Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Biến áp xung mạch push-pull

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

    Ông bạn ơi tôi đang nói là cái biến áp chặt lại ạ... Còn ở cái quạt thì bạn cố định rotor lại làm dòng Fuco tăng hihi ... vì nó rơi vào trường hợp là vật dẫn trong từ trường biến thiên haha... Rotor của nó đóng vai như cuộn thứ cấp trong biến áp nhưng nó lại bị đoản mạch đó . Còn không tin thì thử để dây sơ cấp hoặc lõi của biến áp lỏng nẻo là biết ngay...
    Bạn ấy tranh luận để giải thích lí do tăng nhiệt giảm hiệu suất của BAX cũng như motor, vì motor hay BAX đều là trường hợp vật dẫn trong từ trường biến thiên. Còn "Rotor của nó đóng vai như cuộn thứ cấp trong biến áp nhưng nó lại bị đoản mạch đó" thì lúc nó quay hay khi ta giữ lại nó vẫn như thế, không hề thay đổi, vẫn đoản mạch như nhau!

    Comment


    • #62
      Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

      Thì đang suy đoán thôi, đã có ai đo đạc đâu. Cái lõi biến áp rung là do từ trường gây ra phải không? Vậy bây giờ giữ chặt lại chẳng phải tốn thêm lực từ sao. Giống như bạn đang đẩy 1 chiếc xe hàng nhẹ nhàng nhưng bây giờ khóa bánh xe lại thì bạn phải mất nhiều sức hơn để đẩy nhưng cuói cùng nó vẫn đứng im đó mà.
      Đúng là do từ trường biến thiên gây ra. Giữ chặt lại bằng cách cuốn dây khít với nhau và khít với lõi chứ không cần lực từ để giữ khít đâu mà tốn lực từ.... Còn vấn đề cái xe sao bạn cứ phải nghĩ là lực của bạn sinh ra để đẩy nó mà không thấy lực của bạn để nổ máy chạy nó của haha.... Ví dụ chỉ mang tính minh họa còn cái quyết định của vấn đề phụ thuộc vào tính chất khoa học của nó không có thì hỏi google ấy hihi
      ĐT : 01676455880

      Comment


      • #63
        Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

        Bạn ấy tranh luận để giải thích lí do tăng nhiệt giảm hiệu suất của BAX cũng như motor, vì motor hay BAX đều là trường hợp vật dẫn trong từ trường biến thiên. Còn "Rotor của nó đóng vai như cuộn thứ cấp trong biến áp nhưng nó lại bị đoản mạch đó" thì lúc nó quay hay khi ta giữ lại nó vẫn như thế, không hề thay đổi, vẫn đoản mạch như nhau!
        Uhm hihi tôi hiểu ý của bạn ấy mà. Để giải thích 1 vấn đề mà chúng ta lại nghĩ ra nhiều vấn đề của cái khác nhau thì mệt thật... Từ biến áp thành quạt, thành oto ...VD Rotor là chuyển động, biến áp là làm thay đổi, oto là cái gì nhỉ...nó ở các phạm trù khác nhau.. Cứ liên hệ mãi mãi thì như kiểu con gà hay quả trứng có trước thôi...
        ĐT : 01676455880

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

          Đúng là do từ trường biến thiên gây ra. Giữ chặt lại bằng cách cuốn dây khít với nhau và khít với lõi chứ không cần lực từ để giữ khít đâu mà tốn lực từ.... Còn vấn đề cái xe sao bạn cứ phải nghĩ là lực của bạn sinh ra để đẩy nó mà không thấy lực của bạn để nổ máy chạy nó của haha.... Ví dụ chỉ mang tính minh họa còn cái quyết định của vấn đề phụ thuộc vào tính chất khoa học của nó không có thì hỏi google ấy hihi
          Ý là lực từ gây ra rung động nhưng ta giữ nó lại bằng keo, vậy thì lực từ đã bị hấp thụ bởi lớp keo, việc này giống như vừa ga vừa đạp phanh đó mà. Cái này cũng từ định luật BTNL mà ra thôi, lẽ nào cản trở chuyển động mà lại giảm hao phí?

          Comment


          • #65
            Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

            Ý là lực từ gây ra rung động nhưng ta giữ nó lại bằng keo, vậy thì lực từ đã bị hấp thụ bởi lớp keo, việc này giống như vừa ga vừa đạp phanh đó mà. Cái này cũng từ định luật BTNL mà ra thôi, lẽ nào cản trở chuyển động mà lại giảm hao phí?
            Nó không chuyển thành rung động được thì nó lại chuyển thành cái khác theo định luật bảo toàn mà. Và giờ nó thành điện từ, điện năng...
            ĐT : 01676455880

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

              Nó không chuyển thành rung động được thì nó lại chuyển thành cái khác theo định luật bảo toàn mà. Và giờ nó thành điện từ, điện năng...
              Bạn nói nghe dễ dàng quá nhỉ? Năng lượng đó dùng để chống lại sức bền vật liệu của lõi và keo khi đã dính chắc với nhau mà, lấy đâu ra mà biến thành cái khác?

              Comment


              • #67
                Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                Bạn nói nghe dễ dàng quá nhỉ? Năng lượng đó dùng để chống lại sức bền vật liệu của lõi và keo khi đã dính chắc với nhau mà, lấy đâu ra mà biến thành cái khác?
                Cái này tôi được học và mọi người làm về biến áp đều nói là như vậy, còn lý do thì bạn đọc của lại lời của dinhthuong80 nói nhé
                " Lí do tổn hao, một phần nhỏ do tăng nhiệt vì cuộn dây dao động, phần tổn hao chính là lõi từ lỏng thì từ trường sẽ bị phân tán vào không gian nhiều hơn, làm tăng dòng từ hóa ban đầu, tăng thêm dòng sơ cấp thì công suất ra mới lên bằng lúc lõi khít chặt. Tổng hợp lại là tăng công suất hao phí trên cuộn dây sơ cấp, giảm hiệu suất truyền tải của lõi từ( ví dụ khi lõi khít và chặt thì, từ tản = 0 thì H=100%; khi lỏng/hở, từ tản =10% thì H còn 90%) "

                ĐT : 01676455880

                Comment


                • #68
                  Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

                  Cái này tôi được học và mọi người làm về biến áp đều nói là như vậy, còn lý do thì bạn đọc của lại lời của dinhthuong80 nói nhé
                  " Lí do tổn hao, một phần nhỏ do tăng nhiệt vì cuộn dây dao động, phần tổn hao chính là lõi từ lỏng thì từ trường sẽ bị phân tán vào không gian nhiều hơn, làm tăng dòng từ hóa ban đầu, tăng thêm dòng sơ cấp thì công suất ra mới lên bằng lúc lõi khít chặt. Tổng hợp lại là tăng công suất hao phí trên cuộn dây sơ cấp, giảm hiệu suất truyền tải của lõi từ( ví dụ khi lõi khít và chặt thì, từ tản = 0 thì H=100%; khi lỏng/hở, từ tản =10% thì H còn 90%) "
                  Tóm lại cuối cùng vẫn không phải là giảm cơ năng mà chỉ là giảm từ trường phân tán. Mỗi người nói về 1 khía cạnh nên cứ tranh luận mãi!

                  Comment


                  • #69
                    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết

                    Tóm lại cuối cùng vẫn không phải là giảm cơ năng mà chỉ là giảm từ trường phân tán. Mỗi người nói về 1 khía cạnh nên cứ tranh luận mãi!
                    Uhm thấy bạn nói về cơ năng đó chứ...Còn mọi người nghĩ là nó tác động vào nhiều thứ hihi
                    ĐT : 01676455880

                    Comment


                    • #70
                      Nguyên văn bởi quanghuy_125 Xem bài viết

                      Uhm thấy bạn nói về cơ năng đó chứ...Còn mọi người nghĩ là nó tác động vào nhiều thứ hihi
                      Vấn đề là mình chỉ phản biện cái ý "cơ năng" ở #45 thôi, các khía cạnh khác mình không quan tâm, ý của mình là dù lõi và cuộn dây chặt nhưng không có nghĩa là không xuất hiện lực từ, tức là không phải khôn có cơ năng thì nó góp phần làm giảm hao phí.

                      Comment


                      • #71
                        Sôi nổi quá.

                        M nghĩ vì khi run nó sẽ không nhận được hết năng lượng nhiều như khi chặt... M nghĩ đơn giản là vậy.

                        Các bác có làm cái này chưa chứ em làm rồi, e quấn quanh 1 lõi ferrit đang chạy (trong 1 mạch push-pull) 1 vòng dây đoản mạch, thì khi mạch chạy nó sẽ hút sợi dây đồng này...

                        Mà theo như hồi đó đi học thì có 1 thí nghiệm nói là có 1 vòng dây khép kín treo ở đó, khi ta đưa 1 thanh nam châm lại gần hoặc ra xa thì sợi dây đó sẽ bị đẩy hoặc hút, khi đó giải thích là đoạn dây sinh ra 1 từ trường để chống lại nguyên nhân sinh ra nó tức là khi đưa nam châm lại

                        gần thì vòng dây bị đẩy mà khi kéo nam châm ra thì vòng dây bị hút, đặc điểm của cuộn dây là vậy, mà khi nó ở trong mạch mà nó run theo từ trường thì nó sẽ không thể bị từ trường này tác động mạnh nhất vì nó di chuyển để chống lại nguyên nhân sinh ra nó, tức là nó cũng như cái roto vậy, từ trường lúc đứng yên là mạnh nhất vì cuộn dây không di chuyển mà.

                        Nó đứng yên thì dòng bên sơ cấp sẽ lớn hơn vì lúc đó cuộn dây nó không di chuyển được và sinh ra 1 dòng cảm ứng dòng này sinh ra từ trường để chống lại từ trường ngoài, lúc này cần 1 từ trường lớn hơn để chống lại từ trường ngoài nên dòng cảm ứng lúc dây khít là lớn nhất và sơ cấp truyền điện qua bên thứ cấp là tốt nhất.

                        Mình nghĩ vậy không biết đúng không.

                        Comment


                        • #72
                          @trongbang3: trường hợp đó đúng với quạt thôi, còn với BAX thì dù cuộn dây nó có dao động với li độ là độ dài mạch từ đi nữa thì từ thông qua nó vẫn không đổi, vì độ lớn từ trường xem như tập trung toàn bộ trong trụ giữa, đều xuyên hết qua cuộn dây.
                          Ở đây, dây không chặt thì nó sẽ dao động theo tần số từ trường, dao động này phát sinh nhiệt đáng kể vì ma sát với không khí và các vòng dây với nhau làm nóng dây-tăng nội trở, nóng lõi-tăng tổn hao lõi. Kết quả là tăng dòng điện sơ cấp-tăng tổn hao đồng và tổn hao lõi, tăng tổn hao fuco trong lõi( không đáng kể vì ferrit từ vốn tổn hoa này đã là rất thấp).
                          Đó là dây lỏng. Lõi lỏng thì ngoài tăng nhiệt do ma sát mặt lõi còn mất một phần từ trường do bị phóng vào không gian(từ tản) thay vì tập trung hết trong lõi để mà đi qua diện tích cuộn dây, tức là hiệu suất truyền tải lõi giảm. Vì điều này mà người ta làm lõi xuyến bột từ để có hiệu suất truyền tải cao, và tại sao nguồn flyback khó đạt trên 80% hiệu suất vì phải dùng khe từ.

                          Đấy là chưa kể tới vấn đề lõi lỏng thì giảm L( khá quan trọng, có thể sớm bão hòa từ nếu quá lỏng trong khi thiết kế L đã tương đối sát sao), lỏng thì L biến thiên không cố định dẫn đến tăng nhiễu hài, tăng đỉnh xung, mạch chạy không ổn định, càng gây nóng BAX và mos.

                          Comment


                          • #73
                            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                            @trongbang3: trường hợp đó đúng với quạt thôi, còn với BAX thì dù cuộn dây nó có dao động với li độ là độ dài mạch từ đi nữa thì từ thông qua nó vẫn không đổi, vì độ lớn từ trường xem như tập trung toàn bộ trong trụ giữa, đều xuyên hết qua cuộn dây.
                            Ở đây, dây không chặt thì nó sẽ dao động theo tần số từ trường, dao động này phát sinh nhiệt đáng kể vì ma sát với không khí và các vòng dây với nhau làm nóng dây-tăng nội trở, nóng lõi-tăng tổn hao lõi. Kết quả là tăng dòng điện sơ cấp-tăng tổn hao đồng và tổn hao lõi, tăng tổn hao fuco trong lõi( không đáng kể vì ferrit từ vốn tổn hoa này đã là rất thấp).
                            Đó là dây lỏng. Lõi lỏng thì ngoài tăng nhiệt do ma sát mặt lõi còn mất một phần từ trường do bị phóng vào không gian(từ tản) thay vì tập trung hết trong lõi để mà đi qua diện tích cuộn dây, tức là hiệu suất truyền tải lõi giảm. Vì điều này mà người ta làm lõi xuyến bột từ để có hiệu suất truyền tải cao, và tại sao nguồn flyback khó đạt trên 80% hiệu suất vì phải dùng khe từ.

                            Đấy là chưa kể tới vấn đề lõi lỏng thì giảm L( khá quan trọng, có thể sớm bão hòa từ nếu quá lỏng trong khi thiết kế L đã tương đối sát sao), lỏng thì L biến thiên không cố định dẫn đến tăng nhiễu hài, tăng đỉnh xung, mạch chạy không ổn định, càng gây nóng BAX và mos.
                            Vậy à.

                            Suy nghĩ lại thì thấy có vẻ đúng, vì lõi trong lòng dây nó khác với dây bên ngoài.

                            Comment


                            • #74
                              #dinhthuong80 Sẵn tiện em hỏi cái này: Biến áp có thông số là S tiết diện, vậy sao mình biết S này bác, mà S là gì em không hiểu

                              thông số S này lắm. Bác có thể giải thích cho em không.

                              Click image for larger version

Name:	fj.png
Views:	2138
Size:	249.0 KB
ID:	1706039g

                              Comment


                              • #75
                                Theo đó, S là thiết diện hiệu dụng của lõi từ, là phần diện tích bao gồm toàn bộ đường sức từ trong đó, nó chính bằng diện tích mặt cắt của lõi sắt từ biến áp.

                                Như thế có nghĩa là S của BAX push-pull chính là S của trụ giữa, còn của flyback thì S hiệu dụng thực tế nhỏ hơn S trụ giữa một chút, vì có khe hở nên vài đường sức thoát ra không gian ngoài lõi

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                NvTruong1512 Tìm hiểu thêm về NvTruong1512

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X