Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng xây dựng Module sine của người Việt!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Khi chạy với tải chỉnh lưu bán kỳ là máy sấy tóc ở nấc nhỏ thì có 1 nửa bán kỳ bị vọt áp, đảo chân cắm lại thì nửa bán kỳ kia lại vọt áp. Mạch SPWM đó là con EGS V2, chạy điều chế lưỡng cực, nên thành phần DC ra tải cao hơn như mình đã đề cập bên trên.

    Theo mình ae nên thống nhất lại về cái gọi là điều chế đơn cực và lưỡng cực. Ngay ở DĐ của tàu cũng vẫn tranh cãi về mấy khái niệm này. Có người phân biệt theo dạng sóng SPWM, có người lại phân biệt theo điều chế sine trên các nửa cầu.

    Mình thì thiên về quan điểm phân loại theo dạng sóng. Bởi vì có các mô hình băm sine ko sử dụng cầu H mà sử dụng cấu trúc nửa cầu với nguồn +-360V, hoặc push-pull.

    [ATTACH=CONFIG]n1665652[/ATTACH]
    Lưỡng theo mình hiểu có nghĩa là 2 cái trong 1 cái gì đó.Theo mình biết (đã có đọc ở đâu đó) thì dạng pwm dưới là lưỡng cực và trên là đơn cực. Vì phía trên đã chia rạch ròi bán kì theo dạng pwm nhất định và phải đưa và mỗi thành phần (mos) cầu H sẽ chạy không đồng nhất. Lưỡng cực thì ngược lại, cả dạng sin ra sau lọc cũng rất đồng nhất, ko có cái "gờ" ở điểm 0v như bác thanhfdc nói, mos chạy nóng, mát như nhau, thường dùng trong mạch amli class D. Nhưng chạy theo kiểu này cs thấp hơn 1/2 hay sao ấy và dễ bị xén dạng sóng sin nếu canh offset ko chuẩn cho mức HV khi lập trình.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi phamlinhddk Xem bài viết
      thanhfdc chắc do không tương thích phiên bản phần mềm, file đó vẽ trên altium 10. Không biết có xuất file sang các dạng khác đc kiểu kiểu như office ấy, để e mò xem.

      Trước có nge bác nói là có lần chạy tải lớn dạng chỉnh lưu xén 1 bán kỳ thì 1 ở bán kỳ chạy tải áp ổn định còn bán kì kia thì áp tăng phải không? Đó là e driver nào thế bác Thành?.

      Cách đây lâu rồi có đọc 1 tài liệu rất hay về băm lưỡng cực và đơn cực, tổn hao theo từng cách băm nhưng mà mất mất, giờ tìm mãi không ra. Các bác có ai biết vấn đề này chỉ giáo e với!
      Tặng bác file tài liệu, bác xem có thu thập gì thêm được không nhé.
      Attached Files

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
        Mình cũng ko hiểu về thuật toán xử lý mẫu VFB của nó như nào vì dốt đặc về VĐK. Nhưng ở tài liệu này của nó có hình ảnh dạng sóng VFB ở trang 12, nó lấy mẫu phía bên nửa cầu băm sine và lấy sau lọc:

        G8010_SPWM_V2.pdf

        Cũng nghe thấy có người nói về cách thức lấy mẫu và hiệu chỉnh sóng ra là đưa các giá trị của bảng sine lên thanh ghi, cộng với áp lấy mẫu để lấy kết quả ra điều chỉnh PWM, mà chả biết đúng sai thế nào!

        EGS băm sine trên 1 vế cầu, vế kia chỉ chạy xung vuông 50hz. Cách này có cái hay là tiết kiệm được 1 cuộn lọc, chỉ lọc bên băm sine. Giảm được tổn hao trên 1 cặp van 50hz. Nhưng có cái dở là nóng lạnh ko đều, bên băm sine sẽ nóng hơn, thành phần DC ra tải cao hơn.

        Nếu băm trên cả 4 van thì nóng đều nhau, chỉ có phần AC ra tải mà ko có thành phần DC. Nhưng phải dùng tới 2 cuộn lọc, tốn kém hơn, bo mạch CS cũng vì thế mà lớn hơn. Tổn hao cao hơn cách băm trên,

        Mạch giống như EGS của Century là nó băm trên cả 4 van nhưng lọc chỉ có 1 cuộn và cũng lấy mẫu VFB ở đây - điểm tương đương với chân 9 VS2 của EGS. Mạch này nó băm với tần số khá cao nên sóng sine ra sau lọc mịn hơn rất nhiều so với EGS. Chạy rất tốt nhưng hay bị lỗi dâng áp quá cao khi mới bật IVT. [ATTACH=CONFIG]n1665629[/ATTACH]
        Dạng sóng của EGS gốc: [ATTACH=CONFIG]n1665631[/ATTACH]
        Dạng sóng của bo này: [ATTACH=CONFIG]n1665630[/ATTACH]
        Băm trên 4 van nó có 1 điểm "gãy" trên sóng ra ở đoạn gần 0V.

        Sao file của bạn mình mở trên Altium Protel DXP ko được nhỉ?

        có bảng dịch tiếng anh nè bác.
        Attached Files

        Comment


        • #19
          Theo như mình đọc trong tài liệu về EG8010 bản tiếng Anh thì EG nó đo áp đỉnh sin ở chân V_FB để hiệu chỉnh hệ số nhân cho các giá trị của bảng sin chuẩn - từ đó điều khiển áp ra. Nếu đúng như vậy thì công việc của VĐK nhẹ nhàng hơn. Không biết có hiểu sai không ta? Các bác cho ý kiến với. Đây sẽ là 1 phép thử đây

          Comment


          • #20
            Cũng chỉ cần thế thôi là có thể ổn áp tốt trên phân đoạn DC-AC rồi, chống méo sine thì TP_Electro có kinh nghiệm với offset. Quan trọng là tốc độ đáp ứng cho ổn áp phải nhanh.

            Mấy con EGS và dạng như EGS hay bị lỗi ổn áp. Khi mới bật IVT nó khởi động mềm áp tăng lên dần dần và vọt qua ngưỡng đặt trước (220VAC, 230VAC) lên tới khoảng 240VAC rồi mới về 220VAC, 230VAC. Cho dù phần DC-DC ko soft-start hoặc soft-start rất nhỏ. Nhưng khi đã chạy rồi thì áp ra AC ổn định dù HVDC biến động.

            Phần VR chỉnh áp có đáp ứng rất chậm và khá khó chỉnh do ko tuyến tính.

            Phần lấy mẫu khi băm trên 4 van của con EGS nhìn thấy mà hãi, ko có OSC thì làm sao chỉnh được 2 con VR cho cân đối các bán kỳ, kiếm VR vi chỉnh đồng trục ở đâu ra.

            Phần soft-start của EGS cũng quá dài, tới khoảng 2s lận.

            Comment


            • #21
              Đề nghị đồng chí thanhfdc giải thích rõ nhiệm vụ của MCU làm những việc gì? cụ thể tín hiệu đưa ra Hin và Lin của 2 con IR2110 phải như thế nào?. Xung băm tần số là bao nhiêu 20Khz? hay cao hơn... Có chỉ dẫn rùi mình sẽ cố gắng viết code, hy vọng chung sức thì sẽ có board Sine Việt Nam.

              Comment


              • #22
                Việc lấy mẩu ở đỉnh sine dễ gây méo sườn sine do fix chung cho cả nửa chu kì π , nếu viết ngắt tốt thì nên lấy mẩu ở nhiều đoạn hơn vì tốc độ lấy mẩu của pic nhanh mà.
                Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

                Comment


                • #23
                  Sao không lấy mẫu áp trung bình của 2 bán kì sine mà hồi tiếp nhỉ? Sợ bị trễ hay sao. Mình thấy thằng SG8010 nó trể khoảng 3 chu kì sine (theo datasheet) luôn.

                  Comment


                  • #24
                    TP_Electro ưu nhược điểm của mỗi phương pháp lấy mẫu mọi người đã nói ở trên.

                    ladykiller , thanhfdc việc lấy mẫu nhiều điểm trên bán kỳ sin cũng chính là ý định của e, tuy nhiên, việc lấy mẫu sẽ cần phải lấy cả 2 nhánh của cầu H, từ đó lại đẻ ra phần cầu H phải đối xứng – cần 2 cuộn cảm lọc –thêm gánh nặng phần công suất - dù biết dạng sóng sau lọc L-C-L sẽ mượt mà. Hoặc sẽ phải dùng đến opam để lấy áp vi sai (khá phức tạp) ở 2 nhánh cầu thì mới điều áp chính xác đc. Còn 1 cách nữa dễ hơn nhưng e chưa kiểm chứng đó là dùng cầu diode giống như kiểu TDS2285 đã làm. Các bác có phương pháp nào khả thi nữa để ae suy nghĩ thì chia sẻ cho mọi người với.

                    Sau vụ lấy mẫu này chúng ta sẽ tiếp tục sang phương thức điều khiển van công suất.

                    Các bác đừng nóng khi thấy chúng ta chỉ toàn bàn miệng mà không có sản phẩm thực, vì cần phải có ý tưởng cho mạch sau đó mới triển khai PCB đáp ứng đc các yêu cầu mà chúng ta đặt ra. Chém nhiệt tình lên các bác ơi

                    Comment


                    • #25
                      Dùng biến áp nhỏ tỉ lệ 50/1 rồi nắn lại đưa vào mcu đi bạn, biến áp cách ly sẽ lấy mẩu trên ngõ ra vừa đảm bảo an toàn cho mcu vừa lấy toàn bán kỳ. Cách này mình đã làm nhiều năm trước đến giờ vẫn thấy hiệu quả
                      Khoa học công nghệ mới là chìa khóa của sự phát triển!

                      Comment


                      • #26
                        Thế thì làm theo S2285, lấy 2 đường ra qua 2 trở 200K, nắn lọc rồi hạ áp, qua phân áp, lấy 1 đường VFB để điều chỉnh và ổn áp. Mình đã làm cả 2 thằng này, thấy kiểu lấy mẫu của S2285 ổn định hơn EG rất nhiều, ko có tình trạng bị vọt áp, điều chỉnh tuyến tính hơn, LK của mạch lấy mẫu khi băm trên 4 van về bo SPWM driver đơn giản dễ thiết kế hơn EG. EG áp ra trong các trạng thái, ko tải, nửa tải, đầy tải ko ổn định được 1 con số như S2285 mà thường nhảy nhót quanh giá trị fixed 1 vài V.

                        Mạch nên tính gọn nhẹ thôi vì nếu làm cách ly thì toàn bộ phần DC-AC có 2 nguồn cấp riêng - cách ly mà, ko nhất thiết phải dùng BA cách ly, lấy mẫu. Bảo vệ thì có chăng 2 con zenner 5V đấu xuôi ngược sau phân áp là OK.

                        Chốt lại là dùng xung băm đơn cực - điều chế 1 nửa bán kỳ, băm trên 4 van. Lấy mẫu bằng áp trung bình theo cách của S2285. Vì mình thấy TP_Electro băm sine ko có phản hồi mà ko bị méo sóng khi chạy tải xén nửa bán kỳ. Các bo S2285, EG mình làm thì mình nghĩ nó chỉ hồi tiếp để ổn áp chứ ko có sửa méo đâu. Việc lấy mẫu chỉ là để ổn áp trên DC-AC. Cứ làm thế đã, sau có vấn đề thì sửa code chứ cũng ko phải sửa phần cứng.

                        Ảnh mình post với bo Century, băm 4 van nhưng chung phần cứng tức là chỉ lọc 1 cuộn giống EGS mà thấy chạy vẫn rất tốt, vài năm rồi ko có vấn đề cho tải và IVT, mà nó dùng 2113 lái IGBT hẳn nhé, max CS 4KW, ko có khóa áp âm luôn.

                        Bo đó và EGS V2 băm trên 2 van, cắm lẫn cho nhau chạy bình thường ko vấn đề, kể cả dùng hồi tiếp cũ của EG chỉ băm với 1 vế cầu, có mỗi phần chập đầu ra là thằng EGS hay bị... nổ van cầu H. Soi lại thì thấy đường GND trên chân 2 bo Century nó chạy riêng 1 đường từ chân 4 393. (cũng là GND). Cái này là layout chuẩn.

                        Băm sine thì nhiều người lo F cao, EGS nó chạy 23.4Khz gì đấy, vượt ngưỡng nghe cho lọc AC nó khỏi ồn. Nhưng thằng Century nó còn băm cao hơn nhiều, mạch gốc 4KW của nó là lái cho IGBT. Của đáng tội chúng nó làm hơi ẩu, nhưng vẫn chạy ổn định đó.

                        Ko còn cái bo Century để chụp ảnh sóng SPWM chứ cá nhân mình thấy cái bo đó chạy khá tốt so với EGS, dù trên 1 chu kỳ sóng nó có 6 đoạn hơi bị gãy cũng tức là đít - to - sừn cao hơn EGS, và bị tình trạng vọt áp khi mới khởi động lớn hơn EGS. Có 1 bo bị chết 1 con 2113 và VĐK, thay EG8010 vào chạy như EGS002.

                        Nếu có ai nói là giống hàng "tàu" thì mình xin nói rằng ko giống. Vì phần cứng thì nó có thể giống nhau, nhưng phần mềm là của người Việt, mạch mình cũng tự vẽ mà. Nếu có giống y chang cả cứng lẫn mềm thì gọi là giải mã công nghệ và tự sản xuất.

                        Chúc ae 1 kỳ nghỉ cuối tuần vui vẻ.

                        Comment


                        • #27
                          Bác thanhfdc giúp e hiển thị cái sóng sau khi qua trở và cầu diode, trở phân áp có lọc RC theo như cách của tds2285 với, nhưng đầu ra lấy trên board chay với board egs002 nhé!. Để cho chắc chắn. Thank bác! Dù sao thì chúng ta vẫn còn cái máng lợn theo kiểu của egs nên vãn còn đường lui, đường tiến thì nhiều

                          Comment


                          • #28
                            S2285 thì cho hết đi từ lâu lắm rồi, ko còn mạch nào, chỉ còn sơ đồ nguyên lý trên máy tính thôi. Mạch hồi tiếp của nó như hình dưới. Nhìn thì cũng có thể thấy là dạng sóng của nó ko phải là nguyên dạng bán kỳ sine nữa, chỉ là DC thôi, thay tụ 10uF, áp ra AC ổn định hơn.
                            Click image for larger version

Name:	S2285FB.png
Views:	3509
Size:	49.0 KB
ID:	1665758


                            EGS thì phần lấy mẫu của lấy ở nửa cầu băm SPWM ko nắn, ko lọc, chỉ lọc nhiễu bằng 1 gốm 104 thôi.

                            Comment


                            • #29
                              Có ít mạch InVT của Mr Thành NB đây, đang chờ cái Module sineVN của AE để trải nghiệm. Click image for larger version

Name:	IMG_3300.JPG
Views:	3360
Size:	117.6 KB
ID:	1665775 Click image for larger version

Name:	IMG_3301.JPG
Views:	3329
Size:	116.5 KB
ID:	1665774
                              Attached Files

                              Comment


                              • #30
                                mnbcxz board đó chạy với mạch lái sin nào đó bác? E nhìn hình như có 2 cuộn cảm lọc thì phải

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                phamlinhddk Tìm hiểu thêm về phamlinhddk

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X