Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến áp xung mạch push-pull

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    UI chao, các bác cẩn thận quá đi mất! Cứ như em, từ khi làm quen BAX ( sửa chữa các thiết bị) cho tới khi biết tính toán thiết kế với nó( DĐĐTVN, các phần mềm,...) thì em cứ quấn cuộn dây nhỏ áp cao trước, mỗi lớp quấn xong thoa ít vecni rồi lót giấy lịch mỏng, xong rồi lấy băng keo cách điện nó và quấn tiếp cuộn dây to áp thấp, lại cho nó uống vecni rồi lõi thì cạo sạch, lấy băng keo dính hết bụi thế là ráp vô rồi nhỏ keo 502, quấn băng keocho lõi. Thế mà cái nào cũng chạy tốt, chả dám kêu ca gì, ít khi quấn lại, chỉ trừ lần trước quấn không chẵn vòng 2 cái nên phải khui ra quấn lại hết.

    Comment


    • #47
      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
      UI chao, các bác cẩn thận quá đi mất! Cứ như em, từ khi làm quen BAX ( sửa chữa các thiết bị) cho tới khi biết tính toán thiết kế với nó( DĐĐTVN, các phần mềm,...) thì em cứ quấn cuộn dây nhỏ áp cao trước, mỗi lớp quấn xong thoa ít vecni rồi lót giấy lịch mỏng, xong rồi lấy băng keo cách điện nó và quấn tiếp cuộn dây to áp thấp, lại cho nó uống vecni rồi lõi thì cạo sạch, lấy băng keo dính hết bụi thế là ráp vô rồi nhỏ keo 502, quấn băng keocho lõi. Thế mà cái nào cũng chạy tốt, chả dám kêu ca gì, ít khi quấn lại, chỉ trừ lần trước quấn không chẵn vòng 2 cái nên phải khui ra quấn lại hết.
      Tôi cũng là như vậy cuốn 1 lớp làm ít vecni ...Làm bao nhiêu cái có hỏng cái quái nào đâu. Chạy ngon phe phé Làm gì như mod bảo 1 ngày cuốn được 1 lớp....
      ĐT : 01676455880

      Comment


      • #48
        He !
        Tôi bảo quấn xong thì ngâm sơn , đợi khô . Mất qua đêm . ( vẫn là hàng chợ )
        Còn nếu đã quét sơn đến từng lớp dây thì đã quá Hiend rồi .
        Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
        nguyendinhvan1968@gmail.com

        Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

        Comment


        • #49
          Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
          Không nói . Bởi vì nên để dành cho người khác nói . Nói chanh hết của người khác thì cũng bị nhiều người ghét
          Mà đã nói thì phải nói thật chính xác . Nói sai còn tồi tệ hơn là không nói . Ví nó làm nhiều người khác hiểu sai .
          Làm MOD thì nên điều chỉnh những chỗ nói sai . Chứ để sống chết mặc kệ thiên hạ thì cũng ...

          Kinh nghiệm về BAX .
          Muốn cho cái BAX chuẩn . Thì không đơn giản là luộc tháo nó ra . Quấn lại theo tính toán ... úp vào là được .
          Tất cả các chi tiết của BAX cần phải được gia cố vững chắc nhất có thể .
          Tại sao .
          Khi có dòng xung . Các chi tiết của BAX sẽ bị rung động . Vì tần số rung động cao . Không thể nghe thấy rè rè như biến áp 50 HZ .
          Cuộn dây có thể rung động , các vòng dây có thể rung động , Khung lõi Ferrit cũng rung động .
          Khi đó năng lượng xung điện không biến thành năng lượng từ , mà biến thành cơ năng .
          Vậy thì BAX sau khi quấn ( đúng kỹ thuật ) cần phải tẩm sơn , sấy khô . Sau đó mới lắp chạy , đo đạc các thông số .
          Để làm được như thế . Mõi ngày chỉ làm được 1 cuộn thôi . Phải đợi qua đêm cho sơn tẩm sấy khô . Chứ đằng này các cậu ấy quấn mấy lần 1 ngày . Tức là ... ẩu . Thì 1 cuộn chạy được đúng là may mắn . ...

          Cho dù làm cẩn thận đến đâu . thì BAX vẫn dễ bị điện dung ký sinh , Nên sẽ cộng hưởng ở 1 tần số nào đó . Chỉ xác định đc sau khi chạy thử . Xác định được tần số cộng hưởng , Người ta mới điều chỉnh lại tần số dao động mạch nguồn cho phù hợp , hiệu quả nhất .
          Vì k có phương tiện nên bạn ... gì gì lắp cái Vr vào điều chỉnh từ từ cho đến khi hiệu quả nhất .... .
          Đó là mẹo , là bí quyết kinh nghiệm chứ không phải là công nghệ kỹ thuật .

          Nếu làm cuộn dây lõi không khí . Thì có thể áp dụng công thức được . Vì không khí ở nhà anh A và anh B , dù cách nhau 1000 km thì cũng không khác nhau nhiều .
          Nhưng làm biến áp lõi Ferrit . thì không đơn giản chỉ là công thức . Vì ferit với đủ các loại nguồn gốc xuất xứ khác nhau , các thông số kỹ thuật cũng xa nhau đến hàng chục lần ( thậm chí còn hơn thế ) .
          Nên cần có phương pháp khảo sát , tính toán lại các phần tử của mạch điện .

          Sao thấy hơi vô lý. 1 người không đẩy được ô tô di chuyển nhưng rõ ràng anh ta cũng tốn sức. Làm cho biến áp chặt lại thì nó cũng như lúc lỏng chứ nhỉ? (tất nhiên là nó tốt hơn nhưng không phải ở khía cạnh giảm hao phí)

          Comment


          • #50
            Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

            Sao thấy hơi vô lý. 1 người không đẩy được ô tô di chuyển nhưng rõ ràng anh ta cũng tốn sức. Làm cho biến áp chặt lại thì nó cũng như lúc lỏng chứ nhỉ? (tất nhiên là nó tốt hơn nhưng không phải ở khía cạnh giảm hao phí)
            Làm biến áp chặt lại " tức ở đây là dây cuốn và lõi " thì dòng fuco giảm dẫn tới hiệu suất cao hơn là đúng rồi bạn à.
            ĐT : 01676455880

            Comment


            • #51
              Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

              Làm biến áp chặt lại " tức ở đây là dây cuốn và lõi " thì dòng fuco giảm dẫn tới hiệu suất cao hơn là đúng rồi bạn à.
              Em tưởng dòng fuco chỉ phụ thuộc vào vật liệu và cấu trúc của lõi thôi chứ bác.

              Comment


              • #52
                Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết

                Em tưởng dòng fuco chỉ phụ thuộc vào vật liệu và cấu trúc của lõi thôi chứ bác.
                Dòng điện Foucalt (hay còn gọi là dòng điện xoáy) là hiện tượng dòng điện sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian hay vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường. Nhà vật lý người Pháp Léon Foucault (1819-1868) là người đầu tiên đã chứng minh sự tồn tại của các dòng điện cảm ứng trong vật dẫn nhờ tác dụng của một từ thông biến thiên.

                Nguyên nhân vật lý gây nên dòng điện Foucault chính là lực Lorentz hay lực điện tương đối tính tác động lên các hạt tích điện có thể chuyển động tự do trong vật dẫn.

                Dòng điện Foucault luôn chống lại nguyên nhân gây ra nó, theo định luật Lenz. Nó tạo ra một cảm ứng từ có từ thông ngược nhằm chống lại sự biến thiên của từ thông đã tạo ra nó; hoặc tương tác với từ trường tạo ra nó gây ra lực cơ học luôn chống lại chuyển động của vật dẫn.

                Dòng điện Foucault cũng là một hiệu ứng vật lý, trong nhiều hiệu ứng liên quan đến cảm ứng điện từ, có nhiều ứng dụng hay ý nghĩa thực tiễn. Nó cũng có chung bản chất với hiệu ứng bề mặt trong các dây dẫn điện xoay chiều.
                Hai từ " Vật Dẫn " nhé
                ĐT : 01676455880

                Comment


                • #53
                  Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết

                  Em tưởng dòng fuco chỉ phụ thuộc vào vật liệu và cấu trúc của lõi thôi chứ bác.
                  Dòng điện Foucalt (hay còn gọi là dòng điện xoáy) là hiện tượng dòng điện sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian hay vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường. Nhà vật lý người Pháp Léon Foucault (1819-1868) là người đầu tiên đã chứng minh sự tồn tại của các dòng điện cảm ứng trong vật dẫn nhờ tác dụng của một từ thông biến thiên.

                  Nguyên nhân vật lý gây nên dòng điện Foucault chính là lực Lorentz hay lực điện tương đối tính tác động lên các hạt tích điện có thể chuyển động tự do trong vật dẫn.

                  Dòng điện Foucault luôn chống lại nguyên nhân gây ra nó, theo định luật Lenz. Nó tạo ra một cảm ứng từ có từ thông ngược nhằm chống lại sự biến thiên của từ thông đã tạo ra nó; hoặc tương tác với từ trường tạo ra nó gây ra lực cơ học luôn chống lại chuyển động của vật dẫn.

                  Dòng điện Foucault cũng là một hiệu ứng vật lý, trong nhiều hiệu ứng liên quan đến cảm ứng điện từ, có nhiều ứng dụng hay ý nghĩa thực tiễn. Nó cũng có chung bản chất với hiệu ứng bề mặt trong các dây dẫn điện xoay chiều.
                  ĐT : 01676455880

                  Comment


                  • #54
                    Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết

                    Em tưởng dòng fuco chỉ phụ thuộc vào vật liệu và cấu trúc của lõi thôi chứ bác.
                    Dòng điện Foucalt (hay còn gọi là dòng điện xoáy) là hiện tượng dòng điện sinh ra khi ta đặt một vật dẫn điện vào trong một từ trường biến đổi theo thời gian hay vật dẫn chuyển động cắt ngang từ trường. Nhà vật lý người Pháp Léon Foucault (1819-1868) là người đầu tiên đã chứng minh sự tồn tại của các dòng điện cảm ứng trong vật dẫn nhờ tác dụng của một từ thông biến thiên.

                    Nguyên nhân vật lý gây nên dòng điện Foucault chính là
                    lực Lorentz hay lực điện tương đối tính tác động lên các hạt tích điện có thể chuyển động tự do trong vật dẫn.

                    Dòng điện Foucault luôn chống lại nguyên nhân gây ra nó, theo
                    định luật Lenz. Nó tạo ra một cảm ứng từ có từ thông ngược nhằm chống lại sự biến thiên của từ thông đã tạo ra nó; hoặc tương tác với từ trường tạo ra nó gây ra lực cơ học luôn chống lại chuyển động của vật dẫn.

                    Dòng điện Foucault cũng là một
                    hiệu ứng vật lý, trong nhiều hiệu ứng liên quan đến cảm ứng điện từ, có nhiều ứng dụng hay ý nghĩa thực tiễn. Nó cũng có chung bản chất với hiệu ứng bề mặt trong các dây dẫn điện xoay chiều.

                    Trích dẫn https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%B...B%87n_Foucault
                    ĐT : 01676455880

                    Comment


                    • #55
                      Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết

                      Em tưởng dòng fuco chỉ phụ thuộc vào vật liệu và cấu trúc của lõi thôi chứ bác.
                      Bất kỳ vật dẫn nào trong từ trường biến đổi theo thời gian, hoặc chuyển động cắt ngang từ trường đều tạo ra dòng soáy Fuco
                      ĐT : 01676455880

                      Comment


                      • #56
                        Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

                        Làm biến áp chặt lại " tức ở đây là dây cuốn và lõi " thì dòng fuco giảm dẫn tới hiệu suất cao hơn là đúng rồi bạn à.
                        Bác có thể giải thích rõ hơn được không ạ.e tưởng dòng fuco chỉ phụ thuộc vào điện trở suất của vật liệu làm lõi và tần số của dòng điện chạy qua cuộn dây,chứ đâu liên quan gì đến việc ghép lõi lỏng hay chặt đâu

                        Comment


                        • #57
                          Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

                          Làm biến áp chặt lại " tức ở đây là dây cuốn và lõi " thì dòng fuco giảm dẫn tới hiệu suất cao hơn là đúng rồi bạn à.
                          Vậy thì mình có ý nghĩ ngược lại với bạn. Bạn thấy cái quạt điện không? Nó chính là ứng dụng của dòng Fuco. Khi bạn để lõi chuyển động theo tác động của từ trường (để quạt chạy bình thường) thì nó tiêu tốn ít điện năng hơn là khi bạn cố định lõi của nó lại, thậm chí hao phí lúc này có thế đốt cháy cuộn dây luôn.

                          Comment


                          • #58
                            Cái quạt là chuyện khác, sở dĩ cái roto quay là vì xuất hiện dòng điện cảm ứng(fuco) trong roto để chống lại sự quay của từ trường, nên nó phải quay theo từ trường nhằm giảm tối thiểu vận tốc quay giữa từ trường và roto, nên từ thông xuyên qua roto thấp đi. Nhưng khi giữ roto lại làm tăng tốc độ biến thiên từ thông qua roto, làm tăng dòng fuco. Hay nói cách khác là ta đã làm tăng sức phản điện/tăng công suất phản kháng, cũng chính là công suất dòng fuco tăng lên, khiến dòng điện thay vì chuyển hóa thành cơ năng hữu ích thì lại chuyển thành nhiệt năng vô ích.

                            Trường hợp BAX, lõi từ và dây lỏng thì thực chất dòng fuco cũng tăng lên một ít gây hao phí nhưng không phải là nguyên nhân chính.
                            Lí do tổn hao, một phần nhỏ do tăng nhiệt vì cuộn dây dao động, phần tổn hao chính là lõi từ lỏng thì từ trường sẽ bị phân tán vào không gian nhiều hơn, làm tăng dòng từ hóa ban đầu, tăng thêm dòng sơ cấp thì công suất ra mới lên bằng lúc lõi khít chặt. Tổng hợp lại là tăng công suất hao phí trên cuộn dây sơ cấp, giảm hiệu suất truyền tải của lõi từ( ví dụ khi lõi khít và chặt thì, từ tản = 0 thì H=100%; khi lỏng/hở, từ tản =10% thì H còn 90%)

                            //"giảm tối thiểu vận tốc quay giữa từ trường và roto, nên từ thông xuyên qua roto thấp đi" : nói rõ kẻo nhầm, từ thông xuyên qua mỗi vòng dây đoản mạch trong roto thấp đi.

                            Comment


                            • #59
                              Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                              Vậy thì mình có ý nghĩ ngược lại với bạn. Bạn thấy cái quạt điện không? Nó chính là ứng dụng của dòng Fuco. Khi bạn để lõi chuyển động theo tác động của từ trường (để quạt chạy bình thường) thì nó tiêu tốn ít điện năng hơn là khi bạn cố định lõi của nó lại, thậm chí hao phí lúc này có thế đốt cháy cuộn dây luôn.
                              Ông bạn ơi tôi đang nói là cái biến áp chặt lại ạ... Còn ở cái quạt thì bạn cố định rotor lại làm dòng Fuco tăng hihi ... vì nó rơi vào trường hợp là vật dẫn trong từ trường biến thiên haha... Rotor của nó đóng vai như cuộn thứ cấp trong biến áp nhưng nó lại bị đoản mạch đó . Còn không tin thì thử để dây sơ cấp hoặc lõi của biến áp lỏng nẻo là biết ngay...
                              ĐT : 01676455880

                              Comment


                              • #60
                                Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

                                Ông bạn ơi tôi đang nói là cái biến áp chặt lại ạ... Còn ở cái quạt thì bạn cố định rotor lại làm dòng Fuco tăng hihi ... vì nó rơi vào trường hợp là vật dẫn trong từ trường biến thiên haha... Rotor của nó đóng vai như cuộn thứ cấp trong biến áp nhưng nó lại bị đoản mạch đó . Còn không tin thì thử để dây sơ cấp hoặc lõi của biến áp lỏng nẻo là biết ngay...
                                Thì đang suy đoán thôi, đã có ai đo đạc đâu. Cái lõi biến áp rung là do từ trường gây ra phải không? Vậy bây giờ giữ chặt lại chẳng phải tốn thêm lực từ sao. Giống như bạn đang đẩy 1 chiếc xe hàng nhẹ nhàng nhưng bây giờ khóa bánh xe lại thì bạn phải mất nhiều sức hơn để đẩy nhưng cuói cùng nó vẫn đứng im đó mà.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                NvTruong1512 Tìm hiểu thêm về NvTruong1512

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X