Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đấu song song nguồn DC có hồi tiếp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Chào các anh,
    Trong nhà máy của em, máy hiện đang có sử dụng bộ nguồn của OMRON 24V - 10A. Bây giờ em muốn lắp thêm PLC điều khiển, sensor, contactor, van selonoid để cải tiến nên phải nâng công suất nguồn DC lên. Em định gắn thêm 1 nguồn OMRON 24V - 5A tương tự (chân 0V bộ nguồn lắm thêm đấu chung với chân 0V của bộ nguồn có sẵn). Như vậy ổn không ạ? Và có rủi ro gì không. Em cám ơn các anh.

    Comment


    • #32
      Nếu chỉ nối chân 0V thì có việc gì đâu, tưởng nối chung cả chân 24V chứ

      Comment


      • #33
        Nếu chân 0 nguồn cũ nối ra vỏ thì đấu chung 0 nguồn mới vào không sao cả khi đồ lắp thêm dùng nguồn mới .

        Comment


        • #34
          Mình thấy thế này: việc gì mà bác phải phức tạp hoá vấn đề. Bác cứ ghép 2 nguồn song song cùng chiều, theo định luật Kirchhopp thì V tại điểm bất kỳ khi ghep nhiều nguồn sẽ là V=V1+V2+.... Lúc này tải sẽ bị quá áp bác chỉ cần 1 con 78xx là xong, đảm bảo dùng thoải mái. Nếu chưa an tâm bác có thể mô phỏng chạy thử là biết

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi Vodanh_hp Xem bài viết
            Mình thấy thế này: việc gì mà bác phải phức tạp hoá vấn đề. Bác cứ ghép 2 nguồn song song cùng chiều, theo định luật Kirchhopp thì V tại điểm bất kỳ khi ghep nhiều nguồn sẽ là V=V1+V2+.... Lúc này tải sẽ bị quá áp bác chỉ cần 1 con 78xx là xong, đảm bảo dùng thoải mái. Nếu chưa an tâm bác có thể mô phỏng chạy thử là biết
            Định luật quái quỷ gì vậy trời??? Nếu mắc song song 2 cái ắc quy 12V giống hệt nhau ta sẽ có 24V sao?

            Comment


            • #36
              Đúng đấy bác, tuy nhiên nếu bác đo thì so với mass từng nguồn nó chỉ có 12v thôi nhưng thực chất là có 2 dòng 12v của 2 nguồn khác nhau chạy qua. Bác hoàn toàn có thể dùng mô phỏng chạy thử

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi Vodanh_hp Xem bài viết
                Mình thấy thế này: việc gì mà bác phải phức tạp hoá vấn đề. Bác cứ ghép 2 nguồn song song cùng chiều, theo định luật Kirchhopp thì V tại điểm bất kỳ khi ghep nhiều nguồn sẽ là V=V1+V2+.... Lúc này tải sẽ bị quá áp bác chỉ cần 1 con 78xx là xong, đảm bảo dùng thoải mái. Nếu chưa an tâm bác có thể mô phỏng chạy thử là biết
                Chắc bạn muốn nói đến nguyên lý xếp chồng? Cách bạn áp dụng sai rồi.
                sau.ph

                Comment


                • #38
                  Vấn đề đấu 2 nguồn nói chung và 2 nguồn DC-DC nói riêng là 1 bài toán khó. Trường hơph 2 nguồn DC giống hệt nhau ( cùng V, cùng A, cùng r nội tải) chỉ là 1 trường hợp đặc biệt và theo SGK Vật Lý 11 thì t/hợp đó duy nhất là U=U1=U2. Nếu U1 <>U2 thì U tại điểm chung sẽ theo công thức E/r=E1/r1+E2/r2 (E: suất điện động, r: nội tải của nguồn).
                  Mình xin lấy 1 vidu dẫn chứng về nguyên lý này như sau:
                  Ở hình vẽ mạch trên Ub được cấp qua cầu phân áp (Rdt,Rpa). Giả sử Ub =1v. Khi có nguồn tín hiệu đưa vào cực B, lúc này Áp tại cực B bằng tổng hợp 2 áp : áp phân áp và áp của tín hiệu ( dù rất nhỏ). Khi tín hiệu theo chiều dương ( áp tăng) Q dẫn mạnh và ngược lại.
                  Qua vidu trên là minh chứng rõ ràng nhất về 2 nguồn khác áp, khác tần số đấu song song nhau. Thân gửi bạn cùng trao đổi, mình thấy đây là một vấn đề rất phức tạp mà chưa thấy có tài liệu nào nói kỹ về 2 nguồn(DC, AC) đấu song song cả.
                  - 1 vi du nữa đó là: Mạch hồi tiếp của nguồn xung. Nguyên lý của nó cũng tương tự như vậy: dương của nguồn hồi tiếp ( song song với nguồn đầu vào qua trở mồi) tràn về nhiều thì chân G Mosfet càng làm việc mạnh, hồi tiếp âm về nhiều thì sụt áp dương chân G và đèn làm việc yếu đi.
                  -1 vi du nữa là: giả sử bạn có 2 viên pin tiểu. 1 viên mới có 1,5V và một viên cũ chỉ còn 1V nếu ghep 2 viên pin đó song song ( dương vào dương, âm vào âm) và để nguyên như vậy hỏi các viên pin có tiêu tốn năng lượng không? và điện áp 2 đầu ghép chung đó là bao nhiêu vôn?
                  xin trình bay như sau: Nếu bạn đo trở của 1 viên pin thuờng rát lớn ( khoang 1,8M) áp dụng ct trên ta có:
                  1/r=1/r1+1/r2 => 1/r=1/18.10^5 +1/18.10^5 => r = 18.10^5 /2.
                  Thay vào ct: E/r=E1/r1+E2/r2 ta được E xấp xỉ 1,25V. Vậy U tổng của 2 viên pin ghep ss như trên là 1,25V. Nếu không sử dụng thì 2 viên pin vẫn tiêu tốn năng lượng vì chúng chạy mạch bên trong của nhau qua R=18.10^5 ohm
                  - Còn đây là 1 vidu mình chạy mô phỏng qua proteus giwuax 2 nguồn đọc lập 1,5V và 10V ghép song song:
                  Attached Files

                  Comment


                  • #39
                    Chú @ vô danh hạnh phúc ơi mắc song song thì v= v1+v2+.... hả chú. Cháu nghe lời chú đem đấu song song 2 cục pin 1.6v vẫn là 1.6v. Đấu // 2 nguồn xung 12v vẫn là 12v. Đấu // 2 cái ắc qui 13v vẫn là 13v. Đấu // 2 cái nguồn xoay chiều 8v vẫn là 8v. Còn mà đấu // nguồn áp cao với áp thấp thì sẽ ra áp nhỏ hơn áp của nguồn áp cao và lớn hơn áp của nguồn áp thấp...

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                      Chú @ vô danh hạnh phúc ơi mắc song song thì v= v1+v2+.... hả chú. Cháu nghe lời chú đem đấu song song 2 cục pin 1.6v vẫn là 1.6v. Đấu // 2 nguồn xung 12v vẫn là 12v. Đấu // 2 cái ắc qui 13v vẫn là 13v. Đấu // 2 cái nguồn xoay chiều 8v vẫn là 8v. Còn mà đấu // nguồn áp cao với áp thấp thì sẽ ra áp nhỏ hơn áp của nguồn áp cao và lớn hơn áp của nguồn áp thấp...
                      Đúng là nó cộng lại nhưng không phải cộng trên phương diện đại số. Nó cộng lại theo công thức E/r=E1/r1+E2/r2 bạn nhé. Mình đã chứng minh bằng 4 vidu trên rồi. Theo mình thì không hề sai. Bạn nói đấu // 2 nguồn xung 12v vẫn là 12v là sai ( 2 nguồn này nội trở khác nhau nên điện áp sau khi đấu sẽ khác 12v. Bạn nói đấu 2 nguồn //xoay chiều 8v vẫn là 8v thì cũng chịu bạn rồi.

                      Comment


                      • #41
                        Dạ đúng là như thế đấy chú ạ. Hồi nhỏ xíu cháu nghịch cũng nhìu ấy ạ. Nếu chú tự tin thì có thể cược 1 xíu nho nhỏ để bảo vệ quan điểm của chú ạ. Cháu sẽ thực hiện và quay clip úp lên youtube ạ. Ví dụ là mắc // 2 nguồn xoay chiều 8v chẳng hạn ạ. Cháu thì đã làm và cho ra vẫn là 8v. Còn theo chú thì là bao nhiu vôn ạ...

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi mèomướp Xem bài viết
                          Dạ đúng là như thế đấy chú ạ. Hồi nhỏ xíu cháu nghịch cũng nhìu ấy ạ. Nếu chú tự tin thì có thể cược 1 xíu nho nhỏ để bảo vệ quan điểm của chú ạ. Cháu sẽ thực hiện và quay clip úp lên youtube ạ. Ví dụ là mắc // 2 nguồn xoay chiều 8v chẳng hạn ạ. Cháu thì đã làm và cho ra vẫn là 8v. Còn theo chú thì là bao nhiu vôn ạ...
                          Trước hết mình cũng xin nói mình là dân điện tử amater thôi, tham gia diễn đàn chủ yếu muốn học hỏi từ mấy bạn chứ không có ý tranh luận thắng thua.
                          Với 2 nguồn xoay chiều mắc ss, nếu bạn khẳng định như vậy thì mình không còn ý kiến gì cả. Mình cũng chưa thực nghiệm bao giờ chỉ là suy nghĩ trên lý thuyết thôi nhưng mình vẫn tin kết quả không phải như vậy. 2 nguồn xoay chiều nó phụ thuộc rất nhiều vào tần số, độ lệch pha....

                          Comment


                          • #43
                            Dạ xét đơn giản thôi chú ơi. Nguồn xoay chiều lấy từ 2 cái biến áp từ điện dân dụng thôi. Về vấn đề nguồn xung nữa chú mắc song song vẫn ra kết quả như vậy nhé chú. Thực tế là như vậy đấy. Còn lý thuyết của chú thì cháu chưa được học đến lên hông bít đâu ạ chỉ mong là chú dùng lý thuyết ấy tính ra 1 kết quả cho 1 ứng dụng cụ thể có ích và thực tế thôi ạ...

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi Vodanh_hp Xem bài viết
                              Đúng đấy bác, tuy nhiên nếu bác đo thì so với mass từng nguồn nó chỉ có 12v thôi nhưng thực chất là có 2 dòng 12v của 2 nguồn khác nhau chạy qua. Bác hoàn toàn có thể dùng mô phỏng chạy thử
                              Bạn đang nhầm giữa mắc nối tiếp và mắc song song. Mắc kiểu này thì ra 24V thế quái nào được???

                              Attached Files

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi Vodanh_hp Xem bài viết

                                Đúng là nó cộng lại nhưng không phải cộng trên phương diện đại số. Nó cộng lại theo công thức E/r=E1/r1+E2/r2 bạn nhé. Mình đã chứng minh bằng 4 vidu trên rồi. Theo mình thì không hề sai. Bạn nói đấu // 2 nguồn xung 12v vẫn là 12v là sai ( 2 nguồn này nội trở khác nhau nên điện áp sau khi đấu sẽ khác 12v. Bạn nói đấu 2 nguồn //xoay chiều 8v vẫn là 8v thì cũng chịu bạn rồi.
                                Đây là công thức tính điện áp trung bình chứ đâu phải cộng điện áp.

                                Ở trên bạn mắc song song pin 1,5V và 10V thì được điện áp (1,5+10)/2=5,75V

                                Đó là hợp nội trở 2 pin bằng nhau thì áp ra là trung bình cộng. Nếu nội trở 2 pin khác nhau thí dụ 0,2 Ôm với 0,8 Ôm thì áp ra sẽ là 80%V1+20%V2.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hacrot Tìm hiểu thêm về hacrot

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X