Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giúp em về mạch MPPT và Solar Panel với!?

    Tình hình là em đang tìm hiểu về Solar Panel và Công nghệ MPPT. Hiện vẫn còn nhiều khuất mắt nên mong được mấy anh chị đi trước giải đáp và bổ sung kiến thức ạ!
    1. Theo "Hình 1" thì PV luôn có 2 điện trở nội là Rs và Rsh, nhưng khi em đọc datasheet của 1 số PV thì không cho thông tin gì về 2 điện trở nội này, vậy 2 điện trở nội này có thay đổi khi nhiệt độ hay cường độ ánh sáng không ạ? và điện áp lúc hở mạch có phải là điện áp rơi trên Rsh không?
    2. Khi đi tìm điểm công suất cực đại của PV thì ta cần lắp tải vào thì áp rơi trên tải không còn là Voc nữa phải không ạ? Và đi tìm công suất cực đại này có phải là chúng ta dung hòa giữa điện trở tải và điện trở Rs không?(RL=Rs?) lúc này điện trở Rsh có ảnh hưởng gì không?
    3. Em có đọc một bài trên diễn đàn có nói về vấn đề này rồi, nhưng vẫn còn 1 số thắc mắc là sau khi dung hòa tải bằng 1 mạch buck hay boost thì điện áp sau mạch đâu phải là điện áp mong muốn sử dụng, nó phụ thuộc và điều kiện của PV, vậy chúng tải phải dùng 1 mạch buck hoặc boost nữa để có được điện áp mong muốn phải không?
    4. Vậy nếu dùng 1 mạch boost để dung hòa được tải và panel sau đó mới dùng mạch buck để giảm đến điện áp mong muốn sử dụng, thì điện áp hoạt động của PV là điện áp sau mạch boost hay sau mạch buck ạ?
    Kiến thức em bị hỏng quá nhiều, nhiều chỗ còn sai sót mong được thông não để khôn ra ạ!

  • #2
    Ai đã làm qua phần này rồi thì giúp em với ạ!!! Còn nhiều khuất mắt quá!

    Comment


    • #3
      Solar cung cấp dòng và dòng sẽ biến đổi tùy theo năng lượng mặt trời và nhiệt độ. MPPT là mạch xung sẽ đo được điểm cực đại của V-I để đạt hiệu quả cao nhất. Vì nguồn có dòng biến đổi do đó mình phải đưa qua mạch nguồn xung Boost để tạo ổn áp. Hiệu quả tính từ NX Boost. Sau đó mình muốn hà áp cho các mạch điện khác thì có thể dùng Buck hoặc tăng áp thì dùng Boost.

      https://en.wikipedia.org/wiki/Theory_of_solar_cells

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết
        Solar cung cấp dòng và dòng sẽ biến đổi tùy theo năng lượng mặt trời và nhiệt độ. MPPT là mạch xung sẽ đo được điểm cực đại của V-I để đạt hiệu quả cao nhất. Vì nguồn có dòng biến đổi do đó mình phải đưa qua mạch nguồn xung Boost để tạo ổn áp. Hiệu quả tính từ NX Boost. Sau đó mình muốn hà áp cho các mạch điện khác thì có thể dùng Buck hoặc tăng áp thì dùng Boost.

        https://en.wikipedia.org/wiki/Theory_of_solar_cells
        Vậy bây giờ em dùng một mạch buck hay boost để ổn áp cho PV hoạt động ở điện áp Vmpp rồi sau đó thiết kế một mạch ổn áp khác để có được điện áp cần sử dụng đúng không ạ?
        Vì em nhìn đường V-I thì thấy muốn NLMT cung cấp công suất cực đại thì phải lắp 1 tải có điện trở bằng R=Vmpp/Impp. Nhưng tải thực tế thì đâu có như vậy?

        Comment


        • #5
          Mình nghĩ chả cần phải dùng mạch MPPT làm gì cho tốn kém! Suy cho cùng mục đích chính và chủ yếu chỉ là tiết kiệm năng lượng khi trời thiếu sáng, áp pin dưới ngưỡng cấp dòng cho accu, thế mới cần mạch boost ổn áp nâng lên 14-15V để nạp accu. Chứ còn dùng cái mạch kia chỉ thêm tốn kém, cứ một lần chuyển đổi là một lần mất ít hiệu suất, trong khi bản thân pin MT đã có tính tiết kiệm trong đó rồi, cần gì phải tính toán, thêm mạch phức tạp chỉ để lấy cái Pmax đó làm gì. Nếu thực sự quan tâm tới cái Pmax kia thì hãy dùng thêm gương phản chiếu, thêm bộ motor điều khiển hướng pin!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
            Mình nghĩ chả cần phải dùng mạch MPPT làm gì cho tốn kém! Suy cho cùng mục đích chính và chủ yếu chỉ là tiết kiệm năng lượng khi trời thiếu sáng, áp pin dưới ngưỡng cấp dòng cho accu, thế mới cần mạch boost ổn áp nâng lên 14-15V để nạp accu. Chứ còn dùng cái mạch kia chỉ thêm tốn kém, cứ một lần chuyển đổi là một lần mất ít hiệu suất, trong khi bản thân pin MT đã có tính tiết kiệm trong đó rồi, cần gì phải tính toán, thêm mạch phức tạp chỉ để lấy cái Pmax đó làm gì. Nếu thực sự quan tâm tới cái Pmax kia thì hãy dùng thêm gương phản chiếu, thêm bộ motor điều khiển hướng pin!
            Dạ đúng là như vậy nhưng đây là đề tài tốt nghiệp của em! Mà có nhiều chỗ nó em không hiểu quá! A có am hiểu về vấn đề này thì giải thích cho em với!

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Huunghiaspkt Xem bài viết

              Dạ đúng là như vậy nhưng đây là đề tài tốt nghiệp của em! Mà có nhiều chỗ nó em không hiểu quá! A có am hiểu về vấn đề này thì giải thích cho em với!
              chịu, trước giờ chưa từng và cũng không có ý định dùng mạch MPPT, vì chí ít là nó bán mắc quá!

              Comment


              • #8
                - Nguồn tuyến tính thường đưa về 2 dạng chuẩn: Nguồn dòng song song với điện trở nội; hoặc nguồn áp nối tiếp với điện trở nội. Nguồn trong hình chủ thớt đã có điện trở song song lại còn thêm điện trở nối tiếp nữa chả theo chuẩn nào, khó phân tích mạch vì cả 2 điện trở đều ảnh hưởng đến dòng/áp ra.

                - Pin NLMT là nguồn phi tuyến nên không thể áp dụng mô hình nguồn tuyến tính. Càng không thể áp dụng nguyên lý phối hợp trở kháng "R_tải = R_nội thì công suất max".

                - Để có áp ra mong muốn, người ta thường dùng pin nlmt có áp cao, rồi buck xuống áp cần dùng. Đâu cần boost buck 2 lần cho phức tạp và hiệu suất thấp (Năng lượng gió có điện áp biến động trong 1 dãi rất rộng mới cần tới 2 mạch boost buck).

                ...
                sau.ph

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                  - Nguồn tuyến tính thường đưa về 2 dạng chuẩn: Nguồn dòng song song với điện trở nội; hoặc nguồn áp nối tiếp với điện trở nội. Nguồn trong hình chủ thớt đã có điện trở song song lại còn thêm điện trở nối tiếp nữa chả theo chuẩn nào, khó phân tích mạch vì cả 2 điện trở đều ảnh hưởng đến dòng/áp ra.

                  - Pin NLMT là nguồn phi tuyến nên không thể áp dụng mô hình nguồn tuyến tính. Càng không thể áp dụng nguyên lý phối hợp trở kháng "R_tải = R_nội thì công suất max".

                  - Để có áp ra mong muốn, người ta thường dùng pin nlmt có áp cao, rồi buck xuống áp cần dùng. Đâu cần boost buck 2 lần cho phức tạp và hiệu suất thấp (Năng lượng gió có điện áp biến động trong 1 dãi rất rộng mới cần tới 2 mạch boost buck).

                  ...
                  Nhưng chỉ dùng mạch buck hoặc boost để tạo ra điện áp cần sử dụng ( Ví dụ pin cho ra áp Voc là 25V nhưng điện áp tải cần sử dụng là 5V) thì tấm pin không cho ra được công suất cực đại!( Ví dụ tấm panel có công suất 100W ,dòng Impp=5A, Vmpp=20V -> Rmpp=4ohm) Nhưng tải ta dùng có điện trở là 10ohm thì tấm pin không cho ra được công suất là 100W, nó sẽ nhỏ hơn. => tổn thất khá nặng

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                    chịu, trước giờ chưa từng và cũng không có ý định dùng mạch MPPT, vì chí ít là nó bán mắc quá!
                    Em đang ngâm cứu để cho ra 1 sản phẩm rẻ tiền ạ!

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Huunghiaspkt Xem bài viết
                      Nhưng chỉ dùng mạch buck hoặc boost để tạo ra điện áp cần sử dụng ( Ví dụ pin cho ra áp Voc là 25V nhưng điện áp tải cần sử dụng là 5V) thì tấm pin không cho ra được công suất cực đại!( Ví dụ tấm panel có công suất 100W ,dòng Impp=5A, Vmpp=20V -> Rmpp=4ohm) Nhưng tải ta dùng có điện trở là 10ohm thì tấm pin không cho ra được công suất là 100W, nó sẽ nhỏ hơn. => tổn thất khá nặng
                      Bạn cho thí dụ mâu thuẫn quá. Nếu nguồn 5V muốn có 100W thì tải phải có điện trở là 0,25 ôm. Nếu tải là 10 ôm muốn ra 100W thì phải cấp điện áp cho nó gần 32V chứ sao lại chỉ có 5V?

                      Dù trường hợp nào thì cũng chỉ cần 1 mạch buck từ 20V -> 5V hoặc boost từ 20V -> 32V chứ đâu cần tới 2 mạch làm gì?
                      sau.ph

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                        Bạn cho thí dụ mâu thuẫn quá. Nếu nguồn 5V muốn có 100W thì tải phải có điện trở là 0,25 ôm. Nếu tải là 10 ôm muốn ra 100W thì phải cấp điện áp cho nó gần 32V chứ sao lại chỉ có 5V?

                        Dù trường hợp nào thì cũng chỉ cần 1 mạch buck từ 20V -> 5V hoặc boost từ 20V -> 32V chứ đâu cần tới 2 mạch làm gì?
                        Cũng hơi mâu thuẫn thật @@!
                        kiểu như vầy nè a!
                        làm sao để ổn áp đầu ra ạ?

                        Comment


                        • #13
                          Lại một câu hỏi mâu thuẫn nữa. Đây là mạch mppt chứ đâu phải mạch VR (voltage regulator) đâu mà đòi ổn áp. Muốn ổn áp thì công suất nlmt phải lớn hơn công suất tải, nếu nhỏ hơn thì áp sẽ sụt chứ không ổn được.

                          Mppt thì ngược lại, tải phải có công suất lớn hơn nlmt thì nó mới "hút" hết công suất max của nlmt được.

                          Hệ thống mppt thường dùng để nạp bình ắc qui. Khi đó nó không quan tâm đến áp ra (áp này thay đổi tuỳ theo trạng thái bình cạn hay đầy). Nó chỉ làm sao cho công suất nạp bình lớn nhất (tức dòng nạp lớn nhất)
                          sau.ph

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Lại một câu hỏi mâu thuẫn nữa. Đây là mạch mppt chứ đâu phải mạch VR (voltage regulator) đâu mà đòi ổn áp. Muốn ổn áp thì công suất nlmt phải lớn hơn công suất tải, nếu nhỏ hơn thì áp sẽ sụt chứ không ổn được.

                            Mppt thì ngược lại, tải phải có công suất lớn hơn nlmt thì nó mới "hút" hết công suất max của nlmt được.

                            Hệ thống mppt thường dùng để nạp bình ắc qui. Khi đó nó không quan tâm đến áp ra (áp này thay đổi tuỳ theo trạng thái bình cạn hay đầy). Nó chỉ làm sao cho công suất nạp bình lớn nhất (tức dòng nạp lớn nhất)
                            Tại sao acquy lại k quan tâm tới áp ra vậy a? Em không hiểu về acquy lắm. A giải đáp cho em luôn đi.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi Huunghiaspkt Xem bài viết

                              Vậy bây giờ em dùng một mạch buck hay boost để ổn áp cho PV hoạt động ở điện áp Vmpp rồi sau đó thiết kế một mạch ổn áp khác để có được điện áp cần sử dụng đúng không ạ?
                              Vì em nhìn đường V-I thì thấy muốn NLMT cung cấp công suất cực đại thì phải lắp 1 tải có điện trở bằng R=Vmpp/Impp. Nhưng tải thực tế thì đâu có như vậy?
                              Ráng đọc bài này đi. Phần NX DC-DC thì họ dùng mạch Cuk vì nó có khả năng Buck và Boost

                              http://dspace.bracu.ac.bd/bitstream/...pdf?sequence=1

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Huunghiaspkt Tìm hiểu thêm về Huunghiaspkt

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X