Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tư vấn về biến áp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi mast090 Xem bài viết
    Về cái khoản mua diode và tụ cao áp em ko xoắn, cái em lo là bác khuyên thế kia sợ giật chết người quá, nguyên lý này của bác nó giống cái mạch vợt muỗi
    đầu ra của em muốn là dạng xung cao áp ko liên tục và có thể điều khiển đc, cắm thẳng 220VAC điện nó liên tục thế chết toi bác ak
    Bạn qua biến áp cách ly rồi, dòng trên thứ cấp nhỏ thôi và không có "điện nóng" ở đây.
    Tụ chính được nạp qua điện trở rất lớn (ví dụ 20M). Điện áp sau nắn là 5kV thì dòng chỉ 0,25mA thôi, không chết được, nhưng cú giật đầu tiên thì ghê nhé: đánh trực tiếp 5kV vào "con bò" nào dám dí mũi vào hàng rào.
    Ví dụ bạn dùng tụ 1uF, điện lượng ở điện áp 5kV là 5mC. Điện trở cơ thể là 500k, dòng điện của cú phang đầu tiên là 10mA (vẫn dưới ngưỡng nguy hiểm chết người), sau đó giảm về 0,25mA.
    Sau khi tụ xả qua "con bò" thì dòng qua "con bò" phải qua điện trở rồi, và điện áp được chia theo tỷ lệ điện trở.
    Khi "con bò" đã chạy đi thì tụ lại được nạp điện từ từ lên đến 5kV chờ "con bò" quay lại.
    Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

    Comment


    • #17
      Nếu bạn muốn an toàn hơn nữa thì lắp thêm mạch đo dòng thứ cấp, kiểu như mạch ABL trong TV. Khi có dòng thứ cấp (có kẻ bị giật, hay trời mưa) thì ngắt bên sơ cấp, hoặc dùng triac để giảm áp cấp cho cuộn sơ cấp.
      Triac này cũng được dùng để điều khiển luôn.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #18
        Theo mình thì bạn thử lấy ở bộ cao áp của máy in laser xem sao, mach đó cao áp cho lô mực có vài cấp điện áp, cao nhất 1.5kv. Mạch công suất chắc chỉ < 10w.... Nếu ở tp HCM q TB thì qua nhà tôi cho mượn về mà thử...Nhà có chó mèo thì lôi ra thí nghiệm, có chết làm thịt thì gọi anh em đến nhậu nhé !

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
          Nếu bạn muốn an toàn hơn nữa thì lắp thêm mạch đo dòng thứ cấp, kiểu như mạch ABL trong TV. Khi có dòng thứ cấp (có kẻ bị giật, hay trời mưa) thì ngắt bên sơ cấp, hoặc dùng triac để giảm áp cấp cho cuộn sơ cấp.
          Triac này cũng được dùng để điều khiển luôn.
          em thì em ko rõ mạch ABL trong tivi vì em có mấy khi làm đến biến áp đâu lên còn gà tồ. trong mạch mẫu em chỉ thấy người ta phản hồi kiểm tra điện áp thứ cấp thôi chứ ko thấy đo dòng thứ cấp, nhưng cũng tks bác rất nhiều, em sẽ cố thử xem cách trên ra sao. Cũng thật khó cho người chưa làm về biến áp bjo mà cứ mày mò thế này
          Nguyên văn bởi Lam-dt Xem bài viết
          Theo mình thì bạn thử lấy ở bộ cao áp của máy in laser xem sao, mach đó cao áp cho lô mực có vài cấp điện áp, cao nhất 1.5kv. Mạch công suất chắc chỉ < 10w.... Nếu ở tp HCM q TB thì qua nhà tôi cho mượn về mà thử...Nhà có chó mèo thì lôi ra thí nghiệm, có chết làm thịt thì gọi anh em đến nhậu nhé !
          Min = 5kV rồi bác ạ, 1,5kV ko dùng được. em ở HN nếu em ở Sài Gòn sẽ liên hệ bác. tks bác
          Website chính thức đổi địa chỉ website thành
          Mời các bạn ghé thăm !!!

          Comment


          • #20
            Dòng = áp / điện trở
            Vì vậy đo sụt áp trên 1 điện trở đã biết thì ta tính được dòng qua đó và ngược lại.
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Dòng = áp / điện trở
              Vì vậy đo sụt áp trên 1 điện trở đã biết thì ta tính được dòng qua đó và ngược lại.
              Vậy mà em ko nghĩ ra, chưa rõ nó phản hồi áp hay dòng nhưng giá trị điện trở biết rõ thì tính tốt
              Cách của bác nay em cũng tham khảo mấy ae trong team nhưng chắc là ko xài đc rồi vì yêu cầu tốc độ xung kích phải điều khiển được chứ làm vậy thì chỉ đảm bảo được cái khoản ko gây quá nguy hiểm thôi
              Bác xem lại cho em cái file nguyên lý về 2 con biến áp xem có tư vấn cho em được gì ko ạ để em lấy cái mà báo cáo. Về các linh kiện và giá trị thì em đã ghi đầy đủ ở đó rồi, riêng 2 con biến áp thì em ko có thông tin mà chỉ dựa vào mạch mà đoán thôi. Con biến áp đầu tiên chắc chắn là biến áp xung vì em nhìn rõ đc chân cẳng, lõi ferrit của nó, riêng con thứ 2 là 1 cục đen xì xì đã được đổ keo tránh cao áp vs 2 đầu vào và 3 đầu ra được kí hiệu High Voltage đối xứng và GND như em vẽ trong mạch ạ, nên em đoán con này là con khuếch đại chính còn con kia chỉ là đệm.
              Em hỏi thêm 2 con diode D10 và D12 ở đây là nhiệm vụ ạ?
              Mong sớm nhận đc tư vấn thêm của bác
              Nguyên lý
              Website chính thức đổi địa chỉ website thành
              Mời các bạn ghé thăm !!!

              Comment


              • #22
                IR2125 nhận xung từ PWM đưa ra HO tới cực G lái IRF530. Tải của IRF530 là BA xung, thứ cấp lấy ra điện áp cao nắn qua D10-D11 và D12 (3 cái nối tiếp để chịu được điện áp cao tới 700V) nạp cho tụ 30uF/700V. Đây là nguồn cấp cho phần mạch còn lại.
                Phần còn lại là phần tạo xung cao áp. Triac BTA216 hoạt động với nguồn 1 chiều. Tải của nó là sơ cấp của "transformer". Thứ cấp lấy ra trên 2 cuộn đối xứng.
                Vì nguồn tín hiệu vào là xung từ PIC đưa tới nên duty có thể bị thay đổi, nên tôi cho rằng điện áp HV+ và HV- không bằng nhau.
                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                  IR2125 nhận xung từ PWM đưa ra HO tới cực G lái IRF530. Tải của IRF530 là BA xung, thứ cấp lấy ra điện áp cao nắn qua D10-D11 và D12 (3 cái nối tiếp để chịu được điện áp cao tới 700V) nạp cho tụ 30uF/700V. Đây là nguồn cấp cho phần mạch còn lại.
                  Phần còn lại là phần tạo xung cao áp. Triac BTA216 hoạt động với nguồn 1 chiều. Tải của nó là sơ cấp của "transformer". Thứ cấp lấy ra trên 2 cuộn đối xứng.
                  Vì nguồn tín hiệu vào là xung từ PIC đưa tới nên duty có thể bị thay đổi, nên tôi cho rằng điện áp HV+ và HV- không bằng nhau.
                  Theo như bác nói rằng biến áp đầu tiên sẽ làm nguồn cấp cho phần mạch còn lại và biến áp sau mới tạo xung cao áp vậy có thể thay 2 cái biến áp này thành 1 cái biến áp khác tương đươg được ko ạ, nếu thay thì thêm bớt những gì ạ.
                  Lúc phân tích mạch em cũng đoán được những cái bác nói chỉ là ko hiểu rõ biến áp thôi, theo như bác nói thì con biến áp thứ 2 cũng sẽ là biến áp xung, bác có thể tư vấn cho em 1 ít thông tin về loại biến áp này đc ko ạ, vì trước giờ em chưa gặp biến áp xung đầu ra đối xứng như thế này
                  Website chính thức đổi địa chỉ website thành
                  Mời các bạn ghé thăm !!!

                  Comment


                  • #24
                    Biến áp thứ 2 nó dung lõi sắt từ chữ i. như cao áp của xe máy ấy.e có đập 1 cao ap của roi điện. và xem lõi của nó

                    Comment


                    • #25
                      Khi tần số xung lớn (thường gặp với xung PWM), thì lõi biến áp xung là ferrite để giảm tổn hao, giảm kích thước, như trong FBT,vv...
                      Ở tần số cao, lõi sắt (tôn Si) sẽ không hiệu quả: kích thước lớn, tổn hao nhiều và bị bão hòa từ.
                      Trong mạch này người ta nâng điện áp 1 chiều (nguồn cấp cho mạch tạo cao áp) lên cao để giảm tỷ số biến thế. Ví dụ nguồn 600V thì tỷ số là 9:1 đã có 5400V. Nếu khai thác được dạng xung flyback thì tỷ số còn thấp hơn.
                      Nếu bạn dùng trực tiếp nguồn chỉ vài chục Vôn thì tỷ số biến thế sẽ rất cao, khó thực hiện. Dòng sơ cấp lớn dẫn đến lõi chóng bị bão hòa từ.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #26
                        Vậy em tổng kết lại những ý em hiểu là thế này, con biến áp xung đầu tiền được điều khiển chuyển đổi điện áp thấp 17 VDC lên khoảng 700VAC sau đó được nắn lại thành điện 1 chiều thông qua các Diode, đồng thời biến áp làm nhiệm vụ giảm tỷ số vòng cho biến áp khuếch đại chính, có thể coi đây như là con biến áp đệm.
                        Biến áp thứ 2 lấy nguồn từ biến áp 1 được điều khiển thông qua Triac BTA216 khuếch đại lên khoảng 5kV, và đây chính là khối chính tạo ra xung cao áp. Có 1 số mạch của bọn tây nó xài mỗi con biến áp này và dùng 555 kích Triac, nguyên lý hoạt động cũng tương tự thế này
                        Mất cả buổi lần mò các trang nước ngoài thì đúng là cái biến áp thứ 2 này nó giống cái cao áp trong xe máy, oto xài cho buzi, xung cao áp ra khi động vật chạm vào chỉ gây ra nhưng cú giật nhẹ làm co cơ chứ ko gây các cú sốc điện. Nhưng mà em thấy 1 số trang nó nói rằng xung cao áp chỉ tồn tại trong thời gian 0.0003s/15s. Biết là nhỏ thật nhưng mà chu kỳ những 15s mà thời gian tồn tại xung cao áp là 0.0003s có khi nào ngắn quá ko các bác
                        Website chính thức đổi địa chỉ website thành
                        Mời các bạn ghé thăm !!!

                        Comment


                        • #27
                          - Cái "biến áp xung" (BAX) và IRF + D10-D12 + tụ 30uF/700V là phần nguồn, chứ hoàn toàn không phải là biến áp đệm, cũng không phải là "đồng thời biến áp làm nhiệm vụ giảm tỷ số vòng cho biến áp khuếch đại chính".
                          Tỷ số biến áp là U2/U1, với U2 là điện áp thứ cấp bạn cần, U1 càng lớn thì tỷ số biến áp càng nhỏ.
                          - Với tụ lọc nguồn 700V thì điện áp không bao giờ tới 700V. Chỉ khoảng 500 - 600V là cùng. Nếu "tống" đủ 700V thì tụ "mang bầu" ngay.
                          - Thời gian tồn tại xung 0,0003s trong 15s thì chẳng mấy khi bẫy được "con bò" nào, mà chỉ chích mấy cặp đôi không mang quần đang liên tục dí mông vào hàng rào thôi .
                          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                          Comment


                          • #28
                            Việc tồn tại xung cao áp trong thời gian rất ngắn là phù hợp, tuy nhiên thời gian nghỉ giữa 2 xung liên tiếp chỉ một vài giây thôi. Mình có một bộ cao áp trong máy sưởi dầu của Hàn Quốc. Nó dùng đánh lửa để đốt hơi dầu để sưởi. Áp vào 220V, áp ra 16,5KV - 20mA. Không biết có phù hợp với ý tưởng hàng rào điện của bạn không !?
                            Attached Files
                            Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                            Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                              - Với tụ lọc nguồn 700V thì điện áp không bao giờ tới 700V. Chỉ khoảng 500 - 600V là cùng. Nếu "tống" đủ 700V thì tụ "mang bầu" ngay.
                              - Thời gian tồn tại xung 0,0003s trong 15s thì chẳng mấy khi bẫy được "con bò" nào, mà chỉ chích mấy cặp đôi không mang quần đang liên tục dí mông vào hàng rào thôi .
                              Em là em tính 700 VDC đỉnh, - căn 2 thì điện áp cỡ 500VDC chứ ai phang thẳng 700VDC đâu bác
                              - Cái này chỉ để chống động vật phá rào thôi, ko cho nó tiếp cận hàng rào, gọi là đe dọa chứ có phải đặt bãy đâu mà giật liên tục
                              Website chính thức đổi địa chỉ website thành
                              Mời các bạn ghé thăm !!!

                              Comment


                              • #30
                                500VAC dạng sin có đỉnh 700Vp; nắn và nạp vào tụ không có tải sẽ có điện áp 700V trên tụ.
                                Ở đây tín hiệu là xung vuông, có thế còn xuất hiện điện áp đỉnh cao hơn cả 700V nữa.
                                Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                mast090 Tìm hiểu thêm về mast090

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X