Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Flyback quasi resonant với ICE2QS03

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

    Tiếc nhỉ!

    Thôi thì làm mạch này đi, mạch đơn giản, hiệu suất cao, chỉ phức tạp chỗ chỉnh lưu tia và cần HV 400V để chạy, cơ mà PF >0.9, phù hợp cho công suất cao, driver led công suất cao chuyên dùng, biết đâu sẽ thương mại được, bán cho các nhà sx đèn led.
    Sặc, cháu thấy hay hay nên vọc tí thôi ạ, cháu đi kéo cáp tiếp đây ạ

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết


      Kế hoạch sập đổ, cháu định lấy adapter cấp nguồn cho IC, nối chân ZC xuống GND, bỏ tìm ZC chạy như flyback bình thường để test biến áp trước nhưng mà không ổn. Quấn biến áp nó chuối quá, lõi không có thông số, đồng hồ đo cuộn cảm thì chập cheng...

      Quay về máng lợn UC38xx

      Cháu dừng chân tại đây

      Nửa cầu vẫn là chân ái
      Sao kết luận sớm vậy bác, vạn sự khởi đầu nan mà, dù gì thì bác cũng đã có sẵn hết rồi cứ cho chạy QR luôn đi. Nó bị hiện tượng thế nào hở bác, thật ra biến áp của dòng QR này cũng có thể làm y chang như FB thông thường, nếu muốn tốt hơn thì quan tâm chút đến khung tần số theo datasheet thôi.

      Comment


      • #18
        Mạch dưới đây bqv thử lần đầu hồi cuối năm 2020. Quay trở lại với đám QR của Infineon sau thời gian dài thất vọng với hàng Fairchild. Thành công ngay lần đầu tiên, dù mạch làm tay, ăn mòn axit. Biến áp cũng quấn tay, băng giấy cách điện chứ cũng chả dùng băng dính Mylar. Tẩm cồn cánh kiến tự pha chế. Sấy bằng lò tự chế từ bếp than tổ ong loại lớn với bộ ổn nhiệt chạy PIC.

        QR chip Infineon không hề khó. Chỉ có QR thì mới nhét được nguồn cách ly ra công suất 40W vào thể tích 50 * 25 * 25 mm (1 * 2 * 1 * 1 inch dài rộng cao). Không có kiểu nguồn nào khác có đủ đơn giản linh kiện, hiệu suất đủ cao ... để làm việc đó.
        Attached Files
        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

        Comment


        • #19
          Cho bạn nào tinh mắt : con chip trong hình đúng là ICE2QS03. Chỗ bị khuyết là chân NC đã được bẻ đi để tăng khoảng cách giữa các chân khác với chân điện áp cao.
          Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết

            QR chip Infineon không hề khó. Chỉ có QR thì mới nhét được nguồn cách ly ra công suất 40W vào thể tích 50 * 25 * 25 mm (1 * 2 * 1 * 1 inch dài rộng cao). Không có kiểu nguồn nào khác có đủ đơn giản linh kiện, hiệu suất đủ cao ... để làm việc đó.
            Bác có nhầm không, ít ra cũng phải DxRxC = 80x40x25mm chứ, vì cái fuse thôi đã 20mm rồi, còn UF9.8 và tụ nữa.

            Mạch 50W FB dùng ic 655P06, DxRxC = 59x56x25, em nâng cấp lên max 120W (dưới 5 phút thôi vì rất nóng) làm adap laptop 150-240V/19.5V nên dán thêm nhâm tản nhiệt tùm lum nhìn nó gớm vậy đó!

            Click image for larger version

Name:	20221205_101802.jpg
Views:	1260
Size:	125.1 KB
ID:	1729039

            Click image for larger version  Name:	20221204_062312.jpg Views:	36 Size:	201.9 KB ID:	1729031

            Comment


            • #21
              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
              Mạch dưới đây bqv thử lần đầu hồi cuối năm 2020. Quay trở lại với đám QR của Infineon sau thời gian dài thất vọng với hàng Fairchild. Thành công ngay lần đầu tiên, dù mạch làm tay, ăn mòn axit. Biến áp cũng quấn tay, băng giấy cách điện chứ cũng chả dùng băng dính Mylar. Tẩm cồn cánh kiến tự pha chế. Sấy bằng lò tự chế từ bếp than tổ ong loại lớn với bộ ổn nhiệt chạy PIC.

              QR chip Infineon không hề khó. Chỉ có QR thì mới nhét được nguồn cách ly ra công suất 40W vào thể tích 50 * 25 * 25 mm (1 * 2 * 1 * 1 inch dài rộng cao). Không có kiểu nguồn nào khác có đủ đơn giản linh kiện, hiệu suất đủ cao ... để làm việc đó.
              Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết

              Sao kết luận sớm vậy bác, vạn sự khởi đầu nan mà, dù gì thì bác cũng đã có sẵn hết rồi cứ cho chạy QR luôn đi. Nó bị hiện tượng thế nào hở bác, thật ra biến áp của dòng QR này cũng có thể làm y chang như FB thông thường, nếu muốn tốt hơn thì quan tâm chút đến khung tần số theo datasheet thôi.

              Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
              Cho bạn nào tinh mắt : con chip trong hình đúng là ICE2QS03. Chỗ bị khuyết là chân NC đã được bẻ đi để tăng khoảng cách giữa các chân khác với chân điện áp cao.




              Á, chạy rồi, cháu cảm ơn các chú các bác đã cho cháu gợi ý

              Do cháu áng chừng biến áp cháu quấn thiếu cuộn aux nên cháu dùng adapter ngoài cấp cho nó, nhưng cháu vẫn để chân HV kéo lên 310V làm ic chập cheng

              Cháu quấn lại cuộn aux ra ngoài rồi thay ic mới nó đã chạy

              Comment


              • #22


                Mạch gốc trong reference design chỗ này khó hiểu quá, cho cháu thắc mắc chỗ này ạ

                - Điểm lấy điện áp của R4, R10 sao lại khác nhau, R10 trước cuộn cảm, R4 sau cuộn cảm
                - Làm sao để biết pha cần bù là bao nhiêu độ cho phần TL431. Bình thường thì cứ dí 1 con tụ điện vào là xong

                Cháu cảm ơn các chú các bác ạ

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                  Bác có nhầm không, ít ra cũng phải DxRxC = 80x40x25mm chứ, vì cái fuse thôi đã 20mm rồi, còn UF9.8 và tụ nữa.

                  Mạch 50W FB dùng ic 655P06, DxRxC = 59x56x25, em nâng cấp lên max 120W (dưới 5 phút thôi vì rất nóng) làm adap laptop 150-240V/19.5V nên dán thêm nhâm tản nhiệt tùm lum nhìn nó gớm vậy đó!

                  Click image for larger version

Name:	20221204_062312.jpg
Views:	1502
Size:	201.9 KB
ID:	1729031
                  Mạch trong hình là thử lần đầu tiên vẽ đơn giản để dễ dò lỗi, kích thước tất nhiên lớn hơn 50 * 25 * 25. Công suất của nó cũng không phải là 40W.

                  Cái ngưỡng 2 * 1 * 1 inch đó là bqv dùng để tham khảo khi so sánh các kiểu nguồn với các loại IC khác nhau. Trước đây cố gắng tìm cách để gom 30W vào thể tích đó và đã được với IC flyback thường. Sau đó tăng lên 40W thì chịu, flyback thường, half-bridge thường ... đều không nổi. Chỉ tới khi làm bằng QR thì mới chạy nổi 40W thời gian dài.
                  Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi vandong1111 Xem bài viết


                    Mạch gốc trong reference design chỗ này khó hiểu quá, cho cháu thắc mắc chỗ này ạ

                    - Điểm lấy điện áp của R4, R10 sao lại khác nhau, R10 trước cuộn cảm, R4 sau cuộn cảm
                    - Làm sao để biết pha cần bù là bao nhiêu độ cho phần TL431. Bình thường thì cứ dí 1 con tụ điện vào là xong

                    Cháu cảm ơn các chú các bác ạ
                    Phần bù hồi tiếp mặc dù chỉ có vài linh kiện nhưng đối với em nó là phần khó nuốt nhất khi thiết kế nguồn xung. Đa phần thì chỉ cần một con tụ có trị số đủ lớn là nguồn có thể chạy có vẻ mượt. Nhưng để vừa ổn định và đạt được tốc độ đáp ứng tối ưu thì vẫn phải tinh chỉnh phần này cho cẩn thận.

                    Điểm lấy áp trước và sau cuộn cảm tụi tây nó gọi là fast và slow lane. Đa số hướng dẫn tính phần bù này hãng chỉ tính cho fast lane thôi, nếu cảm nhỏ thì có thể coi như bỏ qua (tuy hai mà một).

                    Với Flyback thì có hàm truyền và mô hình toán học mà ta có thể xem trong các App Notes để tính giá trị linh kiện, tuy vẫn phải đo và cân chỉnh lại theo đáp ứng thực tế. Bác có thể xem qua phần đo đáp ứng tần số Bode Plot của QRHB, em phải đo vì dạng này nó không có hàm truyền cụ thể
                    http://www.dientuvietnam.net/forums/...nt-half-bridge

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi ti500 Xem bài viết

                      Phần bù hồi tiếp mặc dù chỉ có vài linh kiện nhưng đối với em nó là phần khó nuốt nhất khi thiết kế nguồn xung. Đa phần thì chỉ cần một con tụ có trị số đủ lớn là nguồn có thể chạy có vẻ mượt. Nhưng để vừa ổn định và đạt được tốc độ đáp ứng tối ưu thì vẫn phải tinh chỉnh phần này cho cẩn thận.

                      Điểm lấy áp trước và sau cuộn cảm tụi tây nó gọi là fast và slow lane. Đa số hướng dẫn tính phần bù này hãng chỉ tính cho fast lane thôi, nếu cảm nhỏ thì có thể coi như bỏ qua (tuy hai mà một).

                      Với Flyback thì có hàm truyền và mô hình toán học mà ta có thể xem trong các App Notes để tính giá trị linh kiện, tuy vẫn phải đo và cân chỉnh lại theo đáp ứng thực tế. Bác có thể xem qua phần đo đáp ứng tần số Bode Plot của QRHB, em phải đo vì dạng này nó không có hàm truyền cụ thể
                      http://www.dientuvietnam.net/forums/...nt-half-bridge
                      Cháu cảm ơn chú nhiều ạ, kiến thức hay quá. Nay cháu mới được biết

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      vandong1111 Tìm hiểu thêm về vandong1111

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X