Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
1) Từ thông của BAX cần phải cân bằng ở trạng thái 0 trong một chu ký. Tiếng Anh là Volt-Second Balance. Giả sử Push Pull có FET A và FET B, mỗi FET nạp 12V , chu kỳ là 20us, va độ mở là 40% = 8us. Nếu FET A mở thì V*S sẽ là 12V*0,4*20us = 96 V*us và sẽ tạo từ thông dương. Để BAX không bị bảo hòa thi FET B sẽ nạp áp âm nghịch lại là -96V*us. Trong một chu ký tự thông âm và đường phải cần bằng về Volt*Second và BAX từ thông bằng 0 và không bao giờ bị bảo hòa.
Trên thực tế thì không xảy ra vì sự khác biệt giữa hai mạch A và B về thông số dây quấn, chu kỳ mở, bản chất của FET do đó sẽ tạo hiện tượng từ thông không cần bằng ở chu ký kể. Sau nhiều chu ký thì điểm chuẩn của từ thông bị tăng dần lên và đi vào trạng thái bảo hòa (Push Pull Flux Imbalance , Flux Walking Saturation)
Một trong những cách tạm thời để cứu vãn nó là tạo một độ hở rất nhỏ của lõi để đồ thị BH có một độ dốc và làm cho BAX khó đi vào trạng thái bảo hòa hơn. Do đó có thể dùng giấy hoặc kéo cách ly thật mỏng lót vào giữa lõi.
Phương pháp đúng nhất là thiết kế hệ thống hồi tiếp dòng và dùng con PWM IC loại UC3846 , UC3825 hoặc tương tự. Hồi tiếp áp hoặc dòng là mạch hoàn chĩnh nhất vì áp lúc nào cũng ổn định ở bất cứ trạng thái nào của Tãi
Tôi đồng ý phần thay transitor. Còn phần tần số để đạt hiệu suất cao với biến áp xung thì tôi nghĩ là nó phụ thuộc vào linh kiện và biến áp...hihi
Biến áp là trung tâm của vấn đề mà, vì không biết nên ta phải mò số vòng rồi tần số... chứ biến áp có thông tin thì không cần phải chọn 3vx2 hay 5vx2.... cái này 22khz cái kia 44khz...
Mình đang bàn với nhau về cái biến áp không tên kia ă mà.
Ôi dời ôi ..
Cái Bộ Dạy chạy theo thành tích nhiều quá . Nên các trò cũng toàn nặng thành thich với số liệu .
Một cậu học trò , vẽ mạch chưa xong , tính toán sô liệu chưa biết cách , máy đo chưa đủ ....
Thế mà cũng đua đòi chạy theo tần số mới chẳng hiệu suất .
Mạch thiết kế kém , Xếp đặt linh kiện không hợp lý , linh kiện không tiêu chuẩn . Thì càng tăng tần số ... càng chóng chết .
Gì gì Nguyên ôi !!!! Chém vừa thôi !!
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Từ thông không cân bằng một chút đỉnh cũng không sao.
Mình có 1 cách để chọn được tần số hoạt động ổn định (tương đối nhất có thể).
Là mạch dao động của bác phải thiết kế chẩn trước đã, tạm cho là chuẩn đi, rồi sau đó thay con trở tạo dao động thành con biến trở(mục đích thay đổi được tần số cho phù hợp), rồi ráp mạch, gắn bóng đèn xe nối tiếp xem độ ăn dòng vô, quấn cuộn sơ cấp thôi dc ời chưa cần gắn cuộn thứ cấp đâu, quấn khoảng 3x2 vòng thôi hoặc tùy chỉnh nhiều lần, ghép biến áp cho chặt vô khuôn, rồi cấp điện cho mạch chạy, xem bóng đèn sáng dữ không.
Sau đó chỉnh biến trở cho tới khi nào bóng đèn xe sáng mờ rồi tắt luôn là tại tần số đó là chạy êm, lúc đó dòng không tải rất nhỏ, chỉ tốn dòng từ hóa thôi (bác thấy mấy mạch người ta làm khi mở nguồn lên bóng đèn sáng do áp nạp cho tụ thứ cấp, xong đèn tắt luôn), như vậy là giải quyết được vấn đề ăn dòng không tải...... Gỡ biến trở ra đo coi bao nhiêu ohm, rồi tìm trở tương đương hoặc gần bằng thay vô là xong.....
Mình thấy cách này êm nhất đó, nhưng phải thiết kế mạch lái cho êm trước đã, đơn giản là 4 con S8050-S8550 là xong.
Cái này đối với mạch Push-pull 12v-300v. Mịnh làm còn dở chưa quấn xong thứ cấp là công việc tạm nghỉ rồi, bác thử đi.
Từ thông không cân bằng một chút đỉnh cũng không sao.
Mình có 1 cách để chọn được tần số hoạt động ổn định (tương đối nhất có thể).
Là mạch dao động của bác phải thiết kế chẩn trước đã, tạm cho là chuẩn đi, rồi sau đó thay con trở tạo dao động thành con biến trở(mục đích thay đổi được tần số cho phù hợp), rồi ráp mạch, gắn bóng đèn xe nối tiếp xem độ ăn dòng vô, quấn cuộn sơ cấp thôi dc ời chưa cần gắn cuộn thứ cấp đâu, quấn khoảng 3x2 vòng thôi hoặc tùy chỉnh nhiều lần, ghép biến áp cho chặt vô khuôn, rồi cấp điện cho mạch chạy, xem bóng đèn sáng dữ không.
Sau đó chỉnh biến trở cho tới khi nào bóng đèn xe sáng mờ rồi tắt luôn là tại tần số đó là chạy êm, lúc đó dòng không tải rất nhỏ, chỉ tốn dòng từ hóa thôi (bác thấy mấy mạch người ta làm khi mở nguồn lên bóng đèn sáng do áp nạp cho tụ thứ cấp, xong đèn tắt luôn), như vậy là giải quyết được vấn đề ăn dòng không tải...... Gỡ biến trở ra đo coi bao nhiêu ohm, rồi tìm trở tương đương hoặc gần bằng thay vô là xong.....
Mình thấy cách này êm nhất đó, nhưng phải thiết kế mạch lái cho êm trước đã, đơn giản là 4 con S8050-S8550 là xong.
Cái này đối với mạch Push-pull 12v-300v. Mịnh làm còn dở chưa quấn xong thứ cấp là công việc tạm nghỉ rồi, bác thử đi.
Đành thử theo anh, thú thật em vẫn còn để cặp C1815-A1015 tại hồi cắm trên test board thấy nó chạy ngon, k ăn dòng + 1 lần gắn mạch thật cũng chạy đc nên đinh ninh, thôi để em thử lại theo anh vậy
Xin lỗi các bạn và Moderator!
Không đóng góp được gì, toàn nói chuyện tào lao làm mất thời gian của các bạn.
Có mất dung lượng của diễn đàn thôi mà. @@ . Mình đùa chút thôi...
Thiệt ra mấy cái nói linh tinh chứ có ít đối với 1 số người đó bác. Như mình chẳng hạn, hồi đó chưa biết gì mình cứ đọc chỗ nào có liên quan tới vấn đề cần tìm hiểu là cứ tích góp một chút, kinh nghiệm xương máu của mn chứ là 1 kiến thức vô giá đó.
Đành thử theo anh, thú thật em vẫn còn để cặp C1815-A1015 tại hồi cắm trên test board thấy nó chạy ngon, k ăn dòng + 1 lần gắn mạch thật cũng chạy đc nên đinh ninh, thôi để em thử lại theo anh vậy
Vâng, thử tới thử lui mất công lắm. Mà mạch chạy ở duty 50% thôi là tốt nhất. Chạy duty cao quá nó dễ nóng hơn do những cái khác nữa....
Đành thử theo anh, thú thật em vẫn còn để cặp C1815-A1015 tại hồi cắm trên test board thấy nó chạy ngon, k ăn dòng + 1 lần gắn mạch thật cũng chạy đc nên đinh ninh, thôi để em thử lại theo anh vậy
à, vậy thì mạch lái của bạn là vấn đề tần số càng cao mos càng nóng, ăn dòng càng cao, đèn càng sáng. Chỉ cần thay chúng bằng cặp D882/B772 thì biến áp đó bạn chạy 60-100kHz thì đèn lại mờ hơn, cho CS cao hơn đó.
Có mất dung lượng của diễn đàn thôi mà. @@ . Mình đùa chút thôi...
Thiệt ra mấy cái nói linh tinh chứ có ít đối với 1 số người đó bác. Như mình chẳng hạn, hồi đó chưa biết gì mình cứ đọc chỗ nào có liên quan tới vấn đề cần tìm hiểu là cứ tích góp một chút, kinh nghiệm xương máu của mn chứ là 1 kiến thức vô giá đó.
Có khi đọc cả 1 bài tào lao mà mình vẫn đọc...
Cảm ơn trongbang3 đã động viên!
Mình cũng học hỏi được từ các bạn rất nhiều. Nhớ lại hồi xưa làm mấy cái nguồn inverter để đến khi thương mại được thì cũng không nhớ bao lần bốc khói... Công nhận với bạn rằng kinh nghiệm là vô giá. Giờ thì chỉ cần nghe tiếng rít của nó là biết nó như thế nào rồi hihi...
Cảm ơn trongbang3 đã động viên!
Mình cũng học hỏi được từ các bạn rất nhiều. Nhớ lại hồi xưa làm mấy cái nguồn inverter để đến khi thương mại được thì cũng không nhớ bao lần bốc khói... Công nhận với bạn rằng kinh nghiệm là vô giá. Giờ thì chỉ cần nghe tiếng rít của nó là biết nó như thế nào rồi hihi...
Có khi bác cao thủ hơn em rồi ấy chứ, em sợ mình đang múa rìu.
Ôi dời ôi ..
Cái Bộ Dạy chạy theo thành tích nhiều quá . Nên các trò cũng toàn nặng thành thich với số liệu .
Một cậu học trò , vẽ mạch chưa xong , tính toán sô liệu chưa biết cách , máy đo chưa đủ ....
Thế mà cũng đua đòi chạy theo tần số mới chẳng hiệu suất .
Mạch thiết kế kém , Xếp đặt linh kiện không hợp lý , linh kiện không tiêu chuẩn . Thì càng tăng tần số ... càng chóng chết .
Gì gì Nguyên ôi !!!! Chém vừa thôi !!
Em thấy mấy cái cơ bản đó bác chủ topic tự lo là dc rồi mà, mấy cái đó mà nói nữa thì giống như dạy 1 người không biết gì làm 1 mạch điện tử... vẽ mạch rồi in ra sao, khoan thế nào hàn ra sao, tính toán ra sao.....
Với lại mn giao lưu thôi chứ bác ấy có khi giỏi hơn những người trả lời nữa...
Không có máy móc thì mình chơi theo kiểu không có, nhiều người cũng làm được mà không cần gì máy móc gì nhiều, lk thì hàng tương đối thôi.
Không nói . Bởi vì nên để dành cho người khác nói . Nói chanh hết của người khác thì cũng bị nhiều người ghét
Mà đã nói thì phải nói thật chính xác . Nói sai còn tồi tệ hơn là không nói . Ví nó làm nhiều người khác hiểu sai .
Làm MOD thì nên điều chỉnh những chỗ nói sai . Chứ để sống chết mặc kệ thiên hạ thì cũng ...
Kinh nghiệm về BAX .
Muốn cho cái BAX chuẩn . Thì không đơn giản là luộc tháo nó ra . Quấn lại theo tính toán ... úp vào là được .
Tất cả các chi tiết của BAX cần phải được gia cố vững chắc nhất có thể .
Tại sao .
Khi có dòng xung . Các chi tiết của BAX sẽ bị rung động . Vì tần số rung động cao . Không thể nghe thấy rè rè như biến áp 50 HZ .
Cuộn dây có thể rung động , các vòng dây có thể rung động , Khung lõi Ferrit cũng rung động .
Khi đó năng lượng xung điện không biến thành năng lượng từ , mà biến thành cơ năng .
Vậy thì BAX sau khi quấn ( đúng kỹ thuật ) cần phải tẩm sơn , sấy khô . Sau đó mới lắp chạy , đo đạc các thông số .
Để làm được như thế . Mõi ngày chỉ làm được 1 cuộn thôi . Phải đợi qua đêm cho sơn tẩm sấy khô . Chứ đằng này các cậu ấy quấn mấy lần 1 ngày . Tức là ... ẩu . Thì 1 cuộn chạy được đúng là may mắn . ...
Cho dù làm cẩn thận đến đâu . thì BAX vẫn dễ bị điện dung ký sinh , Nên sẽ cộng hưởng ở 1 tần số nào đó . Chỉ xác định đc sau khi chạy thử . Xác định được tần số cộng hưởng , Người ta mới điều chỉnh lại tần số dao động mạch nguồn cho phù hợp , hiệu quả nhất .
Vì k có phương tiện nên bạn ... gì gì lắp cái Vr vào điều chỉnh từ từ cho đến khi hiệu quả nhất .... .
Đó là mẹo , là bí quyết kinh nghiệm chứ không phải là công nghệ kỹ thuật .
Nếu làm cuộn dây lõi không khí . Thì có thể áp dụng công thức được . Vì không khí ở nhà anh A và anh B , dù cách nhau 1000 km thì cũng không khác nhau nhiều .
Nhưng làm biến áp lõi Ferrit . thì không đơn giản chỉ là công thức . Vì ferit với đủ các loại nguồn gốc xuất xứ khác nhau , các thông số kỹ thuật cũng xa nhau đến hàng chục lần ( thậm chí còn hơn thế ) .
Nên cần có phương pháp khảo sát , tính toán lại các phần tử của mạch điện .
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Dạ chú chủ thớt có thời gian và đam mê thì cứ từ từ ngâm cứu đi ạ đừng nghe chú Chú bq... dọa mà sợ ạ. Cái nguồn nhìn cũng lởm có khi hông bằng cái máy hàn tàu của chị hàng xóm hôm nọ tháo ra sửa với chú thợ thông ống nước suốt đêm mới xong. Chú ý an toàn xíu là được ạ...
Bộ nguồn xung ở tầm công suất 2700W này, gần 3 ký, không bao giờ đơn giản để mà sửa ngay cả đối với người có kinh nghiệm chứ đừng nói người không chuyên. Đám linh kiện công suất không tự nhiên cháy mà phải xuất phát từ nguyên nhân...
mình đã kiểm tra phần công suất thấy hỏng cả 4 con IGBT mà mình muốn kiểm tra phần dao động và hồi tiếp khi chưa cấp điện cho mạch thì có cách nào không b, mình không phải dân trong nghề lên chưa có kinh nghiệm sửa. Cảm ơn b
Phải làm đúng quy chình thì mới được
Bươc 1 lấy cái nguồn điều chỉnh, set về đúng 12v, cấp cho đường out 19v như hình. Chú ý là phần đầu vào adaptor không cấp điện.
Bước 2 . Kiểm tra điện áp tại chân số 3 das001 có đúng...
Nhấp nháy có thể do chu kỳ hoạt động bị rút ngắn quá dẫn đến không đủ nguồn nuôi ic, bác thử tăng giá trị tụ nguồn phụ nuôi ic và giảm giá trị điện trở hạn dòng cho nó xem có cải thiện không....
Comment