Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Dòng tăng là đúng! Máy nén khí càng chạy càng nén áp áp cao hơn nên ăn dòng hơn. Bùm là do setting hay mạch bảo vệ chưa tốt.

    Mình có nt cho bạn Thương ko thấy nt lại. Chắc ae tạm ngưng chơi, sang Tết xong lại tiếp vậy nhé. Gần Tết cũng hơi bận bịu. hiiii Chúc ae ăn Tết vui vẻ nghen.!

    Comment


    • Mới giặt tay 4 bộ đồ, sẵn cho vô máy vắt để test 2 mạch, một cái bản V0 DIP EC42/2x2x65T, lọc EC28+4mos 3205 tản nhiệt bé tẹo. Một cái V1 EE55/2x2x72T 4mos RU190n08 (totem D882-A5610)

      Kết quả đều vắt được với Idc < 60A. Cái V0 thì mos khá nóng, cỡ 60°C vì không dùng quạt mà tản nhiệt lại nhỏ.

      Như vậy, theo mình thì không nên dùng con lái mos IXDN404 nếu chạy CS lớn, vì con này ngoại hình xấu xí, chữ in không sắc nét, và như mình test thì sóng xấu và gặp nhiều vấn đề. Tốt nhất ráp mạch totem thay nó hoặc dùng trực tiếp xung 3525 lái mos.

      Chúc các bạn ăn tết vui vẻ!
      Click image for larger version

Name:	image_92386.jpg
Views:	981
Size:	882.0 KB
ID:	1696442

      Comment


      • Hết tết rồi, khởi động lại bộ inverter còn dở dang thôi các bạn!

        Mình đã chỉnh lại bộ ee55/2x2x72T thành 2x2x65T nhưng cắt đường mass của HV để đưa lên Vbat 12V thì xem như lên được 2x2x67T, và như vậy đặt 400V HV thì bọn diode chỉnh lưu chỉ phải chịu ~388V cũng an toàn hơn chứ!

        Thử cái tải dây tóc 75W ở 12.5V thì hiệu suất tăng đáng kể so với trước, 92.5%. Máy sấy tóc số lớn đạt được trên 380W/206Vac/10.2Vbat. Vậy xem như mạch đã ổn, chỉ còn test lại với máy giặt và tủ lạnh, ok sẽ đóng hộp hoàn chỉnh luôn thôi!

        Đã test ok với setup 3.2Aac/110Adc. Tủ lạnh 152W khởi động ăn ~115Adc/14.5Adc ổn định. Máy giặt 430W vắt đồ ok, dòng không quá 60Adc.

        Giờ chỉ còn khoan lỗ vỏ hộp để bắt quạt giải nhiệt và chờ mcu cập nhật hiển thị công suất và nhiệt độ là xong.

        // còn thiếu một quạt hút không khí vào, ổ cắm AC ra và bọc keo nữa nữa là xong!
        Attached Files

        Comment


        • Bác dinhthuong cắt mass HV đưa vào +12V BAT vậy thì theo mình thấy thì đúng là có mấy cái lợi như bác nói nhưng lại mất an toàn, có khả năng khi bác sờ vào +12V bat sẽ giật bắn người khi có tải cảm động cơ.
          Bác nhiệt tình thế mới mồng 4 tết mà, mình chỉ lôi acquy ra sạc là bị chửi banh xác rồi, "tết nhất ko biết kiêng kị"
          Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
          Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

          Comment


          • Chắc không sao đâu, ở đó chỉ có 12V so với mass thôi mà, chứ nếu giật do xung tải cảm thì mass HV chung mass accu vẫn giật như thường thôi.

            Mình chả kiêng cữ gì cả, mới giao thừa xong đã... ăn uống, đánh răng rồi...đi ngủ như ngày thường rồi, hihi!!!

            Comment


            • Mới gắn thêm quạt và ổ điện ra cho em nó trông cũng tạm được, chờ dán keo xung quanh và in chữ dán lên nữa chắc cũng đẹp như hàng nhập từ Mông Cổ ấy chứ các bác nhỉ!
              Click image for larger version

Name:	image_92427.jpg
Views:	969
Size:	93.2 KB
ID:	1696622

              Comment


              • Mình thắc mắc chút nhé, vì thấy có vẻ hơi vô lí về việc D nhỏ hơn Dmax thì nóng mos!

                Giả sử pwm chạy 100% ở 50kHz, mỗi mos sẽ dẫn trong 10us rồi nghỉ 10us thì phải tải công suất P . Vậy nếu nó cũng dẫn trong 10us nhưng được "nghỉ ngơi" tới 30us thì theo lí lẽ tự nhiên sẽ chỉ tải có nửa công suất so với trước, phải mát hơn mới đúng. Khi đó sẽ tương đương với tần số 25kHz nhưng D25% mos lại nóng hơn trước!

                Không lẽ nào một cái máy cứ chạy liên tục không nghỉ lại ít nóng và bền hơn khi nó vừa chạy vừa nghỉ!!?

                Comment


                • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                  Mình thắc mắc chút nhé, vì thấy có vẻ hơi vô lí về việc D nhỏ hơn Dmax thì nóng mos!

                  Giả sử pwm chạy 100% ở 50kHz, mỗi mos sẽ dẫn trong 10us rồi nghỉ 10us thì phải tải công suất P . Vậy nếu nó cũng dẫn trong 10us nhưng được "nghỉ ngơi" tới 30us thì theo lí lẽ tự nhiên sẽ chỉ tải có nửa công suất so với trước, phải mát hơn mới đúng. Khi đó sẽ tương đương với tần số 25kHz nhưng D25% mos lại nóng hơn trước!

                  Không lẽ nào một cái máy cứ chạy liên tục không nghỉ lại ít nóng và bền hơn khi nó vừa chạy vừa nghỉ!!?
                  Có khi nào lúc "nghỉ" (dòng qua mos = 0) nhưng nó ko thực sự nghỉ mà vẫn có dòng chạy qua (do chân G có áp rò từ đâu đó).

                  Comment


                  • Uh, cũng có lý đấy, mang tiếng là nghỉ nhưng vô tình có khi rơi vào trạng thái dẫn tuyến tính hao tổn nhiệt cao.
                    Vậy mới có cả một vấn đề lớn là ép mos nghỉ dẫn hẳn bằng cấp áp âm cho G.
                    Với mosfet kích BAX thì việc cấp áp âm không khó, với bộ mosfet cầu H thì .... hơi mệt vì hai mos cao còn dính tụ bootstrap lằng nhằng
                    Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                    Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi hoahauvn2 Xem bài viết
                      Uh, cũng có lý đấy, mang tiếng là nghỉ nhưng vô tình có khi rơi vào trạng thái dẫn tuyến tính hao tổn nhiệt cao.
                      Vậy mới có cả một vấn đề lớn là ép mos nghỉ dẫn hẳn bằng cấp áp âm cho G.
                      Nếu vậy thì sao họ lại không thiết kế khóa âm cho mạch pwm để tăng hiệu suất, giảm nhôm tản nhiệt mà bền cho mos?!

                      Mình còn thấy vô lí ở mạch nguồn flyback nữa, test thử thì thấy khi Uin nhỏ (D sẽ cao) thì hiệu suất lại thấp hơn.

                      Comment


                      • Tăng độ phức tạp, giảm độ tin cậy. Nếu khối tạo áp âm bị hỏng thì sao? -> hở cực G -> nát cả dàn mosfet. Việc này cũng vướng vào vòng luẩn quẩn muôn thuở được cái này mất cái kia của kỹ thuật. Các nhà sx họ sẵn sàng hi sinh tính năng đổi lấy hiệu suất và độ tin cậy cao giống như việc chọn BA sắt và BA xung thôi.
                        Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                        Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                        Comment


                        • Mình thấy cũng không hẳn thế, nếu vậy chỉ việc dùng biến áp khiển như nguồn PC vậy, thêm mấy con zenner nữa tốn thêm chả bao mà đổi lại hiệu suất cao, ít nóng mos công suất bởi mạch ít khi chạy D và Pmax. Bộ inverter dù cho HV max để có Dmax thì cầu H lại D nhỏ kia mà!

                          Comment


                          • Nguyên lý thì ton nhỏ hơn toff thì MOS được nghỉ nhiều hơn sẽ ít nhiệt hơn. Nhưng đấy là xét với D fixed. Chạy đẩy kéo với vòng lặp hồi tiếp thì D khó mà cố định, nó điều biến liên tục.

                            Khi chạy với D nhỏ hơn Dmax thì sóng DS ko còn vuông nữa. Cái này tùy thuộc vào điện cảm BAX, f, D kích MOS, mức độ tải thứ cấp, tốc độ đáp ứng của MOS... mà dạng sóng bị biến dạng nhiều hay ít. Có thể là dạng hình thang cho tới 1 cạnh lên dốc kéo theo sau 1 cái đuôi sine tắt dần.

                            Chính việc biến dạng sóng DS gây nóng MOS và giảm hiệu suất. Chứ cho dù D có nhỏ, nhưng cố định, sóng DS vuông vắn thì vẫn đảm bảo hiệu suất và MOS sẽ ít nhiệt.

                            Comment


                            • Mình vẫn khó hiểu vì f xác định thì dù D thay đổi sẽ chỉ thay đổi phần mức cao ( thời gian fet dẫn) chứ thời gian chuyển, thời gian delay,...của xung vẫn không đổi, tức là dạng sóng có vuông không vẫn vậy mà!

                              Comment


                              • Dạng sóng DS quyết định hiệu suất. Đó là cái nhìn thấy được để trả lời cho câu hỏi về hiệu suất với duty.

                                Nếu chỉ chạy với duty 25% mà sóng DS vẫn "vuông đét" thì hiệu suất chuyển mạch trên van vẫn cao. Như bỏ vòng lặp hồi tiếp, tăng deadtime xem.

                                Sóng DS ko vuông là có vùng dẫn tuyến tính. Dẫn tuyến tính ko nóng mới là lạ. Ở chế độ vòng lặp ổn áp, thiết kế dò sai ko chuẩn thì gặp thường xuyên.. .

                                Điện trở tải quy đổi qua tỷ số biến áp, điện cảm sơ cấp biến áp... với vòng lặp hồi tiếp, gây ra méo dạng xung DS. Tức là có liên quan tới cả BAX. Hay rộng hơn là tính chất tải sau van.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X