Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mình tháo 7805 ra rồi đo mass và Vcc 5V thì VOM kêu chói tai luôn, híc!!!!

    Thôi đành mua vài con mcu gởi ra nhờ bạn TP nạp code để nghịch tiếp vậy. Hay chờ bạn thanhfdc ra bản SMD nghịch luôn cho đã nhỉ!

    // không biết bản WT79E2051 bạn TP có code mấy chân phụ thêm kia để kết nối LCD không nhỉ?

    Comment


    • Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
      Chia buồn cùng bạn, vụ này trước mình bị hoài, muốn rút board điều khiển ra ngoài off nguồn còn phải xả các tụ nguồn nữa, nếu ko xả tụ vẫn chết board như thường.
      Bạn đã ráp bo test chưa, thử xem sóng có đẹp không, có bị méo như của mình không nhé! Mình phải dừng cuộc chơi ở đây rồi, buồn thiệt đó!

      Comment


      • Con ir2110 dip này công nhận cũng bền thiệt. Nhiều lúc lẫn quẩn cắm vào bo cs mà cắm nhầm chân LO, HO với GND, ic nó nóng bỏng cả tay mà ko chết! Vài lần cứ ngở ... thôi rồi. Mcu thì 2 lần cắm ngược 12vdc và 1 lần cấp 12vdc vào đường chân 5vdc luôn cũng ko sao. Ko biết do con ổn áp bảo vệ hay sao.

        Comment


        • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
          Con ir2110 dip này công nhận cũng bền thiệt. Nhiều lúc lẫn quẩn cắm vào bo cs mà cắm nhầm chân LO, HO với GND, ic nó nóng bỏng cả tay mà ko chết! Vài lần cứ ngở ... thôi rồi. Mcu thì 2 lần cắm ngược 12vdc và 1 lần cấp 12vdc vào đường chân 5vdc luôn cũng ko sao. Ko biết do con ổn áp bảo vệ hay sao.
          Ôi, bạn thật là may mắn. Chúc mừng! Mình thì chỉ một lần thôi, rút bo ra để điều chỉnh khi chưa rút điện mà đã tèo rồi, không còn cơ hội mà rút kinh nghiệm nữa, híc......

          Mà mcu này không có mạch nạp hả bạn, phải hàn vào bo rồi cắm dây nạp à? Không thì mình chỉ phải gởi ic không kèm 1 tờ giấy như thư tín thì...tiết kiệm biết nất nhỉ!!!

          Comment


          • Cái đế kẹp cho kiểu chân mcu này giá cao quá nên hàn vào mạch để nạp thì tiết kiệm hơn. Cái đế kẹp mấy trăm k luôn đó.
            Munhf cũng còn vài con. Để mình tặng bạn thêm con mà nghịch, mà rút... cái kinh... nghiệm. Ship bạn chịu!

            Comment


            • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
              Cái đế kẹp cho kiểu chân mcu này giá cao quá nên hàn vào mạch để nạp thì tiết kiệm hơn. Cái đế kẹp mấy trăm k luôn đó.
              Munhf cũng còn vài con. Để mình tặng bạn thêm con mà nghịch, mà rút... cái kinh... nghiệm. Ship bạn chịu!
              Ôi, thế thì còn gì bằng! Cảm ơn bạn trước nhé! Vậy mình gỡ con hư ra, lại gởi bo tới nhờ bạn giúp thêm lần nữa vậy. À, mà lần này bạn có cập nhật thêm phần chọn SPWM một nhánh cầu H và trừ dòng AC,DC offset cho về không chưa vậy?

              Lần trước bạn đã cập nhật phần đang chạy mà vào mục chỉnh %SPWM thì nó tự lưu luôn rồi đó, tắt nguồn đi mở lại nó vẫn nhớ. Có một chút lỗi thì phải, khi đang on mà bấm Mode để chuyển màn hình thì nó kêu đồng thời áp ra bị gián đoạn tí chút đó bạn, nhất là khi vào màn hình chỉnh %SPWM, mình tải bóng 200W có lúc nó ngắt áp ra luôn.

              Comment


              • Mình chưa cập nhật các chế độ pinout cho spwm bạn.
                Làm ji có chuyện chuyển mode lúc đang on mà áp ra gián đoạn đc!? Hoàn toàn ko liên quan với nhau bạn. Bạn vào mode config chỉnh %spwm để chỉnh % thì nó thay đổi áp ra là đúng rồi và cả lưu khi thoát nữa. Bạn chuyển đến chổ thay đổi pwm pinout thì nó sẽ ngắt spwm ra luôn là đúng rồi.
                Bạn ko vào config mode mà bấm phím mode đến màn hình hiệu chỉnh %pwm thì điều chỉnh nhưng ko lưu đc ở đây nhé.

                Comment


                • Sao mình thử thì nó vẫn nhớ mà, lạ nhỉ! Còn khi đang on, bấm mode thì có lúc nó kêu rè một cái, đèn bỗng nháy một cái trước khi hiển thị màn hình điều chỉnh % áp tham chiếu. Vậy lần này bạn bớt chút thời gian test luôn sóng ra xem có giống mạch của bạn không nhé, vì có thể phần driver của mình linh kiện cùi quá, nhất là cặp IR2113 25K/con mà nhìn thôi đã thấy chất lượng kém rồi!

                  // To TP: qua Lễ mình gởi bo đk bạn giúp mình nhé, và có cần gửi cả keypad và LCD không bạn?

                  Comment


                  • Ko thể nào nhớ được ở mode preview kia đc bạn nhé. Khả năng bạn vào config và thoát ra vì mình có cảm giác bạn chưa xem kĩ hướng dẫn mình ghi!
                    Còn SPWM chạy độc lập bằng module riêng trong mcu có ngắt ưu tiên cao nhất, nên khi thực hiện các chức năng khác ko liên quan và ko ảnh hưởng đến bạn nhé. Dù màn hình có treo đi do lỗi bus thì SPWM vẫn ra ok nhé. Chỉ khi nào treo con trỏ chương trình thì sẽ tự động reset mcu.
                    Gởi 1 cái module i2c + keypad + bo driver. Lcd ko cần. Bạn gởi luôn đi. T2 có test luôn.

                    Comment


                    • Cuối tuần và nghỉ lễ họ sẽ không chuyển đâu. Để T2 mình gởi. Mà cả 2 cái I2C mình hàn vô LCD hết rồi, vậy mình sẽ gởi cả bộ LCD luôn nhé!

                      Comment


                      • Ok. Bạn cứ gởi ra đây.

                        Comment


                        • Các bác đã tốn công sức rất nhiều để hoàn thành nguồn Sine nầy. Sao không nghĩ đến việc sản xuất ra. Tôi nghĩ sẽ rất nhiều người sẽ mua vì đây là hàng Made In VietNam. Có lời thì lấy tiền giúp cho mạng Dientuvietnam hoặc mua thêm linh kiện và làm những sản phẩm nguồn xung mới

                          Comment


                          • thanhfdc đâu rồi nhỉ!? Lâu ko thấy động tĩnh gì thế bạn!. PCB như thế ok chưa bạn ơi cho ae chơi tiếp chứ.

                            Mục đích đầu tiên là share cho các anh em cùng chung tay gắn bó bấy lâu trên diễn đàn để cùng làm cùng chơi, cùng nuôi đam mê và các bạn ấy có thể thương mại nếu có thể! Sản phẩm Việt mà lị. Theo cách test của mình thì thấy sp ok có thể sánh vai với về chất lượng với egs (mình chưa thử nhưng nghe các bác thảo luận).Tuy nhiên cần chọn lại các R phân áp cho dòng để đc hiển thị đc chính xác hơn, do tính toán rất khác với thực tế khi mạch chạy. Về tính năng có thể nhiều và linh hoạt hơn. Có thể update thêm những tính năng hay điều chỉnh nếu cần thiết!. Bản thân mình đi làm nhà nước nên nghịch cho vui và nuôi đam mê thôi, mình rất hoan nghênh nếu bạn Thành thương mại đc hay các bạn cùng nhau góp sức thương mại, mình ủng hộ và hỗ trợ tối đa. Nhưng mình nghĩ chi phí lk khả năng hơi cao hơn tụi TC.

                            Cập nhật lại HD.

                            HƯỚNG dẪn cân chỈNH và sỬ dỤng bo driver true sinewave cho converter DC-AC.
                            Bo gồm có các thành phần chính sau: MCU N76E003 của nuvoton, Chip nhớ 24C04, Opam dò bảo vệ LM393 và opamp loại rail to rail vd như LT1078 khuếch đại tín hiệu dòng ac, dc (nếu loại thường như LM358 thì cần hiệu chỉnh lại code để offset), ic ổn áp 7805 mình đang dùng LT1121 (note: cũng hơi bị sụt áp vài mlivon khi on so vơi off mạch), Module I2C-LCD pcf8574T và LCD 16x2). Cập nhật: có thể setup chọn loại module T hoặc AT
                            • Ta có 6 phím nhấn gồm: start/stop (on or off), mode (để chuyển view màn hình or con trỏ khi setting), up, right, down, left và một phím ảo kết hợp bởi từ 2 phím nhấn cùng lúc là left + DOWN (dùng để vào, lưu và thoát mode config). Trên thực tế nếu hoàn thiện sp, ta chỉ cần để 2 nút nhấn là start/stop vs mode (để xem lỗi hay trang thái thiết bị) là ok. Còn các nút còn lại kia ta chỉ dùng config các thông số lần đầu tiên, hay bảo trì hiệu chỉnh ji đó, nên ko cần thiết kế cứng lên tb thêm rườm rà.
                            • Led có 2 led: 1 báo nguồn, 2 là báo trạng thái hoạt động cpu (nháy đều 1s là mcu ok, nháy nhấp nháy mạnh yếu ko đều là báo quá dòng, thiết bị sẽ off và auto resume sau khoảng 10s. sẽ nói kĩ về chức năng resume sau).
                            • Hiển thị trên LCD: Khi thiết bị off thì màn hình báo đang off. Khi đang on thì màn hình hiển thi 2 thông số áp dòng của áp DC và AC luân phiên nhau khoảng 5s. Và các màn hình khác sẽ đề cập khi diễn giải các tính năng khác.
                            • Ở trang thái off của thiết bị:
                            Chúng ta có thể vào MODE CONFIG bằng cách bấm kết hợp cùng lúc 2 phím DOWN +left.
                            • Nếu OFF mà do SHORT-ALARM thì ko thể khởi động được, đồng thời màn hình có hiển thị biểu tượng tia sét góc phải trên. (lúc này cần kiểm tra lỗi hoặc nếu ko lỗi thì có set độ nhạy bảo vệ cao quá ko? Chú ý: Khi ngắt điện bật lại hoặc kích 2 chân 3 vs 4 của LM393 thì driver mới đc unlock để chạy). Nhớ kiểm tra kĩ chứ vội vả chết mos ko chịu trách nhiệm nha các bác!
                            • Nếu off mà có lỗi do accu ở mức cutoff thì khi bấm phím MODE lần 1, ta sẽ chỉ xem được trạng thái lỗi là gì của 2 lỗi ưu tiên cao (có 8 lỗi dc báo ở đây theo ưu tiên hiển thị fix sẵn, bạn xem trong phần config). Bấm lần 2 về lại màn hình off. Và chúng ta ko thể bật on thiết bị do bị cấm on do lỗi này.
                            • Nếu off mà ko lỗi accu cutoff thì khi bấm phím MODE ta lần lượt xem được các màn hình: trạng thái alarm, hiệu chỉnh hồi tiếp, màn hình thông số dòng-áp và bấm tiếp lại quay về màn hình trạng thái off. Màn hình thông số dòng-áp ở đây ko biểu thị thiết bị đang chạy nhé.
                            • Ở trạng thái ON của thiết bị:
                            Khi ON có hiện biểu tượng PLAY góc dưới phải lcd, để tránh nhầm lẫn khi ở màn hình preview các thông số bằng phím MODE.
                            Ở màn hình hiển thị thông số dòng-áp luân phiên, chúng ta có thể bấm phím RIGHT để tạm dừng màn hình nào mình muốn (có biểu tượng tạm dừng). Để tiếp tục tự động chuyển ta bấm lại phím lần thứ 2. (có biểu tượng tam dừng góc dưới phải LCD).
                            • Nếu on mà có lỗi do accu ở mức cutoff thì về OFF thiết bị.
                            • Nếu ON mà ko có lỗi trên thì khi bấm phím MODE ta lần lượt xem được các màn hình: trạng thái alarm, hiệu chỉnh hồi tiếp, màn hình thông số dòng-áp và bấm tiếp lại quay vòng .
                            • Khi ON các tín hiệu dò ngắn mạch chủ động, quá tải mới đc active. Các tín hiệu khác bình thường.
                            • Ở trạng thái xem lỗi: Hiển thi 2 lỗi có ưu tiên cao nhất mà có tín hiệu báo lỗi active. Theo bên dưới ưu tiên cao từ 0 đến 7 là thấp nhất. Chúng ta có thể disable hoặc enable cảnh báo các lỗi này trong phần CONFIG, sẽ hướng dẫn sau trong mục CONFIG.
                            + short_alarm_bit 0
                            + tempr_alarm_bit 1
                            + cur_bat_alarm_bit 2
                            + cur_ac_alarm_bit 3
                            + vbat_L_alarm_bit 4
                            + vbat_H_alarm_bit 5
                            + vac_L_alarm_bit 6
                            + vac_H_alarm_bit 7
                            • Ở trạng thái xem hiệu chỉnh hồi tiếp: Hiển thị các thong số % áp hồi tiếp, Hiển thị mức % áp tham chiếu và hiển thị % duty độ rộng xung SPWM. Ở đây ta có thể dùng phím UP và DOWN để tăng-giảm mức % áp tham chiếu để điều chỉnh áp ac ra, nhưng ko lưu lại được, rút nguồn sẽ quay lại mức cũ. Muốn lưu lại thì vào và thoát MODE CONFIG.Tính toán áp HV, hiệu chỉnh kết hợp với VR hồi tiếp để sao công suất max HV (sụt đến mức cho phép) mà % SPWM nằm ở 100%mà áp ac ra ok là tối ưu hiệu suất nhất.
                            • Ở trạng thái hiển thi dòng-áp: Hiển thị dòng CDC, VDC, CAC và VAC. VDC có thể đo đến 500vdc, VAC đo 500v/can2cua2. Dòng hơn 1000A (dùng opam rail to rail khuếch đại nếu Rsun quá nhỏ).
                            • Ở trạng thái MODE CONFIG: có 6 màn hình chức năng cấu hình cho các thong sô sau: Chuyển màn hình và con trỏ bằng nút MODE, setting thong số bằng các phím up, down, left, right.
                            1-Hiệu chỉnh áp lấy mẫu: Dùng phím LEFT di chuyển con trỏ đên từng digit rồi dùng phím UP or DOWN để điều chỉnh. Giới hạn tăng giảm cho mỗi digit là max =9, min = 0. NOTE: Ko nên điều chỉnh tăng quá lớn so với mẫu đã auto detect, vì sẽ gây vô hiệu hóa keypad khi adc keypad nhận sai. Chỉ nên hiệu chỉnh cho mức volt dc hiên thị bên trên lcd về tương đương với mức áp của một VOM khác dùng để so sánh, nhằm lấy mẫu chính xác hơn mà thôi. Và chú phân áp cho pin dò áp dc phải chính xác trước rồi mới nên hiệu chỉnh. Nếu lở hiệu chỉnh sai mà đã lưu thì reset lại (hướng dẫn sau).
                            2-En/disable các cảnh báo: Khi có cảnh báo nào trong 8 tín hiệu active và ko disable tại đây, thì góc trên phải lcd sẽ nhấp nháy 1s/lần biểu tượng “tấm khiên và dấu !” luân phiên nhau. (Riêng nếu có cảnh báo SHORT_ALARM thì có thêm biểu tượng tia sét bên cạnh.) Có 8bit, theo thứ tự từ trái sang phải là theo chiều ưu tiên và cũng là bit on/off cảnh báo của alarm theo thứ tự đó. (xem bảng tín hiệu alarm ở mục: “Ở trạng thái xem lỗi:” bên trên để hiểu mà en/disable. ). Enable = 1, disable = 0 và bấm phím RIGHT để thay đổi. Khi disable thì tác động bảo vệ vẫn hiện hữu, chỉ ko hiện báo cảnh báo lên màn hình hay âm thanh mà thôi.
                            3- Điều chỉnh các mức áp cảnh báo áp accu High-Low (trên và dưới bên trái LCD), áp ac High-Low (trên và dưới bên trái LCD): Đây là các số thực, có phần sau dấu phẩy. Các bạn dùng phím LEFT để chọn digit và dùng UP or DOWN để tăng giảm co từng digit đó. Giới hạn tăng giảm tương tự như phần hiệu chỉnh mẫu. Số phía trên bên góc trái lcd là giới hạn mức alarm high cho áp accu. Và nếu + thêm 2v là mức auto cutoff để bảo vệ thiết bị. Số bên dưới là mức áp accu alarm low. Và nếu – đi 1v nữa là mức cutoff để bảo vệ accu. Tương tự, số phía trên bên phải lcd là alarm áp ac cao, + thêm 10v là cutoff. Và bên dưới là áp alarm ac thấp, - đi 20v là mức cutoff. (NOTE hiện tại chỉ fix tín hiệu mức cutoff accu).
                            4- Điều chỉnh mức dòng High cảnh báo cho AC (trên bên trái LCD), DC (dưới bên trái lcd), và Cảnh báo mức High nhiệt độ (trên bên phải lcd): Đây cũng là các số thực. Phía trên bên góc trái lcd là mức dòng accu high alarm, + thêm 5A là mức cutoff. Phía dưới là mức dòng ac high alarm, + thêm 2A là mức cutoff. Và phía bên góc phải trên là mức alarm high nhiệt độ, + thêm 5 độ là cutoff. Điều chỉnh tăng giảm bằng Phím UP or LOW. Chuyển con trỏ qua digit bằng phím LEFT. Chuyển qua thông số tiếp bằng phím MODE.
                            5-Điều chỉnh mức % áp ac hồi tiếp tham chiếu: Thông số này nằm trong MODE hiệu chỉnh hồi tiếp Vac ra. Nếu VR chỉnh tham chiếu đã ok, ta điều chỉnh thông số này áp ac ra sẽ tỉ lệ với nó.Phối hợp với MODE View thông số hồi tiếp dùng để hiệu chỉnh set và lưu mức hồi tiếp. Chỉnh tối ưu sao thông số %SPWM khoảng trên 50% nếu hv cao và lớn tí cho HV thấp. Chỉnh sao cho khi cs đỉnh của áp HV đạt đến thì %SPWM 100% thì hiệu suất tối ưu nhất.Điều chỉnh tăng giảm bằng Phím UP or LOW.Chuyển con trỏ qua digit bằng phím LEFT. Chuyển qua thông số tiếp bằng phím MODE.
                            6-En/disable adjust keypad (bit4) - flash led lcd/buzzer alarm (bit0)-các bit khác chưa dùng, và 3 bit bên phải là cho DEAD-TIME. Mặc định là 011=400ns; Và time deadtime chúng ta có thể thay đổi tùy chọn 7 mức: 0s; 200ns; 333ns; 400ns; 600ns; 800ns; 1us. Theo nhi phân 3 bit, 110 và 111 là cho 1us.): Khi vào MODE hiệu chỉnh này SPWM ra sẽ auto stop ở tất cả các pinout nếu thiết bị đang chạy ok, nhằm trách sự cố do setup spwm ra. 5 bit đầu-bit4 là en/disable áp acd keypad ( ngoại trừ phím MODE bận)lên màn hình ở trạng thái OFF thiết bị. Mục đích để dễ điều chỉnh phân áp cho keypad hoạt động đúng. Khi reset dò lại áp tham chiếu adc mẫu thì tính năng trên cũng dc cho phép nhằm hỗ trợ hiệu chỉnh phần cứng lúc ban đầu hoàn thiện. Bit3 đến bit1 là dự phòng. Bit0 là en/disable hiệu ứng alarm bằng flash led_lcd/buzzer. 0 là disable, 1 là enable. Thay đổi giá trị bit bằng phím RIGHT. Di chuyển con trỏ bằng phím LEFT. Tương tự cho 3 bit còn lại ở phía phải lcd.
                            /*dinh nghia shutdown-level error*/
                            • #define tempr_alarm_off (tempr_alarm+10) //nhiet do C
                            • #define vbat_L_alarm_off (vbat_L_alarm-0.5) //volt
                            • #define vbat_H_alarm_off (vbat_H_alarm+2) //volt
                            • #define vac_L_alarm_off (vac_L_alarm-20) //volt
                            • #define vac_H_alarm_off (vac_H_alarm+10) //volt
                            • #define cur_bat_alarm_off (cur_bat_alarm+5) //Ampe
                            • #define cur_ac_alarm_off (cur_ac_alarm+1) //Ampe
                            • Bấm tiếp phím MODE để quay vòng lại Mục 1. Bấm UP+LEFT để lưu và thoát. Khi thấy dòng chữ bảo release key thì nhã phím để MCU reset lại sau khi setup xong.
                            • Tất cả câc giá trị nhị phân đều tính LSB là bít 0 bên phải và MSB bit bên trái.
                            • Khi short áp rơi trên Rsun cầu h lớn sẽ đc LM393 phát hiện khóa giữ driver IR2110 off, đồng thời MCU ngắt SPWM ra. Mcu sẽ cảnh báo lỗi. Nếu ko ngắt nguồn, và đã xữ lí lỗi ok, có thể kích hoạt chân 2 lm393 cao để có thể bật startup lại. Đây là chức năng bảo vệ cao nhất, cuối cùng cho mạch, chứ ko phải quá tải nhé các bác. Nó đã vượt xa ngưỡng quá tải về mọi mặt nên cần thận trọng kiểm tra chắc chắn lỗi cảnh báo nhé. Nếu tín hiệu bảo vệ dòng cầu H chỉ khóa Driver mà ko kích hoạt được Fault Brake thì sẽ ko hiển thị lỗi trên lcd được. Vì ko lấy tín hiệu nhận biết do thiếu 1 pin mcu vào chân SD_H.
                            • Chức năng auto resume do quá tải active khi dòng ac chạm ngưỡng dòng HIGH alarm cutoff. Khoảng 10s trể resume sau khi tạm off. Và có khởi động mềm kết hợp khi resume. Nếu trong khoảng hơn 1 phút tính từ lúc bắt đầu lần resume đầu, mà có resume quá 5 lần thì STOP off luôn thiết bị. Và nếu trong khoảng thời gian đó mà chưa đến 5 lần thì reset tính lại từ đầu.
                            • Chức năng khởi động mềm thời gian khoảng 5s tăng đến mức áp ac ok.
                            • Chức năng cảnh báo nhiệt độ chưa code. Chưa có cutoff cho các tín hiệu sau: Nhiệt độ, dòng accu, áp ac. Chỉ có cảnh báo alarm trừ nhiệt độ. Sẽ cập nhật các tính năng chưa kịp hoàn thiện sau.
                            • Dùng phím MODE để di chuyển con trỏ qua các thông số tiếp theo và để chuyển đến màn hình hiệu chỉnh tiếp theo. Và quay vòng cho đến khi bấm phím kết hợp đồng thời DOWN + LEFT để LƯU và THOÁT về. Hành động này sẽ lưu tất cả các thay đổi cập nhật của tất cả các thông số trong MODE CONFIG.
                            • Để chạy tự động lấy lại mẫu áp tham chiếu cho bộ chuyển đổi ADC (chọn tự động tùy theo điện áp cấp cho MCU là 2.4vdc đến 5.5vdc. (Áp mẫu mặc định là 977 bậc) Nếu chọn áp mẫu fix thì chỉ dùng đc cho 1 mức Vcc theo code fix.) Các bạn nhấn giữ 1 phím bất kì (cấp mức 1 cho chân keypad adc) và jump 2 chân trên panel phải nối tắt lại (RS_VRF_ADC) hoặc chân điều khiển led_status xuống GND, sau đó reset MCU hoặc cấp nguồn cho mạch. Hành động này cũng cho phép hiển thị số volt adc keypad tạm thời dùng hiệu chỉnh phân áp cho các phím của keypad. Ở trạng thái OFF bấm phím và giữ sẽ hiển thị được số volt phân áp hiện tại của phím đó, đối với 2 phím Start/stop và MODE thì xem áp cho nó phải ở màn hình cuối sắp quay lại màn hình OFF thì ấn và giữ luôn phím để xem. Volt active của các phím là: start/stop = 5v (code test1v), MODE = 4v, UP = 1v, RIGHT = 1.5v, DOWN = 2v, LEFT = 2.5v, và DOWN+LEFT = 3.1v. Tất cả các phím áp có thể chọn xấp xỉ +-0.1v.
                              • #define keyp_mode 4
                              • #define keyp_config 3.1 (DOWN+LEFT)
                              • #define keyp_left 2.5
                              • #define keyp_down 2
                              • #define keyp_right 1.5
                              • #define keyp_up 1
                              • #define keyp_start 5
                              • #define lower 0.5
                              • #define offset 0.1
                              • Tham khảo file giá trị phân áp Keypad characteristic.xlsx
                            • Lần đầu tiên Trước khi ON thiết bị để hiệu chỉnh, chúng ta phải vào MODE CONFIG để setup các thông số cho phù hợp cho từng ứng dụng và lưu vào rom. Khi khởi động thiết bị mà ROM chưa được kết nối hoặc hỏng lỗi thì sẽ báo lên màn hình (là ROM error) và lúc này nó chạy theo các thông số mặc định (Load Default) được fix trong code như đã nói trên ( dinh nghia shutdown-level error), chứ không theo thông số load từ ROM đc. Và còn nếu chip ROM là chip mới, chưa từng đc cấu hình bởi hệ thống, thì màn hình sẽ hiện thông báo (ROM not yet config, Save&load default), đồng thời tự động LƯU các thông số cấu hình mặc định vào ROM và load ra để chạy. Để tối ưu với ứng dụng chúng ta nên kiểm tra và setting lại all. Chỉ vào Mode này khi thiết bị là chế độ OFF. Khi đang ở trong chế độ này mà ko muốn lưu, để cancel bâm phím START/STOP hoặc tắt nguồn.
                            • Chân điều khiển en/disable SG3525 active là mức thấp. Nên đệm qua trung gian để trách nguy hiểm do tèo SG3525. Và nếu đc, tốt hơn hết dùng driver TLP250 thay cho thế cho IR2110 để an toàn, ổn định hơn rất nhiều, đặc biệt cho cs lớn. Dùng ic ổn áp 5v có dòng đáp ứng lớn hơn để ổn định hơn, hoặc cho mcu riêng 1 con nhỏ và 1 con khác cho các lk khác. Các điện trở phân áp chân adc đo volt và opamp khuếch đại dòng nên cân chỉnh chính xác. Note: mạch hiện tại phải có gắn ROM chip 24c02 or 24c04 vào bus I2C ( giống module i2c LCD pcf8574) thì mới lưu đc cấu hình thì mới chạy full chức năng.
                            • Đã cập nhật tính năng cân bằng bán kì nhưng phải dùng 2 cuộn lọc mới lấy mẫu áp mỗi đỉnh so với GND.
                            • Tính năng đo hiển thị công suất tiêu thụ: (đã cập nhât nhưng chưa tối ưu)
                            • Watchdog_time: Nếu bộ đếm chương trình, con trỏ chương trình bị treo vì lí do gì đó thì sẽ tự động reset lại. (đã cập nhật)
                            • Chế độ nữa cầu: (cập nhật sau)
                            SƠ BỘ VỀ HƯỚNG DẪN LÀ VẬY. CÓ JI THIẾU SÓT MÌNH SẼ UPDATE VÀO SAU CHỨ CÓ THỂ CHƯA NHỚ HẾT ĐỂ VIẾT RA. CHÚC CÁC BẠN TEST THÀNH CÔNG!

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                              [USER="23468"]. Nhưng mình nghĩ chi phí lk khả năng hơi cao hơn tụi TC.
                              TC là... Trung Q hả bạn???
                              Nếu vậy là bạn lầm rồi, ba cái hàng tạp nhạp như cái board inverter 50 nghìn đồng nó nổ chạy 300W ngoài chợ thì miễn bàn, còn lại các hàng tạm ổn thì giá khét lẹt trong khi mình soi kỹ thiết kế của nó thì ko có gì gọi là công nghệ cao hay đột phá cả, một số thiết kế của anh em trong diễn đàn còn hơn nó nhiều mặt.
                              Mới chỉ là board lái sin công suất thôi đó, chưa có nâng cao áp DC-DC mà hơn cả trăm $, chóng cả mặt, linh kiện ngó qua cũng cùi cùi thôi mà hét như dát vàng. Cái board trắng ko bán hơn 250K vnđ trong khi nhìn sơ cũng thấy chấy lượng board là hàng trung bình.
                              Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                              Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                              Comment


                              • Bo driver thì xong rồi đây. File Gerber bao gồm cả layer Top SMT Paste Mask, cho ai muốn hàn hàng loạt bằng lò nướng, máy khò... thì dùng layer này đặt bên gia công mạch in làm 1 tấm mask (stencil) bằng inox. Hoặc dùng máy cắt, cắt trên giấy vinyl, ăn mòn giấy nhôm (nếu dùng máy in laser, "là" kiểu truyền nhiệt)....

                                Khi hàn LK chỉ cần đặt khớp tấm mask lên trên bo trắng, quét kem chì, nhấc mask ra, sắp LK lên, rồi cứ thế mà cho vào lò nướng. Khi thiếc hàn nóng chảy, sức căng bề mặt tự nó sẽ kéo LK về ngay hàng thẳng lối.

                                MH_N76E003_PWM_SMD.zip
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X