Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khuếch đại công suất xung vuông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Loại transducer này có độ dày tấm áp điện là 6,35mm, cần dùng điện áp điều khiển tầm 7-800Vp, bạn nhé. Bạn cần chọn mạch khuếch đại nào cho ra được điện áp lớn như vậy thì mới "xi-nhê" đối với transducer này.
    Với thời gian xung 1us, hay thậm chí dài hơn, mà là xung vuông thì cái transducer áp điện cũng chỉ tạo được 1 xung siêu âm nhọn. Đến khi hết xung điều khiển, transducer lại tạo ra 1 xung siêu âm ngược chiều, cũng nhọn.
    Bạn hình dung ra chưa ?
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
      Loại transducer này có độ dày tấm áp điện là 6,35mm, cần dùng điện áp điều khiển tầm 7-800Vp, bạn nhé. Bạn cần chọn mạch khuếch đại nào cho ra được điện áp lớn như vậy thì mới "xi-nhê" đối với transducer này.
      Với thời gian xung 1us, hay thậm chí dài hơn, mà là xung vuông thì cái transducer áp điện cũng chỉ tạo được 1 xung siêu âm nhọn. Đến khi hết xung điều khiển, transducer lại tạo ra 1 xung siêu âm ngược chiều, cũng nhọn.
      Bạn hình dung ra chưa ?
      Thế theo anh bây giờ phải làm thế nào ạ

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi thaintrinh Xem bài viết
        Thế theo anh bây giờ phải làm thế nào ạ
        Ý tôi là sẽ không theo dõi luồng này nữa. Vì lẽ bạn hỏi ít, tôi trả lời nhiều; bạn "kiệm lời" cứ như là nhắn tin. Mỗi lần tôi post bài thì 3-4 ngày sau bạn mới "quay lại". Có vẻ bạn hỏi ở đây theo kiểu "đuợc chăng hay chớ".
        Tôi muốn giúp cũng chẳng biết nên giúp thế nào vì bạn chẳng cung cấp những thông tin cơ bản:
        - Yêu cầu của bạn: Ví dụ bạn cần sóng hay xung siêu âm;
        - Mục đích sử dụng để thăm dò khuyết tật, đo độ sâu hay thẩm mỹ,... hay làm gì cụ thể.
        - Tài liệu liên quan đến vấn đề bạn quan tâm.
        ..................
        Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

        Comment


        • #19
          Tẹt ga đi bác... Lúc chết thì chúng nó buộc tay mình lại. Có cho mình ôm "cái ấy" của mình đâu. Để được cái gì cho em, cháu thì cứ để thôi. Người này ko cần, chắc người sau sẽ cần.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
            Tẹt ga đi bác... Lúc chết thì chúng nó buộc tay mình lại. Có cho mình ôm "cái ấy" của mình đâu. Để được cái gì cho em, cháu thì cứ để thôi. Người này ko cần, chắc người sau sẽ cần. ><
            Tôi chỉ có thể "tẹt" khi mà có chỗ để "tẹt".
            Tôi chưa hiểu được mục đích anh bạn này vì sao lại dùng tín hiệu xung 2% duty.
            Hơn nữa, hình như anh bạn của chúng ta chưa học về điện tử, lại thêm cũng còn "sơ sài" về chấn tử siêu âm, nên ... khó mà nói chuyện cho "tâm đầu ý hợp".

            Chấn tử siêu âm mà anh bạn của chúng ta có là chấn tử ghép kiểu Langevin. Đây là chấn tử kép. Trong đó dùng 2 chấn tử hình xuyến ("ring") có độ dày 6,35mm (~ 1/4 inch) đường kính ngoài 38mm (~ 1,5 inch); đường kính lỗ (đường kính trong) 12,5mm (~ 1/2 inch).
            Thông số của chấn tử trong hình đi kèm là thông số của "ring" áp điện để trần. Khi nằm trong cụm chấn tử ghép, tần số cộng hưởng giảm xuống dưới 30kHz; còn trở kháng tại tần số cộng hưởng thì tăng từ 25 Ohm lên một vài trăm Ohms.
            Chấn tử mà anh bạn giới thiệu là chấn tử thường được sử dụng trong máy rửa siêu âm, hay nói chung là phát siêu âm trong chất lỏng. Loại chấn tử này làm việc ở chế độ liên tục, phát sóng sinus, chứ không làm việc ở chế độ xung... Và "chế độ xung" như anh bạn đề xuất thì chẳng có ý nghĩa gì... tức là không thể phát được xung như mong muốn.

            Trước tiên, tôi khuyên anh bạn đừng dại mà dùng "cà-lê" tháo con vít ra để xem cái chấn tử gốm bên trong. Bạn sẽ không thể lắp lại như cũ được nữa.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #21
              Em có tật hay quên, hỏi xong rồi quên mất là mình đã hỏi nên không vào thường xuyên, xin lỗi anh về cái vấn đề đấy chứ em cũng không có ý gì cả.
              Đúng như anh nói, em đang làm một cái máy rửa siêu âm và đang nghiên cứu về cái đấy.
              Còn về phần xung là do thầy em hướng dẫn giải thích dài dòng với cả em cũng không hiểu rõ nên không biết giải thích thế nào cho dễ hiểu
              Túm lại là thế này, em có cái chấn tử đấy, muốn làm một cái máy rửa siêu âm, thì phải drive (lái) con này như thế nào, mong anh hướng dẫn em với ạ
              Tài liệu như em đang đọc là đây ạ:
              http://www.imajeenyus.com/electronic...er/index.shtml
              https://hackaday.io/project/4689-imp...c-power-supply

              Comment


              • #22
                Bạn vui lòng cho tôi hỏi 1 câu nữa: Bạn đã đo lại tần số cộng hưởng của chấn tử ghép chưa, nó bằng bao nhiêu?
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #23
                  Thôi ! Chịu khó cạo gỉ chân linh kiện , lau chùi máy rửa 10 năm nữa đi . Sau đó mới tính đến chuyện nghiên cứu .
                  @ bác Hát to ạ . Đố bác dạy một con bò nói được tiếng người ạ !
                  Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                  nguyendinhvan1968@gmail.com

                  Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                  Comment


                  • #24
                    Cám ơn bác @nguyendinhvan đã có lời khuyên ạ

                    Ah, Thì ra là anh bạn làm theo yêu cầu của thầy.

                    Tôi đã từng vọc cái món này, tôi thành thật khuyên bạn: Lượng tài liệu mà bạn đang đọc là KHÔNG đủ để hiểu về cái này.
                    Bạn cần đầu tư nhiều thời gian tìm hiểu và khi thật hiểu thì mới có thể làm được.
                    Bác nguyendinhvan phát biểu như vậy bởi vì nhìn thấy yêu cầu của đề tài vượt quá tầm của bạn hiện giờ đấy: Kiến thức của bạn còn ít ỏi; khả năng, kinh nghiệm làm điện tử thì gần như bằng 0. Lại thêm chứng "hay quên", chỉ sợ bày vẽ xong thì mọi thứ lại "về mo" thì khổ .
                    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                    Comment


                    • #25
                      Em chả có gì ngoài tính ham học hỏi
                      Nên các anh cứ hd em, đến đâu em sẽ tìm hiểu đến đấy ạ

                      Comment


                      • #26
                        Tần số cộng hưởng em đo lại rồi, trong khoảng 40khz, như trong spec thì nó là 40khz +- 0.5khz đấy ạ

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi thaintrinh Xem bài viết
                          Em chả có gì ngoài tính ham học hỏi
                          Nên các anh cứ hd em, đến đâu em sẽ tìm hiểu đến đấy ạ
                          Vậy thì phiền bạn đo lại thông số của chấn tử Langevin (Tần số công hưởng, tần số phản cộng hưởng, trở kháng tại tần số công hưởng); trong 2 trường hợp: Chưa và đã gắn vào khay máy rửa.
                          Sau khi có các thông số này, ta sẽ làm tiếp.
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #28
                            Anh (bạn) đã làm đề tài về máy rửa siêu âm rồi ak. Cho em xin ý kiến ạ. Hiện tại em cũng đang làm đồ án về cái này. và em đang tìm hiểu nghiên cứu để thiết kế mạch nguồn cung cấp cho con transducer này ạ

                            Comment

                            Về tác giả

                            Collapse

                            thaintrinh Tìm hiểu thêm về thaintrinh

                            Bài viết mới nhất

                            Collapse

                            Đang tải...
                            X