Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ok. Mình sẽ chỉnh sửa. Mà bác thanhfdcdinhthuong80 cứ yên tâm mà chạy. Vì các mức cảnh báo High -Low đều có thể tư setting. Và mức cutoff thì phụ thuộc vào mức ảnh báo (nổi theo) +- vài bậc. Vài bậc này fix code nên mình tham khảo ý các bác đây. Nên mạch có thể chạy với nhiều mức áp theo cs khác nhau. dinhthuong80 mình nghĩ là ap điều khiể mos luôn đc hạn áp khi thiết kế với accu áp cao nên ko lo nóng bạn.

    Comment


    • Vì đề tài là 600W puresine nên dòng DC/AC sẽ đặt theo mức cs này.

      Mình thấy bạn Tp đặt mức 18V nên mới đưa ra giả thiết trường hợp chạy cạn accu mạch off mà vẫn cần điện thì đương nhiên họ có thể nối thêm 1 accu 6V, thậm chí là 1 cái 12V cũng đã chạy cạn để xài tiếp chứ sao nữa. Còn bạn chạy 24V thì cũng cứ theo mạch khiển thôi, chỗ lấy mẫu 12V thì dùng cầu chia áp làm đôi thôi mà, rất dễ tìm được 2R tương đối bằng nhau phải không?

      Còn về nhiệt độ, mình nghĩ cảnh báo 55oC, cutoff ở 70-75oC thì hay hơn. Và V cutoff theo mình thì lấy 15% Vout bởi các thiết bị cho sai số áp 20%, mặt khác nếu sai số thấp quá thì có thể không chạy được tủ lạnh ấy chứ!

      Comment


      • Ông có bị làm sao ko vậy. Ghép 1 cái bình 12V đói với 1 cái bình 6V no để chạy. Đã có 1 cái bình 12V nữa thì ghép thêm vào cái 12 đói kiệt kia, sao ko chạy luôn ở cái bình 12 kia. 2 cái bình 12V đói ghép lại có min 20 - 22V. Cũng quá cao, mà chạy thế để bán bình cho đồng nát ah. Áp thì có nhưng còn dung lượng đâu mà chạy. Làm gì có ai chạy kiểu ấy!!! Phi logic!!!

        Chạy 24 dùng cầu chia áp lại để set lại mức cutoff thì OK. Thế thử hỏi ông lúc ấy cái áp bình của tôi nó hiển thị trên LCD bằng bao nhiêu???

        600W full load, hiệu suất 0.9, dòng trung bình ở 11V nó là ~60A rồi.

        Comment


        • Tai hại, tai hại! Mình ví như thế ý nói là để 18V thì quá cao thôi!

          Vấn đề của bạn cò khó gì đâu, đề nghị bạn Tp code cho lcd đọc áp được từ 10-25V là xong chứ gì, cũng như đọc dòng DC thì từ 0-75 hay 100A vậy. Ai làm 12V thì độ chính xác đọc áp sẽ không cao bằng 24V nhưng đọc dòng lại chính xác hơn thế thôi.

          Mà mình thấy áp cut off cứ giao cho bo SG3525 như bộ 300W, ai muốn chạy tới 9.8V với pin Ni-Cd hay 11V như bạn đều tùy ý.

          Comment


          • Áp thì các bác có thể setting lên đến 500vdc batteries nguyên một hệ cũng đc.. dinhthuong80 đã tích hợp thì tích hợp luôn chứ gắn thêm lk bo sg3525 làm chi bạn. Sẵn tiện có adc đo volt và có chân 10 SG3525 nối về chân SG3525_pin thì mình dùng luôn để cutoff dc và ac luôn cho tiện. và còn hiển thị cảnh báo... để giám sát nữa chứ.

            Ah, nên để thời gian resume on lại khi quá tải là khoảng bao lâu là dc các bác nhỉ? Hiện m đang để khoảng 5 giây.

            Cũng đã tạm ổn, có gì cập nhật thêm sau khi các bác test và góp ý tiếp. Mai rảnh mình hàn chíp vào bo nạp gởi cho các bác test chứ lâu quá. Gở rối cho mấy chức năng phụ nghe phù hơi khi chạy thực tế. Còn viết hướng dẫn setup cho các bác nữa và vẽ lại mạch hoàn chỉnh nữa.

            Comment


            • Giời ạ!!!

              Có ai thiết kế hồi tiếp về thẳng chân MCU đâu??? Kiểu gì cũng phải qua thang điện trở.

              Vậy tại sao không lấy 1 mẫu nhất định (1V chẳng hạn). Như thế trong code sẽ đơn giản và dễ quản. Còn muốn giá trị bao nhiêu thì thằng sau phải tự tính chứ. Chẳng lẽ phải đút cho nó ăn?

              Các hãng trên thế giới đều code như cậu này thì có mà dùng đèn dầu để thiết kế tàu vũ trụ.
              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

              Comment


              • Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                Giời ạ!!!

                Có ai thiết kế hồi tiếp về thẳng chân MCU đâu??? Kiểu gì cũng phải qua thang điện trở.

                Vậy tại sao không lấy 1 mẫu nhất định (1V chẳng hạn). Như thế trong code sẽ đơn giản và dễ quản. Còn muốn giá trị bao nhiêu thì thằng sau phải tự tính chứ. Chẳng lẽ phải đút cho nó ăn?

                Các hãng trên thế giới đều code như cậu này thì có mà dùng đèn dầu để thiết kế tàu vũ trụ.
                Cảm ơn bác đã quan tâm, nhưng Có vẻ hình như bác hiểu nhầm chổ này. Ae đang nói mức áp accu cấm và cho phép thiết bị chạy đó bác nhathung1101 . Còn mức áp để so sánh hồi tiếp thì phải qua phân áp và áp về từ chân mcu có thể tự setup từ tham chiếu từ 5×10/100 % của v đến 5x90/100 % của v. Mình thấy ups lớn hàng chục kw trong nhà máy mình khi họ bảo dưỡng điều chỉnh áp ra họ chỉnh bằng tham số mềm tương tự nhưng load bằng pc qua rs232. Ở đây thì mình .dùng keypad và lcd.

                Comment


                • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                  Áp thì các bác có thể setting lên đến 500vdc batteries nguyên một hệ cũng đc.. dinhthuong80 đã tích hợp thì tích hợp luôn chứ gắn thêm lk bo sg3525 làm chi bạn. Sẵn tiện có adc đo volt và có chân 10 SG3525 nối về chân SG3525_pin thì mình dùng luôn để cutoff dc và ac luôn cho tiện. và còn hiển thị cảnh báo... để giám sát nữa chứ.

                  Ah, nên để thời gian resume on lại khi quá tải là khoảng bao lâu là dc các bác nhỉ? Hiện m đang để khoảng 5 giây.

                  Cũng đã tạm ổn, có gì cập nhật thêm sau khi các bác test và góp ý tiếp. Mai rảnh mình hàn chíp vào bo nạp gởi cho các bác test chứ lâu quá. Gở rối cho mấy chức năng phụ nghe phù hơi khi chạy thực tế. Còn viết hướng dẫn setup cho các bác nữa và vẽ lại mạch hoàn chỉnh nữa.
                  Tại bạn thanhfdc muốn áp ngắt 11V mà, còn mình thì muốn...10.0V cơ vì hai cái dây nguồn với kẹp bình nó làm giảm áp tới bo điều khiển, khà khà!

                  Mình thấy bạn set time resune on 5s là phù hợp rồi, và đang nóng lòng chờ đợi nè...

                  Comment


                  • [QUOTE=dinhthuong80;n1689013]
                    Tại bạn thanhfdc muốn áp ngắt 11V mà, còn mình thì muốn...10.0V cơ vì hai cái dây nguồn với kẹp bình nó làm giảm áp tới bo điều khiển, khà khà!

                    Mình thấy bạn set time resin on 5s là phù hợp rồi, và đang nóng lòng chờ đợi nè... a cho em hỏi là giờ e làm xong cái ivt rồi ah giờ e muốn nâng cs lên thì e co thể ghép // hay nối tiếp 2 cái bax của tg500 đc k ah vì em còn mấy cục bax của tg500 ah. Cám ơn a trước nhé!

                    Comment


                    • [QUOTE=phamhung459;n1689043]
                      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                      a cho em hỏi là giờ e làm xong cái ivt rồi ah giờ e muốn nâng cs lên thì e co thể ghép // hay nối tiếp 2 cái bax của tg500 đc k ah vì em còn mấy cục bax của tg500 ah. Cám ơn a trước nhé!
                      Nếu bo cón chỗ thì ok thôi, máy hàn nó cũng dùng 3 cái BAX E55 mắc nối tiếp thì phải, và nên ghép nối tiếp để tiết kiệm dây và giảm nội trở.

                      Comment


                      • [QUOTE=dinhthuong80;n1689044]
                        Nguyên văn bởi phamhung459 Xem bài viết
                        Nếu bo cón chỗ thì ok thôi, máy hàn nó cũng dùng 3 cái BAX E55 mắc nối tiếp thì phải, và nên ghép nối tiếp để tiết kiệm dây và giảm nội trở.
                        Cám ơn anh, e sẽ mắc nt ah

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi chaukyo Xem bài viết

                          Bác nói rõ hơn được không, mình đang quan tâm vấn đề này. Nghĩa là chân SPWM của VDK đưa vào chân 1 của TL494, ngõ ra điện áp 220V AC chỉnh lưu quay về hồi tiếp đưa vào chân 2 của TL494 hả bác? Chân 13 đấu mass phải không bác?
                          Nếu được bác phác thảo giúp em cái sơ đồ nguyên lí. Cảm ơn bác nhiều!
                          Mình trước cũng định dùng cách của bạn nhưng sau lại dùng hoàn toàn VDK cả FB phần DC-AC.
                          Mình thì thấy chạy SPWM max duty và ổn áp ở DC-DC cũng ổn lắm nếu phần DC-DC đủ công suất và SPWM mịn.
                          Mình thấy nhiều mạch tl494 thì tín hiệu SPWM từ VĐK phải lọc thật tốt rồi mới cho vào chân 3 TL494. Và theo lý thuyết con tl494 thì feedback (Chân 3) càng cao thì duty sẽ giảm nên SPWM phải đảo đi, code sẽ khác hoặc có thể dùng opa ngoài.
                          bạn tham khảo ở đây: https://web.wpi.edu/Pubs/E-project/A...ques_final.pdf
                          (phần using tl494)
                          Mình thấy nhiều người dùng sg3525 thì tống thẳng SPWM đã lọc vào là ok nhưng duty mỗi kênh chỉ max 49%(theo lý thuyết, ở đây bạn dùng 2 kênh thì đạt 98%, ko đạt được duty 100% như tl494 chạy single-ended.
                          Trước mình có tìm hiểu đến đó nhưng bỏ ngỏ ko làm mà dùng VĐK thấy tiện hơn. bạn xem mà nghiên cứu thêm.
                          .

                          Comment


                          • HƯỚNG DẪN SƠ BỘ BO N76E003 SPWM.
                            Hướng dẫn cân chỉnh và sử dụng bo driver true sinewave cho converter DC-AC.
                            Bo gồm có các thành phần chính sau: MCU N76E003 của nuvoton, Chip nhớ 24C04, Opam dò bảo vệ LM393 và opamp loại rail to rail vd như LT1078 khuếch đại tín hiệu dòng ac, dc (nếu loại thường như LM358 thì cần hiệu chỉnh lại code để offset), ic ổn áp 7805 mình đang dùng LT1121 (note: cũng hơi bị sụt áp vài mlivon khi on so vơi off mạch), Module I2C-LCD pcf8574 và LCD 16x2).
                            Ta có 6 phím nhấn gồm: start/stop (on or off), mode (để chuyển view màn hình or con trỏ khi setting), up, right, down, left và một phím ảo kết hợp bởi từ 2 phím nhấn cùng lúc là left + up (dùng để vào, lưu và thoát mode config). Trên thực tế nếu hoàn thiện sp, ta chỉ cần để 2 nút nhấn là start/stop vs mode (để xem lỗi hay trang thái thiết bị) là ok. Còn các nút còn lại kia ta chỉ dùng config các thông số lần đầu tiên, hay bảo trì hiệu chỉnh ji đó, nên ko cần thiết kế cứng lên tb thêm rườm rà.
                            Led có 2 led: 1 báo nguồn, 2 là báo trạng thái hoạt động cpu (nháy đều 1s là mcu ok, nháy nhấp nháy mạnh yếu ko đều là báo quá dòng, thiết bị sẽ off và auto resume sau khoảng 10s. sẽ nói kĩ về chức năng resume sau).
                            Hiển thị trên LCD: Khi thiết bị off thì màn hình báo đang off. Khi đang on thì màn hình hiển thi 2 thông số áp dòng của áp DC và AC luân phiên nhau khoảng 5s. Và các màn hình khác sẽ đề cập khi diễn giải các tính năng khác.
                            Ở trang thái off của thiết bị:
                            Chúng ta có thể vào MODE CONFIG bằng cách bấm kết hợp cùng lúc 2 phím up+left.
                            • Nếu off mà có lỗi do accu ở mức cutoff thì khi bấm phím MODE lần 1, ta sẽ chỉ xem được trạng thái lỗi là gì của 2 lỗi ưu tiên cao (có 8 lỗi dc báo ở đây theo ưu tiên hiển thịfix sẵn, bạn xem trong phần config). Bấm lần 2 về lại màn hình off. Và chúng ta ko thể bật on thiết bị do bị cấm on do lỗi này.
                            • Nếu off mà ko lỗi accu cutoff thì khi bấm phím MODE ta lần lượt xem được các màn hình: trạng thái alarm, hiệu chỉnh hồi tiếp, màn hình thong số dòng-áp và bấm tiếp lại quay về màn hình trạng thái off. Màn hình thông số dòng-áp ở đây ko biểu thị thiết bị đang chạy nhé.
                            Ở trạng thái ON của thiết bị:
                            Chúng ta cũng có thể vào MODE CONFIG bằng cách bấm kết hợp cùng lúc 2 phím up+left được.
                            • Nếu on mà có lỗi do accu ở mức cutoff thì về OFF thiết bị.
                            • Nếu ON mà ko có lỗi trên thì khi bấm phím MODE ta lần lượt xem được các màn hình: trạng thái alarm, hiệu chỉnh hồi tiếp, màn hình thông số dòng-áp và bấm tiếp lại quay vòng .
                            • Khi ON các tín hiệu dò ngắn mạch chủ động, quá tải mới đc active. Các tín hiệu khác bình thường.
                            Ở trạng thái xem lỗi: Hiển thi 2 lỗi có ưu tiên cao nhất mà có tín hiệu báo lỗi active. Theo bên dưới ưu tiên cao từ 0 đến 7 là thấp nhất. Chúng ta có thể disable hoặc enable cảnh báo các lỗi này trong phần CONFIG, sẽ hướng dẫn sau trong mục CONFIG.
                            + short_alarm_bit 0
                            + tempr_alarm_bit 1
                            + cur_bat_alarm_bit 2
                            + cur_ac_alarm_bit 3
                            + vbat_L_alarm_bit 4
                            + vbat_H_alarm_bit 5
                            + vac_L_alarm_bit 6
                            + vac_H_alarm_bit 7
                            Ở trạng thái xem hiệu chỉnh hồi tiếp: Hiển thị các thong số % áp hồi tiếp, Hiển thị mức % áp tham chiếu và hiển thị % duty độ rộng xung SPWM. Ở đây ta có thể dùng phím UP và DOWN để tăng-giảm mức % áp tham chiếu để điều chỉnh áp ac ra, nhưng ko lưu lại được, rút nguồn sẽ quay lại mức cũ. Muốn lưu lại thì vào và thoát MODE CONFIG.Tính toán áp HV, hiệu chỉnh kết hợp với VR hồi tiếp để sao công suất max HV (sụt đến mức cho phép) mà % SPWM nằm ở 100%mà áp ac ra ok là tối ưu hiệu suất nhất.
                            Ở trạng thái hiển thi dòng-áp: Hiển thị dòng CDC, VDC, CAC và VAC. VDC có thể đo đến 500vdc, VAC đo 500v/can2cua2. Dòng hơn 1000A (dùng opam rail to rail khuếch đại nếu Rsun quá nhỏ).
                            Ở trạng thái MODE CONFIG: có 6 màn hình chức năng cấu hình cho các thong sô sau: Chuyển màn hình và con trỏ bằng nút MODE, setting thong số bằng các phím up, down, left, right.
                            1-Hiệu chỉnh áp lấy mẫu: Dùng phím LEFT di chuyển con trỏ đên từng digit rồi dùng phím UP or DOWN để điều chỉnh. Giới hạn tăng giảm cho mỗi digit là max =9, min = 0. NOTE: Ko nên điều chỉnh tăng quá lớn so với mẫu đã auto detect, vì sẽ gây vô hiệu hóa keypad khi adc keypad nhận sai. Chỉ nên hiệu chỉnh cho mức volt dc hiên thị bên trên lcd về tương đương với mức áp của một VOM khác dùng để so sánh, nhằm lấy mẫu chính xác hơn mà thôi. Và chú phân áp cho pin dò áp dc phải chính xác trước rồi mới nên hiệu chỉnh. Nếu lở hiệu chỉnh sai mà đã lưu thì reset lại (hướng dẫn sau).
                            2-En/disable các cảnh báo: Khi có cảnh báo nào trong 8 tín hiệu active và ko disable tại đây, thì góc trên phải lcd sẽ nhấp nháy 1s/lần biểu tượng “! Và con trỏ đen” luân phiên nhau. Có 8bit, theo thứ tự từ trái sang phải là theo chiều ưu tiên và cũng là bit on/off cảnh báo của alarm theo thứ tự đó. (xem bảng tín hiệu alarm ở mục: “Ở trạng thái xem lỗi:” bên trên để hiểu mà en/disable. ). Enable = 1, disable = 0 và bấm phím RIGHT để thay đổi. Khi disable thì tác động bảo vệ vẫn hiện hữu, chỉ ko hiện báo cảnh báo lên màn hình hay âm thanh mà thôi.
                            3- Điều chỉnh các mức áp cảnh báo áp accu High-Low (trên và dưới bên trái LCD), áp ac High-Low (trên và dưới bên trái LCD): Đây là các số thực, có phần sau dấu phẩy. Các bạn dùng phím LEFT để chọn digit và dùng UP or DOWN để tăng giảm co từng digit đó. Giới hạn tăng giảm tương tự như phần hiệu chỉnh mẫu. Số phía trên bên góc trái lcd là giới hạn mức alarm high cho áp accu. Và nếu + thêm 2v là mức auto cutoff để bảo vệ thiết bị. Số bên dưới là mức áp accu alarm low. Và nếu – đi 1v nữa là mức cutoff để bảo vệ accu. Tương tự, số phía trên bên phải lcd là alarm áp ac cao, + thêm 10v là cutoff. Và bên dưới là áp alarm ac thấp, - đi 20v là mức cutoff. (NOTE hiện tại chỉ fix tín hiệu mức cutoff accu).
                            4- Điều chỉnh mức dòng High cảnh báo cho AC (trên bên trái LCD), DC (dưới bên trái lcd), và Cảnh báo mức High nhiệt độ (trên bên phải lcd): Đây cũng là các số thực. Phía trên bên góc trái lcd là mức dòng accu high alarm, + thêm 5A là mức cutoff. Phía dưới là mức dòng ac high alarm, + thêm 2A là mức cutoff. Và phía bên góc phải trên là mức alarm high nhiệt độ, + thêm 5 độ là cutoff. Điều chỉnh tăng giảm bằng Phím UP or LOW. Chuyển con trỏ qua digit bằng phím LEFT. Chuyển qua thông số tiếp bằng phím MODE.
                            5-Điều chỉnh mức % áp ac hồi tiếp tham chiếu: Thông số này nằm trong MODE hiệu chỉnh hồi tiếp Vac ra. Nếu VR chỉnh tham chiếu đã ok, ta điều chỉnh thông số này áp ac ra sẽ tỉ lệ với nó.Phối hợp với MODE View thông số hồi tiếp dùng để hiệu chỉnh set và lưu mức hồi tiếp. Chỉnh tối ưu sao thông số %SPWM khoảng trên 50% nếu hv cao và lớn tí cho HV thấp. Chỉnh sao cho khi cs đỉnh của áp HV đạt đến thì %SPWM 100% thì hiệu suất tối ưu nhất.Điều chỉnh tăng giảm bằng Phím UP or LOW.Chuyển con trỏ qua digit bằng phím LEFT. Chuyển qua thông số tiếp bằng phím MODE.
                            6-En/disable adjust keypad (bit4) - flash led lcd/buzzer alarm (bit0)-các bit khác chưa dùng, và 3 bit bên phải là cho xung SPWM ngỏ ra(010 là cho phép bình thường, 001 mode chưa hoạt động đúng, còn các giá trị khác disable pwm out): Khi vào MODE hiệu chỉnh này SPWM ra sẽ auto stop ở tất cả các pinout nếu thiết bị đang chạy ok, nhằm trách sự cố do setup spwm ra. 5 bit đầu-bit4 là en/disable áp acd keypad ( ngoại trừ phím MODE bận)lên màn hình ở trạng thái OFF thiết bị. Mục đích để dễ điều chỉnh phân áp cho keypad hoạt động đúng. Khi reset dò lại áp tham chiếu adc mẫu thì tính năng trên cũng dc cho phép nhằm hỗ trợ hiệu chỉnh phần cứng lúc ban đầu hoàn thiện. Bit3 đến bit1 là dự phòng. Bit0 là en/disable hiệu ứng alarm bằng flash led_lcd/buzzer. 0 là disable, 1 là enable. Thay đổi giá trị bit bằng phím RIGHT. Di chuyển con trỏ bằng phím LEFT. Tương tự cho 3 bit còn lại ở phía phải lcd. Giá trị 010 là SPWM ra bình thường. 001 cho chế độ spwm 2 (chưa ok ko nên set). Các giá trị khác disable spwm ra các pinout của mcu.
                            Bấm tiếp phím MODE để quay vòng lại Mục 1. Bấm UP+LEFT để lưu và thoát. Khi thấy dòng chữ bảo release key thì nhã phím để MCU reset lại sau khi setup xong.
                            Tất cả câc giá trị nhị phân đều tính LSB là bít 0 bên phải và MSB bit bên trái.
                            Khi short áp rơi trên Rsun cầu h lớn sẽ đc LM393 phát hiện khóa giữ driver IR2110 off, đồng thời MCU ngắt SPWM ra. Mcu sẽ cảnh báo lỗi. Nếu ko ngắt nguồn, và đã xữ lí lỗi ok, có thể kích hoạt chân 2 lm393 cao để có thể bật startup lại. Đây là chức năng bảo vệ cao nhất, cuối cùng cho mạch, chứ ko phải quá tải nhé các bác. Nó đã vượt xa ngưỡng quá tải về mọi mặt nên cần thận trọng kiểm tra chắc chắn lỗi cảnh báo nhé.
                            Chức năng auto resume do quá tải active khi dòng ac chạm ngưỡng dòng HIGH alarm cutoff. Khoảng 10s trể resume sau khi tạm off. Và có khởi động mềm kết hợp khi resume.
                            Chức năng khởi động mềm thời gian khoảng 5s tăng đến mức áp ac ok.
                            Chức năng cảnh báo nhiệt độ chưa code. Chưa có cutoff cho các tín hiệu sau: Nhiệt độ, dòng accu, áp ac. Chỉ có cảnh báo alarm trừ nhiệt độ. Sẽ cập nhật các tính năng chưa kịp hoàn thiện sau.
                            Dùng phím MODE để di chuyển con trỏ qua các thông số tiếp theo và để chuyển đến màn hình hiệu chỉnh tiếp theo. Và quay vòng cho đến khi bấm phím kết hợp UP và LEFT để LƯU và THOÁT về. Hành động này sẽ lưu tất cả các thay đổi cập nhật của tất cả các thông số trong MODE CONFIG.
                            Để chạy tự động lấy lại mẫu áp tham chiếu cho bộ chuyển đổi ADC (chọn tự động tùy theo điện áp cấp cho MCU là 2,7vdc đến 5,5vdc. Nếu chọn áp mẫu fix thì chỉ dùng đc cho 1 mức Vcc théo code.) Các bạn nhấn giữ 1 phím bất kì (cấp mức 1 cho chân keypad adc) và cấp nguồn cho mạch. Hành động này cũng cho phép hiển thị số volt adc keypad tạm thời.
                            Lần đầu tiên Trước khi ON thiết bị để hiệu chỉnh, chúng ta phải vào MODE CONFIG để setup các thông số cho phù hợp và lưu vào rom.
                            Chân điều khiển en/disable SG3525 active là mức thấp. Nên đệm qua trung gian để trách nguy hiểm do tèo SG3525. Và nếu đc tốt hơn hết dùng driver TLP250 thay cho thế cho IR2110 để an toàn, ổn định hơn rất nhiều, đặc biệt cho cs lớn.Dùng ic ổn áp 5v có dòng đáp ứng lớn hơn để ổn định hơn, hoặc cho mcu riêng 1 con nhỏ và 1 con khác cho các lk khác.Các điện trở phân áp chân adc đo volt và opamp khuếch đại dòng nên cân chỉnh chính xác.Note: mạch hiện tại phải kết nối thêm 1 ROM chip 24c02 or 24c04 vào bus I2C ( giống module i2c LCD pcf8574) thì mới lưu đc cấu hình thì mới chạy ok. Vì MCU ko có ROM data nội.
                            SƠ BỘ VỀ HƯỚNG DẪN LÀ VẬY. CÓ JI THIẾU SÓT MÌNH SẼ UPDATE VÀO SAU CHỨ CÓ THỂ CHƯA NHỚ HẾT ĐỂ VIẾT RA. CHÚC CÁC BẠN TEST THÀNH CÔNG!

                            Bổ sung tí:
                            Ở trạng thái OFF bấm phím và giữ sẽ hiển thị được số volt phân áp hiện tại của phím đó, đối với 2 phím Start/stop và MODE thì xem áp cho nó phải ở màn hình cuối sắp quay lại màn hình OFF thì ấn và giữ luôn phím để xem. Volt active của các phím là: start/stop = 1v (code test, code chuẩn theo mạch phải 5v), MODE = 4v, UP = 1.5v, RIGHT = 2v, DOWN = 2.5v, LEFT = 3v, và UP+LEFT = 3.3v. Tất cả các phím áp có thể chọn xấp xỉ +-0.1v.

                            Ps: Có nên resume bao nhiêu lần mà ko được thì tự off luôn thiết bị. Hay cứ để resume mãi các bạn nhỉ?










                            -
                            Attached Files

                            Comment


                            • Phải đến 2-3 trang A4, thật công phu. Cảm ơn bạn!

                              Comment


                              • Ay da, vậy là nếu chưa có kết nối LCD qua I2C kết hợp 24C02 thì chưa chạy được rồi pk bạn? Mình cứ tưởng LCD hiển thị là phụ thêm thôi chứ.

                                Có bạn nào đặt modul I2C cho mình ké với nhé, còn thiếu nó nữa thôi.

                                //Mình xin có thêm ý thế này, khởi động mềm nên 2-3s như thằng EGS thôi chứ 5S có vẻ hơi lâu, có thể thì auto resume on khoảng 5 lần, nếu vẫn còn lỗi thì ngắt mạch luôn.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X