Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Động cơ vĩnh cửu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Nguyên văn bởi opendoor2507 Xem bài viết
    Ừ đúng con nam châm đó là nam châm đất hiếm. Vì nam châm vĩnh cửu mạnh nhất hiện thời đều làm từ đất hiếm. Các con trong ổ cứng tớ đo thử rồi, từ trường ở trung tâm của 2 miếng nam châm đó ghép lại lên tới 1 Tesla.
    ------------------------------------------------------
    Mình phải phô diễn kiến thức tí không bạn LH lại bẩu mình không phải dân Vựt ní . Mà nói thật ví các bạn là mí cái vựt ní của tớ toàn học từ sách giáo khoa 12 ví lại google trên nét thoai . Mình cà rốt lắm các bạn ạ!
    anh cho xem cái đo được 1tesla không? cái đó chắc ghê lắm nhỉ?

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi robotech Xem bài viết
      Bạn có thể dùng nước thường hoặc nước tinh khiết,1 chai 1 lit cho vào 1 viên soda sủi bọt(mua ở hiệu thuốc tây),chờ cho tan ,hết sủi bọt,dùng nước này điện phân (cường độ khoảng 4ampe,điện thế 12vdccũng )cho khí Hydro,và 0xy,cái này tôi xem trên mạng,và đă làm thử,không cần dùng Koh,Naoh hoặc acid h2so4,nước pha soda không hại da như xut hoặc acid,
      thành phần viên sủi chắc có ion+/ - ?

      Comment


      • #48
        Nguyên văn bởi avr Xem bài viết
        thành phần viên sủi chắc có ion+/ - ?
        Em không bàn về nội dung động cơ vĩnh cửu, chỉ có ý nói về soda.

        Soda dược phẩm có thành phần chủ đạo là natri cacbonat (Na2CO3).

        Soda được khai thác từ quặng trona (hỗn hợp của natri cacbonat và bicacbonat Na3(CO3)(HCO3).2H2O) và nahcolit (NaHCO3), là các khoáng hình thành trong các mỏ trầm tích do bốc hơi trên đất liền.

        Điện phân dung dịch soda thủy phân cũng giống điện phân acid Carbonic (H2CO3) với phụ phẩm NaO, hiệu suất phân ly Hidro là rất thấp so với phản ứng điện phân soude KOH, NaOH hay acide mạnh khác.

        Thân ái.

        Lan Hương.

        Comment


        • #49
          Híc híc... Các bác lại bàn lung tung rồi! Đang trong chiến dịch truy quét đấy, cẩn thận kẻo lãnh thẻ!
          Ai đó tìm mô hình ĐCVC đi để tôi phản biện!
          ....tôi cũng tưởng sức mạnh của robot thép làm xe quẹo nh­ưng không phải vậy , anh ta thò tay quay volang của xe trong cabin. ý tôi là bánh xe của bác không quay được vì nội l­ực không làm vật chuyển động. cái này giống mô hình 2 chiếc namcham đẩy nhau trong một ống hình trụ, một cái nằm ở đáy đẩy cái bên trên, nó sẽ nằm yên khi ấn tay và thả tay lần đầu.
          Như bác AVR nói, nội lực không thể thay đổi khối tâm, động lượng, mômen... của hệ.
          Sinh công -> giảm nội năng!
          Bác nào nghĩ ra cách né được định luật Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng thì hẵng nghĩ tiếp!

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi avr Xem bài viết
            hệ của bác cần ®­ưa lại gần một thanh nam châm khác nó sẽ chạy một tí rồi nằm nghỉ, muốn chạy tiếp lại phải đ­ưa miếng NC kia lại gần và cứ thế tiếp tục, nếu bác cố ý treo miềng namcham kia lại gần thành 1 hệ với bánh xe thì lại không phải là ngoại lực. nội lực không tác dụng gì cả. nghĩ tiếp cái khác xem.
            Em đâu có nói dùng cái mặt đĩa này để làm cái động cơ được đẩy bằng nam châm do bé trai HN đưa ra đâu nhỉ.
            Nguyên văn bởi lanhuong
            Soda dược phẩm có thành phần chủ đạo là natri cacbonat (Na2CO3).

            Soda được khai thác từ quặng trona (hỗn hợp của natri cacbonat và bicacbonat Na3(CO3)(HCO3).2H2O) và nahcolit (NaHCO3), là các khoáng hình thành trong các mỏ trầm tích do bốc hơi trên đất liền.

            Điện phân dung dịch soda thủy phân cũng giống điện phân acid Carbonic (H2CO3) với phụ phẩm NaO, hiệu suất phân ly Hidro là rất thấp so với phản ứng điện phân soude KOH, NaOH hay acide mạnh khác.
            LH giỏi hóa nhỉ. Hay mở luồng điện phân nước cất bằng dòng điện thấp (12V 0.5A) đạt hiệu suất cao (16lit/giờ) thảo luận nhé. Nghe đâu nếu cho nước nghe nhạc hay thì điện phân sẽ cho nhiều hydro hơn. Giống như là giọng hát opera có thể làm bể thủy tinh. Cái đó gọi là gì nhỉ, hình như là rê xô na te.
            Last edited by bxngoc; 04-09-2008, 23:13.
            “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

            Comment


            • #51
              Cái motor này có chạy được không nhỉ?
              “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi bxngoc Xem bài viết
                Cái motor này có chạy được không nhỉ?
                Bạn giải thích chứ, mình thấy nó sẽ dừng lại

                Comment


                • #53
                  Đang tìm cách phản biện cho cái động cơ này dừng, nhưng cũng thấy ... bí. Cái trục cam của nó dường như khiến cho chuyển động tịnh tiến của nam châm thẳng với chuyển động quay của 2 thanh nam châm kia luôn hỗ trợ nhau quay theo 1 chiều thuận.

                  Bây giờ ta thử nghĩ theo hướng, không thể tạo đc một thanh nam châm chỉ có 2 cực đỏ như thanh nc thẳng kia. Thực tế là 2 cực Xanh nó đang đấu nhau ở giữa. Từ thông của nó sẽ tỏa ra xung quanh rất mạnh và nó ảnh hưởng tới hệ thế nào???

                  PT.
                  Núi cao bởi có đất bồi
                  Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                  Muôn dòng sông đổ biển sâu
                  Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                  Comment


                  • #54
                    Thằng này cũng dao động như con lắc thôi! Bác thử tìm điểm thế năng thấp nhất của nó xem (em thấy nó quay chóng mặt quá), nếu thế năng luôn cân bằng thì nó có thể dừng ở bất kì vị trí nào, sẽ dừng bởi masat.

                    Comment


                    • #55
                      Cho mình có một vài ý kiến: Nếu có dịp, các bác tìm đọc cuốn Giai điệu bí ẩn và con người đã tạo ra vũ trụ của Gs. Trịnh Xuân Thuận, không phải để nghiên cứu trăng sao gì mà tác giả có đề cập rất nhiều đến lực và năng lượng một cách tổng thể. Ngoài ra có thể xem sách như một cuốn triết học mini, rất hay.

                      Mình đề cập đến vì sách có đề cập hai vấn đề có liên quan đến topic
                      +Năng lượng có từ đâu ra? Các nguồn năng lượng đều là kết quả của một quá trình chuyển hóa
                      -Nhà máy thủy điện chuyển đổi cơ năng thành điện năng(1). Ra khỏi turbin, nước vẫn chảy nhưng yếu xìu, vì năng lượng cho vào cánh quạt hết rồi
                      -Hóa năng (2) là kết quả của một phản ứng hóa học: A+B = C+D + Energy là do A, B, C, D mỗi hóa chất đều có một mức năng lượng xác định. Tổng mức năng lượng A + B lớn hơn C + D nên sinh ra năng lượng thừa (ở dạng nhiệt hoặc ánh sáng). Ta đốt củi cũng là do củi và oxy đều có tổng năng lượng cao hơn nhiều so với tro, CO2 và H2O. CO2, H2O là các phân tử khá bền hay nói cách khác là có mức năng lượng rất thấp. Lấy nước phản ứng với một chất lý tưởng nào đó để sinh ra XYZ có mức năng lượng cực kỳ thấp hơn nữa đó là điều không tưởng vì ngành hóa lý hiện nay đã xác định được mức năng lượng nội tại cho từng phân tử rồi. Tổng năng lượng của mặt trời mặt trăng trái đất đều là kết quả của Big Bang - Vụ nổ lớn.

                      Gs. Trịnh cung cấp hàng loạt hình ảnh minh họa và các khảo sát chứng minh rất thú vị. Đó là hai loại "động cơ" cổ điển, còn hiện đại thì có mô hình chuyển hóa quang năng-điện (nhiệt) năng(3) - pin mặt trời, là chuyển hóa năng lượng của chính photon thành chuyển động điện tử/phân tử.

                      Mô hình chuyển hóa vật chất-năng lượng (4), cái này hot đây, e=mc2, là chuyển cái độ sụt giảm khối lượng của vật chất trước và sau phản ứng hạt nhân; thành năng lượng.

                      Vậy nếu bỏ tất cả động cơ vĩnh cửu vào một hộp kín hoàn toàn cách ly với bên ngoài, vậy năng lượng lấy từ đâu ra, ngoại trừ chuyển hóa chính nó thành năng lượng (mô hình 4).

                      Mình không kê hết ra đây để trổ tài nhớ dai, đơn giản là nhắc anh em nên nhìn theo cái tổng thể để đánh giá sự việc khách quan hơn. Có phải khi thiết kế mạch điện ta thường bắt đầu ở hai vấn đề: tìm có linh kiện không (đầu vào) và bán cho ai (đầu ra), đúng không. Sau đó ta mới xét tới mua bao nhiêu, bán bao nhiêu: sản sinh (hoặc tiêu hao), và cuối cùng mới tập trung vào: làm thế nào

                      Mình nghĩ, về ngành khoa học cơ bản những gì ta biết hoặc hiểu nôm na thì thiên hạ đã thấu đáo điều đó từ mấy mươi năm trước rồi. Một động cơ vĩnh cửu thực sự là trò đố vui rất hay "tìm xem mô hình sai chỗ nào" nên vẫn còn sức hấp dẫn như ta thấy ở trên và trong thời buổi khan hiếm năng lượng như hiện nay, đã có không ít người quan tâm trở lại. Có thể có chuyện bưng bít hay giấu giếm từ phía các cường quốc, nhưng mình không nghĩ thế. Những lời đồn đại này là do Pháp đã từ chối cấp bản quyền cho mọi loại động cơ vĩnh cửu từ thế kỷ 18 còn Mỹ thì từ chối không thẩm tra một động cơ vĩnh cửu nào nếu không có mô hình mẫu, chơi thế mới chết!

                      Cái thứ hai làm mình nhắc cuốn sách đó là nói về động cơ lỗ đen, Gs. Trịnh cho rằng "Nếu loài người không bị diệt vong bởi môi trường và chiến tranh hạt nhân thì khoảng 10^10^abcd năm (chịu không hình dung nổi). Khi đó mặt trời tắt, các hóa chất đã chuyển từ trạng thái năng lượng cao (kém bền) sang năng lượng thấp lấy điện làm quang báo hết rồi, loài người sẽ chực chờ ở các miệng lỗ đen và ném vào từng khối vật chất đã "hết pin" (nuôi nó ăn), khi đó nó xé tan khối vật chất và làm bắn ra năng lượng (mô hình 4) theo tia gamma beta gì đó. Một phần các tia này bắn chệch hướng nên thoát ra khỏi mồm bà và loài người lấy năng lượng đó để tiếp tục duy trì sự sống. Quả là tương lai u ám, nhưng cũng còn khá lâu.

                      Tham khảo:
                      http://en.wikipedia.org/wiki/Perpetual_motion
                      Đẹp từng kilomét

                      Comment


                      • #56
                        Cái thứ hai làm mình nhắc cuốn sách đó là nói về động cơ lỗ đen, Gs. Trịnh cho rằng "Nếu loài người không bị diệt vong bởi môi trường và chiến tranh hạt nhân thì khoảng 10^10^abcd năm (chịu không hình dung nổi). Khi đó mặt trời tắt, các hóa chất đã chuyển từ trạng thái năng lượng cao (kém bền) sang năng lượng thấp lấy điện làm quang báo hết rồi, loài người sẽ chực chờ ở các miệng lỗ đen và ném vào từng khối vật chất đã "hết pin" (nuôi nó ăn), khi đó nó xé tan khối vật chất và làm bắn ra năng lượng (mô hình 4) theo tia gamma beta gì đó. Một phần các tia này bắn chệch hướng nên thoát ra khỏi mồm bà và loài người lấy năng lượng đó để tiếp tục duy trì sự sống. Quả là tương lai u ám, nhưng cũng còn khá lâu.
                        Ứ hiểu!
                        Nuôi hà bá như vậy còn chết sớm hơn.
                        Nếu vũ trụ có bị "lạnh" đi thì là do năng lượng bị phát tán, nó không thành chu trình kín, tức là năng lượng trên một đơn vị không gian dần nhỏ đi -> năng lượng cho con người ít dần.
                        Nếu thực hiện được việc cách ly, để con người có một vùng sống với mức năng lượng/ không gian đủ lớn thì vẫn sống được.
                        Một hệ cô lập hoàn toàn thì tổng năng lượng không thay đổi.

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi Kilodeth Xem bài viết
                          Cái thứ hai làm mình nhắc cuốn sách đó là nói về động cơ lỗ đen, Gs. Trịnh cho rằng "Nếu loài người không bị diệt vong bởi môi trường và chiến tranh hạt nhân thì khoảng 10^10^abcd năm (chịu không hình dung nổi). Khi đó mặt trời tắt, các hóa chất đã chuyển từ trạng thái năng lượng cao (kém bền) sang năng lượng thấp lấy điện làm quang báo hết rồi, loài người sẽ chực chờ ở các miệng lỗ đen và ném vào từng khối vật chất đã "hết pin" (nuôi nó ăn), khi đó nó xé tan khối vật chất và làm bắn ra năng lượng (mô hình 4) theo tia gamma beta gì đó. Một phần các tia này bắn chệch hướng nên thoát ra khỏi mồm bà và loài người lấy năng lượng đó để tiếp tục duy trì sự sống. Quả là tương lai u ám, nhưng cũng còn khá lâu.
                          Mặt trời tuổi thọ mới trung niên thôi, nên còn vài tỷ năm nữa nó mới đốt hết năng lượng rồi phình ra nuốt lấy các hành tinh lân cận và trái đất rồi co lại thành 1 sao lùn trắng. Nhưng từ đây đến đó chắc trái đất sẽ bị phá hủy bởi 1 thiên thạch nào đó và trước đó kiến thức loài người đã dư sức định cư tại những hành tinh khác.

                          Xin lỗi mọi người và quay lại vấn đề động cơ vĩnh cửu là mình chưa hiểu cái trục quay trên đây.

                          Comment


                          • #58
                            Động cơ vĩnh cửu thì rất ... hiếm . Nhưng mô hình một đoàn tàu vận tải không cần năng lượng là có thực .

                            Các bạn tham khảo một mô hình này xem . Đoàn tảu trong đường hầm sẽ vận chuyển hàng hóa ( thậm chí chở cả người ) từ thành phố A tới thành phố B mà không cần tới năng lượng ????????
                            Attached Files
                            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                            nguyendinhvan1968@gmail.com

                            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                              Động cơ vĩnh cửu thì rất ... hiếm . Nhưng mô hình một đoàn tàu vận tải không cần năng lượng là có thực .

                              Các bạn tham khảo một mô hình này xem . Đoàn tảu trong đường hầm sẽ vận chuyển hàng hóa ( thậm chí chở cả người ) từ thành phố A tới thành phố B mà không cần tới năng lượng ????????
                              Cái này trong cuốn Vật Lý Vui 1 phải không ? Tớ đọc lâu quá rồi không nhớ rõ.

                              Comment


                              • #60
                                Vẫn phải cần chứ nhỉ?

                                Nửa tam giác phía XANH, tàu đi hướng đi vào tâm trái đất nên chuyển động không cần năng lượng, qua nửa phía bên ĐỎ thì lại đi ngược lực hút. Nếu ma sát bằng 0 thì may ra mới lên lại được thành phố B, còn không thì chạy qua chạy lại một hồi lại nằm ngay trung điểm
                                Đẹp từng kilomét

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                betraihn Tìm hiểu thêm về betraihn

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X