Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
dạo này bận bù đầu, không kịp lên diễn đàn viết bài tiếp.
coi như phần mạch cầu H và pwm cầu H đã xong, nhưng các bạn có test mạch với dòng cao chưa, từ 10A--->200A. ở tần số cao, dòng cao, áp cao (40v, đối với tôi 40VDC là khá cao rồi, nhưng chưa giật là thích rồi), sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan về việc mạch chạy ổn định, hiệu xuất cao, và giá thành hạ.
hôm nay tôi quay lại diễn đàn tiếp tục viết tiếp, các bạn xem lại ở #22 sẽ thấy tôi dùng điện áp âm để chống chế tạm thời và vẫn còn gai ở cực G khi cắt, hệ thống vẫn còn nhiễu, mất ổn định. sau 2 ngày nghiên cứu, tôi đã tìm ra được các vấn đề liên quan đến sự ổn định của mạch như: chất lượng board mạch, layout(cực kỳ quan trọng), tụ lọc nguồn, linh kiện đóng cắt( năng lượng Qg, quan trọng thứ 2), tính toán trở Rg(quang trọng thứ 3), và mạch snooper bảo vệ lọc các gai xung.
lần thử nghiệm thứ nhất, tôi làm trên mạch thuỷ tinh(mắc rát mặt), đường mạch được tính toán kỹ, từng độ rộng(Zc), từng độ dài(ZL), và được bẻ góc rẽ hình cung tròn(các bạn để ý mạch trên main máy tính hoặc line trên RAM sẽ thấy họ cố tình vẽ vòng vo nhưng lại cua tròn, có ý đồ của họ cả).
về board sừng không đạt độ tinh khiết cao, có quá nhiều tạp chất, nên khi chạy mạch công suất lớn, tần số cao sẽ là đại hoạ, vì thế tôi chọn board thuỷ tinh để test, mặc dù giá cao 1 tí, các bạn để ý thấy rằng các board xịn nước ngoài toàn chơi board "trong"(cái này làm từ a-mi-ăng, chắc cũng 1 thứ với board thuỷ tinh, giống trong board điện thoại), hoặc các board RF.
về tụ lọc nguồn công suất lẫn tín hiệu, tôi khuyên các bạn dùng tụ có áp chiệu đựng cao, ít nhất gấp 2 lần áp làm việc(h tôi mới thấy tại sao bọn châu âu chịu khó bỏ tiền mua con tụ tổ chảng), lý do đơn giản thôi, chỉ là lọc nguồn bình thường thôi, nhưng tụ có áp cao, sẽ có điện môi tốt, khoảng cách tấm dẫn điện xa(tụ hoá) sẽ tránh được đáng kể các gai điện áp cao chui qua, mặc dù áp làm việc hằng định là thấp hơn nhiều.
lần test này dòng xêm xêm 20A(50% công suất hiện tại) thôi, áp chỉ có 24v, mạch chạy rất mát, không có cảm giác nóng dù không có cái tản nhiệt nào, điện áp cực G rất tốt, không còn gai nhiễu, chỉ còn 1 chút xíu ngắn ngủi cho bác miller thôi, mạch đã giảm được giá thành vì không cần phải tắt cưỡng bức nữa.
đây là 1 số hình ảnh cho cực G.
board thuỷ tinh và sừng đã rữa:
[ATTACH=CONFIG]60901[/ATTACH]
[ATTACH=CONFIG]60900[/ATTACH]
miller lên, được zoom lên:
[ATTACH=CONFIG]60898[/ATTACH]
xuống:
[ATTACH=CONFIG]60899[/ATTACH]
đi nấu cơm đây, lát nữa sẽ viết tiếp phần layout v.v...
Bác superhieu1 cho em hỏi cái chỗ "mạch mạch snooper bảo vệ lọc các gai xung" là gì, bác giải thích hộ em chỗ này đc không, em tìm trên mạng mà ko có
ko biết luồng này có còn ai k ạ ? e thấy bác kipphongtran hỏi ở trên rất đúng , cái cần hỏi nhất lại ko thấy có ai hỏi ? đó là kĩ thuật layout ntn cho hợp lý , bác superhieu1 có nhắc đến là đi dây vòng cung,rồi tính độ rộng các thứ để đảm bảo trở kháng rồi ZL ZC, dập tụ kí sinh ntn để chống dòng rò tối đa ? mạch snubber dập xung ở cực G bác làm ntn có thể chỉ rõ cụ thể hơn được k ạ? hay chỉ đơn giản là đóng 1 con zenner ổn áp 15V vào cực G là xong ?? còn 1 cái nữa là về dung lượng của tụ ký sinh thì sẽ ảnh hưởng ntn ? vì từng loại fet sẽ có dung lượng tụ này khác nhau làm cho việc thiết kế các R xả cũng có giá trị khác nhau ? tính toán vấn đề này ntn ? các bác chỉ giáo giúp em với ạ
================
em đã làm driver cầu H chạy 24V 60W rất ngon , PID các thứ ngon ơ , fet ko có tí gì là nóng nhưng chỉ ở không tải , khi có tải vào thì fet bắt đầu nóng lên rất nhanh và đặc biệt là khi đang chạy tốc đô độ cao mà chuyển ngay sang mode PID khóa cứng động cơ là chết luôn fet !!
ko biết luồng này có còn ai k ạ ? e thấy bác kipphongtran hỏi ở trên rất đúng , cái cần hỏi nhất lại ko thấy có ai hỏi ? đó là kĩ thuật layout ntn cho hợp lý , bác superhieu1 có nhắc đến là đi dây vòng cung,rồi tính độ rộng các thứ để đảm bảo trở kháng rồi ZL ZC, dập tụ kí sinh ntn để chống dòng rò tối đa ? mạch snubber dập xung ở cực G bác làm ntn có thể chỉ rõ cụ thể hơn được k ạ? hay chỉ đơn giản là đóng 1 con zenner ổn áp 15V vào cực G là xong ?? còn 1 cái nữa là về dung lượng của tụ ký sinh thì sẽ ảnh hưởng ntn ? vì từng loại fet sẽ có dung lượng tụ này khác nhau làm cho việc thiết kế các R xả cũng có giá trị khác nhau ? tính toán vấn đề này ntn ? các bác chỉ giáo giúp em với ạ
================
em đã làm driver cầu H chạy 24V 60W rất ngon , PID các thứ ngon ơ , fet ko có tí gì là nóng nhưng chỉ ở không tải , khi có tải vào thì fet bắt đầu nóng lên rất nhanh và đặc biệt là khi đang chạy tốc đô độ cao mà chuyển ngay sang mode PID khóa cứng động cơ là chết luôn fet !!
Bác coi qua vài bài này, mình có đề cập về cách layout, mạch RC snubber, mạch lái FET
Mấy anh cho em hỏi. Điều khiển động cơ quay thuận nghịch bằng ir2112. Nhưng mà nó không chạy được hết chu kì. Chạy thuận một đoạn, xong chuyển qua chạy nghịch. Như vậy phải làm sao ạ? E cảm ơn
Em đang tìm hiểu cách xây dựng chương trình điều khiển động cơ Servo Yaskawa bằng máy tính tuy nhiên khi tìm kiếm trên mạng các hướng dẫn thì thường là điều khiển bằng vi điều khiển hoặc điều khiển bằng PLC hay điều khiển động cơ...
Hai lớp dán mặt trước và mặt sau, gọi là film phân cực. Muốn hiểu rõ về nó thì chịu khó search nhé. Ở đây có rất nhiều chó cứ ngửi thấy phân là sủa nhặng, nên không giải thích nhiều....
Mọi người ơi cho em hỏi cái này ạ, hiện tại em đang làm btl về hiển thị giá trị nhiệt độ trên led 7 thanh sử dụng atmega16, code em chạy trên mô phỏng rất oke nhưng khi lắp qua mạch thực thì bị lỗi ở led đầu tiên bị lỗi như thế này...
Nhờ cả nhà tìm giúp mình thông tin IC này với, thấy ghi 943B W58BAL mà mình tìm mấy ngày nay không được, nó được đóng gói dạng TSSOP 8. Cám ơn cả nhà....
Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện và quá trình phát triển sản phẩm của mình. Trước tiên, thật may mắn khi bạn vượt qua tai nạn và vẫn giữ được niềm đam mê cũng như khả năng sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật. Việc bạn tiếp tục...
Bạn nên nghiên cứu cái chấn lưu đèn ống Compact fluorescent lamp hay đèn compact trước đã. Nó rẻ đỡ tốn kém.
Sau khi hiểu rõ rồi thì chuyển sang cái mạch này.
Ở cái chấn lưu, tần số của nó linh tinh lắm, tùy điện áp nguồn, tùy...
E có 1 laptop bị hỏng màn hình, e tháo ra thì thấy nó có 4 lớp , lớp ngoài cùng là 1 lớp nhựa rất mỏng màu hơi đen ( chắc là 1 loại film dán), tiếp theo là 1 lớp thủy tinh bị vỡ (màu đen) , đến 1 lớp thủy tinh trắng ( lớp này có...
Comment