Mình cũng có dự định là một mạch cầu h chuyển mạch mềm từ lâu mà chưa thực hiện được, giờ nghe bác thanhfdc nhắc lại cũng muốn khơi lên. Ý tưởng dùng thêm một van mos để đóng/mở nguồn hv310 cho các mos. Hoạt động thế này. Khi các van cầu h chưa on thì ngắt HV 310, khi van cầu h on xong rồi mới cấp HV310. tương tự cho khi van off, ngắt nguồn trước rồi mới tắt van cầu h. Như thế có tránh được xung nhiễu và tổn hao trên các van cầu H. Nhưng trên van kiểm soát nguồn cũng bị nhưng sẽ ít hơn. Theo các bác có ok không? Bác nào có cách hay hơn cho giải pháp chuyển mạch mềm này không cho ý kiến nhé?
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)
Collapse
This is a sticky topic.
X
X
-
Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viếtMình cũng có dự định là một mạch cầu h chuyển mạch mềm từ lâu mà chưa thực hiện được, giờ nghe bác thanhfdc nhắc lại cũng muốn khơi lên. Ý tưởng dùng thêm một van mos để đóng/mở nguồn hv310 cho các mos. Hoạt động thế này. Khi các van cầu h chưa on thì ngắt HV 310, khi van cầu h on xong rồi mới cấp HV310. tương tự cho khi van off, ngắt nguồn trước rồi mới tắt van cầu h. Như thế có tránh được xung nhiễu và tổn hao trên các van cầu H. Nhưng trên van kiểm soát nguồn cũng bị nhưng sẽ ít hơn. Theo các bác có ok không? Bác nào có cách hay hơn cho giải pháp chuyển mạch mềm này không cho ý kiến nhé?
Comment
-
Nguyên văn bởi quanhao2406 Xem bài viếtbạn mua ở đâu được cái lõi đó vậy?Bạn còn lõi nào không để lại cho mình 1 cái mình tìm bao nhiêu ngày tháng rồi mà không được,toàn là lõi noname
Tiện đây các bác chỉ giúp em cách tra mã của lõi lọc với,em tìm hoài mà không biết tra thế nào,ví dụ như lõi RS157125A của bác congiola1991
Comment
-
Chắc ko đc đâu Sơn. Chuyển mạch mềm là ko có cưỡng bức. Chủ yếu là do thành phần chính là các giá trị điện cảm, điện dung ở cái BAX cộng hưởng tạo nên chuyển mạch. Các van on - off chỉ để bù đắp năng lượng hao hụt. Giá trị dòng áp biến thiên theo đồ thị sine. Nếu có cưỡng thì phải chờ em nó lên đỉnh hãy cưỡng bức. Giá trị trung gian là do năng lượng đã tích lũy ở BAX cấp ra tải ở trạng thái tự xả - tự dao động.
Như bạn mô tả thì cũng có 1 phần của chuyển mạch mềm. Nhưng chưa đủ. So với chuyển mạch cứng thì chuyển mạch mềm BAX là trái tim, khác chuyển mạch cứng là van với driver tạo ra. Nên phải điều khiển cái van theo cái BAX. Chuyển mạch mềm cũng có cả mô hình nửa cầu đó. Một số mô hình chuyển mạch của cao áp CCFL sử dụng kiểu này. Dùng với TL494 luôn. Nhưng chắc phải khảo sát cái BAX kinh lắm mới làm ngon. Mình ko có điều kiện nên chưa dám làm dù có 1 số sche hay PCB.
Mô hình đó y như p- p là dùng đẩy kéo sơ cấp với duty ~50%, nhưng cộng hưởng bên thứ cấp với tụ nối tiếp ở đầu ra trước cầu nắn HV. Điều chỉnh lại giá trị tụ để đạt cộng hưởng về dòng hoặc áp, theo điện cảm rò thứ cấp hoặc cuộn cảm ở đầu ra.
Mả cha mấy thằng tàu, MOS nó gọi là RU, giờ lõi cảm nó gọi là RS với KS, toàn đồ ăn cắp công nghệ. Datasheet tra lòi con mắt luôn. Có $ mà ship đồ chơi hẳn 75xx hàng mới toanh của maginc cho nó chuẩn. Ko thì rã máy dùng 77xx.
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết... Nếu có cưỡng thì phải chờ em nó lên đỉnh hãy cưỡng bức...
Nghe bác nói thôi chơi chuyển mạch cứng cho lành
- 1 like
Comment
-
Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viếtChắc ko đc đâu Sơn. Chuyển mạch mềm là ko có cưỡng bức. Chủ yếu là do thành phần chính là các giá trị điện cảm, điện dung ở cái BAX cộng hưởng tạo nên chuyển mạch. Các van on - off chỉ để bù đắp năng lượng hao hụt. Giá trị dòng áp biến thiên theo đồ thị sine. Nếu có cưỡng thì phải chờ em nó lên đỉnh hãy cưỡng bức. Giá trị trung gian là do năng lượng đã tích lũy ở BAX cấp ra tải ở trạng thái tự xả - tự dao động.
Như bạn mô tả thì cũng có 1 phần của chuyển mạch mềm. Nhưng chưa đủ. So với chuyển mạch cứng thì chuyển mạch mềm BAX là trái tim, khác chuyển mạch cứng là van với driver tạo ra. Nên phải điều khiển cái van theo cái BAX. Chuyển mạch mềm cũng có cả mô hình nửa cầu đó. Một số mô hình chuyển mạch của cao áp CCFL sử dụng kiểu này. Dùng với TL494 luôn. Nhưng chắc phải khảo sát cái BAX kinh lắm mới làm ngon. Mình ko có điều kiện nên chưa dám làm dù có 1 số sche hay PCB.
Mô hình đó y như p- p là dùng đẩy kéo sơ cấp với duty ~50%, nhưng cộng hưởng bên thứ cấp với tụ nối tiếp ở đầu ra trước cầu nắn HV. Điều chỉnh lại giá trị tụ để đạt cộng hưởng về dòng hoặc áp, theo điện cảm rò thứ cấp hoặc cuộn cảm ở đầu ra.
Mả cha mấy thằng tàu, MOS nó gọi là RU, giờ lõi cảm nó gọi là RS với KS, toàn đồ ăn cắp công nghệ. Datasheet tra lòi con mắt luôn. Có $ mà ship đồ chơi hẳn 75xx hàng mới toanh của maginc cho nó chuẩn. Ko thì rã máy dùng 77xx.
Comment
-
thanhfdc TP_Electro Vâng đấy là 2 xung ở chân G nó nhiễu loằng ngoằng lên e không để ý nó bao nhiêu ns (em dùng SG3525 và để trở Rd chân 7 là 100R ). . Để mai e là lại cái mạch rồi chụp lên nhờ bác xem giúp
Comment
-
Tần số 20-40kHz mà Rd tới 100 ôm thì deadtime quá lớn rồi, không sợ trùng dẫn. bạn thay thử fet khác chưa, biết đâu chỉ vì nó kém mà đổi cả bảng mạch thì mất công lắm. Có lần mình dùng cặp 70N06 mua Nhật Tảo chạy có 40W mà nóng kinh cứ tưởng do BAX , soi sóng thấy tương đối đẹp, thay thử cặp 50N06 thì chạy cả trăm oát phà phà chỉ âm ấm.
Comment
-
Em đang làm lại mạch rồi chiều có để test . dinhthuong80 bác chỉ giúp e cách tính chọn Mosfet với ??? ngoại trừ Vds, Vgs, Id , thì ta cần quan tâm đến những thông số nào nữa ?? và các thông số đó ảnh hưởng như thế nào
Comment
-
Rd và deadtime còn phụ thuộc vào Rt. Nếu Rt nhỏ thì Rd 100R cho dt rất lớn, nhưng nếu Rt mà lớn thì Rd 100R dt cũng chỉ nho nhỏ thôi. Nhìn cái xung DS thấy nó ko phân bậc nên mình nghĩ là dt của bạn hơi nhỏ. Nhưng thực ra ko sợ trùng dẫn lắm. Có mạch mình chạy dt rất nhỏ, có cái xung DS giống y của bạn như cháy rất tốt, HS còn rất cao.
Qg, Qgs Qds, td on - off, tr, tf, Ciss... Nhưng để chọn theo được mấy thông số kia thì khó, vì ko chắc kiếm được LK. Cứ dùng như phổ thông là được rồi. Yếu cầu về tốc độ chuyển mạch và dạng xung đâu có cao giống như làm amply class D đâu.
Comment
-
thanhfdc TP_Electro dinhthuong80 Đây là xung e đo được ,1 cái là 2 xung ở chân G ,1 cái là chân G và chân D .cái deadtime khoảng 1us có vẻ hơi lâu phải ko bác ??
Công nhận xung đỡ nhiễu hẳn .Nhưng có vấn đề xảy ra là cái BAX bị ấm lên, FET đỡ nóng hơn nhưng vẫn ấm ,Con trở công suất 5w-100R bị nóng(mà e cũng chưa hiểu rõ con này để làm j ??) Mong các bác cho ý kiến
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677nhân tiện cho mình hỏi thêm về cái phần test hipot (cao áp),là để kiểm tra độ bền cách điện giưa các cuộn dây,mà thấy thông số test thường ở mức 4kvac,vậy nếu mấy con fail đó xài bình thường vẫn dduocj phải không ạ,vì điện mình làm gì lên tới mức đó
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:52 -
-
Trả lời cho Kiểm tra biến ápbởi lamvu0677máy đo số vòng thì cty có ,mà nó to quá,tưởng có máy nào gọn gọn bỏ túi được thì tiện hơn,vì đi lại nhiều...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
10-11-2024, 08:47 -
-
bởi tmcodonMình thấy diễn đàn có chuyên mục quảng cáo rồi mà. Bạn đóng góp để mở luồng riêng
-
Channel: Hướng dẫn sử dụng diễn đàn
09-11-2024, 13:36 -
-
bởi Nicole08Xin chào mọi người, tôi đã sử dụng Flashforge Inventor 2 được gần 5 năm và rất hài lòng với nó, nhưng tuần trước đã xảy ra sự cố. Có vẻ như động cơ bước đưa sợi in vào đầu nóng đã bị hỏng. Mọi thứ khác có vẻ ổn trên máy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
09-11-2024, 12:55 -
Comment