Dạo này diễn đàn có vẻ trầm lắng. Add cái Project mới của mình lên xem có sôi nổi thêm tý ko nhỉ.
Hồi đầu năm con nguồn thí nghiệm lại dở chứng. Khổ, con nguồn thì khủng, DAC, ADC cực mạnh cho phép chỉnh tới từng mV, mA, nhưng cũ quá rồi. Nuôi nó như nuôi mẹ già, trở 1206 1% sai số, đứt liên tục. DAC, ADC nó dùng LK rời, trở sai số 1 ly là kết quả hiển thị đi 1 dặm.
Bực quá. Đã thế tự làm hẳn 1 con như vậy, chỉnh bằng chiết áp, khỏi số má gì luôn cho nó chủ động. Lôi dưới gầm bàn ra con UPS cũ chạy BAT, CS 600W. Vậy là có cái vỏ với con BA. Nghiệt nỗi nó chạy 12V, nên phải quấn lại thứ cấp. Cuộn thứ cấp chính quấn 0 - 16 - 32VAC với dây 1.5mm, cuộn bias cấp nguồn lưỡng cực cho đám dò sai, KĐ... quấn 16 - 0 - 16VAC với dây 0.5mm.
Có BA rồi, có vỏ rồi, vậy là có định hướng về kích thước board, kích thước tản nhiệt. Quyết định dùng mấy con tản nhiệt P4 - SK478, loại này hàng "xịn" nhà có sẵn. Nếu sử dụng quạt tốc độ cao thì tầm 120W tiêu tán, nhiệt độ ở mức 50-60*C có thể chạy lâu dài. Test thực tế với bộ nguồn khi nối tắt đầu ra chạy CC 7A, nhiệt độ tản nhiệt với quạt 8cm, 12V/0.24A ở chừng 56*C với điện áp đầu vào 18VDC (126W). Nếu kiếm được con quạt mạnh hơn chừng 12V/0.4A thì nhiệt độ sẽ thấp hơn.
Bắt tay vào vẽ schematic. Trước giờ toàn chơi thẳng layout luôn. Nhưng từ hồi chuyển sang dùng Proteus 8, thấy tương tác giữa sche và layout khá tốt, với lại vẽ sche để có định hướng cấu trúc mạch tốt hơn, dễ hơn khi debug mạch thực tế. Phần CS, dò sai lấy luôn mạch của thằng E3632A, đơn giản hóa phần nguồn cấp cho mạch theo con BA trên kia vì nó kín đặc cửa sổ rồi. Thêm phần REF cho điều chỉnh bằng chiết áp, bảo vệ quá nhiệt, quá áp, tự động chuyển mạch đầu vào cho phù hợp với điện áp ra. Vậy là 7 khối. Mạch nó ra như thế này:
Chuyển sang layout. Có định hướng KT board, tản nhiệt rồi. Lên mấy trang bán LK online tìm LK thực tế để lấy KT LK, tìm package phù hợp, Assign nó vào Component bên sche, sang bên layout cứ thế mà nhặt thôi. Dùng LK dán 1206 kết hợn với LK CS dùng loại chân cắm, vẽ mạch 2 lớp, đặt LK trên cả 2 mặt. Tản nhiệt quay ngang, hướng gió bụi biên thùy ra bên ngoài. LK chân cắm, có vỏ bọc nằm chung mặt với tản nhiệt. LK dán nằm hết mặt còn lại để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi bặm, ẩm thấp.
Dự tính trong điều kiện trước mắt chỉnh bằng chiết áp, dùng đồng hồ hiển thị V, A bằng 2 chiếc đồng hồ đo V dùng led 7 đoạn. Sau này có điều kiện thì dùng VĐK, chỉnh bằng encoder, hiển thị LCD... sẽ có thêm nhiều tính năng. Nên từ phần sche tách riêng phần ref, sang layout cho thành 1 bo riêng, đưa lên mặt máy bằng cáp 10 chân, có đầy đủ các đường dự phòng cho VĐK sau này.
Đặt mạch, đặt LK và hạnh phúc (đợi chờ là hạnh phúc mà). 2 ngày LK về, 10 ngày mạch về. Trong cái khoảng thời gian chênh nhau kia, chả biết làm gì, cứ đổ túi LK ra ngồi ngắm, rồi lại đổ vào cất đi. Tới chiều tối ngày thứ 11, thì mấy em LK lên sàn (PCB) gần hết. Khít rìn rịt trên PCB y như định hướng LK trước đó.
Chưa có đồng hồ 4 led, chạy tạm đồng hồ 3 led vậy. Cắm điện chạy thử tý để còn cân chỉnh mấy cái khối mạch mình tự thêm vào kia. CV: ngon, CC: ngon. Á... bỏ mẹ rồi, thấy khói bốc lên ở gầm tản nhiệt khi chạy CC. Rút điện, kiểm tra lại xem nào. Vãi... quên chưa bắt vít cầu nắn với tản nhiệt. May sao chưa việc gì. Tý toi con cầu 25A. Cân chỉnh lại phần chuyển mạch bằng relay 15 - 30V, bảo vệ quá áp, bảo vệ quá nhiệt. Cưa cắt, khoan đục lại cái vỏ, tống hết ruột gan phèo phổ em nó vào thì được thế này.
Và lại hạnh phúc thêm 1 lần nữa khi đợi ship mấy cái đồng hồ đo V 4 led 7 đoạn độ chính xác cao từ taobao. Quả hạnh phúc này hơi bị to vì mất gần tháng luôn. Hàng mình còi quá nên mấy anh Hùng Phát vứt trong kho, ko buồn chuyển cho khách luôn.
Cuối cùng cũng xong. 2 con đồng hồ chính xác và ổn định thật, bõ công chờ đợi. Mạch chỉnh thô - tinh, CV dải 0 - 30V, tự động chuyển điện áp đầu vào phù hợp với đầu ra, CC dải 0 - 7A. Bảo vệ quá nhiệt ở 70*C, quá áp ở 32VDC. Sai số CC: +-10mA, sai số CV: +-10mV. Sau này nâng cấp lên VĐK chỉ cần thay bo REF, các chân dự phòng in - out dải 0-5V tương thích VĐK có đủ. Nhét thêm code sạc accu 3 - 4 giai đoạn, pin lithium vào VĐK nữa thì quá ngon rồi.
Hồi đầu năm con nguồn thí nghiệm lại dở chứng. Khổ, con nguồn thì khủng, DAC, ADC cực mạnh cho phép chỉnh tới từng mV, mA, nhưng cũ quá rồi. Nuôi nó như nuôi mẹ già, trở 1206 1% sai số, đứt liên tục. DAC, ADC nó dùng LK rời, trở sai số 1 ly là kết quả hiển thị đi 1 dặm.
Bực quá. Đã thế tự làm hẳn 1 con như vậy, chỉnh bằng chiết áp, khỏi số má gì luôn cho nó chủ động. Lôi dưới gầm bàn ra con UPS cũ chạy BAT, CS 600W. Vậy là có cái vỏ với con BA. Nghiệt nỗi nó chạy 12V, nên phải quấn lại thứ cấp. Cuộn thứ cấp chính quấn 0 - 16 - 32VAC với dây 1.5mm, cuộn bias cấp nguồn lưỡng cực cho đám dò sai, KĐ... quấn 16 - 0 - 16VAC với dây 0.5mm.
Có BA rồi, có vỏ rồi, vậy là có định hướng về kích thước board, kích thước tản nhiệt. Quyết định dùng mấy con tản nhiệt P4 - SK478, loại này hàng "xịn" nhà có sẵn. Nếu sử dụng quạt tốc độ cao thì tầm 120W tiêu tán, nhiệt độ ở mức 50-60*C có thể chạy lâu dài. Test thực tế với bộ nguồn khi nối tắt đầu ra chạy CC 7A, nhiệt độ tản nhiệt với quạt 8cm, 12V/0.24A ở chừng 56*C với điện áp đầu vào 18VDC (126W). Nếu kiếm được con quạt mạnh hơn chừng 12V/0.4A thì nhiệt độ sẽ thấp hơn.
Bắt tay vào vẽ schematic. Trước giờ toàn chơi thẳng layout luôn. Nhưng từ hồi chuyển sang dùng Proteus 8, thấy tương tác giữa sche và layout khá tốt, với lại vẽ sche để có định hướng cấu trúc mạch tốt hơn, dễ hơn khi debug mạch thực tế. Phần CS, dò sai lấy luôn mạch của thằng E3632A, đơn giản hóa phần nguồn cấp cho mạch theo con BA trên kia vì nó kín đặc cửa sổ rồi. Thêm phần REF cho điều chỉnh bằng chiết áp, bảo vệ quá nhiệt, quá áp, tự động chuyển mạch đầu vào cho phù hợp với điện áp ra. Vậy là 7 khối. Mạch nó ra như thế này:
Chuyển sang layout. Có định hướng KT board, tản nhiệt rồi. Lên mấy trang bán LK online tìm LK thực tế để lấy KT LK, tìm package phù hợp, Assign nó vào Component bên sche, sang bên layout cứ thế mà nhặt thôi. Dùng LK dán 1206 kết hợn với LK CS dùng loại chân cắm, vẽ mạch 2 lớp, đặt LK trên cả 2 mặt. Tản nhiệt quay ngang, hướng gió bụi biên thùy ra bên ngoài. LK chân cắm, có vỏ bọc nằm chung mặt với tản nhiệt. LK dán nằm hết mặt còn lại để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi bặm, ẩm thấp.
Dự tính trong điều kiện trước mắt chỉnh bằng chiết áp, dùng đồng hồ hiển thị V, A bằng 2 chiếc đồng hồ đo V dùng led 7 đoạn. Sau này có điều kiện thì dùng VĐK, chỉnh bằng encoder, hiển thị LCD... sẽ có thêm nhiều tính năng. Nên từ phần sche tách riêng phần ref, sang layout cho thành 1 bo riêng, đưa lên mặt máy bằng cáp 10 chân, có đầy đủ các đường dự phòng cho VĐK sau này.
Đặt mạch, đặt LK và hạnh phúc (đợi chờ là hạnh phúc mà). 2 ngày LK về, 10 ngày mạch về. Trong cái khoảng thời gian chênh nhau kia, chả biết làm gì, cứ đổ túi LK ra ngồi ngắm, rồi lại đổ vào cất đi. Tới chiều tối ngày thứ 11, thì mấy em LK lên sàn (PCB) gần hết. Khít rìn rịt trên PCB y như định hướng LK trước đó.
Chưa có đồng hồ 4 led, chạy tạm đồng hồ 3 led vậy. Cắm điện chạy thử tý để còn cân chỉnh mấy cái khối mạch mình tự thêm vào kia. CV: ngon, CC: ngon. Á... bỏ mẹ rồi, thấy khói bốc lên ở gầm tản nhiệt khi chạy CC. Rút điện, kiểm tra lại xem nào. Vãi... quên chưa bắt vít cầu nắn với tản nhiệt. May sao chưa việc gì. Tý toi con cầu 25A. Cân chỉnh lại phần chuyển mạch bằng relay 15 - 30V, bảo vệ quá áp, bảo vệ quá nhiệt. Cưa cắt, khoan đục lại cái vỏ, tống hết ruột gan phèo phổ em nó vào thì được thế này.
Và lại hạnh phúc thêm 1 lần nữa khi đợi ship mấy cái đồng hồ đo V 4 led 7 đoạn độ chính xác cao từ taobao. Quả hạnh phúc này hơi bị to vì mất gần tháng luôn. Hàng mình còi quá nên mấy anh Hùng Phát vứt trong kho, ko buồn chuyển cho khách luôn.
Cuối cùng cũng xong. 2 con đồng hồ chính xác và ổn định thật, bõ công chờ đợi. Mạch chỉnh thô - tinh, CV dải 0 - 30V, tự động chuyển điện áp đầu vào phù hợp với đầu ra, CC dải 0 - 7A. Bảo vệ quá nhiệt ở 70*C, quá áp ở 32VDC. Sai số CC: +-10mA, sai số CV: +-10mV. Sau này nâng cấp lên VĐK chỉ cần thay bo REF, các chân dự phòng in - out dải 0-5V tương thích VĐK có đủ. Nhét thêm code sạc accu 3 - 4 giai đoạn, pin lithium vào VĐK nữa thì quá ngon rồi.
Comment