Thông báo

Collapse
No announcement yet.

CẦN GIÚP VỀ MẠCH SNUBBER CHO DIODE ( mạch uc3842)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Snubber cho diode bạn ơi, k phải cho mos nhé

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết
      Mấy con schottky nóng chút thì hiệu suất sẽ cao hơn mà bác, với lại vỏ nhựa thì bác cho phần nhôm tản nhiệt xuống phia dưới chút dẫn nhiệt cho nhanh chứ không như mấy con có miếng tab đồng
      Mình tưởng nhiệt độ tăng đồng nghĩa với hiệu suất giảm chứ . có phần datasheet ghi 10.5A ở 25độ còn 120 độ thì được 5a hay sao mà ,

      Comment


      • #48
        Không biết bác đọc datasheet của hãng nào. Mình thấy MBR20100 của bọn onsemi nó bảo ở133 độ C thì dòng liên tục tối đa cho phép là 20A. Còn nhiệt độ tối đa cho phép của mối nối trong diode la 175 độC. Ở nhiệt độ 125c thì Vf nhỏ hơn ở 25c chứng tỏ hiệu suất cao hơn ở nhiệt độ 125c

        Comment


        • #49
          Schottky diode có điện áp rơi thuận giảm khi nhiệt độ tăng, vì vậy khi nóng lên thì tổn hao trên diode giảm chút chút.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
            Schottky diode có điện áp rơi thuận giảm khi nhiệt độ tăng, vì vậy khi nóng lên thì tổn hao trên diode giảm chút chút.
            Anh cho em hỏi với ạ, cái mạch của em có up ở đâu topic ạ , em đã làm mạch chạy có bị vấn đề là biến áp áp chạy khoảng 5 10p thì biến áp nóng lắm , liệu có phải do mạch snuber của em lắp chưa hiệu quả ko ạ, ko xả được năng lượng tích lũy trong cuộn sơ cấp của biến áp ạ
            + Hay là nó bị thế nào ạ fet thì chỉ hơi ấm ạ

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết
              Không biết bác đọc datasheet của hãng nào. Mình thấy MBR20100 của bọn onsemi nó bảo ở133 độ C thì dòng liên tục tối đa cho phép là 20A. Còn nhiệt độ tối đa cho phép của mối nối trong diode la 175 độC. Ở nhiệt độ 125c thì Vf nhỏ hơn ở 25c chứng tỏ hiệu suất cao hơn ở nhiệt độ 125c
              - Cảm ơn bạn đã giải đáp thắc mắc mình có thêm câu hỏi này . mạch của mình đã làm chạy bình thường chỉ có điều biến áp chạy khoảng 5 10p rất nóng fet thì chỉ ấm ấm . là bị làm sao bạn

              Comment


              • #52
                mạch của bạn có hai con tran a1015 kéo chân 8 về chân 3 mục đích làm gì thế nhỉ? suy nghĩ mãi không ra.
                LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi haigolden Xem bài viết
                  - Cảm ơn bạn đã giải đáp thắc mắc mình có thêm câu hỏi này . mạch của mình đã làm chạy bình thường chỉ có điều biến áp chạy khoảng 5 10p rất nóng fet thì chỉ ấm ấm . là bị làm sao bạn
                  biến áp nóng chứng tỏ có tổn hao, có hai loại tổn hao chính mà khi thiết kế bác phải quan tâm: là tổn hao ở lõi và tổn hao trên dây quấn.

                  Tổn hao lõi: do tính chất vật liệu làm lõi - một số lõi khi hoạt động ở tần số cao thì sinh ra tổn hao cao hơn mức chấp nhận được (vd: iron powder mà chạy trên 50 kHz....) hoặc khi chọn lõi đúng tần số mà bác thiết kế với mức mật độ từ thông quá cao cũng góp phần làm tăng tổn hao lõi.

                  Tổn hao dây dẫn: bác cứ theo định luật ohm với lại công thức tính điện trở dây dẫn là tính được vụ này. Ở ampe cao mà bác cho ít dây đồng quá thì áp rơi tăng sẽ làm nóng dây dẫn. Chưa hết, dù bác có cho dây to mà không cẩn thận với skin effect thì cũng vẫn bị nóng dây do điện trở AC. Ở tần số cao thì mình chọn cách quấn nhiều lõi nhỏ gộp lại hiệu quả hơn là dùng một lõi thật to.

                  vài ý kiến sơ bộ mong các cao thủ góp ý thêm!

                  Comment


                  • #54
                    Luồng này thảo luận dài, một phần vì không có gì đo đạc chính xác. Lúc đầu thì bảo đi-ốt nóng quá, nhưng không biết là nóng định lượng thế nào. Sau đó mới tòi ra chuyện đi-ốt không tản nhiệt đủ. Rồi tới biến áp xung nóng. Rồi snubber đã đủ hay chưa ...

                    Làm điện tử mà cứ "khá nóng", "rất nóng", "nóng lắm" ... thì ai mà biết giúp thế nào. Đi-ốt sờ bỏng tay (cỡ 60oC), sôi nước (100oC) vẫn chạy được mà. Khá giả thì mua máy đo không tiếp xúc, nghèo thì cũng phải biết đường gắn cái DS18B20 vào mà đo chứ.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi quangdongueh Xem bài viết
                      mạch của bạn có hai con tran a1015 kéo chân 8 về chân 3 mục đích làm gì thế nhỉ? suy nghĩ mãi không ra.
                      Cái này nhờ mod nguyendinhvan trả lời thì chắc ăn.
                      Theo em, bác xem có phải đây là mạch bảo vệ khi mất tín hiệu feedback cho opto sau một khoảng thời gian trong trường hợp ngắn mạch ngõ ra hoặc chết opto làm cho áp dâng cao mất kiểm soát do PWM max.

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                        Luồng này thảo luận dài, một phần vì không có gì đo đạc chính xác. Lúc đầu thì bảo đi-ốt nóng quá, nhưng không biết là nóng định lượng thế nào. Sau đó mới tòi ra chuyện đi-ốt không tản nhiệt đủ. Rồi tới biến áp xung nóng. Rồi snubber đã đủ hay chưa ...

                        Làm điện tử mà cứ "khá nóng", "rất nóng", "nóng lắm" ... thì ai mà biết giúp thế nào. Đi-ốt sờ bỏng tay (cỡ 60oC), sôi nước (100oC) vẫn chạy được mà. Khá giả thì mua máy đo không tiếp xúc, nghèo thì cũng phải biết đường gắn cái DS18B20 vào mà đo chứ.
                        Do lúc đo em mới tìm hiểu về mạch công suất lên cũng ko có dụng cụ mấy mong bác thông cảm giúp đỡ em mới giờ em đã mua được một số cái , em có mua được máy đo L có đo nhiệt độ mong anh chỉ giáo cho em , em cũng tự tìm hiểu lên gặp khá nhiều vướng mắc có rất nhiều thứ về mạch flyback em cần được giúp đỡ ạ

                        Hiện tại em vẫn đang bị mấy cái vấn đề nóng diode nóng fet mà không khắc phục triệt để được ạ. như diode thì giảm độ nóng xuống và fet cũng thế phần snubber cho mosfet thì bị nóng trở xả , em có đọc được một luông về nóng trở xả của mạch flyback có thấy anh trả lời vào luồng đấy là tụ snubber càng lớn thì trở càng nóng thì em cũng có làm theo thay giảm giá trị tụ xuống nhưng vẫn không phải em nghĩ là do biến áp nữa
                        + em cũng đã tăng tỷ lệ biến áp lên để giảm áp ngược vào diode mà em thấy không thay đổi ạ diode vẫn nóng như cũ ạ
                        + mà việc tính toán các thông số em tìm hiểu mà thấy khó hiểu quá ạ
                        + EM MONG ĐƯỢC ANH GIÚP ĐỠ Ạ

                        Comment

                        Về tác giả

                        Collapse

                        haigolden Tìm hiểu thêm về haigolden

                        Bài viết mới nhất

                        Collapse

                        Đang tải...
                        X