Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)
Mạch sin 300W của mình đang ráp dở đây, linh kiện cóp nhặt tổng hợp không mua và còn thiếu vài loại.
Các bạn cho mình hỏi với nhé:
1. Mình không có NTC 10K, thay bằng NTC 1.2K(R tăng theo nhiệt độ) nối tiếp R 8.9K thì có bảo vệ nhiệt được không?
2. Thay fet cầu H IRF840 bằng IRF740(400V) có được không vì thấy con này dòng lớn hơn và Rdson cũng nhỏ hơn tí?
Mình sẽ cấp vào HVdc=24V để thử, các bạn cho mình lời khuyên nhé!
Xin cảm ơn các bạn.
TP_Electro phải chọn loại lõi như nào vậy bác ?? developerv phần DC-DC thì e làm cũng tạm ổn rồi . mạch chưa có hồi tiếp AC (chẳng biết hồi ntn ) chỉ mới thử với xung PWM cấp vào thôi . e dùng IR21130 để drive cho cầu H
Phải test tải với nguyên DC-DC để biết chắc là DC-DC có đủ CS và ổn định khi cấp HV cho DC-AC. Khi đó mới biết lỗi ở thằng nào thì cứ thằng đó mà fix
Lõi đó là ferrite ko dùng được đâu. Phải dùng lõi bột từ. Lõi thích hợp cho lọc AC là lõi Sendust, Kool Mu, hoặc dòng 75xxx mới coóng của Magnetic. Để giảm số vòng dây, giảm điện trở thuần của cuộn cảm thì chọn lõi có Al càng cao càng tốt. Để giảm tổn hao lõi, giảm nguy cơ bão hòa lõi thì chọn lõi có độ từ thẩm thấp tầm 60-90u là hợp lý.
Thường chơi sang nhỉ? Mạch in 1 lớp mạ xuyên lỗ chi cho nó đắt. NTC 10K tháo ở nguồn PC đồng bộ ra thiếu gì. 1.2K nối tiếp thế chắc chắn mạch bảo vệ quá nhiệt ko hoạt động đc đâu. Bảo vệ quá nhiệt hoạt động khi áp chân TFB lên 4.3V, và tự tắt bảo vệ quá nhiệt khi TFB xuống 4.0V. Như cách lão định mắc thì khi NTC xuống tới 0R, phân áp trên TFB ở khoảng 2.6V, điều khiển quạt còn chưa chạy thì bảo vệ quá nhiệt làm sao hoạt động được.
300W thì 840 hay 740 cũng vẫn chạy tốt nếu phần lọc AC tốt. Vin vào chừng 330 - 350VDC
Cảm ơn bạn. Mạch này là của bạn Nguyenson318 cho mình, công nhận...chơi sang thật!!!!
À, nếu biết áp hoạt động của nó vậy thì mình sẽ tính và nối tiếp NTC 1k2 với R thích hợp là ổn thôi mà. Con 740 400V vậy cũng không sao rồi.
oke bác để em tìm lõi khác xem sao .Phần DC-DC thì như hôm trk em test với 80w thì cũng thấy ổn ổn rồi TP_Electro bác cho e hỏi con R-shunt,diode ở phía dưới cầu H có tác dụng j vậy ?không dùng nó có sao ko??
Đây là sóng ra khi thử 12V, thấy cũng đẹp như mơ, không biết cấp 350V thì thế nào.
Phần quạt tản nhiệt thì không ổn rồi, vì nó dùng NTC loại âm, nhiệt tăng thì R giảm! Kiểu này phải khoan lỗ gắn thêm một transistor nữa mới được chứ mình toàn nguồn PC bình thường không có NTC 10K.
Mạch sin 300W của mình đang ráp dở đây, linh kiện cóp nhặt tổng hợp không mua và còn thiếu vài loại.
Các bạn cho mình hỏi với nhé:
1. Mình không có NTC 10K, thay bằng NTC 1.2K(R tăng theo nhiệt độ) nối tiếp R 8.9K thì có bảo vệ nhiệt được không?
2. Thay fet cầu H IRF840 bằng IRF740(400V) có được không vì thấy con này dòng lớn hơn và Rdson cũng nhỏ hơn tí?
Mình sẽ cấp vào HVdc=24V để thử, các bạn cho mình lời khuyên nhé!
Xin cảm ơn các bạn.
Cái mạch này làm chổ nào thế bác, hết bao nhiêu 1 mạch mà nhìn ngon thế? (mạch in ko nhé)
Cái mạch này làm chổ nào thế bác, hết bao nhiêu 1 mạch mà nhìn ngon thế? (mạch in ko nhé)
cái này đi đặt mạch in ở các cơ sở làm mạch thì họ đều làm vậy hết mà. phủ xanh với mạ đàng hoàng. nhưng giá thì chắc tầm 50k/dm2 hay sao ấy. tùy từng nơi
NTC là điện trở nhiệt âm mà. PTC mới là điện trở nhiệt dương. EGS nó dùng điện trở nhiệt âm, giá trị 10K ở 25*C. Ở pin MTXT cũng có NTC đó, giá trị ko đúng 10K thì có thể điều chỉnh lại con trở R8 trên bo EGS để phân áp lại cũng được.
Nếu của Thường là PTC thì mắc đảo lại phân áp, cho con PTC nối TFB với GND. Mắc nó vào thay chỗ con R8, nối thêm 1 trở (biến trở) từ chân TFB lên 5V.
Cái mạch của Thường sợ là cấp 310VDC vào là đi mấy em 740 ngay đó. Cuộn lọc lõi ferrite kia thì trước mình cũng đốt vài em 740, 840 rồi.
Mạch 1 lớp phủ xanh, in tên LK, ko mạ xuyên lỗ đã tầm 40 - 50K/dm2 rồi. Mạ xuyên lỗ thì đắt chả kém gì 2 lớp đâu. Vì bản chất nó đã là mạch 2 lớp, vì có pad, via, chỉ ko có track trên mặt top.
Đây là sóng ra khi thử 12V, thấy cũng đẹp như mơ, không biết cấp 350V thì thế nào.
Phần quạt tản nhiệt thì không ổn rồi, vì nó dùng NTC loại âm, nhiệt tăng thì R giảm! Kiểu này phải khoan lỗ gắn thêm một transistor nữa mới được chứ mình toàn nguồn PC bình thường không có NTC 10K.
Mạch bác đẹp wá, nhưng sao lõi lọc xanh lè thế bác. Bác tìm lõi kool mu ấy
Bác Thành cho e hỏi lõi có ghi CS330060 là lõi gì thế ạ.
Sendust hoặc Kool Mu đều là lõi bột từ, để làm lọc AC thì chất lượng ngang ngửa nhau. Cái vụ này mình nghĩ là mình nhắc đến nhiều rồi chứ nhỉ. Vì nói đến lọc AC thì mình luôn nhắc đến cả 2 tên. Nhưng mà về cảm tính thì có lẽ mình đặt KM 77xxx vì nó là hàng của 1 thằng chuyên về vật liệu từ rất tên tuổi, mọi thông số của lõi trong datasheet luôn luôn là chi tiết, rõ ràng hơn. Khi cần khảo sát ngay cả việc chọn dây, ước tính cửa sổ thì hàng mag-inc chi tiết hơn nhiều.
PCB các bạn hỏi bạn Nguyênson318 nhé, bạn ấy share cho mình mà.
Thay lõi màu đen của thằng PFC nguồn PC 300W rồi, quấn cỡ 130v được 2.7mH, tụ 2uH, thử 320V thấy cũng tạm nhưng chạy tải 50W thấy hơi giật giật.
Mà mình thấy làm đơn thuần một lớp cho tiện...thay linh kiện hư! Mới lỡ tay chạm con tụ 153 vào 2 con 740 kề nhay thế là bùm mất 2 con lẩn cầu chì, giờ tháo 2 con 740 này ra thay cũng là cả vấn đề đấy!!!!
À, sản phẩm họ thiết kế ra, họ yêu cầu mình chứng minh là sau chỉnh sửa thì 1 là gỡ jump cắm lại không hư mạch, 2 là gỡ jump thì 220Vdc vẫn dùng được led áp thấp 20V mà không hư led như mình báo, nên họ hiểu rõ mà....
Bài học kiểu trực tuyến dù là loại đơn giản bậc nhất cũng vẫn cần chú tâm. Chỉ bật tai nghe lên thì không có loại nào thấm nổi đâu. Cách hay hơn, dễ hơn là kiếm phim tiếng Anh nào đó xem, ban đầu bật phụ đề tiếng Việt, nghe và...
Ha ha !
Thay đổi cách nghĩ thì sẽ nghĩ ra.
.
.
.
Một thứ cần kiểm soát dòng + nhiệt + công suất tiêu tán. Nhưng lại dùng tư duy ổn áp. Làm sao mà giải quyết được.
Nó là mạch ổn dòng.
Vì thế các anh nước lạ không thèm quan tâm là phải....
Vì cứ phải chỉnh sửa cho mỗi dải điện áp, quên chỉnh thì hư chíp phải bảo hành nên em thấy bất tiện, mới cần cái mạch 1 dải áp cao dùng cho tất cả loại đèn đó bác!...
Mình thỉnh thoảng cũng làm việc với người nước ngoài nói tiếng Anh thì toàn ghép nhặt từ, cộng với quơ tay quơ chân để diễn tả, hix. Nỗi khổ là không biết cách để mô tả sự việc. Tôi muốn tìm các bài giảng tiếng anh nào phù hợp...
Trước khi có đủ thực lực thì chỉ làm vì mình thôi đừng nghĩ đến chuyện khác cái mạch toàn dãi tiện sử dụng nhưng tỷ lệ hư hỏng phải bảo hành cũng cao hơn ,lợi bất cập hại .
Comment