Thông báo

Collapse
No announcement yet.

HỎI VỀ MẠCH AUTO VOLT SỬ DỤNG LM2596

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    à rất vui e lại được gặp anh, anh trthnguyen :z ý a là nối vào + vout và còn lại nối vào cầu phân áp( chổ 2 con điện trở cuối có nút đen ) phải không anh

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
      Ko nên dùng mạch ổn áp để thắp sáng LED, đặc biệt là LED công suất lớn vì khi nó nóng lên thì dòng qua LED cũng tăng, dòng tăng thì LED càng nóng, cứ luẩn quẩn như thế thì đến lúc nào đó LED sẽ chết (hoặc ít nhất cũng bị giảm tuổi thọ).
      Để thắp LED thì người ta dùng mạch ổn dòng. LM2596 được sản xuất để ổn áp nhưng có thể thay đổi 1 chút thì nó sẽ thành mạch ổn dòng. Thay vì nối tải (LED) vào giữa +VOUT và GND thì ta sẽ nối tải vào giữa +VOUT và chân 4 (FEEDBACK), trở giữa chân 4 và GND trị số càng nhỏ thì dòng ra càng lớn (I = 1,23 / R). Với LM2596 có thể chịu áp 40V nên dùng 24V ko sao hết.
      vì nếu như a trthnguyen nói dòng quyết định thì nếu dòng đủ nhỏ để led không nóng thì hiệu xuất của led không cao(sáng mờ) hay do chất lượng của led nửa ta

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết
        à rất vui e lại được gặp anh, anh trthnguyen :z ý a là nối vào + vout và còn lại nối vào cầu phân áp( chổ 2 con điện trở cuối có nút đen ) phải không anh
        Chính xác! Điện trở giữa chân 4 và GND gọi là điện trở shunt. Như vậy dòng điện sẽ chạy từ +VOUT -> LED -> Rshunt -> GND. Trên R shunt sẽ có 1 điện áp, khi dòng càng tăng thì điện áp trên R shunt càng lớn, khi điện áp đạt 1,23V thì LM2596 sẽ giảm duty nên điện áp và dòng đầu ra không tăng được nữa. Do đó dòng qua shunt (cũng là dòng qua LED) được khống chế ở I = 1,23 / Rshunt.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết
          vì nếu như a trthnguyen nói dòng quyết định thì nếu dòng đủ nhỏ để led không nóng thì hiệu xuất của led không cao(sáng mờ) hay do chất lượng của led nửa ta
          Có sự hiểu lầm rồi!
          Đối với LED thì nhiệt độ tăng thì dòng cũng tăng, dòng tăng thì nhiệt độ lại tăng, nhiệt tăng -> dòng tăng > nhiệt tăng -> dòng tăng... tạo thành vòng luẩn quẩn. Dòng tăng nhưng điện áp không tăng (do bạn dùng nguồn ổn áp) -> công suất của LED tăng dần lên và có thể vượt quá định mức.
          Dùng nguồn ổn dòng là để TRÁNH CÁI VÒNG LUẨN QUẨN trên chứ ko phải làm cho LED sáng mờ, nó vẫn sẽ cấp đủ dòng cho LED sáng tối đa nhưng sẽ được khống chế.
          p/s: Hiệu suất là tỉ số giữa phần năng lượng có ích và năng lượng tổng, nó phụ thuộc chủ yếu vào tải chứ ko phải nguồn cấp cho nó. VD: LED 10W, hiệu suất 90% nghĩa là có 9W biến thành ánh sáng, 1W biến thành nhiệt. Khi LED sáng mờ (chỉ có 5W chẳng hạn) thì hiệu suất của nó gần như cũng không đổi (4,5W ánh sáng + 0,5W nhiệt, tỉ số 4,5 / 5 vẫn là 90% chứ ko phải 4,5 / 10 = 45% hay 5 / 10 = 50% như bạn nghĩ).

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
            Có sự hiểu lầm rồi!
            Đối với LED thì nhiệt độ tăng thì dòng cũng tăng, dòng tăng thì nhiệt độ lại tăng, nhiệt tăng -> dòng tăng > nhiệt tăng -> dòng tăng... tạo thành vòng luẩn quẩn. Dòng tăng nhưng điện áp không tăng (do bạn dùng nguồn ổn áp) -> công suất của LED tăng dần lên và có thể vượt quá định mức.
            Dùng nguồn ổn dòng là để TRÁNH CÁI VÒNG LUẨN QUẨN trên chứ ko phải làm cho LED sáng mờ, nó vẫn sẽ cấp đủ dòng cho LED sáng tối đa nhưng sẽ được khống chế.
            p/s: Hiệu suất là tỉ số giữa phần năng lượng có ích và năng lượng tổng, nó phụ thuộc chủ yếu vào tải chứ ko phải nguồn cấp cho nó. VD: LED 10W, hiệu suất 90% nghĩa là có 9W biến thành ánh sáng, 1W biến thành nhiệt. Khi LED sáng mờ (chỉ có 5W chẳng hạn) thì hiệu suất của nó gần như cũng không đổi (4,5W ánh sáng + 0,5W nhiệt, tỉ số 4,5 / 5 vẫn là 90% chứ ko phải 4,5 / 10 = 45% hay 5 / 10 = 50% như bạn nghĩ).
            em tìm được mạch này cũng khá hay sử dụng LM2678 nhưng hơi khó tìm nó cho phép điện áp đầu vào từ 8V-40V đầu ra chuẩn 12V 5A mặt cho đầu vào thay đổi ,nó là 7 chân thay vì 5 chân như lm25xx như trên cho e chúc ý kiến về con này ạ.

            Comment


            • #21
              A trthnguyen có thể chỉ e cách để nhận được điện áp chuẩn 12v output khi mà input thay đổi áp không cần thay đổi giá trị ra sao e đang điên vì nó đây. bởi gì khi gáp mạch thực tế thì e tăng volt đến mức 13,14V thì tự động con LM2596 ngăn lại -> đèn giảm độ sáng ngay, và em muốn tăng đến 24 mới được. thank a trthnguyen rất nhiều!

              Comment


              • #22
                Led thanh ngoài chợ thường có sẵn trở hạn dòng nên chỉ cần cấp nguồn áp 12V là được, không cần nguồn dòng. LM2596 cần Vin > Vout khoảng 2V. Tức là nếu cần Vout=12V thì Vin phải từ 14-40V đầu ra sẽ được ổn áp. Bạn mới tăng lên 13V đèn đã giảm độ sáng chắc là ráp mạch sai.
                sau.ph

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết
                  vì nếu như a trthnguyen nói dòng quyết định thì nếu dòng đủ nhỏ để led không nóng thì hiệu xuất của led không cao(sáng mờ) hay do chất lượng của led nửa ta

                  Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                  p/s: Hiệu suất là tỉ số giữa phần năng lượng có ích và năng lượng tổng, nó phụ thuộc chủ yếu vào tải chứ ko phải nguồn cấp cho nó. VD: LED 10W, hiệu suất 90% nghĩa là có 9W biến thành ánh sáng, 1W biến thành nhiệt.Khi LED sáng mờ(chỉ có 5W chẳng hạn) thì hiệu suất của nó gần như cũng không đổi(4,5W ánh sáng + 0,5W nhiệt, tỉ số 4,5 / 5 vẫn là 90% chứ ko phải 4,5 / 10 = 45% hay 5 / 10 = 50% như bạn nghĩ).
                  Mình làm bên led chiếu sáng nên cần đính chính mấy chỗ tô màu trên. Hiệu suất của led thì mới phụ thuộc vào tải-chính nó- chứ nếu nói hiệu suất thì thường hiểu ngầm là hiệu suất của cả hệ thống-bộ đèn-khi đó sẽ phụ thuộc cũng khá nhiều vào nguồn cấp cho nó.

                  hiệu suất của led tỉ lệ nghịch với công suất, tức là dùng công suất max cho hiệu suất phát sáng thấp nhất, ngược lại công suất càng nhỏ thì hiệu suất càng cao ( tất nhiên có một ngưỡng bé nào đó, tức là led phải phát sáng). Vì thế người ta chỉ tính toán cấp dòng sao cho công suất led chỉ từ 30-80% Pmax để không quá lãng phí công suất led mà đạt hiệu suất phát sáng cao.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết

                    em tìm được mạch này cũng khá hay sử dụng LM2678 nhưng hơi khó tìm nó cho phép điện áp đầu vào từ 8V-40V đầu ra chuẩn 12V 5A mặt cho đầu vào thay đổi ,nó là 7 chân thay vì 5 chân như lm25xx như trên cho e chúc ý kiến về con này ạ.
                    Tại sao phải dùng LM2678 trong khi đầu vào tối đa của nó cũng là 40V giống như LM2596 mà chân cẳng lại nhiều hơn? Chưa kể là khó tìm hơn. LM2596-12 cũng là loại fix 12V (ko cần cầu phân áp) giống như sơ đồ trên.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết
                      A trthnguyen có thể chỉ e cách để nhận được điện áp chuẩn 12v output khi mà input thay đổi áp không cần thay đổi giá trị ra sao e đang điên vì nó đây. bởi gì khi gáp mạch thực tế thì e tăng volt đến mức 13,14V thì tự động con LM2596 ngăn lại -> đèn giảm độ sáng ngay, và em muốn tăng đến 24 mới được. thank a trthnguyen rất nhiều!
                      Đã nói rồi, để thắp sáng LED người ta dùng mạch ổn dòng, khi đó độ sáng của LED hầu như ko đổi.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                        Đã nói rồi, để thắp sáng LED người ta dùng mạch ổn dòng, khi đó độ sáng của LED hầu như ko đổi.
                        nếu z phải thêm mạch ổn dòng nửa sao a trthnguyen?

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi Thanhvu93 Xem bài viết
                          nếu z phải thêm mạch ổn dòng nửa sao a trthnguyen?
                          Trời ơi đã nói là có thể chỉnh sửa mạch hiện tại (ổn áp) thành mạch ổn dòng mà, đã nói rất kỹ ở #15 và #18. Hóa ra mấy bài đó mình comment thành công cốc mất rồi!

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên lý mạch đã có thành viên diễn đàn giải thích cách làm, nhưng người mở luồng không muốn/thèm đọc hiểu.
                            Mạch đầy đủ trên diễn đàn đã có, nhưng người mở luồng không muốn/thèm tìm. Dùng Google tìm riêng ở một trang web là kỹ năng đơn giản.

                            Vậy nên hiểu thế nào đây ? Diễn đàn phải thiết kế sẵn đầy đủ rồi dâng tới tận nơi ?
                            Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                            Comment


                            • #29
                              Một cách khác là xài ic chuyên dụng để lái led: AMC7150. Chi tiết và cửa hàng bán có thể tra google.
                              Cũng là nguồn buck nhưng công xuất nhỏ hơn (1.5A) và chạy theo cơ chế hạn dòng sẵn không cần thêm mạch rườm rà như lm2596

                              Comment


                              • #30
                                Thiết kế theo cách của bác trthnguyen tôi nghĩ rất hay vì LM2596 thông dụng cho mạch dưới 3A. Tuy nhiên đây là mạch ổn áp Buck do đó dùng cho LED ở dạng ổn dòng thì không có tài liệu nhiều. Tôi có gởi mạch thiết kế dựa trên LM2596, chạy ở tần số 100KHz, dùng 2 LED nối tiếp, 3,5V, 500mA. VREF tôi dùng là 1V, hình như VREF của LM2596 là 1,235V. Chỉnh giá trị Rsense lại là sẽ ra dòng như ý mình muốn thiết kế. Tôi cũng thứ 3 LED và áp tự động thay đổi và dòng ổn định ở 500mA
                                Attached Files

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                Thanhvu93 Tìm hiểu thêm về Thanhvu93

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X