Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ok. e quên mất cái cầu H Bác nào chỉ e cách tính sine với ??(công thức tính bảng sine cho pwm 8 bit và 16 bit ntn?) cả tính chọn tần số sóng mang nữa bác ơi

    Comment


    • Chủ đề lập trình bạn nên tạo một luồng riêng thì hay hơn. Làm loãng luồng lắm bạn ah. Thông cảm nhé.

      Comment


      • Bác đã giúp thì giúp cho chót chứ giờ làm xong cái phần BAX rồi bỏ đấy phí quá

        Comment


        • Có bác nào chế được con thoi quấn dây cho lõi xuyến ko ạ chứ quấn tay mấy trăm vòng đau khổ quá

          Comment


          • Nguyên văn bởi moto Xem bài viết
            Có bác nào chế được con thoi quấn dây cho lõi xuyến ko ạ chứ quấn tay mấy trăm vòng đau khổ quá
            làm chuyên nghiệp thì sắm máy quấn dây lõi xuyến như của LIOA , còn nghiệp dư vài năm quấn một lần thì kiếm miếng ván mỏng 1,5cm , rộng 4cm , dài 40cm ( còn tùy theo lõi to hay nhỏ mà là con thoi cho phù hợp) , 2 đầu mài hoặc cưa khuyết vào để làm con thoi xỏ dây cho dễ , ước lượng trọng lượng dây rồi quấn vào con thoi cho đầy sau đó luồn vào lõi là đẹp ngay .

            Comment


            • Nguyên văn bởi quocviet253 Xem bài viết
              Bác đã giúp thì giúp cho chót chứ giờ làm xong cái phần BAX rồi bỏ đấy phí quá

              Bảng tính sin. đổi lại thành đuôi file xlsx mới xem dc.
              Attached Files

              Comment


              • Nguyên văn bởi quocviet253 Xem bài viết
                Bác đã giúp thì giúp cho chót chứ giờ làm xong cái phần BAX rồi bỏ đấy phí quá
                Bạn dùng avr thì lập trình spwm quá ngon rồi. đầu tiên bạn phảixác định trong 1 nửa chu kỳ sin (10ms) bạn muốn chia thành bao nhiêu khoảng và áp vào công thức sin để tính được bảng sin gồm bấy nhiều khoảng đó. giá trị bảng sin ở đây tính ra % nha bạn. ví dụ ở khoảng đầu tiên là 0v thì 0% đến đoạn 2 là 2% chẳng hạn thì pwm trong mỗi khoảng bạn cũng đặt giá trị tương ứng. có nghĩa nếu pwm 8 bit thì giá trị lớn nhất là 255 như vậy ở 2% thì bạn đặt là 255*2%. cứ như vậy tính cho hết nửa chu kỳ sin. bạn dùng timer 1 hay 0 để tạo pwm và phải thêm 1 ngắt timer tương ứng với mỗi đoạn của bảng sin bạn đã chia. ví dụ bạn chia 10 đoạn thì mỗi đoạn là 1ms như vậy timêr 2 sẽ ngắt sau 1ms trong hàm ngắt timêr thì bạn cập nhật giá trị duty của pwm tương ứng với đoạn đó

                Comment


                • mọi người cho mình hỏi chút là mình dùng mạch dc dc của santak tg500 rồi dùng bo egs002 nhưng có 1 vấn đề thế này: khi chạy thử thì áp ac ra nhấp nháy. rồi khi mình thử tách riêng nguồn dc dc vơi nguồn cấp cho bo egs thì ok. cái này thì có cách nào khắc phục k nhỉ. k biết ngoài nhiễu do nguồn thì còn nguyên nhân gì làm đầu ra ac rung rinh nữa. mạch nguồn mình đã có tụ lọc 104 rồi cũng k ăn thua

                  Comment


                  • Phải nói là EGS cực kỳ khó tính, hay cực kỳ chuối khi yêu cầu rất khắt khe về layout, nguồn cấp. Bộ ko cách ly thường cũng có tình trạng ít ổn định áp ra AC. Cách ly 12V thì ko có tình trạng đó nữa, và phần IFB cũng chạy ổn định hơn, với mức bảo vệ chuẩn hơn. Nhưng nâng bộ 12 lên 24 chỉ bằng cách thêm vào mạch buck cấp nguồn cho driver DC-DC và thay đổi tỷ lệ BAX. Thì lại tệ tới mức đôi lúc gây treo cả 8010 luôn. Các nguồn 400V, 15V, 5V bên thứ cấp đủ cả mà 8010 ko chạy gì, đèn báo ko sáng. Đôi khi im lìm thế nhưng lại khuyến mãi vụ quạt chạy hết tốc hoặc nháy như bảo vệ quá tải nhưng ko có khởi động lại. Bó tay.

                    Comment


                    • giờ mình bỏ luôn 4 con a1015 ra và hàn 4 chân ra để tận dụng mạch lái fet của nó rồi code avr tạo xung pwm lái fet. mình chỉ cho 1 chân ra pwm và dùng ic4066( ở nhà tìm k có cổng and với or tìm thế nào ra còn 4066 này lại hay) để chia pwm ra làm 2 đường để điều khiển 2 bên cầu H và kết hợp với 2 chân vdk nữa như vậy là ok. mình chia 1 nửa chu kỳ sin thành 250 đoạn để băm xung pwm và còn 2 chân còn lại thì mình lật trạng thái ở 50hz như vậy 2 mofet dưới sẽ đóng mở với nửa chu kỳ sin còn 2 mosfet trên sẽ băm xung pwm. lắp vào mạch đã chạy ok nhưng mỗi tội k có máy hiện sóng để thử. còn dùng phần mêm hiện sóng qua soudcard của pc để xem xung pwm đầu ra thì xung đẹp luôn.
                      Giờ có 1 vấn đề nữa mình thắc mắc chút. là áp Dc của thằng santak(riêng phần dc dc chưa mắc vào mạch DC AC) sao không tải đo dc 400v mà mắc tải tầm 20ww thôi là tụt xuống 300v nhỉ. phần hồi tiếp về gs3525 mình vẫn giữ nguyên mạch cũ của nó. k hiểu sao nó lại tụt áp vậy. hay là phải quấn lại biến áp nhỉ. nhưng mình nghĩ nếu đã lên dc 400v rồi mà tại biến áp thì hình như k hợp lý lắm.(bỏ qua vấn đề về dây dẫn và bình acquy vì cái này mình làm đảm bảo rồi)

                      Comment


                      • Nếu bạn tận dụng phần DC-DC của santak thì phải gia cố lại đường mass, vcc và thêm tụ dc 12 vào cho nó chứ không là bị tụt áp và sức nóng đường mạch làm rơi linh kiện ra khi chạy tải 60W. Mình đã tùng bị khi tận dụng làm lần đầu.
                        Nay vừa code xong hồi tiếp ac cho con mcu 2051 của nuvoton, Phạm vi điều chỉnh xem như gần vô cấp , rang có thể từ 0-100% áp. Mình dùng 1 bảng sin chuẩn, ko phải nhảy bảng sin nữa nên hồi tiếp mịn hơn các bậc áp (1% xem như là gâng vô cấp). Có thể code để điều chỉnh từng chu kì pwm(dùng cho vfb kiểu adc) nhưng do ở đây mình lấy mẫu áp trung bình nên chỉ update vfb mỗi 1/2 chu kì sin. Tuy nhiên, lại có hạn chế là pwm thấp chỉ có 7khz. Vì do mcu chậm nên mình phải dành thời gian cho nó chạy đoạn code tính toán xong % duty pwm chu kì tiếp theo trong mỗi chu kì hiện tại. Và dạng sóng cũng ít đẹp hơn khi ko fb. Nhưng nếu chạy cho BAT thì mình nghĩ ok.
                        Để tối về post video.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                          Nếu bạn tận dụng phần DC-DC của santak thì phải gia cố lại đường mass, vcc và thêm tụ dc 12 vào cho nó chứ không là bị tụt áp và sức nóng đường mạch làm rơi linh kiện ra khi chạy tải 60W. Mình đã tùng bị khi tận dụng làm lần đầu.
                          Nay vừa code xong hồi tiếp ac cho con mcu 2051 của nuvoton, Phạm vi điều chỉnh xem như gần vô cấp , rang có thể từ 0-100% áp. Mình dùng 1 bảng sin chuẩn, ko phải nhảy bảng sin nữa nên hồi tiếp mịn hơn các bậc áp (1% xem như là gâng vô cấp). Có thể code để điều chỉnh từng chu kì pwm(dùng cho vfb kiểu adc) nhưng do ở đây mình lấy mẫu áp trung bình nên chỉ update vfb mỗi 1/2 chu kì sin. Tuy nhiên, lại có hạn chế là pwm thấp chỉ có 7khz. Vì do mcu chậm nên mình phải dành thời gian cho nó chạy đoạn code tính toán xong % duty pwm chu kì tiếp theo trong mỗi chu kì hiện tại. Và dạng sóng cũng ít đẹp hơn khi ko fb. Nhưng nếu chạy cho BAT thì mình nghĩ ok.
                          Để tối về post video.
                          K biết có phải santak nó có nhiều phiên bản k mà mình thấy đường mạch từ 3205 đến biến áp nó to như ngón tay và phủ cả vạch thiếc nên k đến nỗi như bạn nói.
                          Còn về vdk mình dùng avr tần số thạch anh 16mhz mỗi 1us thực hiện 16 chu kỳ máy nên rất nhanh.sao pwm bạn tần số thấp vậy.ở avr thì bạn có thể diều chỉnh dc cả chu kỳ pwm luôn.nhưng mình thường lấy theo 8 bit và dùng ngắt timerr để cập nhật bảng sin cho pwm.còn hồi tiếp ac mình nghĩ k khó.chỉ cần tạo 1 bảng sin chuẩn rồi tùy theo giá trị hồi tiếp mà nhân với % là dc.dùng avr thì tốc độ nhanh.nhưng 8051 thì sẽ là cực hình vì hình như 8051 thực hiện 1 lệnh mất 12 chu kỳ xung nhịp nếu mình không nhớ nhầm

                          Comment


                          • TP_Electro mình nghĩ bạn nên chuyển sang avr dùng hay hơn vì nó hỗ trợ sẵn pwm nên bạn k phải mất thời gian để tạo pwm mềm như 8051. Mình mất khoảng 3 hôm để làm chủ dc phần pwm với timer và mạch nạp linh

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi developerv Xem bài viết
                              TP_Electro mình nghĩ bạn nên chuyển sang avr dùng hay hơn vì nó hỗ trợ sẵn pwm nên bạn k phải mất thời gian để tạo pwm mềm như 8051. Mình mất khoảng 3 hôm để làm chủ dc phần pwm với timer và mạch nạp linh
                              Mình dùng 8051 nhưng phiên bản của hãng nuvoton bác. Nó chạy đc thạch anh 20Mhz, nhưng mỗi chu kì máy ít nhất là 6 chu kì clock. Nếu chạy clock 20Mhz thì chu ki máy có gần 500ns (quá chậm) cho chu kì pwm ở 22khz. Mình dùng ASM chứ ko phải C mà còn thế huống gi c. Các phép tính trong ASM rất phức tạp nên tốn chu kì máy. nhưng c thì tốn hơn.

                              Comment


                              • TP_Electro thank bac! developerv Em dùng at8 thạch anh 16M time 1(16bit) . 1/2 chu kỳ chia 100 khoảng thì mỗi khoảng hết 0,1ms =>> thanh ghi ICR1=1600 và OCR1A =(giá trị bảng sin) phải không bác?? . Mà làm sao để chia cái PWm thành 2 để cấp cho 2 bên cầu H vậy ???

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X