Mình rất ủng hộ các bác thiết kế sản xuất và khuyến khích dùng hàng trong nước, sẵn sàng giúp đỡ, hợp tác nếu có thể. Nhưng cũng muốn nhắc các bác là với những thiết bị như này thì An Toàn là điều quan trọng số 1. Các bác thử hình dung sẽ như thế nào nếu đạp ga rồi mới gạt tiến lùi, hoặc chuyển tiến lùi không nhả ga, hoặc linh kiện công suất bị chết thông (FET hoặc IGBT)? Bên cạnh phần công suất thì phần điều khiển, bảo vệ cũng rất quan trọng.
Vừa rồi mình có sửa một chiếc xe nâng điện, tải trọng 1.8 tấn, bị hỏng tiến lùi. Sửa hết lỗi rồi mà làm mọi cách nó cũng không đóng phần công suất nên mình đành thiết kế bộ điều khiển riêng (cho tiến lùi).
Phần công suất của xe này dùng IGBT để điều chỉnh tốc độ (nguyên bản dùng BJT - mình suy từ mạch lái công suất), chọn chiều tiến-lùi bằng khởi động từ. Cầu chì nối tiếp phần công suất động cơ ghi 96V/275A.
Mạch lái công suất mình dùng TC4427A ở điện áp 13V5, vào chung, ra 2 kênh ra 2 IGBT riêng (mỗi con 400A/600V). Cái khó là diode nhụt nó dùng diode thường (mã 20M45, mình tìm tài liệu không thấy) nên mình không biết lái nhanh tốt hay lái chậm tốt, lại đang vội.
Chạy không tải ổn (kênh bánh nên để thử - cái này các bác sửa xe phải nhớ nhé), chạy có tải cũng ổn (mình với thằng bạn lái xe ra đường và leo dốc), chuyển cho khách hàng gần 2 tuần chạy cũng ok (hôm trước khách có báo hỏng, xuống thì thấy cháy cuộn hút khởi động từ - đã thay). Về cơ bản mình thấy dùng module IGBT cỡ cục gạch với mấy con diode cỡ chai Lavie thì đơn giản .
Phần điều khiển mình dùng PIC16F1503, vào là biến trở và công tắc hành trình chân ga, ra là PWM và Relay cho phép đóng khởi tiến/lùi. Vì tín hiệu cần gạt tiến lùi không đưa về mạch này nên lập trình cũng hơi phức tạp.
Phần xử lý làm những việc sau: điều khiển PWM ra theo tín hiệu biến trở đưa về, nhận tín hiệu công tắc hành trình chân ga để đề phòng trường hợp biến trở hỏng, khi gạt tiến lùi phải nhả ga về 0 rồi tăng thì mới có xung PWM ra, xung PWM tăng từ 20%-100%, bảo vệ sai điện áp acquy (quá thấp hoặc quá cao), bảo vệ sai điện áp lái công suất (quá thấp hoặc quá cao), bảo vệ lỗi thông IGBT (phải nhả khởi tiến lùi trong trường hợp này, nếu không động cơ sẽ chạy max-speed).
Mạch này làm gấp và không có tín hiệu cần gạt tiến lùi đưa về nên còn nhiều chỗ mình chưa ưng ý.
Các bác muốn làm xe thì mình có những góp ý thế này:
- Trước tiên là có 1 khung xe. Phải có cái này thì mới kiểm tra phần điện và động cơ được. Khi chưa có phần điện thì có thể kiểm tra khung xe bằng động cơ... đẩy tay . Khung xe thì các bác có thể làm hoặc mua lại 1 khung xe cũ.
- Bộ acquy và mạch sạc acquy. Một cơ số cầu chì để lắp và thay.
- Cơ cấu để xử lý với tình huống khẩn cấp. Trên xe mình vừa sửa thì là phanh tay và khóa điện, cần nữa thì rút giắc acquy.
- Nghe có vẻ vô lý, nhưng mình khuyên các bạn có bộ điều khiển trước. Có thể chưa có đầy đủ tính năng như khi hoàn thiện, nhưng nó sẽ giúp công việc an toàn hơn và đỡ tốn kém khi thử nghiệm công suất.
- Thiết kế và thử nghiệm bộ công suất. Ở đây quan trọng nhất là bộ điều chỉnh dòng (PWM). Nhớ rằng với linh kiện bán dẫn, khi chết thường là bị dẫn thông.
Riêng về phần công suất động cơ mình có ý kiến thế này:
- Module IGBT cỡ cục gạch khó chết nhất và dễ dùng (không biết có module FET cỡ đó không :-/), bộ FET ghép song song cho hiệu quả cao nhất.
- Chú ý bộ diode nhụt xung (nối song song động cơ và ngược lên + acquy). Thiếu cái này thì IGBT 600V cũng khó sống.
- Các linh kiện là loại 100V trở lên.
- Và tất nhiên, với phần công suất thì tản nhiệt là quan trọng.
Chúc các bác thành công!
Vừa rồi mình có sửa một chiếc xe nâng điện, tải trọng 1.8 tấn, bị hỏng tiến lùi. Sửa hết lỗi rồi mà làm mọi cách nó cũng không đóng phần công suất nên mình đành thiết kế bộ điều khiển riêng (cho tiến lùi).
Phần công suất của xe này dùng IGBT để điều chỉnh tốc độ (nguyên bản dùng BJT - mình suy từ mạch lái công suất), chọn chiều tiến-lùi bằng khởi động từ. Cầu chì nối tiếp phần công suất động cơ ghi 96V/275A.
Mạch lái công suất mình dùng TC4427A ở điện áp 13V5, vào chung, ra 2 kênh ra 2 IGBT riêng (mỗi con 400A/600V). Cái khó là diode nhụt nó dùng diode thường (mã 20M45, mình tìm tài liệu không thấy) nên mình không biết lái nhanh tốt hay lái chậm tốt, lại đang vội.
Chạy không tải ổn (kênh bánh nên để thử - cái này các bác sửa xe phải nhớ nhé), chạy có tải cũng ổn (mình với thằng bạn lái xe ra đường và leo dốc), chuyển cho khách hàng gần 2 tuần chạy cũng ok (hôm trước khách có báo hỏng, xuống thì thấy cháy cuộn hút khởi động từ - đã thay). Về cơ bản mình thấy dùng module IGBT cỡ cục gạch với mấy con diode cỡ chai Lavie thì đơn giản .
Phần điều khiển mình dùng PIC16F1503, vào là biến trở và công tắc hành trình chân ga, ra là PWM và Relay cho phép đóng khởi tiến/lùi. Vì tín hiệu cần gạt tiến lùi không đưa về mạch này nên lập trình cũng hơi phức tạp.
Phần xử lý làm những việc sau: điều khiển PWM ra theo tín hiệu biến trở đưa về, nhận tín hiệu công tắc hành trình chân ga để đề phòng trường hợp biến trở hỏng, khi gạt tiến lùi phải nhả ga về 0 rồi tăng thì mới có xung PWM ra, xung PWM tăng từ 20%-100%, bảo vệ sai điện áp acquy (quá thấp hoặc quá cao), bảo vệ sai điện áp lái công suất (quá thấp hoặc quá cao), bảo vệ lỗi thông IGBT (phải nhả khởi tiến lùi trong trường hợp này, nếu không động cơ sẽ chạy max-speed).
Mạch này làm gấp và không có tín hiệu cần gạt tiến lùi đưa về nên còn nhiều chỗ mình chưa ưng ý.
Các bác muốn làm xe thì mình có những góp ý thế này:
- Trước tiên là có 1 khung xe. Phải có cái này thì mới kiểm tra phần điện và động cơ được. Khi chưa có phần điện thì có thể kiểm tra khung xe bằng động cơ... đẩy tay . Khung xe thì các bác có thể làm hoặc mua lại 1 khung xe cũ.
- Bộ acquy và mạch sạc acquy. Một cơ số cầu chì để lắp và thay.
- Cơ cấu để xử lý với tình huống khẩn cấp. Trên xe mình vừa sửa thì là phanh tay và khóa điện, cần nữa thì rút giắc acquy.
- Nghe có vẻ vô lý, nhưng mình khuyên các bạn có bộ điều khiển trước. Có thể chưa có đầy đủ tính năng như khi hoàn thiện, nhưng nó sẽ giúp công việc an toàn hơn và đỡ tốn kém khi thử nghiệm công suất.
- Thiết kế và thử nghiệm bộ công suất. Ở đây quan trọng nhất là bộ điều chỉnh dòng (PWM). Nhớ rằng với linh kiện bán dẫn, khi chết thường là bị dẫn thông.
Riêng về phần công suất động cơ mình có ý kiến thế này:
- Module IGBT cỡ cục gạch khó chết nhất và dễ dùng (không biết có module FET cỡ đó không :-/), bộ FET ghép song song cho hiệu quả cao nhất.
- Chú ý bộ diode nhụt xung (nối song song động cơ và ngược lên + acquy). Thiếu cái này thì IGBT 600V cũng khó sống.
- Các linh kiện là loại 100V trở lên.
- Và tất nhiên, với phần công suất thì tản nhiệt là quan trọng.
Chúc các bác thành công!
Comment