Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin cho hỏi về công suất động cơ DC

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin cho hỏi về công suất động cơ DC

    Xin mọi người cho hỏi là động cơ DC cùng công suất, thí dụ là 300W nhưng áp khác nhau 24-48... thì khác nhau chỗ nào?
    - Ưu khuyết điểm của từng loại?
    - Lớn áp hơn có mạnh hơn không?
    - Có thể thay thế động cơ 48V-300W qua 24V-300W không?

    Khi tháo động cơ máy khoan 220V-500W ra thấy từ lực nam châm của nó cũng tương đương với cái 24V-150W của em, và kích thước cũng như nhau, vậy có nghĩa là công suất động cơ do cuộn dây quyết định mạnh yếu phải không ạ.

    Như vậy thì nếu lõi động cơ còn rộng ta tháo bỏ dây củ và quấn lại dây lớn hơn, hoặc quấn nhiều vòng hơn thì có phải tăng công suất lên không? Có phải quấn nhiều vòng hơn thì tăng áp, còn dây lớn hơn thì tăng dòng phải không ạ?

  • #2
    Nguyên văn bởi huytai2503 Xem bài viết
    Xin mọi người cho hỏi là động cơ DC cùng công suất, thí dụ là 300W nhưng áp khác nhau 24-48... thì khác nhau chỗ nào?
    - Ưu khuyết điểm của từng loại?
    - Lớn áp hơn có mạnh hơn không?
    ...
    Bạn định nghĩa "mạnh" như thế nào? Nếu "mạnh" hàm ý công suất của động cơ thì hai động cơ khác điện áp, chẳng hạn 24 V và 48 V, có cùng công suất, chẳng hạn 300 W, sẽ "mạnh" như nhau.

    Thân,
    Biển học mênh mông, sức người có hạn

    Comment


    • #3
      Mod motor ...

      Nguyên văn bởi huytai2503 Xem bài viết
      Xin mọi người cho hỏi là động cơ DC cùng công suất, thí dụ là 300W nhưng áp khác nhau 24-48... thì khác nhau chỗ nào?
      - Ưu khuyết điểm của từng loại?
      - Lớn áp hơn có mạnh hơn không?
      - Có thể thay thế động cơ 48V-300W qua 24V-300W không?

      Khi tháo động cơ máy khoan 220V-500W ra thấy từ lực nam châm của nó cũng tương đương với cái 24V-150W của em, và kích thước cũng như nhau, vậy có nghĩa là công suất động cơ do cuộn dây quyết định mạnh yếu phải không ạ.

      Như vậy thì nếu lõi động cơ còn rộng ta tháo bỏ dây củ và quấn lại dây lớn hơn, hoặc quấn nhiều vòng hơn thì có phải tăng công suất lên không? Có phải quấn nhiều vòng hơn thì tăng áp, còn dây lớn hơn thì tăng dòng phải không ạ?
      1/. Đã gọi là hai motor cùng công suất thì nó như nhau về ... sức mạnh động lực P (hihi), nghĩa là áp tăng thì dòng giảm và ngược lại trong mọi trường hợp.

      Motor phải được cấp điện áp đúng, có thể sai số điện áp dưới 10% cũng được, nhưng không quá xa với giá trị điện áp danh định. Nếu cấp điện áp 24 V mà dùng motor 48V thì dĩ nhiên là ... yếu xìu, ngược lại dùng motor 24V trong nguồn 48V thì nó sẽ chạy ầm ầm, mạnh lắm, nhưng sẽ khét và ... ngỏm.

      2/. Công suất motor do kết cấu cơ - điện quyết định. Nghĩa là cấu tạo cơ học của nó đòi hỏi motor phải quấn thế nào để đạt công suất tối đa. Việc tháo bỏ dây cũ để quấn cuộn dây khác với kích cỡ dây khác vào chỉ có thể làm thay đổi điện áp và cường độ + việc thay đổi cách quấn dây có thể thay đổi được tốc độ danh định nhưng không thay đổi công suất được bao nhiêu (có thể nói là không thay đổi công suất).

      - Tăng vòng dây = tăng điện áp : đúng.

      - Tăng cỡ dây = tăng cường độ : đúng.

      Nhưng thực hiện cả hai là điều gần như không thể, mà nó nghịch biến nhau.

      3/. Động cơ máy khoan hay máy cắt tay là động cơ vạn năng (dùng AC và cả DC). Nó được tính toán cho tốc độ rất lớn và không dùng nam châm vĩnh cửu --> tỷ số công suất / trọng lượng rất cao --> cách quấn dây khá phức tạp. Đừng đem nó so sánh với động cơ DC nam châm vĩnh cửu bình thường.

      Nói tóm lại thì motor nào dùng cho điện áp nấy + thay đổi điện áp hay cường độ bằng cách thay đổi số vòng hay kích cỡ dây cũng không làm thay đổi công suất tối đa của motor được.

      Thân ái.

      Lan Hương

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi huytai2503 Xem bài viết
        Xin mọi người cho hỏi là động cơ DC cùng công suất, thí dụ là 300W nhưng áp khác nhau 24-48... thì khác nhau chỗ nào?
        - Ưu khuyết điểm của từng loại?
        - Lớn áp hơn có mạnh hơn không?
        - Có thể thay thế động cơ 48V-300W qua 24V-300W không?

        Khi tháo động cơ máy khoan 220V-500W ra thấy từ lực nam châm của nó cũng tương đương với cái 24V-150W của em, và kích thước cũng như nhau, vậy có nghĩa là công suất động cơ do cuộn dây quyết định mạnh yếu phải không ạ.

        Như vậy thì nếu lõi động cơ còn rộng ta tháo bỏ dây củ và quấn lại dây lớn hơn, hoặc quấn nhiều vòng hơn thì có phải tăng công suất lên không? Có phải quấn nhiều vòng hơn thì tăng áp, còn dây lớn hơn thì tăng dòng phải không ạ?
        Thông thường

        cừong dộ dòng >> momen quay

        Điện áp >>> tốc độ quay

        Comment


        • #5
          Có câu này thắc mắc nhưng chưa nhận được lời giải đáp thoả đáng nào:

          Không dùng công thức toán học của Truyền động điện, hãy giải thích bằng Vật lý: tại sao khi giảm từ thông lại làm tăng tốc độ của động cơ. Ở đây hãy dừng lại ở động cơ một chiều đã.

          Xin các cao nhân chỉ giáo giúp.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi namqn Xem bài viết
            Bạn định nghĩa "mạnh" như thế nào? Nếu "mạnh" hàm ý công suất của động cơ thì hai động cơ khác điện áp, chẳng hạn 24 V và 48 V, có cùng công suất, chẳng hạn 300 W, sẽ "mạnh" như nhau.

            Thân,
            Tại em trình bày không rõ ràng lắm, ý em nói là thí dụ có 1 động cơ 240W/24V, khả năng chịu dòng của nó là 10A, và 1 động cơ khác 150W/24V=6.25A, nhưng em thử ép tải nó trong thời gian ngắn với dòng 10A, như vậy động cơ 150W lúc đó là 240W, vậy thì sức mạnh cơ học của nó có ngang với động cơ 240W không?
            - Nếu không ngang nhau thì không thể xem số W để đánh giá sức mạnh thực của động cơ.
            - Còn nếu ngang nhau thì em quấn lại dây lớn hơn cho nó chịu nổi dòng 10A thì em sẽ có 1 động cơ 240W, vì từ lực nam châm của động cơ 150W ngang với loại có công suất lớn hơn.

            Để tránh tốc độ bị thay đổi em sẽ quấn lại cùng cách và cùng số vòng dây của nó, chỉ khác là quấn dây lớn hơn để chịu dòng cao hơn thôi, như vậy có được không ạ? Nếu không được thì thay đổi cách quấn dây, vì em thấy 2 động cơ khác công suất đều có cùng kích cở và cùng từ lực của nam châm, chắc chỉ khác là cách quấn dây thôi.

            Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
            Động cơ máy khoan hay máy cắt tay là động cơ vạn năng (dùng AC và cả DC). Nó được tính toán cho tốc độ rất lớn và không dùng nam châm vĩnh cửu --> tỷ số công suất / trọng lượng rất cao --> cách quấn dây khá phức tạp. Đừng đem nó so sánh với động cơ DC nam châm vĩnh cửu bình thường.
            Nếu như LanHuong nói thì chắc có lẽ mình xem ruột động cơ của máy nào đó chứ không phải máy khoan, chỉ thấy ghi là 220V/500W, có kích cở và từ lực nam châm ngang với cái của mình, còn cuộn dây thì thấy na ná nhau nên không để ý kỹ.

            Tiện thể xin mọi người cho hỏi Momen quay là gì luôn ạ? Mình ra trường hơi sớm hơn bình thường, nên mong mọi người dùng từ bình dân một chút cho em út nó dể hiểu. Xin cảm ơn Namqn, LanHuong và Tivoi

            Comment


            • #7
              Tí nghĩ là việc thay dây quần okies, nhưng phải xem xem , xem có quấn được dủ dây vào roto hay ko?

              về công suất động cơ thì đúng là motor công suất lớn thì thường cho ra momen lớn hơn. Nhưng vấn đề nạy phụ tthuoc yếu tố cơ học motor rất nhiều ví dụ như từ lực, trọng lượng rotor.....Vụ này phải nghiên cứu thực nghiệm nhiều


              Moment quay là lực quay quanh trục do motor tạo ra, đơn vị N/m hoặc kg/m.....vv

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi tivoi Xem bài viết
                Tí nghĩ là việc thay dây quần okies, nhưng phải xem xem , xem có quấn được dủ dây vào roto hay ko?

                về công suất động cơ thì đúng là motor công suất lớn thì thường cho ra momen lớn hơn. Nhưng vấn đề nạy phụ tthuoc yếu tố cơ học motor rất nhiều ví dụ như từ lực, trọng lượng rotor.....Vụ này phải nghiên cứu thực nghiệm nhiều


                Moment quay là lực quay quanh trục do motor tạo ra, đơn vị N/m hoặc kg/m.....vv
                Cái motor 150W của mình không biết thật sự nó thiết kế cho công suất bao nhiêu, mà thấy nam châm của nó rất mạnh, roto lớn lắm, dây hiện giờ của nó quấn chưa tới 1 nửa các khe.

                Motor bị gãy cốt phải hàn lại, và hàn lại thì cháy dây nên tiện thể quấn dây lớn hơn để thử xem có tăng công suất được không. Công suất lớn hơn sẽ tạo cái momen gì đó lớn hơn và sẽ mạnh hơn chứ.

                Vậy đàng nào cũng phải quấn lại, nên xin mọi người cho hỏi là quấn dây kích cở lớn hơn để tăng dòng và quấn nhiều vòng hơn để tăng áp, thì cách nào tốt hơn ạ.

                Comment


                • #9
                  Xin mọi người giúp mình với!!!

                  Nguyên văn bởi huytai2503 Xem bài viết
                  Cái motor 150W của mình không biết thật sự nó thiết kế cho công suất bao nhiêu, mà thấy nam châm của nó rất mạnh, roto lớn lắm, dây hiện giờ của nó quấn chưa tới 1 nửa các khe.

                  Motor bị gãy cốt phải hàn lại, và hàn lại thì cháy dây nên tiện thể quấn dây lớn hơn để thử xem có tăng công suất được không. Công suất lớn hơn sẽ tạo cái momen gì đó lớn hơn và sẽ mạnh hơn chứ.

                  Vậy đàng nào cũng phải quấn lại, nên xin mọi người cho hỏi là quấn dây kích cở lớn hơn để tăng dòng và quấn nhiều vòng hơn để tăng áp, thì cách nào tốt hơn ạ.
                  Ai biết xin chỉ mình một tí với, cái Roto còn rộng lắm,
                  - không lẽ đi quấn dây như củ lại?
                  - Vậy nên quấn dây lớn hơn hay nhiều vòng hơn ạ?
                  - Nếu không mạnh hơn được thì xin mọi người giải thích giùm là tại sao dòng điện trong cuộn dây tăng lên mà lại không thể tăng công suất được?
                  - Và tại sao động cơ cùng kích cở và từ thông mà lại khác nhau về công suất?

                  Mong mọi người chỉ giáo

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi baohuy Xem bài viết
                    Có câu này thắc mắc nhưng chưa nhận được lời giải đáp thoả đáng nào:

                    Không dùng công thức toán học của Truyền động điện, hãy giải thích bằng Vật lý: tại sao khi giảm từ thông lại làm tăng tốc độ của động cơ. Ở đây hãy dừng lại ở động cơ một chiều đã.

                    Xin các cao nhân chỉ giáo giúp.
                    Đối với động cơ điện một chiều, sức điện động phản kháng tỉ lệ với tốc độ và từ thông.

                    E = kΦn

                    Dòng điện của động cơ sẽ tỉ lệ với hiệu số giữa điện áp trừ đi sức điện động phản kháng này.

                    I = (U-E) / r = (U - kΦn) / r

                    Khi mới đóng điện, sức điện động này =0, I rất lớn. Khi tốc độ tăng dần, sức điện động này cũng tăng dần, và dòng điện giảm xuống. Đến khi cân bằng, sức điện động đủ lớn, dòng điện phù hợp với tải.

                    Nếu từ thông giảm, thì cùng một tốc độ, sức điện động phản kháng giảm, dòng điện tăng lên, làm tăng tốc độ. Động cơ sẽ ở trạng thái cân bằng khác, P lớn hơn n lớn hơn, I cũng lớn hơn.
                    Nhóc thích nghịch điện,
                    Nhóc thích xì păm,
                    Nhóc thích trêu mấy anh.
                    Hi hi.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                      Đối với động cơ điện một chiều, sức điện động phản kháng tỉ lệ với tốc độ và từ thông.

                      E = kΦn

                      Dòng điện của động cơ sẽ tỉ lệ với hiệu số giữa điện áp trừ đi sức điện động phản kháng này.

                      I = (U-E) / r = (U - kΦn) / r

                      Khi mới đóng điện, sức điện động này =0, I rất lớn. Khi tốc độ tăng dần, sức điện động này cũng tăng dần, và dòng điện giảm xuống. Đến khi cân bằng, sức điện động đủ lớn, dòng điện phù hợp với tải.

                      Nếu từ thông giảm, thì cùng một tốc độ, sức điện động phản kháng giảm, dòng điện tăng lên, làm tăng tốc độ. Động cơ sẽ ở trạng thái cân bằng khác, P lớn hơn n lớn hơn, I cũng lớn hơn.
                      Mong Cô Nhóc ghé qua đây để trả lời giúp, vậy mà qua rồi lại trả lời giúp người khác, không thèm giúp tui

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi huytai2503 Xem bài viết
                        Cái motor 150W của mình không biết thật sự nó thiết kế cho công suất bao nhiêu, mà thấy nam châm của nó rất mạnh, roto lớn lắm, dây hiện giờ của nó quấn chưa tới 1 nửa các khe.

                        Motor bị gãy cốt phải hàn lại, và hàn lại thì cháy dây nên tiện thể quấn dây lớn hơn để thử xem có tăng công suất được không. Công suất lớn hơn sẽ tạo cái momen gì đó lớn hơn và sẽ mạnh hơn chứ.

                        Vậy đàng nào cũng phải quấn lại, nên xin mọi người cho hỏi là quấn dây kích cở lớn hơn để tăng dòng và quấn nhiều vòng hơn để tăng áp, thì cách nào tốt hơn ạ.
                        Thực ra đối với mấy động cơ nhỏ, vấn đề cơ khí của nó không quan trọng lắm, vì sức chịu đựng cơ học gần như dư rất nhiều.

                        Giới hạn chính về mặt công suất của động cơ là nhiệt. Trong đó nhiệt do mạch từ nà mạch điện.

                        Nếu khe quấn dây của anh còn trống nhiều thì anh có thể quấn lại để có công suất cao hơn. Việc tăng số vòng để tăng áp hay tăng thiết diện để tăng dòng đều cho kết quả như nhau.

                        Moment còn gọi là ngẫu lực, thường được xem là một hợp lực của 2 lực song song trái chiều đặt ở 2 điểm, tạo lực quay. Nói một cách nôm na thì đó là lực để làm một vật thể nào đó quay.
                        Nhóc thích nghịch điện,
                        Nhóc thích xì păm,
                        Nhóc thích trêu mấy anh.
                        Hi hi.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                          Thực ra đối với mấy động cơ nhỏ, vấn đề cơ khí của nó không quan trọng lắm, vì sức chịu đựng cơ học gần như dư rất nhiều.

                          Giới hạn chính về mặt công suất của động cơ là nhiệt. Trong đó nhiệt do mạch từ nà mạch điện.

                          Nếu khe quấn dây của anh còn trống nhiều thì anh có thể quấn lại để có công suất cao hơn. Việc tăng số vòng để tăng áp hay tăng thiết diện để tăng dòng đều cho kết quả như nhau.

                          Moment còn gọi là ngẫu lực, thường được xem là một hợp lực của 2 lực song song trái chiều đặt ở 2 điểm, tạo lực quay. Nói một cách nôm na thì đó là lực để làm một vật thể nào đó quay.
                          Cảm ơn và xin Cô Nhóc cho hỏi thêm là nếu giảm vòng lại 12V, quấn dây thật lớn cho chịu dòng 20A để ra 240W được không? khi đó tốc độ sẽ giảm phải không? Hỏi cho biết thôi chứ sẽ vẫn để 24V.

                          Đôi khi không phải tìm câu trả lời theo ý của mình, mà thấy nếu tăng dòng thì tại sao lại không tăng công suất được, nếu quấn làm sao ít phát nhiệt thì điện năng sẽ chuyển hoàn toàn sang động năng và 1 ít cho nhiệt năng chứ.

                          Có gì xin mọi người dạy bảo thêm vì mình thích tìm hiểu về năng lượng và sự chuyển đổi của năng lượng lắm. Xin cảm ơn

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi cô nhóc Xem bài viết
                            Đối với động cơ điện một chiều, sức điện động phản kháng tỉ lệ với tốc độ và từ thông.

                            E = kΦn

                            Dòng điện của động cơ sẽ tỉ lệ với hiệu số giữa điện áp trừ đi sức điện động phản kháng này.

                            I = (U-E) / r = (U - kΦn) / r

                            Khi mới đóng điện, sức điện động này =0, I rất lớn. Khi tốc độ tăng dần, sức điện động này cũng tăng dần, và dòng điện giảm xuống. Đến khi cân bằng, sức điện động đủ lớn, dòng điện phù hợp với tải.

                            Nếu từ thông giảm, thì cùng một tốc độ, sức điện động phản kháng giảm, dòng điện tăng lên, làm tăng tốc độ. Động cơ sẽ ở trạng thái cân bằng khác, P lớn hơn n lớn hơn, I cũng lớn hơn.
                            Em muốn trao đổi kỹ hơn với chị Nhóc về vấn đề này, song song cùng vấn đề của chủ topic vậy, em không muốn lập topic khác.

                            Cái "sức điện động phản kháng" mà chị nói có lẽ gọi là "sức phản điện động" thì đúng hơn (Back Electromotive Force - BEMF).

                            Chị Nhóc nói là khi từ thông giảm thì sức điện động giảm dẫn đến dòng điện phần ứng Iu tăng. Nhưng dòng điện tăng mà từ thông lại giảm thì lấy gì để biết là tốc độ sẽ tăng? Vì động cơ quay được là do tương tác điện từ giữa từ trường và dòng điện phần ứng. Một cái giảm một cái tăng thì đảm bảo sao được là tốc độ tăng?

                            Và chị Nhóc nói công suất P lớn hơn thì không đúng. Điều khiển giảm từ thông là phương pháp điều chỉnh trong miền công suất không đổi.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi baohuy Xem bài viết
                              Em muốn trao đổi kỹ hơn với chị Nhóc về vấn đề này, song song cùng vấn đề của chủ topic vậy, em không muốn lập topic khác.

                              Cái "sức điện động phản kháng" mà chị nói có lẽ gọi là "sức phản điện động" thì đúng hơn (Back Electromotive Force - BEMF).

                              Chị Nhóc nói là khi từ thông giảm thì sức điện động giảm dẫn đến dòng điện phần ứng Iu tăng. Nhưng dòng điện tăng mà từ thông lại giảm thì lấy gì để biết là tốc độ sẽ tăng? Vì động cơ quay được là do tương tác điện từ giữa từ trường và dòng điện phần ứng. Một cái giảm một cái tăng thì đảm bảo sao được là tốc độ tăng?

                              Và chị Nhóc nói công suất P lớn hơn thì không đúng. Điều khiển giảm từ thông là phương pháp điều chỉnh trong miền công suất không đổi.
                              Đúng rồi, mình cũng thấy khó hiểu nữa, 2 lực đẩy ngược chiều nhau thì lực đẩy càng mạnh thì càng nhanh hoặc mạnh chứ.

                              Thêm nữa mình đang có 1 máy bơm nước nhỏ là động cơ không chổi than, vỏ máy là dây quấn, còn roto không phải nam châm mà là 1 lỏi bằng sắt, mình nghĩ nếu có nam châm thì lực đẩy sẽ mạnh hơn chứ, sao người ta lại không dùng nam châm vậy? Ai biết xin giải thích giùm nhé. cảm ơn trước

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              huytai2503 Tìm hiểu thêm về huytai2503

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X