà đi .thì bác qua đây tham khảo
        http://dientuvietnam.net/forums/show...t=15362&page=2
        bác nhờ bác locto chia cái bo điều khiển.bác ấy làm để ráp xe điện nên có nhiều ,bo rất đạt ,điều khiển nhanh chậm bằng tay ga, có công tắc ,thắng có Stop....
        chào
        có những việc ko thể làm mà vẩn làm
        có những việc có thể làm mà không làm

        Comment


        • #34
          Bác Locto dhỉ chuyên về xe đạp điện thôi! Mạch của Bác ấy chỉ chạy được có 1 chiều thôi,nói chung là mình có tham khảo sơ qua rồi nhưng mình thấy không hợp lắm!

          Nếu có thể thì chỉ la dựa vào phần động lực đó rồi cải tiến thêm thì được.

          Mình mong sự giúp đỡ của các bạn là mình có 2 lí do!
          1 Là mình muốn giúp bạn mình và có thể tiết kiệm tiền cho bạn ấy vì nhà bạn ấy nghèo lắm, cái xe cung không phải là của bạn ấy mua mà là của 1 người khác cho bạn ấy đấy
          2 là minh muốn hoc thêm 1 số kiến thức về điện tử để sau này có thể giúp những người khác nữa! nếu như mua thì suốt đời phải đi mua thì giúp đươc ai!

          Comment


          • #35
            LanHuong up cái PWM đó có công suất là bao nhiêu vậy?? ngày mai mình sẽ ráp thử xem thế nào!

            Comment


            • #36
              LanHuong hỏi 1 câu mà LanHuong đã biết câu trả lời rồi vây cung hỏi! A không những là 1 trái chuối về điện tử mà A là 1 rừng chuối về điện tử luôn đó!

              Hihi! làm phiền LanHuong vẽ luôn cho 1 cái mạch hoàn chỉnh luôn nha!(có bộ phận lái và cân bằnng luôn nha) A nghỉ là không phải 1 mình A cần đâu mà là nhiều người trên diển đàn nay cung cần nó như A vậy cụ thể là cái anh gì cũng đang định làm chiếc xe giống A đó!

              Thay mặt các AE Cảm ơn LanHuong truoc nha

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi tihonphaphac Xem bài viết
                LanHuong up cái PWM đó có công suất là bao nhiêu vậy?? ngày mai mình sẽ ráp thử xem thế nào!


                Mạch điện này có công suất max 600W / 12V hay 1200W / 24V . Đặc điểm của nó là lắp ráp đơn giản + rẻ tiền.

                Thân ái.

                Comment


                • #38
                  Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                  Mạch điện này có công suất max 600W / 12V hay 1200W / 24V . Đặc điểm của nó là lắp ráp đơn giản + rẻ tiền.

                  Thân ái.
                  LH tính thế nào vậy? Có nhầm lẫn gì không em? Còn con trở R2 (10K) em nối lên nguồn làm gì, có thể giải thích cho anh được không?
                  Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                    LH tính thế nào vậy? Có nhầm lẫn gì không em? Còn con trở R2 (10K) em nối lên nguồn làm gì, có thể giải thích cho anh được không?
                    - Chân 7 (discharge) là chân C của transistor nội mạch TTL, khi flip nó không lên Vcc, vì vậy mà mọi mạch 555 phải "treo R tải" để cấp Vcc cho nó.

                    - Với IRFZ44V, I(D)max = 55A, R(DS) = 0,0165 Ohm, em tính lấy tròn là thế anh ạ.

                    Kính.

                    Lan Hương.

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                      - Chân 7 (discharge) là chân C của transistor nội mạch TTL, khi flip nó không lên Vcc, vì vậy mà mọi mạch 555 phải "treo R tải" để cấp Vcc cho nó.

                      - Với IRFZ44V, I(D)max = 55A, R(DS) = 0,0165 Ohm, em tính lấy tròn là thế anh ạ.

                      Kính.

                      Lan Hương.
                      Đây chính là điều nguy hiểm mà làm "công suất" phải tính tới.

                      - Theo cầu điện trở với chân 7, em đã tính đến chuyện FET có thể bị nổ bất kỳ lúc nào chưa? Để an toàn thì cần có mạch đệm em ạ.

                      - IRFZ44V theo datasheet thì nó có thể dẫn 55A trong nhiệt độ lý tưởng là 25 độ C. Em đã tính đến chuyện "nhiệt độ" chưa? Không phải nó có thể làm vậy là ta bắt nó làm vậy. Bắt nó làm một nửa khả năng trong thời gian liên tục cũng là "độc ác" lắm rồi. Không nên ép quá em ạ. Công thức là một chuyện, nhưng thực tế là chuyện khác. Theo anh, mạch đó chỉ nuôi nổi động cơ 24V/300W thôi.
                      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                        Đây chính là điều nguy hiểm mà làm "công suất" phải tính tới.

                        - Theo cầu điện trở với chân 7, em đã tính đến chuyện FET có thể bị nổ bất kỳ lúc nào chưa? Để an toàn thì cần có mạch đệm em ạ.

                        - IRFZ44V theo datasheet thì nó có thể dẫn 55A trong nhiệt độ lý tưởng là 25 độ C. Em đã tính đến chuyện "nhiệt độ" chưa? Không phải nó có thể làm vậy là ta bắt nó làm vậy. Bắt nó làm một nửa khả năng trong thời gian liên tục cũng là "độc ác" lắm rồi. Không nên ép quá em ạ. Công thức là một chuyện, nhưng thực tế là chuyện khác. Theo anh, mạch đó chỉ nuôi nổi động cơ 24V/300W thôi.
                        Bác Hùng nói đúng rồi, cái mạch của LH phần FET trông khá nguy hiểm. Treo điện trở lên nguồn dương như thế, lúc cắm điện dễ thông FET như chơi. Cái khu vực xung quanh Gate của FET cần phải thêm vài thành phần. Cộng với nên ghim một con trở bé từ Gate xuống GND để nó xả điện tích trong Gate của FET khi đi vào chu kỳ tắt.

                        Bạn LH đã giúp thì giúp cho chót đi (mình chỉ ở ngoài thầy rùi thế thôi)

                        ----------------
                        À mà nhớ ra thêm nên bổ xung thêm: việc lái các con FET công suất như kiểu PWM này, người ta thường dùng một cặp trans lưỡng cực (một ngược một xuôi) bơm đẩy kéo vào Gate của nó. Như thế an toàn mà đóng cắt được sắc hơn. (Cũng lâu không làm mấy vụ này rồi)
                        Last edited by opendoor2507; 28-08-2008, 12:19. Lý do: bổ sung

                        Comment


                        • #42
                          Chắc là lúc vẽ hình LH còn mải ăn vặt nên vẽ nhầm vị trí R3. Xin sửa lại như sau:
                          Click image for larger version

Name:	Speed_PWM_control_sualai.JPG
Views:	2
Size:	33.6 KB
ID:	1333510
                          Nhưng để an toàn và chính xác, nên có một tầng đệm giữa R3 và cực G của MOSFET. Điện trở Rg chỉ nên lấy khoảng vài chục Ohm thôi.
                          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                          Comment


                          • #43
                            Em xin hỏi bác Hùng là với sơ đồ này có cần thiết phải đệm con Rg như bác nói không ? và với sơ đồ này thêm vào có giải quyết gì không ạ? Và con C4 còn ý nghĩa không ? và ý nghĩa của nó nếu có là gì hả bác ?
                            Theo em thì sơ đồ của các bác gần như nhau và mức độ an toàn chẳng khác nhau là bao.
                            Em không phải là dân chuyên về đk động cơ nhưng em thấy nếu dùng cho mụch đích điều khiển động cơ thì không nên để độ dốc của sườn xung quá nhỏ như thế khi chạy thì motor phải chịu dòng đóng cắt theo các chu kỳ đóng cắt là khá lớn. và sẽ làm cho mức độ ổn định của mạch và thiết bị nói chung là kém hơn. nên theo ý kiến của em nên làm cho độ dốc sườn xung của chân gate nó dài hơn bằng cách mắch vào đó con tụ có điện dung vừa phải thì có thể ổn hơn. hơn nữa theo em để dùng Analog để điều chỉnh độ rộng xung như thế này mà dùng 555...Các bác thử tìm con ic KA3525 thử xem con này rất chuyên dùng cho vấn đề này. nó có thể kết hợp phản hồi ổn định tốc độ bảo vệ quá dòng động cơ ... khi mình thiết kế mạch hợp lý.

                            Kích từ, điều tốc, nhiệt độ , mức dầu, bảo vệ, đo mực nước, thông báo lũ...cho nhà máy Thủy Điện

                            Comment


                            • #44
                              Rg thì không thể không có. Nhất là khi nối với IC555 được chế tạo theo công nghệ CMOS.

                              Tất nhiên tớ không làm như thế này đâu. Nhưng tớ khoái tìm và chỉ cái sai của người khác (chọc ngoáy í mà). Em LH hay láu táu nên "bơm vá" tí cho đỡ buồn. Nhưng hình như em nó giận quá chuồn mất tiêu rồi thì phải?

                              Nếu làm với yêu cầu cao, thì tất nhiên phải nghĩ đến linh kiện khác... Nhưng đừng nghĩ rằng dùng IC555 không làm được! Chỉ có điều phải "pha chế" cho phù hợp. Như tớ thường làm, là dùng 1 con 4049 làm tầng đệm (nối song song nhiều tầng).
                              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                              Comment


                              • #45
                                Thôi các bác stop cái vụ LH lại không lại đi chệch chủ đề bây giờ. Đề nghị mọi người để tâm giúp đỡ vụ Xe lăn này ạ. Mỗi người một í, nhưng chúng ta có phương án nào đơn giản lại an toàn thì tốt hơn.

                                Mong bạn gì chủ topic vào xem cái mạch điều khiển mà anh Locto đã chế tạo dựa trên mạch của bạn Haidien: http://dientuvietnam.net/forums/show...0&postcount=86

                                Mạch này là khá chuẩn, đảm bảo an toàn dễ chế tạo, đã được thực nghiệm kiểm chứng . Nếu ở miền nam có gì liên hệ bác Locto bác ý giúp cho, có khi bác ý tặng nguyên một bộ bác ý lắp sẵn rồi ý.

                                Chúc thành công, vui vẻ, hạnh phúc

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                akevin Tìm hiểu thêm về akevin

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X