Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Nếu dùng điện từ trường biến thiên để làm nóng kim loại thì cuộn dây tạo điện từ trường phải có điện trở càng nhỏ càng tốt. Nhưng cuộn dây trong tay hàn nó điện trở nó rất cao, ở 350 độ C gần 8 ohm, đích thị là phần lớn nhiệt tạo ra do dây điện trở tỏa nhiệt
Nếu dùng dòng cao tần đưa vào cái lõi ghẻ ở trên kia thì cái lõi kia cũng gọi là mỏ hàn cao tần rồi . Mặc dù phần lớn tất cả nhiệt tạo ra do điện trở đốt nóng nhưng vẫn xuất hiện tí tẹo do dòng cao tần làm nóng lõi kim loại
Tùy quan niệm mỏ hàn cao tần của bác mà chê bọn nó lừa hay không.
-----------
-----------
Mũi hay dùng như 900m thì nó rỗng, cái này thì nó đặc (có 1 lỗ nhỏ ở giữa để đút cảm biến) nên có lẽ tác dụng truyền nhiệt cũng không khác nhau nhiều
----------
Hãng nào mà chả làm ra nhiều món "overrated" tạo ra ít giá trị sử dụng nhưng đắt tiền. Thế mà vẫn có đầy người mua. Thằng táo rác bán cái miếng giẻ rách nửa triệu bạc nữa kìa
Bọn gian thương Việt Nam toàn lừa nhau linh kiện nhập khựa về bán gấp đôi nên không bàn. Ở chỗ trang bán cái tay hàn 205 kia thì full bộ là 3.7 triệu. Cái chỗ tay hàn với mũi kia 600K thì cũng hợp lý mà
Em nghĩ điện trở lớn là do không thể dùng đồng ở trong trường hợp này vì nhiệt độ môi trường làm việc lớn và kéo dài mà không thể giải nhiệt được, do đó phải dùng một kim loại khác.
Đồng cho vào đó chả mấy mà đứt.
Em nghĩ điện trở lớn là do không thể dùng đồng ở trong trường hợp này vì nhiệt độ môi trường làm việc lớn và kéo dài mà không thể giải nhiệt được, do đó phải dùng một kim loại khác.
Đồng cho vào đó chả mấy mà đứt.
Cái quan trọng là dí thẳng vào cọc ắc quy 12v thì nó vẫn nóng bình thường
Dạ các chú tháo mũi hàn ra rùi lấy 1 cái vít bằng sắt bỏ vào cái lỗ ấy ko cho tiếp xúc mà nó vẫn nóng thì là cao tần ạ. Còn mà phải tiếp xúc để truyền nhiệt thì là thấp tần thôi...
Dạ các chú tháo mũi hàn ra rùi lấy 1 cái vít bằng sắt bỏ vào cái lỗ ấy ko cho tiếp xúc mà nó vẫn nóng thì là cao tần ạ. Còn mà phải tiếp xúc để truyền nhiệt thì là thấp tần thôi...
Tất nhiên là không nóng rồi. Vì cái lỗ ấy là ống kim loại, điện từ trường biến thiên không lọt vào trong được
Chú kia có trạm hàn hoàn chỉnh test luôn cho trực quan. Cháu chỉ có mỗi cái tay hàn rồi suy ra thôi
Cái quan trọng là dí thẳng vào cọc ắc quy 12v thì nó vẫn nóng bình thường
Cái mâm từ của bếp từ khi chạy thì bản thân nó nó cũng nóng mà bác, không có quạt lại chẳng mấy mà khét lẹt.
Ở trường hợp này có thể người ta dùng tận dụng nhiệt từ cả 2 nơi, đó là sức nóng do cảm ứng từ và sức nóng do chính sợi dây phát ra từ.
Do đó khi dí đơn thuần một nguồn điện vào cuộn dây thì nó vẫn nóng, nhưng sức nóng không đột phá được như khi nguồn cấp cho nó ở dạng xung cao tần.
Cái mâm từ của bếp từ khi chạy thì bản thân nó nó cũng nóng mà bác, không có quạt lại chẳng mấy mà khét lẹt.
Ở trường hợp này có thể người ta dùng tận dụng nhiệt từ cả 2 nơi, đó là sức nóng do cảm ứng từ và sức nóng do chính sợi dây phát ra từ.
Do đó khi dí đơn thuần một nguồn điện vào cuộn dây thì nó vẫn nóng, nhưng sức nóng không đột phá được như khi nguồn cấp cho nó ở dạng xung cao tần.
Em chỉ mới xem qua cái clip con cao tần 60w nung chảy được mối hàn tốc độ tương đương con nung nhiệt 120w.
Vậy nên em tin rằng cao tần nó có hiệu quả thật sự chứ không phải bánh vẽ.
Tất nhiên 60w sẽ có giới hạn nhất định so với 120w, nhưng tốc độ bù nhiệt phải rất kinh khủng mới đú nổi 120w ở mối hàn lớn như vậy.
Em chỉ mới xem qua cái clip con cao tần 60w nung chảy được mối hàn tốc độ tương đương con nung nhiệt 120w.
Vậy nên em tin rằng cao tần nó có hiệu quả thật sự chứ không phải bánh vẽ.
Tất nhiên 60w sẽ có giới hạn nhất định so với 120w, nhưng tốc độ bù nhiệt phải rất kinh khủng mới đú nổi 120w ở mối hàn lớn như vậy.
À, giờ cháu mới hiểu. Ý của cháu là với cấu tạo của cái quick 205 kia thì không thể nào nung bằng cao tần. Cái PS-900 chú để ý lõi lỗ trong bằng sứ vậy thì có khả năng là "real cao tần", còn cái quick 205 là kim loại. Còn nung bằng cao tần với điện trở tỏa nhiệt cái nào hiệu quả hơn thì cháu chưa biết
À, giờ cháu mới hiểu. Ý của cháu là với cấu tạo của cái quick 205 kia thì không thể nào nung bằng cao tần. Cái PS-900 chú để ý lõi lỗ trong bằng sứ vậy thì có khả năng là "real cao tần", còn cái quick 205 là kim loại. Còn nung bằng cao tần với điện trở tỏa nhiệt cái nào hiệu quả hơn thì cháu chưa biết
Vậy bác thử cố tìm lại cái tay hàn kia cắt ra xem nó có gì trong ấy.
Vậy bác thử cố tìm lại cái tay hàn kia cắt ra xem nó có gì trong ấy.
Cháu giờ đã ngộ ra mỏ hàn không quan trọng bằng thiếc, đợt ngu dốt cháu ham rẻ mua cả chục cuộn thiếc 200g về dùng, lúc có thiếc rồi thì tìm đủ kiểu mỏ hàn để dùng, mỏ hàn tốt thì bù nhiệt nhanh nhưng vẫn không khác biệt lắm. Mãi sau một lần được dùng ké tí thiếc khác, như một chân trời mới luôn . Cháu quăng gấp đống thiếc. Giờ dùng cái T12 với 937 thấy vẫn đủ dùng, tạm gác chuyện mỏ hàn sang một bên
----------
P/s: bọn mỏ hàn cũng giống như cái thông số sạc cả trăm w của smartphone. Số thì to nhưng dùng không hết. Thi thoảng trong tích tắc mới đạt được đỉnh được nấy đó, mà cũng không phải toàn bộ cái công suất đó là có ích. Mỏ hàn ghi số công suất to nhưng công suất tỏa nhiệt tại mũi mỏ hàn còn lại tí teo, có khi cái mỏ hàn công suất nhỏ bằng nửa nhưng lại đưa được nhiều nhiệt ra mũi hơn
Cháu giờ đã ngộ ra mỏ hàn không quan trọng bằng thiếc, đợt ngu dốt cháu ham rẻ mua cả chục cuộn thiếc 200g về dùng, lúc có thiếc rồi thì tìm đủ kiểu mỏ hàn để dùng, mỏ hàn tốt thì bù nhiệt nhanh nhưng vẫn không khác biệt lắm. Mãi sau một lần được dùng ké tí thiếc khác, như một chân trời mới luôn . Cháu quăng gấp đống thiếc. Giờ dùng cái T12 với 937 thấy vẫn đủ dùng, tạm gác chuyện mỏ hàn sang một bên
----------
P/s: bọn mỏ hàn cũng giống như cái thông số sạc cả trăm w của smartphone. Số thì to nhưng dùng không hết. Thi thoảng trong tích tắc mới đạt được đỉnh được nấy đó, mà cũng không phải toàn bộ cái công suất đó là có ích. Mỏ hàn ghi số công suất to nhưng công suất tỏa nhiệt tại mũi mỏ hàn còn lại tí teo, có khi cái mỏ hàn công suất nhỏ bằng nửa nhưng lại đưa được nhiều nhiệt ra mũi hơn
Hàn mối to thì quan trọng mà bác, mỏ công suất lớn nó chảy ngấu thiếc trước khi vùng không liên quan xung quanh kịp nóng lên theo.
Còn dẫn nhiệt thì em nghĩ chả phải tự nhiên có mũi bán 10 nghìn, mũi giống vậy bán gần trăm nghìn, thằng mũi trăm nghìn nó dẫn nhiệt cực tốt và lâu mòn mũi, giữ độ bán thiếc tốt lâu dài.
Main kiểu như điện thoại nó giải nhiệt tốt nên mỏ hàn không ngon là chả hàn nổi mối hàn trên đó đâu, thiếc bở như đất ngay.
Chắc là có mỏ hàn cao tần thực với giá cũng "cao" tương xứng. Và chắc là mỏ hàn đó truyền nhiệt tốt hơn mỏ hàn kiểu dẫn nhiệt thường từ sợi đốt tới mũi hàn. Nhưng thực tế cái mũi T12 đúc liền sẵn cả mũi hàn + phần tử đốt + cảm biến đã tốt rồi. Dùng công nghệ cao quá không chỉ đắt lúc mua, khi hỏng chữa cũng mệt.
Chắc là có mỏ hàn cao tần thực với giá cũng "cao" tương xứng. Và chắc là mỏ hàn đó truyền nhiệt tốt hơn mỏ hàn kiểu dẫn nhiệt thường từ sợi đốt tới mũi hàn. Nhưng thực tế cái mũi T12 đúc liền sẵn cả mũi hàn + phần tử đốt + cảm biến đã tốt rồi. Dùng công nghệ cao quá không chỉ đắt lúc mua, khi hỏng chữa cũng mệt.
Đúng là điều khiển bằng xung cao tần thật, nhưng cơ chế làm nóng mũi hàn thì em chưa rõ nó chính xác là thế nào.
Bởi tháo mũi hàn ra thì phần kim loại tiếp xúc mũi hàn vẫn nóng lên bình thường, tức là không trực tiếp nung vào mũi.
Đúng là điều khiển bằng xung cao tần thật, nhưng cơ chế làm nóng mũi hàn thì em chưa rõ nó chính xác là thế nào.
Bởi tháo mũi hàn ra thì phần kim loại tiếp xúc mũi hàn vẫn nóng lên bình thường, tức là không trực tiếp nung vào mũi.
Gia nhiệt cho mũi hàn có đủ 2 yếu tố :
1- Gia nhiệt theo điện trở bình thường.
2-Cuôn điện trở xem như cuôn tự càm có giá trị L nào đó, sẽ cản dòng cao tần. Với dòng cao tần có tần số lớn, sẽ tạo từ trường biến thiên, tạo dòng foucaul có tần số cao làm nóng mũi hàn.
Do dòng cao tần có hiệu ứng bì. Mũi hàn sẽ nóng nhất bên ngòai, bên trong lỏi nóng kém hơn, do đó gia nhiệt mỏ hàn nhanh hơn bình thường rất nhiều.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ và xu hướng chuyển đổi số, ngành điện tử đang trở thành một trong những lĩnh vực thu hút nhiều doanh nhân và nhà đầu tư. Việc thành lập công ty trong ngành này không chỉ giúi hạn ở việc sản xuất phần cứng mà còn mở rộng sang các dịch vụ...
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Comment