Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đã ráp đc bo test nhưng còn thiếu nhiều lk phụ khác. Sóng sine test hv 20v thì thấy tương đối ok. Nhưng phần dò áp ac hồi tiếp chưa ổn. Nó cứ nhảy nhót trị số, chưa dò đc áp ac. Nối với dc thì trị số ko dao động nhiều, nhưng chưa hiểu sao nối qua ac là dao động dữ. Chắc phải tốn thêm thời gian rồi.
    dinhthuong80 nếu bạn nóng lòng thì tối mai mình đi làm về ghé gởi bạn. Sợ sau này cập nhật phần mềm bất tiện cho bác. Giờ chỉ mới chạy fix chứ chưa hồi tiếp đc!
    Đúng về nguyên lí thì ok nhưng thực tế pải cày cuốc thêm mới khắc phục và chạy phần hồi tiếp trơn tru đc.
    Attached Files

    Comment


    • Có thể nào do chưa ráp đủ hết linh kiện không nhỉ?

      Có sin ra đẹp thế đã là thành công phân nửa rồi đó, cũng thấy vui rồi!

      Để khi nào gửi cho các bạn khác nữa thì gửi cho mình cũng được chứ giờ mất công bạn đi xa chỉ để gửi cho mỗi mình thì bất tiện lắm! Mình hóng tin bạn test cũng đỡ...ghiền rồi, hì hì.....

      Comment


      • Mình đính kèm link video các bạn xem.
        https://www.facebook.com/groups/1179...8379272954285/
        Không phải thế đâu bạn. Nhiễu giờ ít rồi. Nhưng thuật toán hồi tiếp có chút chưa phù hợp. Nó bị dao động áp ac ra là do lấy mẫu áp so sánh với áp chuẩn nếu sai lệch thì điều chỉnh %pwm để điều chỉnh áp ac ra. Có thể do thời gian ngắn nên tạo một vòng hồi tiếp cộng hưởng gây nên dao động ac ra liên tục.
        Có bác nào biết thời gian từ lúc lấy mẫu đến khi điều chỉnh áp ra của bo EGS002 là bao nhiêu lâu ko nhỉ?
        Huy vong sớm khắc phục lỗi này.
        P/s: ah mà con bác havansony đâu ko lên tiếng nhỉ. Bạn ấy 4 mạch.

        Comment


        • Tốc độ điều chỉnh áp ra của EGS bị trễ từ 1 - 3 chu kỳ. Nhưng như thế là khá dài nên ảnh hưởng đến độ "mịn" khi chỉnh áp ra AC. Chỉnh VR Vfb có cảm giác ko tuyến tính.

          Hiện tại bạn lấy mẫu trung bình hay lấy mẫu áp đỉnh?

          Comment


          • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
            Mình đính kèm link video các bạn xem.
            https://www.facebook.com/groups/1179...8379272954285/
            Không phải thế đâu bạn. Nhiễu giờ ít rồi. Nhưng thuật toán hồi tiếp có chút chưa phù hợp. Nó bị dao động áp ac ra là do lấy mẫu áp so sánh với áp chuẩn nếu sai lệch thì điều chỉnh %pwm để điều chỉnh áp ac ra. Có thể do thời gian ngắn nên tạo một vòng hồi tiếp cộng hưởng gây nên dao động ac ra liên tục.
            Có bác nào biết thời gian từ lúc lấy mẫu đến khi điều chỉnh áp ra của bo EGS002 là bao nhiêu lâu ko nhỉ?
            Huy vong sớm khắc phục lỗi này.
            P/s: ah mà con bác havansony đâu ko lên tiếng nhỉ. Bạn ấy 4 mạch.
            bác cứ test đi khi nào ok em nhận cung ko sao ? mong bác khăc phục sớm , yen tâm đi mình sẽ đợi .

            Comment


            • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
              Tốc độ điều chỉnh áp ra của EGS bị trễ từ 1 - 3 chu kỳ. Nhưng như thế là khá dài nên ảnh hưởng đến độ "mịn" khi chỉnh áp ra AC. Chỉnh VR Vfb có cảm giác ko tuyến tính.

              Hiện tại bạn lấy mẫu trung bình hay lấy mẫu áp đỉnh?
              Mình lấy áp đỉnh bạn. Cứ mỗi chu kì sine mình lấy 1 mẫu ngay đỉnh sine. Thuật toán hồi tiếp của mình là lệch bao nhiêu thì thêm bớt ngay bằng độ lệch đó một lần. Chứ ko phải tăng dần hay giảm dần áp khi phát hiện có lệch.
              Về nguyên lý và test áp dc có điều chỉnh thì thấy ok thế mà thực tế chạy chưa ổn. Khả năng là với dc mình chỉnh vr tăng giảm áp thì chậm và ko link pwm tới sự tăng giảm áp dc. Nên ko bị lặp trong vòng hồi tiếp lẩn quẩn: phát hiện giảm -> đk tăng áp -> vì lí do ji đó ko như tính toán bù áp, áp ac thực tăng quá cao khi phát hiện tăng áp -> đk giảm áp, vì lí do ji đó ko như tính toán, áp thực lại giảm quá sâu chứ ko pải lượng vừa đủ như tính toán và lại phải bù áp..... nó cứ lẩn quẩn thế...
              Ý bạn nói egs chỉnh áp ac bằng VRrf mình cảm giác nó ko theo thời gian thực phải ko? Kiểu như độ đáp ứng giữa đầu vào và đầu ra bị trể ah bạn.

              Bị dao động giống như vòng điều khiển PID ấy.

              Comment


              • Mình thấy nếu có đủ điều kiện về phần cứng thì lấy mẫu trung bình sẽ chính xác và cho áp ra ổn định hơn, vì lấy áp đỉnh là sin phải thật chuẩn và ít bị méo dạng khi tải thay đổi. Thực tế các máy test nó cũng luôn lấy mẫu theo thời gian và tính toán theo trị trung bình. Nhưng giới hạn con MCU này chắc khó theo phương pháp này vì sợ không đủ tài nguyên ấy nhỉ!

                P/S: vậy bạn Tp cứ bớt chút thời test cho ổn nhé rồi gởi cho mình cũng được, chứ về phần mềm mình chịu! À, còn về lọc nguồn cho MCU thì hãy dùng lõi xuyến của bóng compact quấn 20 vòng dây thôi là có L~1mH, vừa giảm điện trở mà lọc nhiễu tốt chứ không nên dùng lõi từ chỉ I.

                Comment


                • Sau quá trình giảm độ nhạy điều chỉnh áp ac ngỏ ra 7 lần rồi kết họp với tăng dần từng bậc một (kết hợp 2 thuật toán trên) thì đã ổn áp đc. Mình test HV thay đổi từ 12vdc - 31vdc thì áp ac ra ổn định trong khoảng 11vmax-12vmax. Nhưng mình thấy cũng chưa ưng ý, mình sẽ tối ưu thêm.
                  dinhthuong80 Lấy mẫu trung bình các đỉnh sine thì bình thường chứ đâu tốn nhiều tài nguyên, trước đây mình lấy mẫu trung bình, nhưng mình sửa lại theo góp ý của bạn thanhfdc lấy mâũ áp max đỉnh sine. Mình thấy cũng có lý vì nếu lấy áp trung bình các đỉnh sine thì tốc độ điều chỉnh chậm tính lúc lấy mẫu chậm và cách này tăng lọc phần cứng nữa. Còn nếu lấy mẫu trung bình 1 bán kì thì cũng được, nhưng tốn tài nguyên hơn. Cách này lấy mẫu từ lúc sin = 0 đến sin =max. lấy vài chục mẫu hoặc mỗi chu kì pwm lấy 1 mẫu nhưng hơi khó xữ lí vì quá nhiều mẫu.

                  thanhfdc dinhthuong80 có nên lấy áp mẫu cả 2 đỉnh sine của chu kì ko nhỉ. hay chỉ 1 là đủ. Mỗi lựa chọn có ưu và nhược điểm. Chọn 1 thì bớt đi được 1 cuộn lọc và đường mạch. Chọn 2 thì phát hiện được sự lệch áp 2 bán kì. Mình chọn deadtime 1us/3 khoảng 300ns. Còn hiệu chỉnh mấy thứ linh tinh nữa, chắc ko lâu đâu.
                  Theo hình thời điểm lấy mẫu là cạnh lên xuống của xung đỏ. Hình này là lúc đang troubleshooting. giờ xong rồi.Click image for larger version

Name:	image_90782.jpg
Views:	1361
Size:	112.0 KB
ID:	1688475
                  Các bác xem link:
                  https://www.facebook.com/groups/1179...9306406194905/

                  Ps: may là mấy hôm nay mưa cũng rảnh nên có thời gian ở phòng mà test các kiểu. Chứ về nhà ko có đồ chơi.

                  Comment


                  • Vậy là hiện tại bạn đang sử dụng phương pháp đếm thời từ điểm 0V để lấy mẫu áp đỉnh sine?

                    Ko hẳn là mình khuyên bạn phải lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu đỉnh. Việc lựa chọn lấy mẫu trung bình hay lấy mẫu đỉnh tùy thuộc vào cấu trúc mạch lấy mẫu và code của bạn.

                    Lấy mẫu có thể theo như TDS2285 thì nó nắn lọc cả chu kỳ lấy DC. Hoặc như EGS. Tuy nhiên như ở EGS, phương pháp lấy mẫu của nó gây ra lệch bán kỳ với tải xén pha bằng diode, nếu phần DC - DC có áp cao hơn 315VDC. Hoặc sẽ bị xén ngọn sine nếu HVDC là ổn áp 315VDC.

                    Việc lấy mẫu và lọc có thể ko nhất thiết phải đi đôi với nhau. Vì ở mạch lấy mẫu như của TDS nó có 2 con trở 100K nối với 2 đầu ra AC cũng có thể coi là lọc RC. Nên cuộn lọc ko nhất thiết phải 2 cuộn cho 2 vế cầu. Tuy nhiên tùy thuộc vào thuật toán của bạn nữa. Cái này phải thử nghiệm thực tế mới biết được.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                      Vậy là hiện tại bạn đang sử dụng phương pháp đếm thời từ điểm 0V để lấy mẫu áp đỉnh sine?

                      Ko hẳn là mình khuyên bạn phải lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu đỉnh. Việc lựa chọn lấy mẫu trung bình hay lấy mẫu đỉnh tùy thuộc vào cấu trúc mạch lấy mẫu và code của bạn.

                      Lấy mẫu có thể theo như TDS2285 thì nó nắn lọc cả chu kỳ lấy DC. Hoặc như EGS. Tuy nhiên như ở EGS, phương pháp lấy mẫu của nó gây ra lệch bán kỳ với tải xén pha bằng diode, nếu phần DC - DC có áp cao hơn 315VDC. Hoặc sẽ bị xén ngọn sine nếu HVDC là ổn áp 315VDC.

                      Việc lấy mẫu và lọc có thể ko nhất thiết phải đi đôi với nhau. Vì ở mạch lấy mẫu như của TDS nó có 2 con trở 100K nối với 2 đầu ra AC cũng có thể coi là lọc RC. Nên cuộn lọc ko nhất thiết phải 2 cuộn cho 2 vế cầu. Tuy nhiên tùy thuộc vào thuật toán của bạn nữa. Cái này phải thử nghiệm thực tế mới biết được.
                      Đúng là mình dựa vào số chu kì pwm để xác định đỉnh sine.
                      Mình có chút chưa hiểu chổ bạn nói này "phương pháp lấy mẫu của nó gây ra lệch bán kỳ với tải xén pha bằng diode, nếu phần DC - DC có áp cao hơn 315VDC. Hoặc sẽ bị xén ngọn sine nếu HVDC là ổn áp 315VDC"
                      Tại sao hv cao hơn 315v lại gây lệch bán kì khi tải là loại chỉ tác dụng lên nữa bán kì. -> Theo mình nghĩ là nó bị sụt áp 1 bên dỉnh sin có tải. Nhưng áp hv còn cs để cấp cho phần ổn áp sao lại vẫn sụt nhỉ?
                      Thứ 2 là tại sao hvdc ổn áp ở 315vdc (nghĩa là vẫn còn cấp cs được) thì đỉnh sin lại bị xén ngọn?. Cái này chưa hiểu bạn ơi.!
                      TDS2285 như bạn nói thì nó lấy mẫu trung bình nhưng dựa vào phần cứng lọc ra dc bằng tưng dù các đỉnh sin có thể nhấp nhô khác nhau. Cái này chắc trể điều chỉnh nhiều.

                      Comment


                      • HV như mình để 400VDC, ra 230VAC. Mình dùng máy hiện sóng để đo thì 1 bán kỳ bị dâng cao hơn bán kỳ kia. Bán kỳ cũ có biên độ áp vẫn giữ nguyên. Đảo lại cực tải thì tình trạng thái sóng đảo ngược lại.

                        Như thế là do nó nâng duty để ổn áp cho đủ áp ra của vế bị sụt. Khi ấy vế ko có tải do bị xén pha bằng diode cũng chạy với duty của vế có tải nên sẽ bị dâng cao lên.

                        Tình trạng xén đỉnh thì ko rõ ràng lắm vì nó còn phụ thuộc vào HVDC và mạch lọc. Căn bản thì dạng sóng cũng ko bị biến dạng nhiều.

                        TDS thì như bọn nó quảng cáo là IC cứng. Có Block Diagram. Nên việc xử lý mẫu của nó khá OK, cảm giác vẫn mịn hơn EGS.

                        Comment


                        • Theo mình nghĩ thì tín hiệu hồi tiếp qua nắn lọc ra DC thuần rồi lấy mẫu có lẽ sẽ đáp ứng hơi chậm hơn. Ít nhất vài chu kì sin thì mới phẳng ra dc trung bình đc bạn nhỉ.
                          Về lấy mẫu để khắc phục lệch bán kì thì trong khả năng. Lấy 2 mẫu ở 2 đỉnh sin của chu kì và đk pwm ra độc lập riêng cho mỗi nữa chu kì ứng với mẫu là đc. Cũng chỉ cần duy nhất 1 chân hồi tiếp thôi là ok. Dùng 2 điện trở để lấy mẫu nếu driver ko cách li. Và ngoài tụ lọc sin còn cần nối thêm 2 tụ lọc mỗi bên cuộn lọc với gnd để dập nhiễu. Vì mình soi thì nếu ko có 2 tụ lọc nối mass thì khi đo nữa chu kì thấy bị nhiễu đo với mass lắm. Còn đo toàn kì 2 đầu ra sin thì ko thấy nhiễu.
                          Kiểu như thế này nè bạn
                          Click image for larger version

Name:	Screenshot_20170728-200209.png
Views:	1268
Size:	63.9 KB
ID:	1688593
                          Attached Files

                          Comment


                          • Cứ test driver, thuật toán cho OK đi, phần CS dự tính của mình là sẽ thêm mạch EMI với đầy đủ X - Y cap vào đầu ra.

                            Chỉ hơi ngại nếu dùng 2 cuộn lọc, nhưng nếu là bắt buộc thì cũng OK. Vì tính cả cuộn lọc HV nữa là mất tới 3 cuộn lọc.

                            Comment


                            • Lọc HV thì đâu nhất thiết cần lõi lọc bột từ nhỉ?! Lõi I bự tí cũng được mà, thậm chí bỏ luôn chỉ dùng tụ thôi cũng đs6u sao nhỉ?

                              Comment


                              • Ko nhất thiết là lõi bột từ, lọc bằng lõi drum cũng được, nhưng kiếm cái drum to còn khó hơn kiếm xuyến bột.

                                Đừng có học theo cái bọn khựa mà làm gì. UPS của Châu Âu, có cái nào họ bỏ cuộn lọc HV đâu! Tất nhiên làm chơi ai thích thì dùng, ko bắt buộc.

                                Nói 1 cách nông dân là như thế này: Cuộn cảm giữ cho dòng liên tục ở đầu ra, kể cả khi van off ở khoảng deadtime (max duty) hay ở chế độ điều biến độ rộng xung có những khoảng mà time off còn có thể lớn hơn time on. Giúp giảm gợn, giảm thông số tụ lọc đầu ra. Nó còn giúp giảm dòng đỉnh cho van khi từ off sang on, giảm dòng đỉnh cho diode nắn khi charge cho cái tụ // với tải.

                                Ông tự tìm hiểu thêm.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X