Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
    có thể dùng con nhỏ hơn theo công suất ra chứ bỏ là chết fet cầu H.



    Sao không tận dụng luôn khi chưa có k/n quấn?
    E thấy đầu luồng có bày cuốn thêm nên e cuốn theo. Ba t1000 e đo 4.2cm e để nguyên sơ cấp cuốn lại thứ cấp dây 50 cuốn 120vog khi cho chạy ko tải thì 0.4a cho tải bóng 40w thì ăn dòng lên những 7a. E làm vậy đã ổn chưa ạ ? Dc-dc

    Comment


    • Ý đồ ở khối bảo vệ của bạn thì mình hiểu. Có điều đang muốn thiết kế lại phần này ở dạng so sánh cửa sổ cho 2 ngưỡng. Ngắn mạch tự phục hồi cho phần shutdown cầu H.

      Và bỏ D3, chứ như hiện tại thì DZ5: 0.7V + Vfd3 = 1.4V áp rớt trên shunt, mới tới ngưỡng lật của con U2B. Khá là cao.

      Sơ đồ mạch dự kiến như hình dưới, thời hằng tự phục hồi chủ yếu do điều chỉnh C12 và R17. Cửa sổ chênh lệch 2 ngưỡng do R3 - R6 - R9 tạo thành. SD_H active mức cao, i_protect active mức thấp. Bác nào có điều kiện test trước thử xem.

      Click image for larger version

Name:	nganmachtuphuchoi.png
Views:	2410
Size:	57.2 KB
ID:	1687518

      Comment


      • Mạch bảo vệ theo ý của bạn mình thấy cũng ok. Nhưng trong trường hợp mạch của mình có nhược điểm như bạn nói là áp active đến 1.4v. Mình nghĩ trong trường hợp bảo vệ cuối cùng rồi thì cũng ko nên tự phục hồi bạn ah. Ví dụ bị thông 1 mos cầu h thì nó nên khóa luôn driver lẫn spwm ra chứ ko nên phục hồi khi chưa dc kiểm tra.
        Còn phần opam i_protect + zen áp chuẩn +r18+d5 tạo thành 1 mạch kiểu interesting hay schmitt trigger circuits. Nó giúp ổn định đầu ra loại bỏ đc nhấp nhô theo tín hiệu ngỏ vào r9 nếu có. Khi tín vào lớn hơn áp chuẩn thì trạng thái ra sẽ thấp, và lúc này (chọn d3 là loại vf nhỏ gần 0v càng tốt nhưng phải lơn hơn 0v) d3 kéo chân áp tham chiếu xuống theo nên tín hiệu ngỏ vào r9 có nhấp nhô sụt xuống thấp hơn mức v chuẩn ban đầu thì ngỏ ra vẫn dc giữ ổn định cho đến khi nó xuống thấp hơn áp chân v tham chiếu. Khoảng áp chẩn -áp d3 chính là khoảng ko tác động theo một chiều đối với đầu ra i_protect. Vì dòng là dòng xung qua tụ lọc nên có sự nhấp nhô lên xuống mà ngày trước mình cần nó ổn định để báo quá tải. Jo dùng mcu này có adc thực ra cũng ko cần.
        Sắp tới mình cũng nghĩ bỏ đi chỉ lấy 1 vế opam cho cả 2 tín hiệu này. Cho active đồng mức nó cũng đảm bảo dc dộ an toàn. Bạn thấy có đc ko Thành.

        Comment


        • Thì dạng tín hiệu ở trên shunt chân cầu H nó có dạng gần như xung tam giác mà. Nên để giảm nhiễu phải có mạch lọc RC, giống như ở chân Isen của dòng UC384x.

          Nếu có thể bỏ đi được 1 vế chỉ dùng 1 vế cho cả 2 tín hiệu thì giống như EGS V2. Trên PCB nó cũng chỉ dùng 1 vế cho shutdown cầu H, vế chạy SPWMEN nó cũng bỏ vì ko hàn R27.

          Detect quá dòng trên IFB qua 2 mạch lọc thông thấp về DAC ở chân 14 IFB EG8010, ngưỡng 0.5V và trễ 600ms. Khi bảo vệ kích hoạt, sau 16s nó sẽ bật lại các đầu ra SPWM trong 100ms để dò quá tải tiếp. và lặp lại liên tục trong gần 2 phút thì sẽ ngưng hoàn toàn. Nhưng dường như 16s là quá ngắn với 100ms on là dài, nên nhiều người thử chập tải liên tục thì thấy là cuộn lọc bị phát nhiệt và công suất tiêu tán khi chập tải cũng khá lớn, ko nhớ cụ thể nhưng cỡ vài chục W gì đó.

          Active đồng mức sẽ gây khó khăn cho khởi động 1 số tải. Đặc thù của bọn sóng sine là để chạy tải cảm. Nên cũng thấy nhiều tay thiết kế IVT pure sine kêu khó cho các mức độ bảo vệ hơn hẳn là dạng sóng vuông. Có thể thấy ở cùng mức CS thông số van cầu H bọn pure sine là cao hơn nhiều so với sóng vuông.

          Việc khóa hẳn cầu H cũng có lợi thế riêng của nó, nhưng lại nảy sinh ra bất cập trong các hệ thống tự động, bán tự động. Khi mà ko có hỏng hóc gì với LK thì người dùng chỉ chủ động giảm tải là IVT có thể chạy lại bình thường. Thế nên yêu cầu của phần bảo vệ cầu H trên chân SD của IR phải nhạy. Và nếu độ nhạy đủ cao thì có thể nâng ngưỡng bảo vệ để IVT hoạt động ổn định hơn.

          Sơ bộ thì vẫn thấy phải dùng 2 con IC: 393 cho bảo vệ và 358 cho KĐ. Mỗi con chỉ dùng 1 vế thì lãng phí. Nếu chuyển sang chỉ dùng 1 con 358 cho cả bảo vệ và KĐ thì gọn. Nhưng xem tốc độ phản ứng thì con 358 chậm hơn con 393 tới cả trăm lần (5uS><0.5us).

          Nên chắc vẫn phải dùng cả 2 con. Con 358 mình sẽ dùng cả 2 kênh, bên I_AC mắc mạch lặp để tăng trở kháng vào. Nên bạn cứ tính toán code tối ưu. Nếu cần sẽ vẫn dùng 2 kênh cho bảo vệ như cũ. Phân áp ở chân 2 và 5 con 393 chỉ nên dùng trở thôi vì bản thân nguồn 5V đã được xử lý ổn áp, phân áp cũng có tụ lọc. Bọn diode có noise do điện tử dịch chuyển.

          Comment


          • Active đồng mức thì cũng ok bạn. Vì(note: 2 tín hiệu này là để bảo vệ cầu H trong giai đoạn dòng tăng đến giới hạn gần ngoài khả năng chịu đựng của nó, là "khiên chắn" bảo vệ sau cùng cho cầu H). Còn đo dòng hoạt độn bình thường, phát hiện quá tải và quá tải tức thời do cắm tải, (tức nhiên là dòng 2 giai đoạn này phải nhỏ hơn giai đoạn "khiên chắn" kia.). Và dòng ở giai đoạn đo dòng hoạt động bình thường là giai đoạn dòng nhỏ nhất. Quá trình tăng dòng mình chia làm 3 giai đoạn:
            Giai đoạn 1 là bình thường -> chạy bình thường;

            Giai đoạn 2 là quá tải và quá tải tức thời -> vẫn hoạt động bình thường nếu sau khoảng thòi gian ngắn dòng nó quay về trong giai đoạn trước, còn nếu no duy trì lâu hơn thì cảnh báo;

            Giai đoạn 3 là giai đoạn dòng tăng max -> shutdown và cảnh báo, dòng giai đoạn này tăng gần ngoài mức chịu đựng của cầu H (có thể vì lí do nào đó ngắn mạch đầu ra, hay do chết mosfet...).

            Theo cách bảo vệ trên thì chúng ta vẫn cho tự phục hồi khi quá tải giai đoạn 2 là ok nhất, vì ko gây nguy hiểm cho mạch. Chúng ta sẽ tối ưu thòi gian dò dòng khi test, vì ở đây còn chế độ short start khi phục hồi nữa.

            Về opam chúng ta có thể dùng cùng mức active mà để khỏi có cảm giác phí 1/2 opam thì mình sẽ nối chân r9 sang chân 1 LM393 thay vì nối như cũ. và như thế này chúng ta cũng ko cần đến mạch schmitt trigger một chiều kia cho gọn. thanhfdc trước mình phải dùng zenner đó là vì cái mạch này. ngày xưa mình dùng điện trở thay cho D3 và ảnh hưởng lúc cắm điện của C10. Giờ chúng ta có thể bỏ bớt cho gọn.

            Mình nghĩ là ở cấp độ quan trọng (dòng lớn quá giới hạn chịu đựng như giai đoạn 2) thì chỉ nên bảo vệ thụ động ko cần qua xử lí, mcu chỉ cần giám sát lỗi gì xảy ra là ok, để báo chúng ta biết mà phòng, thận trọng khi cho chạy lại và troubleshooting nếu có xảy ra lỗi hỏng.

            Comment


            • Mình thì hiểu rằng active đồng mức cho 2 chân bảo vệ là cùng chung 1 áp so sánh về trước IC so sánh của mạch bảo vệ: Đồng mức in. Còn bạn thì đề cập tới mức vào của chân MCU, tức là đầu ra của IC so sánh: Đồng mức out. Cứ làm thành 3 giai đoạn như bạn mô tả là OK.

              Chân IFB này tách khỏi phần dò dòng AC, chân i_protect của MCU nếu có DAC và xử lý hợp lý. Thì có thể vừa dùng cho bảo vệ trễ, vừa dùng cho cảnh báo phát hiện đầy tải 100%, quá tải 120%, 150%... hiển thị bằng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh với nhiều mô hình có CS khác nhau.

              Comment


              • Mình cũng thấy chia ra 3 gđ như vậy là rất hay, hợp lí. Theo mình ở gđ2 bạn sẽ set cho dòng lớn gấp 3-4 lần dòng điện tại Pmax trong 1-3s, sau đó giảm về bình thường thì là trạng thái bình thường, nếu lâu hơn hoặc dòng lớn hơn nữa thì sẽ vào gđ3.

                Comment


                • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                  Ko cần phải thế đâu. HF nó ăn dòng thấp ấy mà. Còn nếu muốn như chế độ ngủ đông khi không tải thì lại khác.

                  Nhưng có vấn đề rồi đây. Như mạch Sơn thiết kế thì shunt cầu H vừa để bảo vệ, vừa để đo dòng AC. Nhưng AE mỗi người 1 mức CS, sẽ phải dùng shunt khác nhau. Nếu code có định thì có thể thay đổi hệ số KĐ con U1B cho phù hơp. Nhưng vẫn sẽ vướng ở con U2B ở điểm nối D3 - R9.

                  Chỗ con U2B này mình vẫn ko hiểu đc thiết kế của Sơn, tại sao ko code trễ on trở lại khi quá tải cho chân i_protect. Mà lại phải dùng trễ bằng mạch cứng bằng con D3, C12, nó đồng thời làm chậm đáp ứng của phần bảo vệ shutdown cầu H, khi quá tải mức lớn hơn hoặc chập tải.

                  Nếu chân 11 con MCU có ADC thì mình sẽ thiết kế như bọn EGS. Nếu chân này ko có ADC thì mình sẽ dùng 1 nửa con 393 so sánh chung đầu vào IFB của nửa bên kia nhưng chạy với áp tham chiếu nhỏ hơn. Bên MCU sẽ code i_protect trễ. Mục đích là cho phép chạy vượt tải lúc khởi động trong ngưỡng bảo vệ chạm tải.

                  Phần đo dòng AC sau này khi sửa lại mình sẽ sử dụng với biến dòng, dò dòng ở ngay đầu ra AC. Như thế ko cần khuếch đại mà chỉ cần nắn, lọc. Nó sẽ tách biệt được với phần bảo vệ, tha hồ thay đổi shunt mà kết quả đo dòng AC ko hề bị ảnh hưởng. Code tha hồ fix cứng.

                  RTC bỏ ở J2, chuyển lên bo, chân của J2 dành cho I_AC. Các chân lấy mẫu sẽ chỉ có lọc thông thấp và bảo vệ, phân áp đặt dưới bo CS. Sẽ tránh được rủi ro khi chạy dài các track lấy mẫu có áp cao như Vfb.

                  Nếu để thêm tính năng UPS thì liệu khối ON - OFF có phải sửa lại ko nhỉ? Mạch này có cái hay là có chân shutdown SG3525. Nên có thể đặt hẳn phần driver DC chạy nguồn thường trực cũng được, tốn chừng chục mA là cùng.

                  Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                  Active đồng mức thì cũng ok bạn. Vì(note: 2 tín hiệu này là để bảo vệ cầu H trong giai đoạn dòng tăng đến giới hạn gần ngoài khả năng chịu đựng của nó, là "khiên chắn" bảo vệ sau cùng cho cầu H). Còn đo dòng hoạt độn bình thường, phát hiện quá tải và quá tải tức thời do cắm tải, (tức nhiên là dòng 2 giai đoạn này phải nhỏ hơn giai đoạn "khiên chắn" kia.). Và dòng ở giai đoạn đo dòng hoạt động bình thường là giai đoạn dòng nhỏ nhất. Quá trình tăng dòng mình chia làm 3 giai đoạn:
                  Giai đoạn 1 là bình thường -> chạy bình thường;

                  Giai đoạn 2 là quá tải và quá tải tức thời -> vẫn hoạt động bình thường nếu sau khoảng thòi gian ngắn dòng nó quay về trong giai đoạn trước, còn nếu no duy trì lâu hơn thì cảnh báo;

                  Giai đoạn 3 là giai đoạn dòng tăng max -> shutdown và cảnh báo, dòng giai đoạn này tăng gần ngoài mức chịu đựng của cầu H (có thể vì lí do nào đó ngắn mạch đầu ra, hay do chết mosfet...).

                  Theo cách bảo vệ trên thì chúng ta vẫn cho tự phục hồi khi quá tải giai đoạn 2 là ok nhất, vì ko gây nguy hiểm cho mạch. Chúng ta sẽ tối ưu thòi gian dò dòng khi test, vì ở đây còn chế độ short start khi phục hồi nữa.

                  Về opam chúng ta có thể dùng cùng mức active mà để khỏi có cảm giác phí 1/2 opam thì mình sẽ nối chân r9 sang chân 1 LM393 thay vì nối như cũ. và như thế này chúng ta cũng ko cần đến mạch schmitt trigger một chiều kia cho gọn. thanhfdc trước mình phải dùng zenner đó là vì cái mạch này. ngày xưa mình dùng điện trở thay cho D3 và ảnh hưởng lúc cắm điện của C10. Giờ chúng ta có thể bỏ bớt cho gọn.

                  Mình nghĩ là ở cấp độ quan trọng (dòng lớn quá giới hạn chịu đựng như giai đoạn 2) thì chỉ nên bảo vệ thụ động ko cần qua xử lí, mcu chỉ cần giám sát lỗi gì xảy ra là ok, để báo chúng ta biết mà phòng, thận trọng khi cho chạy lại và troubleshooting nếu có xảy ra lỗi hỏng.
                  Các bác có rất nhiều kinh nghiệm , làm việc sửa chữa với nhiều loại mạch công suất nên em không dám có ý kiến, chỉ có vài chỗ thôi :
                  Em chỉ là chen ngang hóng hớt được là dùng Nuvoton còn không biết cụ thể loại nào.
                  Trong VĐK thường có vài chân ADC gain x200, x10, so sánh vi sai, nếu chỉ đọc điện áp từ điện trở shunt thì x200 chắc là đủ dùng. Các chân còn lại báo điện áp ắc quy, đo flyback. Sẽ không phải,dùng đến LM358-393.
                  Đọc sơ thấy có đoạn bác nói dùng 24Cxx để lưu cấu hình, đến đây lại tốn thêm một ic nữa, bác dùng luôn eeprom luôn vào epprom luôn cho tiện.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết


                    Các bác có rất nhiều kinh nghiệm , làm việc sửa chữa với nhiều loại mạch công suất nên em không dám có ý kiến, chỉ có vài chỗ thôi :
                    Em chỉ là chen ngang hóng hớt được là dùng Nuvoton còn không biết cụ thể loại nào.
                    Trong VĐK thường có vài chân ADC gain x200, x10, so sánh vi sai, nếu chỉ đọc điện áp từ điện trở shunt thì x200 chắc là đủ dùng. Các chân còn lại báo điện áp ắc quy, đo flyback. Sẽ không phải,dùng đến LM358-393.
                    Đọc sơ thấy có đoạn bác nói dùng 24Cxx để lưu cấu hình, đến đây lại tốn thêm một ic nữa, bác dùng luôn eeprom luôn vào epprom luôn cho tiện.
                    Trước tiên thank về góp ý của bác. Nhưng cũng tùy loại mcu bác ơi. Mình dùng n76e003 adc độ phân giải 12bit. Cũng tùy theo giá trị Shunt mà áp rơi lớn nhỏ. Ở đây chúng ta đang dùng 50miliohm nên áp rất nhỏ. Ở dòng nhỏ nếu ko khuếch đại thì đọc ko chính xác. 1 bậc adc tương đương 1.22milivolt.
                    Còn eeprom dataflash thì mcu này ko có bác. Thêm con 24xx cũng ko bao nhiêu tiền (khoảng 4k, 5k). Và chỉ việc gắn lên bus i2c là ok.
                    thanhfdc đồng mức (mức điện áp và thời điểm kích hoạt). Nhưng còn ý của mình là thời điểm trạng thái tín hiệu kích hoạt đến mcu (dù thấp hay cao) và chính là ngỏ ra opam như bạn nói.😊. Mình cũng nhất trí tách ra đường dò dòng bảo vệ i_protect (nằm ở giai đoạn 3 như mình nói trên) là dùng Rshun, active thụ động có nhận biết. Nhằm bảo vệ nhanh và an toàn nhất có thể và là "khiên chắn" cuối cùng để bảo vệ sự "tấn công" của dòng điện đối với tần công suất. Còn chân I_FBAC sẽ là chân adc để đo dòng ac (như giai đoạn 1 và giai đoạn 2). Ưu điểm dòng ac đo sẽ chính xác hơn khi gộp chung. Có thể dùng CT hay Hall đêt đo thay vì rsun.

                    dinhthuong80 giai đoạn 3 là thụ động, tín hiệu active là on/off (1-0) nên chúng ta ko thể đặt mức tác động bằng phần mềm, mà bằng các VR điieenj trở phần cứng. Đây là mức bảo vệ ưu tiên cao nhất. Mcu chỉ giám sát để biết khi xảy ra lỗi là lỗi ji thôi. Nhằm hổ trợ kiểm tra sửa chữa cho nhanh chóng. Còn phạm vi dòng trong giai đoạn 1 và 2 chúng ta có thể điều chỉnh nó trong phạm vi giới hạn này mà ko được "lẹm" chồng lấn lên phạm vi dòng của giai đoạn 3. Đương nhiên, mình sẽ ko fix cái giới hạn gây chồng lấn này cho các bác dc, vì mạch cs các bác làm cs lớn nhỏ khác nhau. Mà các bác sẽ tự setting trong phần config sau khi các bác đã điều chỉnh fix bằng phần cứng chọn đc riêng dòng giới hạn max bảo vệ cho ở giai đoạn 3 của mạch cs đó.
                    Click image for larger version

Name:	Screenshot_20170708-094601.png
Views:	2479
Size:	63.7 KB
ID:	1687632
                    Attached Files

                    Comment


                    • Chào các bạn, mình có lõi sơn màu xanh dương mã TAF200, AL~95, quấn dây 0.7 kín lỗ trong được khoảng 180T, 2.92mH như hình dưới không biết lọc sin có ổn không?


                      Mình cũng chưa rõ lắm về hệ số chất lượng Q của cuộn cảm, hình như lớn thì tốt phải không nhỉ? Như lõi trên Q=22 vậy có ổn không các bạn, trong khi lõi EC28/14/11-120T dây 0.7 mình đo được 3.3mH mà Q tới 37 lận. Còn vấn đề nữa là tại sao cuộn dây EMI cũng lọc được nhiễu cao tần, chặn các tần số dao động cao của mạch đi vào lưới điện lại không dùng lọc sin được, khi về bản chất lọc là như nhau, có phải về vấn đề công suất không?
                      Attached Files

                      Comment


                      • Diễn đàn giờ đi vắng cả hay sao mà ko thấy bình luận gì cả vậy ?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                          Chào các bạn, mình có lõi sơn màu xanh dương mã TAF200, AL~95, quấn dây 0.7 kín lỗ trong được khoảng 180T, 2.92mH như hình dưới không biết lọc sin có ổn không?


                          Mình cũng chưa rõ lắm về hệ số chất lượng Q của cuộn cảm, hình như lớn thì tốt phải không nhỉ? Như lõi trên Q=22 vậy có ổn không các bạn, trong khi lõi EC28/14/11-120T dây 0.7 mình đo được 3.3mH mà Q tới 37 lận. Còn vấn đề nữa là tại sao cuộn dây EMI cũng lọc được nhiễu cao tần, chặn các tần số dao động cao của mạch đi vào lưới điện lại không dùng lọc sin được, khi về bản chất lọc là như nhau, có phải về vấn đề công suất không?
                          Về lõi lọc ít người biết rỏ. Chỉ làm theo thực nghiêm là chính. Trừ bạn Thành có thể hiểu sâu hơn về nó.
                          Ko biết tình hình pcb test thế nào rồi bác taduc ơi.

                          Comment


                          • sao không làm bảo vệ hai giai đoạn? quá dòng và quá tải? quá dòng time delay ngắt xung 300ns/ quá tải cho vài phút? quá dòng cho đồng mức và tự khởi động lại, dò tải,
                            cầu H sine phải tương con mos trâu vào. theo mình thì nên để Id cao gấp vài lần dòng bảo vệ.dòng quá tải ít hơn 1/2 dòng Id max.
                            LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                              Chào các bạn, mình có lõi sơn màu xanh dương mã TAF200, AL~95, quấn dây 0.7 kín lỗ trong được khoảng 180T, 2.92mH như hình dưới không biết lọc sin có ổn không?


                              Mình cũng chưa rõ lắm về hệ số chất lượng Q của cuộn cảm, hình như lớn thì tốt phải không nhỉ? Như lõi trên Q=22 vậy có ổn không các bạn, trong khi lõi EC28/14/11-120T dây 0.7 mình đo được 3.3mH mà Q tới 37 lận. Còn vấn đề nữa là tại sao cuộn dây EMI cũng lọc được nhiễu cao tần, chặn các tần số dao động cao của mạch đi vào lưới điện lại không dùng lọc sin được, khi về bản chất lọc là như nhau, có phải về vấn đề công suất không?
                              lõi của lão này hình như là lõi bột sắt// không biết có lọc sine được không nhưng mấy ae chơi class D thích dùng loại này.
                              LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi quangdongueh Xem bài viết
                                sao không làm bảo vệ hai giai đoạn? quá dòng và quá tải? quá dòng time delay ngắt xung 300ns/ quá tải cho vài phút? quá dòng cho đồng mức và tự khởi động lại, dò tải,
                                cầu H sine phải tương con mos trâu vào. theo mình thì nên để Id cao gấp vài lần dòng bảo vệ.dòng quá tải ít hơn 1/2 dòng Id max.
                                Bác có đọc kĩ comment trên của mình ko thế nhỉ!? Mình chia ra các giai đoạn rỏ ràng đó mà. Đã có tấc cả các tính năng như bạn nói rồi mà. Ngoài ra còn bảo vệ thấp áp, cao áp ac và accu. Thấp or cao áp ac là cảnh báo và quá giới hạn tí nữa là off nhằm bảo vệ thiết bị tải...

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X